Z.(27). Trang 27 - Thông báo (cập nhật)

 Xem thêm:

CÁC BÀI MỚI VIẾT - 2 

(cập nhật không định kì)

  

-- Tiểu mục 19-5 HB11 (2011):

Những tấm ảnh chụp từ 1982 (cách đây đã 29 năm!) tại nơi dạy học cũ, Trường PTTH. Đức Trọng, Lâm Đồng, mới được cựu nhà giáo Nguyễn Vân gửi tặng.

 

-- Tiểu mục 29-9 HB11 (2011): Vĩnh biệt nhà thơ Chim Trắng (1938-2011)

 

 

Sáu tấm ảnh (và cả hai tấm ảnh trích), được ghi chú là do cựu nhà giáo Nguyễn Vân lưu trữ, vốn là ảnh chụp để làm kỉ niệm trong ngày 10-9-1982, ít hôm trước khi thầy giáo Nguyễn Vân thuyên chuyển về đạy tại Đồng Tháp.

-- Tiểu mục 21-5 HB11 (2011):

Sách biếu nhận được: Inrasara, "Hàng mã kí ức", tiểu thuyết - hồi ức, Nxb. Văn Học & Cty Phương Nam, quý II - 2011, 372 tr., cỡ sách 13 x 21 cm.

 

 

Vĩnh biệt nhà thơ Chim Trắng (1938-2011)

 

“Nhà thơ Chim Trắng tên thật là Hồ Văn Ba, sinh ngày 18.5.1938 ở Bến Tre, đã  từ trần hồi 19 giờ 15 ngày 28.9.2011, hưởng thọ 73 tuổi.

 

Nhà thơ Chim Trắng từng hoạt động cách mạng trong phong trào thanh niên học sinh yêu nước ở Sài Gòn, bị tù ngục; đến năm 1961, ông thoát ly ra chiến khu làm phóng viên, biên tập và sáng tác văn học ở báo Văn Nghệ Giải Phóng.

 

Sau ngày đất nước thống nhất, nhà thơ Chim Trắng về làm việc ở báo Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, từng giữ cương vị Phó tổng biên tập, Tổng biên tập tuần báo này. Đồng thời ông còn là Uỷ viên Ban Chấp hành, Phó chủ tịch Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh nhiều khoá; và là Phó chủ tịch Hội đồng Thơ Hội Nhà văn Việt Nam khoá 7.

 

Nhà thơ Chim Trắng là tác giả của gần mười tập thơ, trong đó có tập “Những ngả đường” đã được trao Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1981.

 

Vì bị bệnh hiểm nghèo, nhà thơ Chim Trắng đã đột ngột ra đi trong sự thương tiếc của bạn bè, đồng nghiệp và những người yêu quý ông. Theo di nguyện của nhà thơ Chim Trắng, mọi lễ nghi đều tổ chức theo nghi thức gia đình.

 

Lễ viếng nhà thơ Chim Trắng bắt đầu từ lúc 10 giờ sáng ngày 29.9.2011, tại nhà riêng ở D18/17 Khu dân cư Thuận Giao, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. Lễ động quan tiến hành vào 10 giờ sáng ngày 01.10.2011; sau đó đưa di hài ông đi hoả táng tại Nghĩa trang Chánh Phú Hoà, Bình Dương”.

 

Thành kính “chia buồn sâu sắc với gia đình và người thân của nhà thơ Chim Trắng”.

 

Nguồn: Tttđt. Hội Nhà văn TP.HCM.

 

-- Tiểu mục 11-10 HB11 (2011): SÁCH MỚI NHẬN ĐƯỢC:

Điểm mạng "LUCBAT COM", "Tuyển thơ Lộc phát Tân Mão 2011".

 

 

Thành thật cảm ơn Inrasara (nhà thơ) và trân trọng giới thiệu cùng quý người đọc.

 

-- Tiểu mục 24-5 HB11 (2011):

Để thuận tiện khi đọc toàn bộ 27/28 đầu sách của Trần Xuân An, tác giả đã thực hiện một trang trên điểm mạng vi tính cá nhân www. tranxuanan-poet. net, gồm danh mục tác phẩm, các mục lục, cùng với các đường dẫn cho từng tệp. Quý người đọc chỉ cần sử dụng mỗi một trang đó cho việc đọc bất kì tác phẩm nào của Trần Xuân An.

 

 

 

ĐỂ THUẬN TIỆN HƠN:

27/28 ĐẦU SÁCH CỦA TRẦN XUÂN AN,

CÓ THỂ ĐỌC TỪ

TRANG CHỦ ĐIỂM MẠNG TOÀN CẦU CÁ NHÂN

http://www.tranxuanan-nhatho.name.vn/ 

= http://www.tranxuanan-poet.net/

-- luôn luôn phải có www. --

với đường dẫn mặc định: 

http://sites.google.com/site/tranxuananpoet 

hoặc ở trang

www.tranxuanan-nhavan.name.vn/Home/toan-bo-tac-pham-txa 

( http://www.tranxuanan-writer.net/Home/toan-bo-tac-pham-txa )

 

      

 

Ảnh bìa lớn hơn

 

"Lộc phát Tân Mão" là một tuyển thơ lục bát tự chon của hàng trăm tác giả, do ban chủ trương điểm mạng (website) "LucBatCom" (lucbat.com) tổ chức bản thảo và ấn hành, với giấy phép xuất bản của Nxb. CAND., quý 3 - 2011. Sách dày 311 trang, cỡ 16 x 18 cm. Đây là tuyển thơ được in ấn công phu, trình bày rất mĩ thuật và chất liệu bìa, ruột sách thuộc loại hảo hạng.

Trân trọng giới thiệu cùng quý người đọc.

 

-- Tiểu mục 10-8 HB11 (2011):

NHÀ VĂN TRẦN NHƯƠNG TỰ GIỚI THIỆU SÁCH MỚI:

 

“Trần Nhương vừa có 2 tập sách trình làng:

Tập truyện ngắn

NHÂN TÌNH CỦA MẸ và tập du kí, tản văn TẢN MẠN MONGO.

- Tập truyện ngắn

NHÂN TÌNH CỦA MẸ gồm 12 truyện ngắn Trần Nhương viết lai rai mấy năm gần đây. Sách do NXB Phụ nữ ấn hành. Gồm một số truyện ngắn: Nhân tình của mẹ, Hạnh nhà tôi, Chuyện tình ngày ấy, Nàng Thảo nhà tôi, Sao lại thế…Cơm bụi chấm com (Truyện hot in lại).

Sách dày 160 trang, giá bìa 32.000 đồng.

- Tập du kí-tản văn

TẢN MẠN MONGO gồm nhiều tản văn du kí viết về các chuyến du ngoạn nước ngoài và lang thang trên đất Việt.

- Sách do NXB Hội Nhà văn và Công ty Sách Sài Gòn liên kết ấn hành.

- Sách dày 240 trang, in trên giấy tốt, giá bìa 72.000 đồng.

Xin mời các bạn mua sách của chủ web Trannhuong.com.

Cách bán sách như sau:

1- Trần Nhương bán cả 2 cuốn với giá 100.000 đồng, tiền gửi sách cho người mua qua bưu điện do Trần Nhương chịu.

2- Bạn gửi tiền qua tài khoản: Trần Nhương, tài khoản: 1400208005473, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh Đống Đa Hà Nội hoặc gửi tiền qua bưu điện gửi Trần Nhương, báo Người cao tuổi, 12 Lê Hồng Phong, Ba Đình, Hà Nội.

3- Khi bạn gửi tiền xin email hoặc nhắn tin, điện thoại cho Trần Nhương biết địa chỉ cụ thể để gửi sách đến tận nhà.

- Email của Trần Nhương:

truongnhan_hnv@yahoo.com

hoặc trannhuongcom@ymail.com.

- Điện thoại của Trần Nhương: 0903432232

Rất mong các bạn mua sách và mua nhanh kẻo số lượng có hạn..Không dám khen văn mình nhưng chắc các bạn sẽ thấy một góc Trần Nhương trong văn xuôi…Các tập sách bạn mua đều có chữ kí của tác giả và dấu đỏ trannhuongcom...

Ngoài ra các bạn có thể mua 2 cuốn sách trên tại các cửa hàng sách, NXB Phụ nữ 39 Hàng Chuối - Hà Nội. Trung tâm Sách Sài Gòn, 474 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, T/p Hồ Chí Minh”.

 

(Nguồn: TranNhuongCom. Nguyên văn trên trang có link:

http://trannhuong.com/news_detail/11284/MỜI-CÁC-BẠN-MUA-SÁCH-CỦA-TRẦN-NHƯƠNG-ALO-ALO)

 

 

-- Tiểu mục 09-10 HB11 (2011): Vĩnh biệt nhà thơ Đỗ Nam Cao (1948-2011)

 

 

-- Tiểu mục 13-7 HB11 (2011): SÁCH BIẾU NHẬN ĐƯỢC:

Nhụy Nguyên, "Khi người ta cúi mặt", tập thơ, Nxb. Hội Nhà văn, quý 1-2011, cỡ sách 12 x 20 cm, 64 tr.:

 

         Ảnh bìa lớn hơn

Chân thành cảm ơn nhà thơ Nhụy Nguyên và trân trọng giới thiệu cùng quý người đọc. 

 

-- Tiểu mục 19-7 HB11 (2011): SÁCH BIẾU NHẬN ĐƯỢC:

Quang Chuyền, "Lục bát không mùa", tập thơ, Nxb. Hội Nhà văn, quý 2-2011, cỡ sách 12 x 18 cm, 88 tr.:

 

Chân thành cảm ơn nhà thơ Quang Chuyền và trân trọng giới thiệu cùng quý người đọc.

 

-- Tiểu mục 29-7 HB11 (2011): SÁCH BIẾU NHẬN ĐƯỢC:

Ngàn Thương, "Thủng thẳng qua cầu", tập thơ, Nxb. Thuận Hóa, 7-2011, 88 tr., cỡ sách 13 x 19 cm.

 

 

"NVTPHCM - Nhà thơ Đỗ Nam Cao tên thật là Đỗ Sơn Cao, sinh ngày 08.6.1948 tại Liên Hoà, Phú Xuyên, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Ông tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội và Trường Viết văn Quảng Bá của Hội Nhà văn Việt Nam. Ngày  15.4.1971, ông vào chiến trường Nam Bộ, công tác ở Ban Văn nghệ Trung ương Cục miền Nam.

 

Đỗ Nam Cao là thành viên Hội Văn nghệ giải phóng miền Nam; nguyên biên tập viên, phóng viên Đài Phát thanh giải phóng và Đài Tiếng nói Việt Nam, biên tập viên NXB Văn hoá thông tin, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh; hội viên Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh và Hội Nhà văn Việt Nam.

 

Do bị bệnh hiểm nghèo đột phát, sau hơn 4 tháng điều trị, ông đã từ trần lúc 10g45 sáng ngày 08.11.2011.

 

Linh cữu nhà thơ Đỗ Nam Cao quàn tại nhà riêng: 12B đường Nguyễn Thị Huỳnh, phường 8, quận Phú Nhuận,Thành phố Hồ Chí Minh. Lễ khâm liệm và lễ viếng bắt đầu từ 16g cùng ngày.

 

Lễ động quan vào lúc 7g sáng 11.11.2011, sau đó đưa đi hoả táng tại Nghĩa trang Bình Hưng Hòa".

 

"Xin chia buồn sâu sắc với gia đình và người thân của nhà thơ Đỗ Nam Cao".

 

NVTPHCM

Nguồn ảnh & tin (nguyên văn): www.nhavantphcm.com.vn

-- Tiểu mục 09-10 HB11 (2011): Vĩnh biệt nhà văn Võ Phi Hùng (1947?-2011): 

Nhà thơ Ngàn Thương có tên họ thật là Bùi Công Toa, sinh năm 1948 tại Vĩnh An, Thành Nội, TP. Huế, hiện đang sinh sống và sáng tác tại Huế; hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên - Huế. Anh đã xuất bản 5 tập thơ.

 

Chân thành cảm ơn nhà thơ Ngàn Thương và trân trọng giới thiệu cùng quý người đọc.

 

-- Tiểu mục 29-7 HB11 (2011): Đỗ Quyên (sinh sống, làm việc tại Úc) là một tác giả rất lưu tâm đến thể loại trường ca. Ngoài việc sáng tác, anh còn sưu tầm, thống kê các tác giả có tác phẩm thuộc thể loại này, kể cả những tác giả đã viết các bài thơ dài hơi. "Lòng hải lý" là tác phẩm trường ca của nhà thơ Đỗ Quyên, do Nxb. Hội Nhà văn ấn hành, 2011.

 

 

"Vĩnh biệt nhà văn Võ Phi Hùng

 

Sau một thời gian dài trầm kha với chứng bệnh phổi, nhà văn Võ Phi Hùng - người từng đem “tuổi thơ dữ dội” trên hè phố Sài Gòn của mình trang trải lên từng trang viết, đã vĩnh viễn ra đi vào lúc 16 giờ ngày 16.11.2011 tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM), thọ 64 tuổi.

Sinh thời, nhà văn Võ Phi Hùng từng được xem là một “điển hình” cho ý chí vươn lên. Sinh ra đã không có cha, mẹ trong trại mồ côi ở Buôn Ma Thuột, Võ Phi Hùng trốn trại đi tìm mẹ và trở thành một đứa trẻ lang thang, bụi đời...

 

Bằng nỗ lực vươn lên, vượt thoát số phận và bằng con đường tự học, Võ Phi Hùng đã trở thành một nhà văn, nhà biên kịch nổi tiếng với những tác phẩm: Kẻ lang bạt trở về (1987), Đời có tên tụi mình (1992), Đóng đinh vào khoảng không (1993), Bất trắc (1996), Trong cơn lốc (1997)...

 

Anh còn là tác giả của các kịch bản phim: Giã từ dĩ vãng, Cầu thang tối, Tên bắt cóc, Tấm lá chắn, Chim phóng sinh (chuyển thể từ truyện ngắn của Nguyễn Hồ)... Năm 1995, Võ Phi Hùng gây chấn động giới cầm bút Sài Gòn khi anh tung ra bộ truyện dài Sống sót vỉa hè gồm 37 tập (NXB Kim Đồng), như là bộ tự truyện viết về quãng đời niên thiếu của chính mình.

 

Linh cữu quàn tại Nhà tang lễ TP.HCM (25 Lê Quý Đôn, Q3). Lễ viếng bắt đầu từ lúc 8 giờ 30 ngày 17.11. Lễ động quan lúc 6 giờ ngày 19.11. Sau đó hỏa táng tại nghĩa trang Bình Hưng Hòa".

 

Hà Đình Nguyên (nguyên văn trên báo Thanh Niên, 17-11-‘’11).

 -- Tiểu mục 22-12 HB11 (2011): SÁCH BIẾU NHẬN ĐƯỢC:

Chinh Ba, "Bài thơ trên xương cụt", Nxb. Trẻ, 2011; cỡ sách 14 x 20 cm, 240 tr.. Chân thành cảm ơn nhà thơ Chinh Văn (em ruột nhà văn Chinh Ba) và trân trọng giới thiệu cùng quý ngơời đọc:

 

 

-- Tiểu mục 04-8 HB11 (2011): SÁCH BIẾU NHẬN ĐƯỢC:  Nguyễn Thanh Văn, "Dự cảm", tập thơ, Nxb. Hội Nhà văn, 7-2011, 176 tr., cỡ sách 14,5 x 20,5 cm 

 

 

Ảnh bìa lớn hơn

 

Nguyễn Thanh Văn: sinh ngày 13-2-1953, tại Thừa Thiên - Huế, tốt nghiệp ĐHSP. Huế, khoa Tiếng Anh, vào năm 1976. Hiện nay, anh vẫn dạy học và viết văn, thường trú tại TP.HCM.. Điện thoại: 0974119444.

 

"Dự cảm" là tập thơ đầu tay của anh, được xuất bản sau hai tập truyện ngắn: "Bài ca buồn gửi cố hương" (2001), "Lỡ hội trăng rằm" (2004). Nguyễn Thanh Văn còn dự định xuất bản tiểu thuyết "Cỏ lau và gió".

 

Chân thành cảm ơn nhà văn Nguyễn Thanh Văn và trân trọng giới thiệu cùng quý người đọc.

 

-- Tiểu mục 10-8 HB11 (2011): SÁCH BIẾU NHẬN ĐƯỢC:

Nhà văn Trần Thanh Giao, "Chuông chùa", tập truyện (gồm 12 truyện ngắn), Nxb. Phụ Nữ, quý III - 2011, 240 tr., cỡ sách 13 x 19 cm:

 

 

 

-- Tiểu mục 22-12 HB11 (2011): SÁCH BIẾU NHẬN ĐƯỢC

Đặng Nguyệt Anh, "Trường ca Mẹ", tái bản, Nxb. Hội Nhà văn, 7-2010; cỡ sách 12 x 20 cm, 56 tr.. Chân thành cảm ơn nhà thơ Đặng Nguyệt Anh và trân trọng giới thiệu cùng quý ngơời đọc:

 

 

Ảnh bìa lớn hơn 

 

 

Đây là đầu sách mới nhất và là đầu sách thứ mười bày của nhà văn Trần Thanh Giao. Ông còn có dự định sẽ xuất bản hai đầu sách khác: "Đảo ở biển Tây" (tập bút kí), "Cánh hạc và tiếng chuông" (tập tiểu luận - phê bình). 

 

Thành thật cảm ơn nhà văn Trần Thanh Giao.

Trân trọng giới thiệu cùng quý người đọc.

 

-- Tiểu mục 11-8 HB11 (2011): SÁCH BIẾU NHẬN ĐƯỢC:

Phan Trung Thành, "Ăn xà bông", trường ca hoạt họa, Nxb. Hội Nhà văn, quý III - 2011, 78 tr., cỡ sách 19 x 19 cm

 

 

 

-- Tiểu mục 04-01 HB12 (2012): SÁCH BIẾU NHẬN ĐƯỢC

Nhụy Nguyên, "Về những đỉnh tuyệt mù", tập bút kí, Nxb. Văn Học, 2011; 156 tr., cỡ sách: 12 x 20 cm. Cuốn sách gồm 12 bài bút kí của Nhụy Nguyên; nhà văn Nguyễn Khắc Phê viết lời tựa. Thành thật cảm ơn nhà văn Nhụy Nguyên và trân trọng giới thiệu cùng quý người đọc:

 

 

 

Ảnh bìa lớn hơn 

 

Có lẽ đây là đầu sách thứ sáu của nhà thơ Phan Trung Thành, nhưng là tập trường ca đầu tiên của anh. Tuy nhiên, nét đặc biệt đáng chú ý là tính chất hoạt họa của "Ăn xà bông". Chính ngay ở bìa sách, anh đã ghi rõ: "trường ca hoạt họa".

 

Thành thật cảm ơn Phan Trung Thành (nhà thơ).

Trân trọng giới thiệu cùng quý người đọc.

 

 

-- Tiểu mục 26-8 HB11 (2011): SÁCH BIẾU NHẬN ĐƯỢC:

 

 

-- Tiểu mục 06-01 HB11 (2012): TẠP CHÍ BIẾU NHẬN ĐƯỢC

Tạp chí Sông Hương, số 275, tháng 01-2012. Trong số này, có đăng bài thơ "Lễ hội của lòng dũng cảm" của Trần Xuân An. Thành thật cảm ơn Tạp chí Sông Hương và trân trọng giới thiệu cùng quý người đọc:

 

 

 Ảnh bìa lớn hơn

Võ Quê (nhà thơ), "Ngược xuôi thế sự", tập thơ "nói lái", Nxb. Văn Học, 8 - 2011, 80 tr., cỡ sách 13 x 19 cm.

Nhà thơ Võ Quê chào đời vào năm 1948, quê quán: Làng Chuồn (An Truyền), Phú An, Phú Vang, Thừa Thiên - Huế; hội viên các hội: Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam.

Cuối tập thơ, có các bài viết của các tác giả Tô Vĩnh Hà, Bùi Ngọc Long, Mai Văn Hoan, Thanh Kiều về nghệ thuật thơ "nói lái" của nhà thơ Võ Quê. 

Anh đã xuất bản mười hai đầu sách (trong đó có hai đầu sách in chung với một hoặc vài ba tác giả khác: Trần Dzạ Lữ, Trần Bản Thiềm, Trần Tịnh Yên; Thái Ngọc San).

Thành thật cảm ơn anh Võ Quê và trân trọng giới thiệu cùng quý người đọc.

-- Tiểu mục 16-9 HB11 (2011): SÁCH BIẾU NHẬN ĐƯỢC:

"Tuyển tập Lâm Thị Mỹ Dạ", Nxb. Hội Nhà văn, 2011, 572 tr., cỡ sách 14,5 x 20,5 cm.

 

 

 

-- Tiểu mục 03-02 HB12 (2012):

 

KÍNH VĨNH BIỆT GIÁO SƯ, NHÀ GIÁO NHÂN DÂN, NHÀ VĂN LÊ TRÍ VIỄN

 

 

Ảnh bìa lớn hơn

 

Tuyển tập có trên 200 bài thơ, chia ra làm năm phần:

 

Phần 1: Khoảng trời, hố bom

Phần 2: Người tình hư ảo

Phần 3: Ta thành trái mà hồn còn như lá

Phần 4: Mẹ và con

Phần 5: Cánh buồm ngũ sắc (thơ cho thiếu nhi)

 

Ngoài phần thơ, còn có:

 

1) 18 truyện ngắn dành cho thiếu nhi

 

2) 46 bài viết (trọn vẹn hay trích) gồm lời tựa: -- do Hoài Thanh, Hồ Thế Hà, Trần Đăng Khoa, Thanh Thảo, Trần Thùy Mai, Nhụy Nguyên viết; bình luận của các tác giả khác viết về thơ - nhà thơ, và phỏng vấn nhà thơ, theo thứ tự sắp xếp trong sách như sau: -- Nguyễn Đình Thi, Vũ Quần Phương, Phan Thị Thanh Nhàn, Lê Minh Khuê, Nguyễn Thị Hồng Ngát, Lê Thị Mây, Ngô Minh, Hồ Thế Hà, Võ Văn Trực, Huỳnh Như Phương, Trần Thị Thắng, Trần Xuân An, Mai Văn Hoan, Phạm Thị Thúy Vinh, Đỗ Bạch Mai, Phạm Phú Phong, Nguyễn Thị Nga, Lê Huỳnh Lâm, Lê Thị Hường, Linh Sơn, Minh Khôi, Lê Thanh Mai, Kim Oanh, Ngọc Lan, Ngô Tự Lập (trích dịch), Fred Manchant, Vi Thùy Linh, Nguyễn Thu Thủy, Song Linh, Lý Hoài Xuân, Nguyễn Duy (thực hiện phỏng vấn), Tạ Hà (thực hiện phỏng vấn), Thục Anh (thực hiện phỏng vấn), Nguyễn Hằng (thực hiện phỏng vấn), Nga Linh Nga, Yên Khương (thực hiện phỏng vấn), Tạp chí Mốt (thực hiện phỏng vấn), Vũ Thị Huyền Trang, Nguyễn Quang Lập… Cuối tuyển tập là 01 bài hồi ức: “Kỉ niệm về hai bài thơ”, do chính nhà thơ viết.

Tranh bìa của họa sĩ Đinh Cường, các phụ bản tranh của Henri Rousseau, Đinh Cường, Thái Ngọc Thảo Nguyên.

 

Thành thật cảm ơn chị Lâm Thị Mỹ Dạ và trân trọng giới thiệu cùng quý người đọc.

 

-- Tiểu mục 26-9 HB11 (2011): SÁCH BIẾU NHẬN ĐƯỢC:

Huệ Triệu, "Thức một miền xanh", Nxb Thanh Niên, 9-2011, 80 tr., cỡ sách 14 x 20 cm. Tập thơ có lời giới thiệu ngắn của hai nhà thơ: Nguyễn Trọng Tạo, Trương Nam Hương.

 

 

Giáo sư Lê Trí Viễn chào đời ngày 10-3-1918, tại Điện Hồng, Điện Bàn, Quảng Nam; từng giảng dạy tại các trường đại học trong và ngoài nước. Sinh thời, thầy đã được trao Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất, Huân chương Lao động hạng nhất, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng. Thầy cũng là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1971). Năm 2012, thầy được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh.

Trong quá trình dạy học, thầy đã viết hàng chục tác phẩm. Một số tác phẩm tiêu biểu: Việt Nam Văn học sử: Thời đại Lê mạt – Nguyễn sơ (1951), Một số vấn đề lịch sử Văn học Việt Nam (1961), Những bài giảng văn ở đại học (1982)...

Thầy Lê Trí Viễn trút hơi thở cuối cùng lúc 8 giờ 50 ngày 3-2-2012 tại nhà riêng (68 đường A4, Khu K400, phường 12, quận Tân Bình, TPHCM). Nhập quan lúc 15 giờ 50 ngày 3-2. Động quan lúc 8 giờ ngày 6-2-2012. An táng tại Nghĩa trang Thành phố HCM. (huyện Củ Chi).

 

Vô cùng thương tiếc và kính cẩn tiễn thầy về nơi yên nghĩ vĩnh hằng.

 

(Nguồn: từ các báo Tuổi Trẻ, Quảng Nam, Tttđt. Hội Nhà văn Việt Nam…).

 

 

 

Huệ Triệu có tên thật là Triệu Thị Huệ, người Hưng Yên; tốt nghiệp Đại học Sư phạm I Hà Nội, thạc sĩ; Hội viên Hội Nhà văn TP.HCM.; giáo viên Trường PTTH. chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM..

 

"Thức một miền xanh" là tập thơ thứ hai của cô. Ngoài thơ, Huệ Triệu còn viết phê bình - tiểu luận, và đã xuất bản một đầu sách về lĩnh vực này. Đó là chưa kể đến một số đầu sách thuộc loại tham khảo, dùng trong nhà trường.

 

Cảm ơn nhà thơ Huệ Triệu đã tặng sách. Xin trân trọng giới thiệu cùng quý người đọc.

 

                                                             >>>>>>> ... >>>>>>

Xem tiếp thông báo cập nhật trang 28:

 http://www.tranxuanan-writer.net/Home/thong-bao-cap-nhat/trang-28

 

 

 

 

__________________

 

 

TIÊU ĐIỂM -- MỚI NHẤT:

 

http://www.tranxuanan-writer.net/Home/thong-bao-cap-nhat/tieudiem-moinhat-5 

 

 

Google Sites / host

DOTSTER, MSN., YAHOO, WORDPRESS ...  /  HOST, SEARCH & CACHE