T.(20). Trang 20 - Bài mới - sách mới - tin mới

bài mới - sách mới - tin tức mới

(trang 20)

Trang 1  |  Trang 2  |  Trang 3  |  Trang 4  |  Trang 5  |  Trang 6  |  Trang 7 | Trang 8  |  Trang 9  |  Trang 10  |  Trang 10 bis  |  Trang 11  |  Trang 12  |  Trang 13  |  Trang 14  | Trang 15 | Trang 16 | Trang 17 | Trang 18 | Trang 19 | Trang 20 | Trang 21 | Trang 22...   

 

WEB TÁC GIẢ TRẦN XUÂN AN

   

http://tranxuanan.writer.googlepages.com

Poet / writer & researcher

Mới!  Twenty three published-books + Newest one = 24  New!

(01-11 HB8 [2008])

(poem; novel; essay; research; critical contribution on history, literature...)

The HCM City Literature-writer Association member

AUTHOR'S COPYRIGHTS -- ALL RIGHTS RESERVED

 

 XEM THÔNG TIN MỚI NHẤT Ở CUỐI TRANG THEO THỨ TỰ THÔNG THƯỜNG

 

ĐIỂM NHẤN Ở TRANG TRƯỚC (TRANG 20):

Về "Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh" & Đề xuất sửa đổi sách giáo khoa

Có thể xem 2 trang lưu từ WordPress:

http://tranxuanan.writer.3.googlepages.com/vehoiky-nguyendangmanh.htm

http://tranxuanan.writer.3.googlepages.com/dukien-suadoi-sachgk.htm

NỘI DUNG TRANG NÀY:

2009 (Mậu Tí >>>>> Kỉ Sửu)

 

 

Trân trọng mời xem lại: Đề xuất đổi mới lịch mặt trời ở nước ta

 

 

 

TRẦN XUÂN AN BẮT ĐẦU NỐI MẠNG VI TÍNH TOÀN CẦU TỪ NGÀY 12 THÁNG 3 HB5 (12-03-2005).

 

TÍNH ĐẾN NGÀY HÔM NAY (06-01 HB9 [06-01-2009]): 4 NĂM KÉM 2 THÁNG 6 NGÀY

 

 

__________________                                                                                                                                _

 

 

 

Thiệp chúc Tết Nguyên đán

 

 

Đón Tết cổ truyền Kỉ sửu HB9

 

 

Thiệp chúc Tết Nguyên đán

 

 

 

--- Trần Xuân An với quốc phục --- Mùng 3 Tết Nguyên đán Kỉ sửu HB9 --- Nhiếp ảnh: Nguyễn Vân (BiBo) ---

 

Hình tượng Rồng 5 móng không còn là biểu tượng độc quyền của nhà vua. Từ lâu, nó đã được trả lại cho mỗi công dân của nền dân chủ. Như từ xưa đến nay, Rồng là một trong đôi biểu tượng Rồng - Tiên, vật tổ thuần túy Việt Nam.

 

Image of Dragon (design) with 5 claws was still not monopoly symbol of king. Longtime ago, it had been paid back for every citizen of democracy. As since ancient age to now, Dragon was one of pair symbols: Dragon -- Fairy,  the pure, genuine Vietnamese totems.

 

XÉT VỀ MẶT TÚI TIỀN CỦA ĐA SỐ NGƯỜI TIÊU DÙNG, KHĂN ĐÓNG ÁO DÀI CHẮC CHẮN DỄ MAY SẮM HƠN VESTON - CRAVAT

 

_________________________________________________________________________________________-_____________________

 

 

Tiếp theo trang 19:

 

Cập nhật (12-01 HB9 [2009]): January 12, 2009 at 4:17 pm

Thư của độc giả Đối Kính (gửi vào ngày 12-01 HB9 [ 2009 ], sau khi đề mục này đã đóng lại từ ngày 11-01 HB9 [ 2009 ]):

1) … Cung cấp tư liệu văn bản: Văn bản lá thư Bác Hồ gửi bác sĩ Vũ Đình Tùng chắc vẫn còn đươc lưu trữ và rất thuận lợi để giám định khoa học thực nghiệm lá thư ấy (bản thủ bút hoặc bản đánh máy bằng bàn máy đánh chữ của Bác Hồ mà Bác vẫn thường dùng). Đây là một văn bản thuộc loại tư liệu gốc, có giá trị khả tín cao nhất. Nhưng rất đáng tiếc là chúng ta chỉ được biết qua lời dẫn như sau:

“Cuộc đời Bác còn có gì đặc biệt? Trong thư gửi bác sĩ Vũ Đình Tùng (*), Bác đã tự nhận là người không có gia đình và không có con nhưng “gia đình tôi là Việt Nam, con cái tôi là các thanh niên Việt Nam”” (**).

Nguồn: http : // hodovietnam . vn / index. php? option= com_ content & task= view&id= 474& Ite mid= 30

(*) Bác sĩ Vũ Đình Tùng là bộ trưởng Bộ Thương binh – Cựu binh (khoảng 1955).

(**) Nhà thơ Nguyễn Đình Thi cũng từng viết:

“Nơi đây sống một người tóc bạc

Người không con mà có triệu con

Nhân dân ta gọi Người là Bác

Cả đời Người là của nước non”

(Quê hương Việt Bắc - 1950)

2) Tư liệu dân gian, sấm kí (không thuộc loại sử liệu có giá trị khả tín cao) rất phổ biến ở Nghệ An và trên toàn quốc:

“Đụn Sơn phân giái (*)

Bò Đái thất thanh

Thủy đáo Lam Thành (**)

Nam Đàn sinh Thánh”

(dịch nghĩa:

Núi Đụn nứt hai [: chia ranh giới]

Bò Đái mất tiếng

Nước lụt đến Lam Thành

Nam Đàn sinh ra thánh nhân).

 

Khe BÒ ĐÁI (Vũ Nguyên), Nam Đàn, Nghệ An -- Nguồn ảnh: Google search (hongvan83.jpg -- Bùi Hồng Vân)

Bò thần Nandin (Nandi), hiện thân của Thần SHIVA -- Nguồn ảnh: Google search (shirdisai-bhogarao-org.jpg)

 

 

 

Bò thần Nandin (Nandi), hiện thân của Thần SHIVA -- Nguồn ảnh: Google search (shirdisai-bhogarao-org.jpg)

 

 

Bò thần Nandin (Nandi), hiện thân của Thần SHIVA -- Nguồn ảnh: Google search (kheper-net.jpg)

 

 

Thần Hủy diệt & Sáng tạo trên Nõn - Nường (nguyên lí DƯƠNG - ÂM) cách điệu với cái nhìn tề vật (mọi bộ phận, mọi sự vật, hiện tượng thiên nhiên, xã hội đều bình đẳng): MUKHALINGA -- Nguồn ảnh: web exoticindiaart-com -- Google search

 

(*) Phân giái (dị âm: phân giới; dị bản: phân giải). Chữ giới có âm khác là giái, giái hợp vần với chữ đái ở câu dưới hơn. “Phân giải”, nghĩa đen là tách ra, nhưng trong Hán văn cũng như trong tiếng Việt đều dùng với nghĩa là phân trần, giải thích, hòa giải; riêng trong ngành hóa học, dùng với nghĩa phân tích, hóa phân (Đào Duy Anh, “Từ điển Hán - Việt”, Nxb. KHXH. tái bản, 2001, tr. 105). “Thất thanh” (trong tiếng Việt) còn có nghĩa là tiếng kêu thảng thốt, kinh ngạc, đến mức kêu không thành tiếng.

(**) Lam Thành là tên khác của núi Hùng Sơn. Nhiều dị bản không có câu thứ 3 này, nhưng theo tôi, câu thứ 3 này vừa hợp với thể thơ (4 câu) vừa miêu tả thêm về lưu lượng và dung lượng của nguồn nước phi thường.

(*) & (**) Biểu tượng âm dương, sông núi; dùng hình tượng núi non, suối khe để miêu tả sinh thực khí (linh vật linga, yoni; nõn [nõ], nường) của trời đất. Địa danh "Bò Đái" (chữ Nôm) lại là cách so sánh ngầm (ẩn dụ) có tính cụ tượng, trực quan sinh động. Trong ngữ cảnh này, người đọc nhận ra hình tượng Bò thần Nandin [Nandi], biểu tượng của thần Hủy diệt và Sáng tạo Shiva (Isana): quyền lực và sinh nở, trong tôn giáo Bà La Môn (tiền thân của tôn giáo Hindu [Ấn Độ giáo]). Cả cụm hình tượng ở 3 câu 1, 2 và 3 vừa thể hiện sự thiêng liêng (thánh hóa) vừa cho người đọc cảm nhận trần tục (thậm chí vật hóa), để đi đến câu kết (câu 4), thể hiện hiện tượng siêu phàm: "Nam Đàn sinh Thánh” -- thánh nhân thường được hiểu là thuần khiết tuyệt đối (không vợ không chồng). Đây là một cách tôn vinh theo phong cách sấm kí, ngôn ngữ dân dã. Nếu không chấp nhận cách giải mã nghệ thuật này, sẽ không hiểu vì sao lại sử dụng địa danh "Bò Đái" trong khi nó có tên khác trang nhã hơn: Vũ Nguyên (Nguồn Vũ); và cả câu 2 có thể là: "Nguồn Vũ" thất thanh hay Vũ bộc thất thanh (cả câu 1, câu 2: “Hùng Sơn [Hùng Lĩnh?]  phân cốc, Vũ bộc thất thanh” [Núi Hùng chia hang, thác Vũ mất tiếng"]). "Bò Đái" rõ ràng có chức năng nghê thuật là một nhãn từ (nhãn tự: mắt chữ)! Xin nhớ là “Đại Nam nhất thống chí” đã ghi rõ là suối Vũ Nguyên còn có tên thường gọi là khe Bò Đái và “Ngạn ngữ có câu: “Bò Đái thất thanh’” (Quốc sử quán triều Nguyễn, ĐNNTC., tập 2, bản dịch Phạm Trọng Điềm, Đào Duy Anh hiệu đính, Nxb. Thuận Hóa, 1992, tr. 171). Đó là một câu không phải thuộc loại đã bị thay đổi, sửa chữa.

Ngoài ra, việc không dùng địa danh Hùng Sơn (hay Hùng Lĩnh?) mà dùng địa danh núi Đụn (đụn thóc, gạo…: quân lương thời Mai Hắc Đế [gốc Chăm?]) trong ngữ cảnh nhất định này, còn gợi cho người đọc ý niệm ước muốn phồn thực, với nghĩa cụ thể là thực phẩm dồi dào (không chỉ sinh con đẻ cháu đông đúc mà còn no ấm).

Thánh nhân (thuần khiết) ra đời từ ước vọng ấm no, hạnh phúc, sum vầy. Phải là bậc thánh nhân (thuần khiết) như thế mới cứu được đất nước, lo được cho nhân dân như ước vọng ấy. Phải chăng đó là ý tưởng xuyên suốt và bao trùm bài tứ tuyệt tứ ngôn sấm kí dân dã trên (vốn xuất hiện vài ba trăm năm trước đây)?

Là con người, cho dù là Phật, Chúa, Tiên, Thánh, tất cả đều được sinh ra từ sinh thực khí (linga [nõn / nõ] - yoni [nường], riêng yoni [nường] bao gồm cả hai bầu sữa của người mẹ). Vì vậy, khi thánh thiêng hóa, vật thiêng hóa sinh thực khí, đồng nhất hóa sinh thực khí với núi non, sông suối quê hương, là đã tôn vinh, tôn vinh trong niềm ước vọng, về một Thánh nhân sẽ ra đời, cứu dân, cứu nước hay tế độ chúng sinh.

Điểm cuối, xin minh định rằng, nguyên văn bài sấm kí dân dã trên đúng y như thế. Chính vì sững sờ bởi địa danh “Bò Đái”, được dùng như nhãn từ, nên tôi thử đưa ra một cách giải mã dựa trên tín ngưỡng tôn thờ sinh thực khí thánh thiêng hóa của người Chăm (theo đạo Bà La Môn [Hindu, Ấn Độ]) và ở nhiều vùng khác tại Bắc Bộ, Trung Bộ nước ta (hiện vẫn còn tín ngưỡng nõn nường thánh thiêng hóa hoặc đang ảnh hưởng như một nếp văn hóa vô thức). Đây chỉ là một cách giải mã thử nghiệm, nếu có gì sơ suất, xin niệm tình lượng thứ.

— Trần Xuân An —

Theo báo điện tử Vĩnh Phúc: “Núi Đụn chính là núi Hùng Sơn ở phía tây huyện Nam Đàn. Năm 722, Mai Thúc Loan (tức là vua Mai Hắc Đế) xây dựng kho quân lương ở trên núi để chống giặc Đường nên gọi là Núi Đụn. Khe Bò Đái (tên gọi trong dân gian) chảy từ vách đá dựng đứng ở Rú Kia (còn gọi là Cơ Sơn) nước chảy ồ ồ và tung bọt trắng xóa. Trong một trận động đất, núi Đụn bị phân đôi, khe Bò Đái cũng bị rạn nứt, nước chảy nhưng bị thẩm thấu lan toả nhiều vào lòng đất đá nên không phát ra tiếng ồ ồ như trước”

(nguồn: Mai Hiên, xem bên dưới).

Trích thêm từ báo điện tử Vĩnh Phúc: “Theo thuyết phong thuỷ trong dân gian ở vùng Nam Đàn vẫn truyền tụng câu: “Bạch tượng uyển hồ, Hồ trung nhất huyệt, nhất đại đế vương” (nghĩa là ở trên con voi trắng trong xứ Ao Hồ có một huyệt đạo, phát làm vua một đời)”.

(tác giả Mai Hiên, bài “Lịch sử và huyền thoại mộ bà Hoàng Thị Loan”, 07:41:13, 15/05/2008 )

Theo “Đại Nam nhất thống chí” (tập 2, sđd.), ở Nghệ An có một gò đất gọi là Gò Hồ. Phải chăng Uyển Hồ chính là Gò Hồ này? Uyển, theo chữ Hán, là khu vườn hoặc là nơi có cây cối xanh tốt; Uyển Hồ là địa danh theo kết cấu tiếng Việt, như Thành Vinh, Thành Hà Nội, Thành Huế? Không phải "uyên": vực sâu; Uyên Hồ (kết cấu theo Hán ngữ): xứ Hồ có vực sâu?

Nhưng điều cần chú ý hơn là câu cuối: “Nhất đại đế vương”. Theo ngữ nghĩa, câu nói theo thuyết phong thủy này không nhằm nói đến chế độ dân chủ (không theo lệ phong kiến cha truyền, con nối). Chắc hẳn câu sấm chỉ nói đến vị thánh thuần khiết (không vợ con) của Nam Đàn: Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thật ra, như bài báo “Lời Sấm đất Nam Đàn” trên Trang thông tin huyện Nam Đàn, Nghệ An (xem bên dưới), câu thứ 4 của bài sấm là “Song Ngư thủy biển (:thiển)”, về sau được các nhà nho cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX sửa lại là “Nam Đàn sinh Thánh”.

Theo đó, chúng ta có thể thấy rằng, cả bài sấm đã được phân tích ở trên và câu nói theo thuyết phong thủy vừa bàn đến, đều nhắm đến Nguyễn Ái Quốc (chủ tịch Hồ Chí Minh về sau). Ngay Phan Bội Châu cũng nghĩ như vậy.

Thực ra, tôi không bao giờ mê tín vào loại sấm kí, phong thủy ở góc độ huyền bí. Nếu thuật phong thủy vẫn còn có giá trị là ở phương diện thẩm mĩ, nó có thể giúp ta chọn được cuộc đất đẹp, thì sấm kí còn có giá trị chăng là ở chỗ phán đoán được xu thế thời đại, gồm xu thế chính trị, kinh tế, quân sự, mà thường một người ưu thời mẫn thế có thể tổng hợp thông tin, đưa ra lời ước đoán khá chính xác (tuyệt nhiên không có chút nào huyền bí trong đó). Trong trường hợp bài sấm cũng như câu nói theo thuyết phong thủy trên, chúng ta còn rút ra được một lượng thông tin là sự ghi nhận thực tại nhãn tiền chứa đựng trong chúng nữa. Nói giản đơn hơn, người ta thấy Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh thuần khiết (không vợ không con), lại đổi thành họ Hồ như vậy (sự thực là vì lí do chính trị và vì nhớ ơn Hầu Chí Minh), nên người ta sửa chữa sấm kí, câu nói theo thuyết phong thủy lại cho phù hợp. Thế thôi.

Ở đề mục này, tôi muốn khai thác bài sấm kí và câu nói theo thuyết phong thủy trên về phương diện ghi nhận sự thật về Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh theo cách sửa chữa câu chữ cho phù hợp như vừa trình bày.

– Trần Xuân An –

______________________________

January 11, 2009 at 8:00 am e  

XIN KHẲNG ĐỊNH ĐỂ TRÁNH NHỮNG NGỘ NHẬN ĐÁNG TIẾC VỀ WEB.TG.TXA. VÀ NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THẢO LUẬN:

ĐỀ MỤC NÀY ĐƯỢC MỞ RA CHỈ NHẰM MỤC ĐÍCH THANH MINH CHO NHÀ THƠ HỒ CHÍ MINH (ĐỒNG THỜI LÀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ - ANH HÙNG DÂN TỘC), QUA VIỆC WEB.TG.TXA. ĐƯA RA MỘT CÁCH LÍ GIẢI TRÊN CƠ SỞ CÁC DỮ LIỆU XÁC THỰC, NHƯNG CHƯA ĐẦY ĐỦ, NHẤT LÀ THIẾU NHỮNG TƯ LIỆU ĐÃ ĐƯỢC GIÁM ĐỊNH KHOA HỌC THỰC NGHIỆM.

… (Mới được cung cấp thông tin:

1) Tư liệu gốc: Thư gửi bác sĩ Vũ Đình Tùng. Cần tìm ra bản gốc và tiến hành giám định thực nghiệm văn bản này.

2) Tư liệu thứ cấp: Khổ thơ Nguyễn Đình Thi, viết năm 1950, đã xuất bản và tái bản nhiều lần.

Đó là 2 tư liệu rất quý) …

DẪU SAO, ĐỀ MỤC BÀN LUẬN VỀ “HỒI KÝ NGUYỄN ĐĂNG MẠNH” TRÊN WEB.TG.TXA. (TXAWRITER/WORDPRESS) ĐÃ ĐƯỢC ĐÓNG LẠI Ở ĐÂY.

WEBTGTXA. (TRẦN XUÂN AN)

07:40, 11-01 HB9 ( 2009 ) & 19;20, 12-01 HB9 ( 2009 )

Cập nhật (16-01 HB9 [2009]):

January 16, 2009 at 7:15 am

NGƯỜI ĐỌC MANG TÊN ĐỐI KÍNH LÀ AI?

Cũng như vài lần trước, khi đưa một bài viết thuộc loại “nhạy cảm về chính trị, tôn giáo”, tôi thường phải lấy một bút danh tình cờ nào đó: Trần Ngôn Sử, Dụng Sài Gòn, Nguyễn Công Dân… (ngoài bút danh Huyên Đình, Phan Huyên Đình vốn có). Lần này cũng vậy, sau khi nhận thấy không có phản ứng khủng bố nào, để tránh những ngộ nhận đáng tiếc, tôi thấy cũng nên nói thật: ĐỐI KÍNH (nhìn chính mình trên màn hình) là tôi: Trần Xuân An (WebTgTXA.).

Mong tất cả mọi người đọc của WebTgTXA. mỉm cười về “thủ thuật báo chí” này.

Còn nhà giáo Ngô Thủ Lễ (Quốc Học, Huế), nhà văn Võ Nguyên (Sở Giáo dục & Đào tạo, Phan Thiết), thạc sĩ Lê Tiến Công (ĐH. Phan Châu Trinh, Hội An), tác giả Nguyễn Phúc Vĩnh Ba (Huế) là hoàn toàn có thật… Cũng có thật các điện thư: Lê Văn Trà, Tan (nhưng tôi không biết hai người đọc này là ai)…

Trân trọng,

Trần Xuân An

07:10, 16-01 HB9 ( 2009 )

Cập nhật (21-01 HB9 [2009]):

January 21, 2009 at 9:01 ame

THƯ CỦA NGƯỜI ĐỌC TRẦN LIÊNG ( 21-01-”09 ):

Kính gửi ông Trần Xuân An,

Ông Trần Xuân An giải mã bài sấm kí 4 câu (có địa danh chữ Nôm: Núi ĐụnBò Đái) theo nhãn quan văn hóa học như thế, tôi nghĩ không riêng những làng Việt cổ hiện nay ở Trung, Nam, Bắc mà cả bộ phận dân tộc Chăm nước ta cùng đa số người Ấn tại Ấn Độ theo đạo Bà La Môn, Hindu đều rất cảm động, và càng thấy Thánh nhân Nam Đàn Hồ Chí Minh gần gũi với họ.

21-01- ”09

 

Hình ảnh minh họa phụ đính:

ĐỂ PHẦN NÀO THẤU HIỂU SỰ CHAN HÒA VĂN HÓA

TỪ CỔ SƠ ĐẾN HIỆN ĐẠI

CỦA HAI NHÂN TỘC KINH - CHĂM TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC VIỆT NAM,

CỦA CÁC DÂN TỘC CHÂU Á & CỦA NHÂN LOẠI

 

 

http://tranxuanan.writer.3.googlepages.com/bothan_mukhalinga_kisuu09.htm

 

( link bị gõ phím nhầm:  http://tranxuanan.writer.3.googlepages.com/bothan_mukhalinga_tansuu09.htm  )

 

 

Cập nhật (26-01 HB9 [2009]: Mùng 1 Tết Nguyên đán Kỉ sửu HB9):

 

January 26, 2009 at 5:05 pm

 

 

 

WEBTGTXA. SẴN SÀNG XÓA BỎ NHỮNG PHẦN GIẢI MÃ SẤM KÍ “NAM ĐÀN SINH THÁNH” CÓ LIÊN QUAN ĐẾN TÔN GIÁO BÀ LA MÔN, HINDU, NẾU CÓ YÊU CẦU CỦA CƠ QUAN HỮU TRÁCH Ở NƯỚC TA HOẶC CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN SĨ, TRÍ THỨC CHĂM TẠI VIỆT NAM

 

 

 

1) txawriter.wordpress.com/2008/12/04/…/#comment-351

2) tranxuanan.writer.googlepages…baimoi-…19

3) tranxuanan.writer.3.googlepages…mukhalinga.htm

 

 

 

MẶC DÙ XUẤT PHÁT TỪ THIỆN Ý LÀ LÀM RÕ MỘT TƯ LIỆU SẤM KÍ DÂN DÃ VỀ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH, NHƯNG CÓ THỂ TÔI SẼ BỊ NGỘ NHẬN MỘT CÁCH ĐÁNG TIẾC. LÍ DO BỊ NGỘ NHẬN CŨNG RẤT DỄ HIỂU: PHẦN LỚN NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI ĐÃ CẢM THẤY XA LẠ VỚI QUAN NIỆM VÀ TẬP TỤC TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC (SINH THỰC KHÍ — NÕN NƯỜNG — HÌNH TƯỢNG ÂM DƯƠNG CỔ SƠ), VÀ CÀNG XA LẠ HƠN VỚI NHỮNG HÌNH TƯỢNG BÀ LA MÔN, HINDU (ẤN ĐỘ GIÁO), HAY NÓI ĐÚNG HƠN, LÀ TRONG MỖI NGƯỜI VIỆT VẪN TỒN TẠI MỘT KHÍA CẠNH TÂM THỨC VỪA CHAN HÒA VĂN HÓA VỪA MÂU THUẪN VĂN HÓA (giá trị văn hóa Chăm đặt trong môi trường văn hóa Chăm thì tốt, nhưng đặt trong môi trường văn hóa Kinh, sẽ có tác dụng ngược lại), NÊN QUA NHỮNG PHẦN GIẢI MÃ SẤM KÍ TRÊN, TÔI (một người Kinh đang sống trong môi trường văn hóa Kinh) CÓ THỂ SẼ BỊ HIỂU LẦM LÀ ĐÃ XUYÊN TẠC, BÔI NHỌ...

 

 

 

TÔI SẴN SÀNG CHẤP NHẬN BỊ TÙ ĐÀY DO NHỮNG BÀI NHƯ “Ý NGHĨ VỀ DỰ KIẾN SỬA ĐỔI SÁCH GIÁO KHOA VĂN & SỬ” CHẲNG HẠN, NHƯNG NẾU DO NHỮNG PHẦN GIẢI MÃ NÓI TRÊN MÀ BỊ TÙ ĐÀY THÌ THẬT KHÔNG ĐÁNG, BỞI LẼ BÀI SẤM KÍ DÂN DÃ 4 CÂU KỂ TRÊN CHỈ LÀ MỘT MẢNH TƯ LIỆU QUÁ NHỎ. VẢ CHĂNG, NẾU TÔI MUỐN CÔNG BỐ NHỮNG NHẬN THỨC, SUY NGHĨ CỦA TÔI NHƯ “ĐỂ PHẦN NÀO THẤU HIỂU SỰ CHAN HÒA VĂN HÓA TỪ CỔ SƠ ĐẾN HIỆN ĐẠI CỦA HAI NHÂN TỘC KINH - CHĂM TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC VIỆT NAM, CỦA CÁC DÂN TỘC CHÂU Á & CỦA NHÂN LOẠI” (với ý hướng đánh thức một nét văn hóa — tín ngưỡng nõn nường — đã ngủ vùi trong mỗi người Kinh), HÀ TẤT TÔI PHẢI VẬN DỤNG VÀO TƯ LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ANH HÙNG DÂN TỘC HỒ CHÍ MINH. Nếu quả thật như tôi nghĩ, tư liệu sấm kí có nhãn từ “Bò Đái” (& "Núi Đụn") ấy không còn cách giải mã nào khác nữa, tôi cũng có thể bỏ qua, xem như không có bài sấm kí ấy hoặc chỉ ghi nhận mà không giải mã, bình buận.

 

 

 

WEBTGTXA.

26-01 HB9 ( 2009 )

[ MÙNG 1 TẾT NGUYÊN ĐÁN KỈ SỬU HB9 ]

 

 

 

ANH HÙNG DÂN TỘC HỒ CHÍ MINH CÓ

 MỘT ĐỜI SỐNG RIÊNG TƯ GIẢN DỊ VỚI

 THỂ TRẠNG HIỀN NHÂN THUẦN

KHIẾT BẨM SINH, KHÔNG THỂ NGHI

NGỜ.

ĐÓ LÀ ĐIỀU WEBTGTXA. THỂ HIỆN Ở ĐỀ MỤC NÀY.

28-01 HB9 (Mùng 3 Tết Nguyên đán Kỉ sửu HB9)

 

--  10-02 HB9 (2009): (Bổ sung, cập nhật)

February 10, 2009 at 9:45 am

February 9, 2009 at 1:18 pm e

THAM KHẢO: ĐỤN SƠN – Vua đen MAI HẮC ĐẾ — PHẢI CHĂNG CÓ YẾU TỐ CHĂM-PA (LÂM ẤP), KH’MER (CHÂN LẠP), ĐẠO BÀ LA MÔN TRONG BÀI SẤM “NAM ĐÀN SINH THÁNH”?

Hình ảnh: Đền thờ Vua Mai tại Nghệ An

Thể thao & văn hóa,

9/2/2009, 10:18 (GMT+7)

http : // www. thethaovanhoa. vn/ 133N20090209100149345T14/ Khai-mac-le-hoi-Den-Vua-Mai-tai-Nghe-An. htm

(TT&VH) - Sáng qua 8/2, Lễ hội Đền Vua Mai đã được tổ chức tưng bừng tại núi Đụn Sơn (xã Vân Diên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An).

Lễ hội nhằm bày tỏ lòng ngưỡng mộ và biết ơn đối với Vua Mai Thúc Loan, người anh hùng của quê hương và dân tộc. Đây là Lễ hội đầu tiên mở đầu cho mùa Lễ hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2009.

Trong 3 ngày từ 7 đến 9/2 (tức 13-15 âm lịch), nhiều lễ nghi tôn nghiêm được các vị bô lão tổ chức tại phần mộ ở núi Đụn Sơn (xã Vân Diên) và Đền thờ Vua Mai (thị trấn Nam Đàn). Dự kiến, hơn 20.000 người sẽ tham gia các hoạt động của lễ hội này.

Viết Hùng

XEM THÊM ( WebTgTXA., 10-02 HB9 ):

“Đại Việt sử kí toàn thư” ghi:

“Nhâm tuất, [722], (Đường, Huyền Tông, Long Cơ, Khai Nguyên năm thứ 10). [...] Mai Thúc Loan chiếm giữ châu, xưng là Hắc đế, bên ngoài liên kết với người Lâm Ấp, Chân Lạp, số quân nói là 30 vạn”.

Trích nguyên văn từ “Đại Việt sử kí toàn thư”, bản in nội các quan bản (1697), bản dịch (3 tập), tập 1, Nxb. Văn hoá – Thông tin, 2003., tr. 269 (NK. [ngoại kỉ], q. [quyển] V, [tờ] 4b).

“Đại Nam nhất thống chí” do Quốc sử quán triều Nguyễn ghi nhận:

“Đền Mai Hắc đế: ở địa phận xã Hương Lãm, huyện Nam Đường. Thần họ Mai, tên Thúc Loan, mặt sắt, mình đen, hình dáng hùng vĩ, nhiều người tin tưởng vui theo. Bấy giờ nước ta thuộc nhà Đường, khoảng niên hiệu Khai Nguyên, Quang Sở Khách làm đô hộ An Nam, chính lệnh tham bạo, dân không chịu nổi, nhiều người phải trốn vào rừng làm việc trộm cướp. Thúc Loan bèn dấy quân ở Hoan Châu, những người trộm cướp ở các quận đều hàng phục, bèn liên kết với các nước Lâm Ấp và Chân Lạp, số quân có đến 30 vạn, chiếm cứ Giao Châu mà xưng đế, đóng ở thành Vạn Yên (Sa Nam). Nhà Đường sai nội thị là Dương Tư Húc đem quân sang đánh, vua bèn rút quân đến đóng ở núi Hùng Sơn. Khi mất, táng ở phía nam núi đất, người địa phương lập đền thờ”.

Trích nguyên văn: Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam nhất thống chí”, tập 2, bản dịch của Phạm Trọng Điềm, Đào Duy Anh hiệu đính, Nxb. Thuận Hoá, 1992, tr. 188 – 189.

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/suy_nvmsvdtlscdnta_b7.htm

 

February 10, 2009 at 3:22 pm e

THAM KHẢO: Báo điện tử Sài Gòn Giải Phóng: BẠN ĐỌC ĐẶT CÂU HỎI (trích)

Tại sao có các địa danh nôm na như: khe Bò Đái?

SGGP:: Cập nhật ngày 30/08/2006 lúc 11:20′(GMT+7)

http : // www. sggp. org. vn/ bandocdatcauhoi/ 2006/8/59058/

LƯƠNG THỊ THU CÚC (Bình Định)

LÊ TRUNG HOA: Một trong những đặc điểm của các địa danh do người bình dân đặt là tính nguyên sơ, dân dã.

[…]

Còn Bò Đái là tên khe núi tại huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, được ghi nhận trong Sổ tay địa danh Việt Nam của Đinh Xuân Vịnh (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002). Bò Đái là một địa danh thuần Việt nhưng gốc Tày, Nùng, nguyên dạng là Bó Đảy. Bó: nguồn nước, Đảy: nứa tép. Bó Đảy là nguồn nước có nhiều cây nứa tép (Hoàng Văn Ma, Địa danh vùng Tày Nùng trong Những vấn đề ngôn ngữ học, Viện Ngôn ngữ học xuất bản, 2002, tr.202-213).

Như vậy, vì Bó Đảy gần âm với Bò Đái, người Kinh đã dùng từ tổ có sẵn trong tiếng Việt đã phiên âm.

Ý kiến WebTgTXA.:

Địa danh phần lớn đều có dấu vết văn hóa, gồm cả văn hóa vô thức. Cũng cần lưu ý là nhiều nền văn hóa, nguồn văn hóa đan xen, chồng lớp lên nhau (Việt cổ – Tày Nùng – Chăm – Kh’Mer…). Cơ sở cổ sử thời Vua đen Mai Hắc Đế cho thấy là vùng đất Nam Đàn (Nghệ An) có sự giao lưu văn hóa giữa Việt cổ và Lâm Ấp (Chăm-pa), Chân Lạp (Kh’Mer).

Dẫu sao, sự ổn định lâu đời của địa danh Bò Đái, không những trên cửa miệng người dân mà cả trong sử sách, cũng là sự lựa chọn của người Việt địa phương.

Phải chăng sự lựa chọn này cũng do văn hóa vô thức (nõn nường, linga - yoni, Shiva -- Bò thần Nandin) chi phối? Hoặc giả, nguyên do trực tiếp chỉ là ấn tượng trực quan sinh động của khe nước chảy mạnh từ vách núi, trông như con bò đang đứng đái mà thôi, chứ chẳng phải có nguồn gốc địa danh Tày Nùng gì cả.

Vấn đề là ngữ nghĩa của địa danh thuần Việt Bò Đái và hình tượng so sánh con bò đang đứng đái, trong một bài sấm kí nghiêm túc, nói về sự đản sanh của một vị thánh. Thật sự không ai dám đùa bỡn với sự đản sanh đó. Đành rằng có một số địa danh có thể được đặt ra với sự tinh nghịch dân dã, nhưng khi đưa vào bài sấm kí nghiêm túc mà không dùng tên chữ “Vũ Nguyên” (Nguồn Vũ), lại dùng “Bò Đái”, hẳn có một dụng ý nhất định.

Nội dung cả bài sấm kí 4 câu là nói đến sự rung chuyển long trời lở đất của thế cuộc, là cơn trở dạ dữ dội của non sông đất nước Nam Đàn và của nguyên khí âm - dương vũ trụ khi sinh nở ra vị thánh nhân. Toàn cảnh gợi đến Shiva (hiện thân là Bò thần Nandin), vị thần Hủy Diệt và Sáng Tạo.

Vấn đề khốc liệt từ cách giải mã này là đưa đến sự mâu thuẫn văn hóa trong tiếp nhận của người đọc. Có biết bao nhiêu phong tục, tập quán, nếu người thuộc nền văn hóa X, không thể hiểu nổi văn hóa Z; và ngược lại. Nhưng nếu chúng ta thấy được linga - yoni, nõn - nường vốn là biểu tượng nguyên sơ, hồn nhiên tối cổ đã được biểu trưng hóa thành âm - dương (Kinh Dịch) rồi trừu tượng hóa thành quy luật mâu thuẫn - thống nhất (biện chứng pháp), sẽ hóa giải được sự xung khắc khốc liệt vừa nói, và tìm ra mẫu số chung của nhân loại. Mẫu số chung của nhân loại còn thể hiện ở tín ngưỡng vật tổ (totem): Bò thần (Ấn), Chó ngao (Anh), Gà trống (Pháp), Chim Lạc, Rồng - Tiên (Việt - Kinh)... 

Nếu với nhãn quan văn hóa khác, chúng ta còn thấy trong thiền học cũng có những công án có cách diễn đạt phá chấp khốc liệt như vậy, chẳng hạn, khi được hỏi “Phật tính” là gì, câu trả lời là “càn thỉ khuyết” (cục cứt khô).

Tuy vậy, WebTgTXA. vẫn trích dẫn câu trả lời của nhà nghiên cứu Lê Trung Hoa trên báo điện tử SGGP. (30/08/2006) để tham khảo thêm, dè chừng sự giải mã khiên cưỡng bài sấm kí có địa danh ấy.

Nhân đây, cũng xin nói thêm ít dòng về "Nam Đàn sinh (sanh) Thánh". Dẫu sao, bài sấm kí này cũng mang phong cách dân gian, xuất hiện và định hình trong bối cảnh tư tưởng tôn giáo, tín ngưỡng chiếm ưu thế.

Hồ Chí Minh (Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc) lại là một lãnh tụ cộng sản, cho dù là một lãnh tụ cộng sản Việt Nam, Châu Á, vốn xuất thân từ một gia đình Nho học ("kính quỷ thần nhi viễn chi", tôn kính quỷ thần nhưng nên xa lánh quỷ thần). Là người cộng sản, Hồ Chí Minh dĩ nhiên phê phán "chủ nghĩa khổ hạnh kiểu thầy tu" (cụm từ như một thuật ngữ), mà đề cao lối sống bình thường, có vợ có chồng nhưng mẫu mực. Là người xuất thân từ gia đình nhà nho, chắc hẳn đối với Hồ Chí Minh việc có con nối dõi tông đường là không thể xem nhẹ. Truyền thống lịch sử Việt Nam cũng không có minh chủ, lãnh tụ nào không vợ con (ngoại trừ Phạm Sư Ôn, một tu sĩ Phật giáo thời cuối Trần, đầu Hồ). Nhiều lãnh tụ cộng sản khác cũng vào sinh ra tử nhưng đều lập gia đình riêng, mặc dù có thể thời gian sống với vợ con không nhiều. Chính Hồ Chí Minh cũng tự nhận khuyết điểm của mình là không lấy vợ (và khuyết điểm thứ hai là nghiện thuốc lá), có nghĩa là Hồ Chí Minh không bao giờ đề cao lối sống trọn đời độc thân. Khi xem việc không lấy vợ là khuyết điểm thứ nhất của đời mình, Hồ Chí Minh tự biết bản thân Người, riêng về khía cạnh này, không phải là điển hình lí tưởng (hình tượng chuẩn mẫu) theo nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa và Nho giáo.

Từ những chứng cứ đó, chúng ta nên hiểu thánh nhân ở bài sấm kí trên là thánh nhân bẩm sinh.

Trần Xuân An

15: — 16:31, 10-02 HB9 (Có sửa chữa một ít chữ, bổ sung vài dòng và viết thêm đoạn cuối, : 8:20 -- 9:19 & 15:40, 11-02 HB9 ) --  Viết nhân ngày Lễ hội Vua đen Mai Hắc Đế tại Nam Đàn, Nghệ An năm nay, Rằm tháng Giêng, Kỉ sửu HB9 

  

 

ANH HÙNG DÂN TỘC HỒ CHÍ MINH CÓ

 MỘT ĐỜI SỐNG RIÊNG TƯ GIẢN DỊ VỚI

 THỂ TRẠNG HIỀN NHÂN THUẦN

KHIẾT BẨM SINH, KHÔNG THỂ NGHI

NGỜ

http://tranxuanan.writer.3.googlepages.com/nhatki-timhieu-docthan-hcm.htm

ĐÓ LÀ ĐIỀU WEBTGTXA. THỂ HIỆN Ở ĐỀ MỤC NÀY.

28-01 HB9 (Mùng 3 Tết Nguyên đán Kỉ sửu HB9)

 

Mới ! New !     BÀI VIẾT HOÀN CHỈNH (BẢN PDF) -- 10-02 HB9      Mới ! New !

Mới nhất ! Newest !  BÀI VIẾT HOÀN CHỈNH (BẢN PDF) CÓ BỔ SUNG -- 13-02 HB9  Mới nhất ! Newest !

 Bản WORD hoàn chỉnh, 11, 12 & 13-02 HB9:

NHẬT KÍ TÌM HIỂU THỰC TRẠNG ĐỘC THÂN CỦA NHÂN VẬT LỊCH SỬ HỒ CHÍ MINH 

 

 

<<<<<<  XEM LẠI TRANG 19 "BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN MỚI"  &  TRANG 21 CÙNG MỤC  >>>>>>

TRÂN TRỌNG MỜI XEM TRANG 12 THUỘC MỤC "THÔNG BÁO CẬP NHẬT"  & TRANG 13 CÙNG MỤC

 

 

Điểm nhấn:

ĐỂ HÒA HỢP, HÒA GIẢI, HÀN GẮN VẾT THƯƠNG CHIẾN TRANH, HẬU CHIẾN VỚI NIỀM CẢM THÔNG THỰC SỰ, KHÔNG ĐẦU MÔI CHÓT LƯỠI, VÀ ĐỂ THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC Ở CHIỀU SÂU, TRÊN CƠ SỞ SỰ THẬT LỊCH SỬ KHÁCH QUAN, XÁC THỰC (SỰ THẬT LỊCH SỬ KHÔNG BỊ VO TRÒN, BÓP MÉO),

WEBTGTXA. KHĂC SÂU ĐIỂM NHẤN:

 

 

Ý nghĩ về dự kiến sửa đổi sách giáo khoa văn học & sử học

 

http://tranxuanan.writer.2.googlepages.com/du_ksdsgkhoa.htm

 

(Trần Xuân An)

 

 

 

   

Ý KIẾN NGƯỜI ĐỌC & CÁC NHÀ CẦM BÚT:

► VẤN ĐỀ BẢN QUYỀN & NĂNG LỰC ĐÍCH THỰC CỦA NGƯỜI CẦM BÚT ◄

► NÊU VẤN ĐỀ - TRAO ĐỔI - THẢO LUẬN - CHẤT VẤN - GIẢI ĐÁP THẮC MẮC ◄

http://txawriter.wordpress.com

 

 

THÔNG TIN - GIAO LƯU - ĐOÀN KẾT:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/linkdoanket

 _______

 

Trở về

TRANG BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN TỨC MỚI

THÔNG BÁO CẬP NHẬT Ở CÁC TRANG KHÔNG PHẢI TRANG BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN TỨC MỚI:

 

trang "Các trang mục trên WebTgTXA.":

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/webtacgiatranxuanan

trang chủ "Web tác giả Trần Xuân An":

http://tranxuanan.writer.googlepages.com

đặc biệt, trang:

 

Toàn bộ tác phẩm Trần Xuân An:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/danhmtphamtxa_googlepcreator.htm

 

 

Google page creator  /  host

DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE

Ngày đưa trang này lên web: 18-12 HB8 (2008)