Trang giới thiệu bài viết về "Những ngọn lửa xanh" (tiểu thuyết Nguyễn Khắc Phê)

 

 

Web Tác giả Trần Xuân An

 

"NHỮNG NGỌN LỬA XANH", NIỀM HI VỌNG TỪ

 

NỖI ĐAU THẾ SỰ

 

(TIỂU THUYẾT TÂM ĐẮC NHẤT CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN KHẮC PHÊ)

phê bình văn học

 

Trần Xuân An

 

         

 

Ảnh bìa, nguồn: Izon, Google search & ảnh chân dung nhà văn Nguyễn Khắc Phê, nguồn: Tc Sông Hương

... Nhưng ông Thức cũng không đấu tranh gì khi con gái ông, Hồng phải trốn đi xa, làm cô hàng phở, còn Kim Chi đang học năm thứ nhất đại học sư phạm cũng bị buộc thôi học do lệnh của công an tỉnh, với lập luận của Mạo cùng đồng sự của y, rằng, con cái nhà phản động không thể làm nghề giáo, chúng có thể lợi dụng bục giảng để tuyên truyền phản động. Loại công an ma-phi-a hoá này thật kém hiểu biết, đến mức nhân viên của Mạo “khen” Mạo ngu dốt, thuận lợi cho chúng kiếm chác! (tr. 259-260). Thế nên, Mạo cùng đồng sự không hiểu rằng, làm nhà giáo, khi đứng trên bục giảng ở cấp học càng cao, cấp 2, cấp 3 trở lên, thì lớp học, trong đó có chi đoàn học sinh phía dưới, càng tinh tế, nhạy cảm phân biệt được ngay, đâu là phản động, đâu là chính thống trong lời giảng của thầy cô giáo! Vả lại, ngay trong quan hệ gia đình, “cha mẹ sinh con, trời sinh tính”, mỗi người đều có quyền độc lập, tự do của bản thân, nhất là về tư tưởng, miễn không vi phạm thuần phong mĩ tục, pháp luật, phương hại đến xã hội. ...

“Những ngọn lửa xanh” là một cuốn tiểu thuyết, khi đọc vào sẽ giật mình, kinh hoàng, nếu ai đó bẵng đi khoảng mười lăm năm không đọc tiểu thuyết Việt Nam được xuất bản trong thời gian đó (1991- 2006...). Khoảng cách giữa thông tin thời sự báo chí với dung lượng hiện thực trong tiểu thuyết đến nay đã bị san bằng. Nói thế là bởi có một dạo khá dài, sau Đổi mới, Cởi trói, thông tin báo chí thời sự có thể “ghê gớm”, nhưng khi xây dựng hình tượng tiểu thuyết thì còn “có vấn đề”, do người ta còn lấn cấn bởi lí thuyết điển hình hoá trong phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa cũ. So với trước đây, nhân vật phản diện mà dẫu chỉ là công an viên thôi, người viết đã chuốc hoạ vào thân ngay từ bản thảo, vì hình tượng người công an kia bị quy là đã điển hình hoá, đại diện tiêu biểu cho ngành công an nhân dân! Người ta không chịu thấy, nếu Kiều và Chí Phèo là hình tượng nhân vật điển hình hoá theo quan niệm đó trong cảm thụ (với các yếu tố như thành phần xuất thân, giới tính, nghề nghiệp, tính cách, tài năng, tư tưởng, tác phong đạo đức...) thì mỗi nhân vật chỉ đại diện cho rất ít người trong xã hội, trong khi cần phải lược bỏ bớt yếu tố khu biệt (như vừa liệt kê), trong trường liên hệ (liên tưởng), hình tượng nhân vật mới có tính điển hình cao, thậm chí nhân vật chỉ điển hình ở một nét tính cách, một đặc điểm số phận cụ thể nhất định (Kiều: người có tài năng bị vùi dập; Chí Phèo: lưu manh hoá đến mức không thể phục hồi làm người lương thiện). Theo đó, lão Mạo trong “Những ngọn lửa xanh”, đâu phải là nhân vật tiêu biểu, điển hình cho cả ngành công an nước ta, mà chỉ điển hình cho loại người (từ xưa đến nay, ở mọi đất nước, dân tộc) bị quyền lực làm tha hoá hay quyền lực tạo điều kiện cho một mặt của bản chất cá biệt là độc hiểm, dâm ô phát tác mà thôi. ...

Xem tiếp:

ĐÃ ĐĂNG TRÊN CÁC ĐIỂM MẠNG TOÀN CẦU:

TRÚC SƠN TRANG (XUÂN ĐỨC VN): http://xuanduc.vn/baiviet.aspx?id=793&nhom=6

PHONG ĐIỆP NET: http://www.phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=6882

TRẦN NHƯƠNG COM :

http://trannhuong.com/news_detail/1186/“NHỮNG-NGỌN-LỬA-XANH”-NIỀM-HI-VỌNG-TỪ-NỖI-ĐAU-THẾ-SỰ

BẢN PDF: http://tranxuanan.writer.3.googlepages.com/txa_nhungngonluaxanh-nguyenkhacphe.pdf

20-3 -- 25-3 HB9 ( 2009 )

http://tranxuanan.writer.3.googlepages.com/txa_best-2-datraodoi-nhungngonluaxan.pdf  

05 -- 06-4 HB9

Vui lòng đón xem trên báo chí (in giấy...)

 

Đọc thêm: CHẤT THÉP TRONG TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN KHẮC PHÊ

(trên các báo điện tử, trang thông tin điện tử dưới đây)

    

   Báo Công an nhân dân (trực tuyến)

 

 

Nghĩ bên thềm Xuân 2009: Nhìn lại và đi tới

http://www.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=106710

 

Mặc cho mưa lũ nhấn chìm nhiều vùng đất rộng lớn từ miền Trung đến miền Bắc, trong cơn gió mùa đông bắc suy yếu vừa đủ làm ta chớm lạnh khi mở cửa bước ra vườn, những ngọn mầm non tơ báo hiệu mùa xuân tới như những ngọn lửa xanh hy vọng lại lấp ló bên hàng cây thanh trà, mít, mãng cầu… và trải thảm trên những ruộng mạ mới hôm nào còn trắng xóa mặt nước vô vọng.

(Tùy bút của nhà văn Nguyễn Khắc Phê)

 

BP: Trong các tác phẩm, ông thường đề cập đến những vấn đề nổi cộm rất là gai góc, không phải nhà văn nào cũng dám nói. Điều gì đã khiến ông có thể phơi bày những sự thật trần trụi ấy trong các tác phẩm?

N.K.P: Tôi là người trong cuộc. Đó cũng là đề tài bài phát biểu khi tôi lĩnh giải thưởng của Tổng Công đoàn và Hội Nhà văn Việt Nam năm 1980 trao cho cuốn tiểu thuyết “Chỗ đứng của người kỹ sư” viết về đường Trường Sơn. Người trong cuộc, nên anh nhìn đúng sự thật, chứ không cực đoan và với tinh thần xây dựng. Ví như trong “Đường giáp mặt trận” (phần đầu của tiểu thuyết “Chỗ đứng người kỹ sư”) - tiểu thuyết đầu tay của tôi mà báo “Nhân dân” đã có bài biểu dương, ngay từ hồi 1976, tôi đã dám viết về một Bí thư Đảng ủy gây ra tai nạn ở công trường. Tôi dám viết như thế vì tôi hết lòng yêu ông - một con người “chí công vô tư” đặc biệt (và về sau đã hy sinh anh dũng) nhưng vì duy ý chí nên đã gây ra tai nạn. Cuộc sống thực tế nó như thế, mình không có gì thêm thắt và chính bản thân cuộc sống mách bảo cho mình biết vấn đề gì là có ích cần phải viết, tuy thời điểm đó chưa thích hợp. Cũng như tiểu thuyết “Những ngọn lửa xanh”, hai mươi năm trước “in thử” (khi đó lấy một tên khác) đã bị “thổi còi”, nhưng đầu năm 2008 đã được in trọn vẹn và đã bán hết. Nói cho đầy đủ thì cũng nhờ đất nước “Đổi Mới”…

 

Nguồn: TCSH (in giấy) số 239 - 01 - 2009

 

 

Những số 9 trong đời tôi

Thứ năm, 26.03.2009, 02:15pm (GMT+7)

http://nhavan.vn/article/NVsukien/1003/

 

Trong hơn 40 năm cầm bút, tôi đã viết mấy chục chân dung những người quen biết, nay nhân đến tuổi có thể “tính sổ” cuộc đời, thử phác họa đôi nét chân dung mình xem sao…

 

 

 

________________________

 

Ý KIẾN PHẢN HỒI (đón xem thêm, nếu có):

 

... Thưa anh,

 

Để cởi trói cho mình và các tác giả khác, qua bài viết về cuốn "Những ngọn lửa xanh" (tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Khắc Phê), tôi đã lí giải sự trói buộc của quan niệm khá máy móc về ĐIỂN HÌNH HÓA trong cảm thụ hình tượng văn học (ví dụ: thế gian này xưa nay có mấy Thúy Kiều và mấy Chí Phèo?!?). Đây là một vấn đề lí luận văn học lớn. Trong bài viết, tôi đã lí giải đôi nét vấn đề lí luận này. Anh xem lại giúp tôi.

 

Trở lại với cuốn "Những ngọn lửa xanh": Tôi không cho nhân vật Mạo là điển hình của ngành công an, mà chỉ là một hiện tượng khá cá biệt hay chỉ đại diện cho một số ít người trong ngành công an mà thôi. Có thông tin về các vụ trọng án trên báo chí (…) làm cơ sở! Vì thế, kẻ nào xấu bụng cũng chẳng bắt chẹt được ...

 

________________________

 

 

3 bìa sách: 1) Một thời dang dở (Trần Thanh Giao); 2) Những ngọn lửa xanh (Nguyễn Khắc Phê); 3) Bến đò xưa lặng lẽ (Xuân Đức) --- Nhiếp ảnh: Trần Xuân An (minh họa cho 3 bài viết của Trần Xuân An về 3 tiểu thuyết trên)

 

 

________________________________________________________________________________________________

 

Trở về

 

THÔNG BÁO CẬP NHẬT Ở CÁC TRANG KHÔNG PHẢI TRANG BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN TỨC MỚI:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/thongbao-update_mucluctrang

TRANG BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN TỨC MỚI

&

trang mục lục Giao Lưu:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/linkdoanket_mucluctrang

(mục lục của mục này -- các trang Giao lưu)

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/linkdoanket

(trang 1 Giao lưu)

TRANG "NGÀN WEBs CỦA NGÀN NHÀ":

http://tranxuanan.writer.2.googlepages.com/webcacnha

Trang chủ Web. Tác giả Trần Xuân An:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com

trang

"Những trang mục trên 'Web Tác giả Trần Xuân An'":

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/webtacgiatranxuanan

 

  Trang thông tin điện tử Trung tâm Văn hóa Hội Nhà văn Việt Nam