Văn bia lịch sử Nguyễn Văn Tường (1824-1886)

 

 

 

 

VĂN BIA

KỲ VĨ QUẬN CÔNG NGUYỄN VĂN TƯỜNG

(1824-1886)

 

 

 

 

VĂN BẢN ĐÍNH KÈM:

 

Nội dung VĂN BẢN ĐÍNH KÈM:

1. Bản văn bia về Nguyễn Văn Tường, có góp thêm vài câu bởi Trần Xuân An (gạch chân). Nếu có thể, xin cho điều chỉnh lại cách viết hoa theo quy định hiện nay.

2. Nguyên văn bản chính thức, Lê Tiến Công gửi vào.

 

BẢN CÓ GÓP Ý THÊM VÀI CÂU (GẠCH CHÂN):

 

KỲ VĨ QUẬN CÔNG NGUYỄN VĂN TƯỜNG

(1824-1886)  

 

(bản chính thức)

 

           Sinh trưởng tại làng An Cư, tỉnh Quảng Trị, Nguyễn Văn Tường đỗ cử nhân năm 26 tuổi, được bổ làm huấn đạo huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi), thăng tri huyện Thành Hoá (nay là huyện Hướng Hoá, Cam Lộ và Đa Krông) thuộc tỉnh Quảng Trị, chăm lo cho dân miền núi, lập nhiều công trạng, nên được chuyển về kinh làm viên ngoại lang Bộ Binh, vào Quảng Nam làm án sát, rồi về Huế làm phủ doãn Thừa Thiên. Sau vụ khởi nghĩa "Chày vôi" ở kinh thành (1866), ông bị giáng chức làm bang biện huyện Thành Hoá. Ông đã mộ dân lập làng, mở đường, thúc đẩy giao thương miền núi, rồi ra làm tán tương quân thứ Lạng Sơn, Cao Bằng và Tuyên Quang, rồi trở lại Lạng Sơn lo việc tiễu trừ thổ phỉ và giặc Khách.

 

Cuối năm 1873, Hà thành thất thủ, ông được cử làm khâm sai, ra Hà Nội thương nghị với phái viên Pháp thu hồi bốn tỉnh thành bị chiếm, rồi làm phó sứ vào Gia Định ký hoà ước Giáp Tuất (1874). Sau đó, ông được thăng làm thượng thư Bộ Hình, sung đại thần Viện Cơ mật, rồi thượng thư Bộ Hộ kiêm quản  Viện Thương bạc, lo việc ngoại giao với Pháp.

 

Khi vua Tự Đức băng hà (1883), ông được sung làm đệ nhất đồng phụ chính đại thần. Ông cùng  Tôn Thất Thuyết - đệ nhị đồng phụ chính đại thần - chủ trương phế bỏ các vua chủ hoà, trấn áp các phần tử  thân Pháp. Đầu năm 1884, ông làm thượng thư Bộ Lại, thăng Cần chánh điện đại học sĩ, được ban tước hiệu Kỳ Vĩ quận công. Ông cùng Tôn Thất Thuyết tích cực xây dựng căn cứ Tân Sở, lập quân Phấn Nghĩa, tu bổ hệ thống phòng thủ miền núi để phòng đại sự.

 

 Đêm mồng 4 rạng ngày 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết tổ chức trận đánh úp quân Pháp tại Huế để giành ưu thế trong quân sự, nhưng không thành. Kinh thành bị giặc chiếm, ông hộ giá vua Hàm Nghi rời kinh, đến Kim Long thì theo khẩu dụ của thái hoàng thái hậu Từ Dũ, ông phải ở lại Huế tìm cách liên hệ với Toà Khâm sứ Pháp để thương thuyết. 13-7-1885, cùng ngày ban Dụ Cần vương chính thức tại Tân Sở, vua Hàm Nghi gửi về Nguyễn Văn Tường một bản mật dụ, xác định rõ nhiệm vụ của ông; 18-7-1885, trong bản mật dụ gửi hoàng tộc, vua Hàm Nghi lại một lần nữa xác định điều đó và bày tỏ sự thấu hiểu nỗi khổ tâm của Nguyễn Văn Tường. Nhưng ngay từ đầu De Courcy nghi ngờ, đã giam lỏng ông ở Viện Thương bạc với sự giám sát cẩn mật, buộc ông phải ổn định tình hình, trong vòng 2 tháng phải đưa vua về triều. Trong nanh vuốt của kẻ thù, ông vẫn bí mật hoạt động chống Pháp. Sau khi phát hiện ra mật thư của một phái viên chuyển đến, ông bị De Courcy ra lệnh bắt khẩn cấp, kết tội, với bản án chung thẩm về nhóm chủ chiến, đày đi Côn Đảo, rồi sang Tahiti. Tại đây, uất ức vì chí lớn không thành, ông lâm bệnh và mất ngày 30-7-1886, ít lâu sau thi hài ông được đưa về an táng tại quê nhà.

 

Suốt 36 năm trưởng thành gắn với vận nước, đảm đương nhiều trọng trách, ông đã tỏ rõ phẩm chất một vị quan yêu nước, chăm lo cho dân. Là một nhà chính trị và ngoại giao tài năng ở nửa sau thế kỷ XIX, ông lập công trong bối cảnh đất nước có nhiều nguy cơ và biến động khó lường; hành động của ông khá quyền biến, linh hoạt, cùng với sự xuyên tạc, bôi nhọ của Pháp và triều đình Đồng Khánh, khiến dư luận đương thời khen chê bất nhất. Nhưng cuối cùng hậu thế đã hiểu được ông: Một đại thần suốt đời trung trinh với nước, sáng tỏ một tấm lòng son.

 

                               Huế - Quảng Trị - Hà Nội : tháng  3 năm 2007

              Ngày dựng bia: 03 - 6 - 2007 tức 18 tháng 4 năm Đinh Hợi

 

                                         HỘI KHOA HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM

                             HỘI KHOA HỌC LỊCH SỬ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

 

_______________________

 

Bản phác thảo do nhà nghiên cứu văn bia Trần Đại Vinh thực hiện…

 

 

 

____________________

 

 

 

NGUYÊN VĂN

BẢN LÊ TIẾN CÔNG GỬI VÀO

QUA YAHOOMAIL, NGÀY 10-4 HB7 (2007):

 

KỲ VĨ QUẬN CÔNG NGUYỄN VĂN TƯỜNG

(1824-1886) 

 

(bản chính thức)

 

           Sinh trưởng tại làng An Cư, tỉnh Quảng Trị, Nguyễn Văn Tường đỗ Cử nhân năm 26 tuổi, được bổ làm Huấn đạo huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi), thăng Tri huyện Thành Hoá (nay là huyện Hướng Hoá, Cam Lộ và Đa Krông) thuộc tỉnh Quảng Trị, chăm lo cho dân miền núi, lập nhiều công trạng, nên được chuyển về Kinh làm Viên ngoại lang bộ Binh, vào Quảng Nam làm Án sát, rồi về Huế làm Phủ doãn Thừa Thiên. Sau vụ khởi nghĩa "Chày vôi" ở kinh thành (1866), ông bị giáng chức làm Bang biện huyện Thành Hoá. Ông đã mộ dân lập làng, mở đường, thúc đẩy giao thương miền núi, rồi ra làm Tán tương quân thứ Lạng Sơn, Cao Bằng và Tuyên Quang, rồi trở lại Lạng Sơn lo việc tiễu trừ thổ phỉ.

 

Cuối năm 1873, Hà thành thất thủ, ông được cử làm Khâm sai, ra Hà Nội thương nghị với phái viên Pháp thu hồi bốn tỉnh thành bị chiếm, rồi làm Phó sứ vào Gia Định ký Hoà ước Giáp Tuất (1874). Sau đó, ông được thăng làm Thượng thư bộ Hình, sung Đại thần viện Cơ Mật, rồi Thượng thư bộ Hộ kiêm quản  viện Thương bạc, lo việc ngoại giao với Pháp.

 

Khi vua Tự Đức băng hà (1883), ông được sung làm Đệ nhất Phụ chính đại thần. Ông cùng  Tôn Thất Thuyết - Đệ nhị Phụ chính đại thần - chủ trương phế bỏ các vua chủ hoà, trấn áp các phần tử  thân Pháp. Đầu năm 1884, ông làm Thượng thư bộ Lại, thăng Cần chánh điện Đại học sĩ, được ban tước Kỳ vĩ Quận công. Ông cùng Tôn Thất Thuyết tích cực xây dựng căn cứ Tân Sở, lập quân Phấn Nghĩa, tu bổ hệ thống phòng thủ miền núi để phòng đại sự.

 

 Đêm mồng 4 rạng ngày 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết tổ chức trận đánh úp quân Pháp tại Huế không thành. Kinh thành bị giặc chiếm, ông hộ giá vua Hàm Nghi rời kinh, đến Kim Long thì theo mật chỉ của Thái hoàng Thái hậu Từ Dũ, ông phải ở lại Huế tìm cách liên hệ với toà Khâm sứ Pháp để thương thuyết. Nhưng De Courcy nghi ngờ đã giam lỏng ông ở viện Thương bạc với sự giám sát cẩn mật, buộc ông phải ổn định tình hình, trong vòng 2 tháng phải đưa vua về triều. Trong nanh vuốt của kẻ thù, ông vẫn bí mật hoạt động chống Pháp. Sau khi phát hiện ra mật thư của một phái viên chuyển đến, ông bị De Courcy ra lệnh bắt khẩn cấp, kết tội, đày đi Côn Đảo, rồi sang Tahiti. Tại đây, uất ức vì chí lớn không thành, ông lâm bệnh và mất ngày 30-7-1886, ít lâu sau thi hài ông được đưa về an táng tại quê nhà.

 

Suốt 36 năm trưởng thành gắn với vận nước, đảm đương nhiều trọng trách, ông đã tỏ rõ phẩm chất một vị quan yêu nước, chăm lo cho dân. Là một nhà chính trị và ngoại giao tài năng ở nửa sau thế kỷ XIX, ông lập công trong bối cảnh đất nước có nhiều nguy cơ và biến động khó lường; hành động của ông khá quyền biến, linh hoạt, khiến dư luận đương thời khen chê bất nhất. Nhưng cuối cùng hậu thế đã hiểu được ông: Một đại thần suốt đời trung trinh với nước, sáng tỏ một tấm lòng son.

                                           

                            Huế - Quảng Trị - Hà Nội : tháng  3 năm 2007

              Ngày dựng bia: 03 - 6 - 2007 tức 18 tháng 4 năm Đinh Hợi

 

                                        HỘI KHOA HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM

                            HỘI KHOA HỌC LỊCH SỬ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

 

______________________

 

Bản phác thảo do Nhà nghiên cứu Văn bia Trần Đại Vinh thực hiện…

 

 

 

Ghi chú:

 

Thư kiến nghị của Trần Xuân An và 2 văn bản đính kèm được kính gửi qua phương tiện điện thư (e-mail) và được in ra, kính gửi qua bưu điện theo hình thức thư với văn bản in giấy.

 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/thukiennghi_vanbia.htm

(bấm vào dòng dẫn nối trang [link] trên]

 

TXA.

 

 

Vui lòng xem thêm:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/dentho-nvt_xuanay-ltc.htm

 

 

 

 

 

 

Trở về trang

bài mới -- sách mới -- tin tức mới: 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/baimoi-sachmoi-2

trang chủ "Web tác giả Trần Xuân An":

 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com

 

Google page creator  /  host

DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE  

 

    lên đầu trang (top page)   

Ngày đưa trang này lên mạng liên thông: 30-4 HB7 (2007)