a. Trần Xuân An - Mùa hè bên sông - Lời giới thiệu (khi đăng trên Tạp chí điện tử Giao Điểm)

author's

copyright

 

03/13/07

 

trần xuân an

MÙA HÈ BÊN SÔNG

tiểu thuyết

1997 & 2003

 

        

   

 

TRẦN XUÂN AN

 

 

 

m ù a 

 h è

 b ê n

  s ô n g 

    

(nỗi đau hậu chiến)

 

tiểu thuyết

 

 

nnhà xuất bản  

 

1997 & 2003

 

 

     

 

NGUYỄN  VĂN  HOÁ

 

Vài lời giới thiệu của web Giao Điểm

về tiểu thuyết “Mùa Hè Bên Sông”

của Trần Xuân An.

 

 

Tcđt. Giao Điểm

số tháng 6 - 2005

posted: 10.6.2005

http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/605_txa_mhbs-hoa.htm

 

 

 

Hình ảnh ông Nguyễn Văn Hóa (chủ biên Tạp chí điện tử Giao Điểm), người đã giới thiệu và đăng tải trên Giao Điểm (số tháng 6-2005) trọn bộ tiểu thuyết "Mùa hè bên sông" (bản 2003). Ảnh được chụp trong một chuyến ông về thăm Huế.

 

 

 

Thật ngạc nhiên khi chúng tôi đón nhận cuốn tiểu thuyết “Mùa Hè Bên Sông” của Trần Xuân An... Không những ông là nhà nghiên cứu sử mà còn là người viết tiểu thuyết. Một loại tiểu thuyết “khó nuốt”, ít nhà văn nào đi theo, là tiểu thuyết lịch sử luận đề.

Là một giáo viên cấp ba (trung học đệ nhị cấp thời cũ) bình thường, Trần Xuân An ra đời vào giữa thập niên 50, thời điểm lịch sử đất nước bị tạm thời chia cắt. Lần chia cắt này, không phải là dòng sông Gianh của lũy Thầy vào giữa thế kỷ 16-18 do những tranh chấp chính trị trong vòng anh em thân tộc, nhưng là dòng sông Bến Hải do những giấy mực của các thế lực từ bên ngoài. Ngày hôm nay sau nửa thế kỷ, lứa tuổi của Trần Xuân An ở vào đốt nhân sinh chưa khô cứng như “cái bình vôi”, cũng không quá phô trương cái đẹp và sức sống như bông hoa Hải đường; đó là tuổi chững chạc, nằm ở mốc phát triển tư duy toàn diện – về con người và lịch sử…

Web GĐ rất phấn khởi đón nhận sự hợp tác của ông - do cơ duyên đưa đến, để nhận ra Trần Xuân An không chỉ là nhà nghiên cứu sử sắc sảo, ông còn là nhà viết tiểu thuyết “nhức óc” nữa. Thật ra Trần Xuân An không quan tâm tới các danh xưng như tiểu thuyết gia, nhà văn, nhà nghiên cứu sử… ; ông chỉ muốn trang trải tâm tư mình, như một họa sĩ trưng bày một bức tranh gửi gấm cả hồn, và nghệ thuật đã đãi lọc bằng nghiệm sinh. Một lời mời gọi người thưởng ngoạn đồng điệu, đồng tâm hồn, và nhạy cảm. Để làm gì? – là để tùy theo nhận thức, tri giác của mỗi người, rồi, không cần phải có cánh của chim nhưng qua ngôn ngữ của tâm linh, vẫn có thể cùng nhau quay về đàn hội tụ. Do đó, Mùa Hè Bên Sông, dù chúng tôi chưa có đủ thì giờ đọc trọn vẹn tác phẩm nhưng chúng tôi đã nhận ra đây là cuốn tiểu thuyết có “vấn đề”. Và trước khi “vấn đề” được giải cấu, mổ xẻ, đồng cảm hay chối từ phủ nhận của độc giả, chúng tôi muốn mượn tấm lòng của tác giả, phác họa sơ qua một vài nét cốt lõi của MHBS. Bằng thứ ngôn ngữ thuần phác, chơn chất có chiều dài lịch sử đi từ vùng châu thổ sồng Hồng mở đất xuống Thanh Hóa, phối hợp với ngôn ngữ “tiếc thay cây quế giữa rừng, để cho thằng Mán, thằng Mường nó leo” lại là ngôn ngữ dấu ấn lịch sử Nam tiến. Cho nên, ngôn ngữ thuần phác chơn chất này còn là ngôn ngữ của tâm linh. Như nhà văn Võ Phiến đã quan sát qua mặt văn học: người từ đất Hà Tiên đến trấn Gia Định ra tới Bình Thuận - Khánh Hòa… nhìn về Thăng Long thì xa xôi mơ hồ, nhưng Thuận Hóa thì nằm ngay trước mặt. Đó là ý thức lịch sử. Lịch sử ấy xoay quanh mối tình giữa Hành – một nhân vật nam “ý thức, quả quyết về việc xây dựng một ngôi chùa theo quan niệm Phật giáo hiện đại hóa, khoa học hóa, không đánh mất cái ngã siêu linh, như ước nguyện sinh thời của nhà sư Tâm Tịnh” (một nhà sư đã tử nạn!) và nhân vật nữ - Hiền Lương (cũng là tên của chiếc cầu định mệnh) -, một cô gái trong lứa tuổi 20 trong trắng vô tội, đã nhiều lần “muốn thóat ly gia đình, từ bỏ Thiên Chúa giáo (vì bản chất Kinh Thánh và vì lịch sử của tôn giáo này)”. Nhưng tại sao mối tình say đắm này không thể đi đến se tơ kết tóc ?. Đó là vấn nạn lịch sử, là điều mà tác giả gọi là “bi kịch Hiền Lương – Hành là một tất yếu xã hội do kinh nghiệm lịch sử…”.

Vì vậy, điều quý giá hơn cả là tác giả cũng như chúng tôi rất hân hạnh đón nhận sự theo dõi của độc giả… và những lời phê phán, nêu ra những ý kiến bất đồng.

MHBS sẽ được web GĐ chia ra thành ba phần chính, mỗi phần sẽ phân đoạn từng chương ngắn để layout cho dễ đọc, và chúng tôi sẽ chuyển tải lên server trọn bộ cuốn tiểu thuyết trong thời gian ngắn sắp tới.

 

Trân trọng,

Phụ trách Tạp chí điện tử Giao Điểm,

NGUYỄN VĂN HOÁ.

 

 

 

Tác giả, ảnh được chụp tại Cầu Hiền Lương, sông Bến Hải, Quảng Trị

(vĩ tuyến 17, phía bờ Nam),

ngày 05.7.2002,

nhân dịp tham dự Hội thảo khoa học

về nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường (1824-1886) tại Huế :

http://c.1asphost.com/TrXuanAn/an/mua_hbsong_ha.htm

HÌNH ẢNH CÁC DÒNG SÔNG ... :

http://c.1asphost.com/TrXuanAn/an/mua_hbsong_ha_dsong.htm

Cầu Hiền Lương (xây dựng & sử dụng: 1973-1997),

sông Bến Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị

(vĩ tuyến 17, giới tuyến: 1954-1973).

Từ bờ Bắc nhìn sang.

Trích từ cuốn “Quảng Trị, Tiềm năng và triển vọng đầu tư"

(Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh QT xb. 1996, tr. 11 ).

 

 

 

TÁC PHẨM DỰ THI

CUỘC THI TIỂU THUYẾT 1998 – 2000

DO HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM TỔ CHỨC

 

 

 

tiểu thuyết

hư cấu

 

 

 

Bản in vi tính lần thứ nhất:

 1997 - 1998

Bản in vi tính lần thứ hai

(có sửa chữa, bổ sung):

2001 [HB.1]

Bản in vi tính lần thứ ba

(có sửa chữa, bổ sung):

25.10 - 19.12.2003 [HB.3]

 

 

 

 

Xin tạ ơn ngọn bút,

biểu tượng của sự công chính và liêm khiết trí tuệ.

Xin yêu thương, trân trọng và bảo vệ

từng dòng chữ mồ hôi nước mắt

của chất xám và trái tim.

 

TXA.

 

 

 

 

Khi đọc, vui lòng:

Không lược bỏ một chữ,

một đoạn nào trong tiểu thuyết.

Xin cảm ơn.

 

TXA.

 

 

 

 

 

E-mail: tranxuanan_vn@yahoo.com

Cập nhật 03/13/07                                                                   

Trở về trang chủ