l. Trần Xuân An - Nguyễn Văn Tường (1824-1886), một người trung nghĩa - Tệp 12

 

trần xuân an

Nguyễn Văn Tường,

những người trung nghĩa từ xưa,

tưởng không hơn được

 

   author's copyright

07/01/09

 

A.

 

Lời thưa

 

Bài 1

 

Bài 2

 

Bài 3

 

Bài 4

 

Bài 5

 

Bài 6

 

 

B.

 

Phụ lục 1

 

Phụ lục 2

 

Phụ lục 3

 

 

C.

 

Ngoài sách

 

Cuối sách

 

 

____________

____________

 

Hình ảnh 1

 

Hình ảnh 2

 

Hình ảnh 2b

 

Hình ảnh 2c

 

Bản đồ

 

 

 

 

 

                             

 

TRẦN XUÂN AN

 

NGUYỄN VĂN TƯỜNG,

“NHỮNG NGƯỜI TRUNG NGHĨA

TỪ XƯA,

TƯỞNG KHÔNG HƠN ĐƯỢC” 

KHẢO LUẬN VỀ MỘT VÀI KHÍA CẠNH SỬ HỌC

  

Nhà Xuất bản

 

 

2003

(trước và chính xác là từ 02-7-2002

trong dịp hội thảo khoa học tại Huế) 

  

 

 

Hoàng tử Cảnh

(Đông cung Cảnh, 1779 - 1801)

 

(Nguồn: http://hinhxua.free.fr)

 

 

 

Lương Khải Siêu

(1873 - 1929)

"kí An Nam vong nhân chi ngôn" (chép lời người An Nam mất mước): "Việt Nam vong quốc sử"

 

(Nguồn: BBCVietnamese.com)

 

 

 

 

 

Phan Châu Trinh

(1872 - 1926)

người không tán thành tư tưởng "sử học" "bảo hoàng hơn vua"

trong "Việt Nam vong quốc sử"

 

(Nguồn: http://www.chungta.com/Thumbnail.aspx/0/160/0/  ...   Phan_Chau_Trinh_1872-1926.jpg)

 

 

 

 

Tôn Trung Sơn

(Tôn Văn, 1866 - 1925)

đã đọc "Việt Nam vong quốc sử"

và đã phê phán tư tưởng "sử học" bảo hoàng, quân chủ lập hiến: hư ngụy

 

(Nguồn: Google search ...)

 

 

 

 

 

Nguyễn Thượng Hiền

(1868 - 1925)

chứng nhân trong cuộc Kinh đô quật khởi và bị thất thủ:

"Không quá Tây môn, bi thái phó"

([biện pháp] hư vô sai lầm ở cửa Tây, đau xót khóc thầm thái phó [Nguyễn Văn Tường])

"Không" sái cửa Tây, thương thái phó

 

Nguồn: ảnh trên website của Trường PTTH. Nguyễn Thượng Hiền, Tân Bình, TP.HCM.

 

-----------------------------------------------------

 

Rất tiếc tôi chưa tìm thấy ảnh cụ Huỳnh Thúc Kháng (Hoàng Thúc Kháng, 1876 - 1947)

ở Google, MSN, Yahoo search...

 

Xin xem ở trang sau (TXA. tự đi scan ảnh tại tiệm dịch vụ vi tính)

 

--------------------------------------------------------------

 

 

 

 

(Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/programmes/story/2005/07/   ...   phaboichau.shtml)

 

 

 

 

              

 

 

Ảnh 5, 6, 7 (cũng chỉ là một ảnh):

Phan Bội Châu ( 1867 - 1940) & Cường Để (1882 - 1951)

(tôi ngồi chúa đứng [!?!]) (*)

 

(Nguồn: http://www.chuyenluan.net/200512/Cuong%20De%20va%20PBC.jpg)

 

Trích từ bài viết của nhà nghiên cứu Trần Viết Ngạc:

 

KỶ NIỆM 100 NĂM PHONG TRÀO ĐÔNG DU (1905-2005)  

MỘT VÀI SUY NGHĨ THÊM VỀ ĐÔNG DU (**)

Trần Viết Ngạc

Web Chuyển Luân, số tháng 12-2005

http://www.chuyenluan.net/200512/0512_08.htm

 

[ ... ]

 

"Lần thứ ba Cường Để có cơ hội để trở thành bậc chí tôn là vào năm 1907. Vua Thành Thái bị truất phế và Pháp cũng như triều đình Huế tìm người kế vị. Thượng thư bộ công là Nguyễn Hữu Bài, theo Thiên Chúa giáo, đã không ngần ngại đề nghị với người Pháp cho rước Cường Để, đang lưu vong ở Nhật Bản với cương vị Hội chủ Duy tân hội, về Huế để đưa lên ngôi! Giải thích sự kiện này, tài liệu Pháp cho biết từ khi đặt nền đô hộ, một phe phái đã hình thành trong giới quan lại và tín đồ Thiên Chúa giáo với mục đích đưa dòng trưởng của Đông cung Cảnh lên ngai vàng ở Huế (10). Không có gì khó hiểu ước muốn của dòng trưởng và ý đồ của tín đồ  Thiên chúa giáo nếu ta biết rằng Đông cung Cảnh có mối quan hệ thân thiết với Bá Đa Lộc và muốn cải đạo. Xu hướng đó cũng thể hiện trong vịêc Cường Để giới thiệu Nguyễn Hữu Bài, Đốc vận Hiền… tham gia Duy Tân hội năm 1904 (11) 

Phải chăng chí lớn của Cường Để xuất phát từ nhân thân của ông? Phải chăng vì cảm nhận được điều đó mà Phan Châu Trinh bài bác vị minh chủ của Duy Tân hội? Sự thực lịch sử cho thấy rằng Cường Để không cam chịu thân phận của một Lê Trang Tông – vị minh chủ danh nghĩa – mà dần dà muốn có thực quyền, càng không phải thực quyền của một người lãnh đạo Duy Tân hội mà là thực quyền của một vị vua tương lai". 

 

[ ... ]

 

"Về tấm ảnh Cường Để – Phan Bội Châu 

 

            Tấm ảnh mà chúng tôi muốn đề cập ở đây là tấm ảnh Cường Để và Phan Bội Châu. Mấy điểm cần chú ý: 

 

+++  Cường Để và Phan Bội Châu đều mặc lễ phục Tây phương rất trang trọng.

+++  Ảnh được chụp trong một tiệm ảnh chứ không phải ở trong nhà hay ngoài trời. 

 

            Hai điểm đó cho thấy đây là là một tấm ảnh chính thức được chụp với một mục đích sử dụng nào đó. Có điều Hội chủ thì đứng trong khi vị tổng lý thì ngồi ngay ngắn trên ghế. Tấm ảnh vì thế sẽ là lời cải chính những ai tin rằng Hội chủ Cường Để là người lãnh đạo đích thực và Phan Bội Châu chỉ là người phụ tá, cho dù là một phụ tá đắc lực. Phải chăng không tiện nói rõ với học sinh Đông Du và nhất là học sinh gốc Nam Kỳ, Phan Bội Châu đã chủ động và có dụng ý khi cho chụp tấm ảnh trên?".

 

[ ... ]

 

Trần Viết Ngạc

 ______________________

 

(*) Đây là một hình ảnh phản ánh một quan điểm hoàn toàn trái ngược với đạo lí tam cương Nho giáo và tư tưởng quân chủ. Đúng ra, theo đạo lí quân chủ, cho dù là quân chủ lập hiến thuở bấy giờ, phải là "chúa ngồi, tôi đứng".

          Điều rõ nhất, phải chăng tấm ảnh đã thể hiện thủ thuật chính trị bá đạo "vấn mục đích bất vấn thủ đoạn" ("cứu cánh biện minh cho phương tiện" - machiavelisme) của Phan Bội Châu?

          Để tránh những ngộ nhận đáng tiếc đối với nhận định toàn diện của tôi về nhà yêu nước Phan Bội Châu (gồm cả mặt tích cực lẫn mặt hạn chế của cụ Phan), vui lòng xem kĩ chi tiết này ở các bài viết thuộc cuốn sách "Nguyễn Văn Tường (1824 - 1886),'những người trung nghĩa từ xưa, tưởng không hơn được'" (Trần Xuân An). TXA.

 

(**) Bài này, nhà nghiên cứu Trần Viết Ngạc cũng đã đăng tải trên Tạp chí Xưa & Nay, số 4, tháng 9-2005, tr. 8 - 11. TXA.

 

 (  xem tiếp : hình ảnh 2  )

 

 

E-mail: tranxuanan_vn@yahoo.com

Cập nhật 07/01/09                                                                   

Trở về trang chủ

                                                                 

___________________________________________________________________________________________

 

 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/home

 

 

Google page creator /  host

 

GOOGLE BLOGGER, DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE  

 

    lên đầu trang (top page)   

 01-5 HB7 (2007) = 15-3 Đinh hợi HB7