c. Tiểu mục 3 - Sưu hợp tuyển của nhiều tác giả (đã hoãn): Nguyễn Văn Hóa

authorS's

copyright

TRẦN XUÂN AN

( sưu tập, tuyển chọn & giới thiệu )

luận của những người cùng thời

trong và ngoài nước

12/24/06

Tác phẩm

của

những người

cùng thời:

 

Thơ

 

Văn

 

Luận

 

...............................

Người sưu tuyển

& giới thiệu:

 

Liên lạc

 

Góp ý

 

                             

        

luận   

CỦA NHỮNG NGƯỜI CÙNG THỜI

 

trang 2

 

   

Cũng có thể xem tại:

http://www.tranxuanan-trangcnncthoi.blogspot.com

(các links thuộc 1asphost có khi bị trở ngại)

 

 

 

 

2

 

 

NGUYỄN VĂN HOÁ

nguyên chủ biên Tạp chí điện tử Giao Điểm

(California, Hoa Kỳ)

 

Vài lời của người sưu tập:

Có lẽ khá nhiều người đọc sẽ không đồng ý về một vài chi tiết nào đó trong hai bài viết của ông Nguyễn Văn Hoá dưới đây, nhất là ở bài thứ hai, bởi dăm ba đoạn viết về chế độ Diệm – Nhu một cách hơi cảm hoài, mặc dù tác giả thừa nhận cái chết của họ là phù hợp với lẽ phải. Nhưng tôi tin chắc rất nhiều người sẽ nhất trí với ông Nguyễn Văn Hoá về nhận định chung nhất xuyên suốt qua tất thảy dòng chữ của ông: vai trò đáng giận, đáng trách của Thiên Chúa giáo trong cuộc chiến tranh 117 năm (1858 – 1975) trên đất nước Việt Nam chúng ta.

TXA.

 

Mấy ghi nhận sau khi đọc 

“Linh mục Trần Lục -- Thực chất con người & sự nghiệp"

của Bùi Kha và Trần Chung Ngọc

 

 

 

 

Nguyễn Văn Hóa

 

 

 

 

 

Ghi nhận một: đối thoại là cuộc chạy đua về lý luận

 

 

 

Theo các từ điển Hán - Việt đã xuất bản, từ "đối" trong đối thoại có một định nghĩa chung là sự đáp lại, trả lại, một cặp, một đôi; "thoại" là lời nói, nói chuyện. Trong ngôn ngữ Anh - Mỹ, danh từ dialogue (đối thoại), ý nghĩa được mở rộng ra là một cuộc trao đổi hay tranh luận giữa những người có ý kiến khác nhau.

 

 

 

Nếu đang là một cuộc tranh luận, đối thoại chưa hẳn sẽ đi tới kết luận chung cuộc là ai đúng, ai sai; nhưng ít ra nó cũng trình bày cho những người tham dự hay chiếu cố tới cuộc đối thoại những sự kiện, lý lẽ, chứng minh một lập luận để tìm ra chân lý, sự thật. Tuỳ theo tính chất của các cuộc đối thoại, lập luận ở mỗi phía sẽ tạo ra những tiền đề và tổng hợp đề khác nhau; nhưng tổng hợp đề này vẫn nằm trong phạm trù tư duy, lý luận. Sử học không dừng lại ở phạm trù tư tưởng, bởi mỗi một biến cố lịch sử là tác động do con người tạo nên. Tác động ấy là kết quả từ tư tưởng, và cũng có thể là nguyên nhân cấu tạo tư tưởng. Nghiên cứu lịch sử còn là sự khảo sát các biến cố ấy: nguyên nhân, sự kiện và hậu quả của nó.

 

 

 

Đọc trong Kinh Thánh Cựu Ước có đoạn: "Chúa trời là người đàn ông của chiến tranh. Gia Vê là tên của ông ta. Bàn tay phải của Người, ôi Gia Vê, xé tan từng mảnh quân thù" (Moses, Exodus 15: 3,6-7). Nếu chỉ nghiên cứu về tư duy tôn giáo thuần tuý, đoạn Kinh Thánh này vẫn còn thuộc phạm trù lý luận; nhưng nếu nghiên cứu sự hình thành và phát triển của đạo Gia-tô La Mã (lịch sử tôn giáo), buộc lòng người nghiên cứu phải liên hệ các biến cố lịch sử đẫm máu của đạo này tạo nên, có quy luật biện chứng nào không giữa tư duy (Kinh Thánh) và các biến cố cụ thể (lịch sử). Do đó nghiên cứu sử học trước hết là truy tầm về sự thật của quá khứ.

 

 

 

Vậy thì những người viết sử mà không tôn trọng sự thật, không biết hoặc là cố tình không dùng đến các phương pháp, phương tiện để khảo sát sự kiện, không có bằng cớ, chứng tích của sự thật thì không thể gọi là những nhà sử học. Tệ hơn nữa, có người viết sử lại bóp méo sự thật, dùng một phần của sự thật để xuyên tạc, biện minh cho sự bất chính của quá khứ, mong cầu cho một tương lai vô minh, người ta đã nôm na gọi họ là những nhà nguỵ sử.

 

 

 

Sử học không thể là "một môn học lý giải và tiên liệu mọi biến chuyển của xã hội, từ quá khứ qua hiện tại, suốt đến tương lai" (Đỗ Thái Nhiên, "Người trí thức", Nhân Văn, tháng 8/1991, tr.16). Nếu sử học là một môn học 'lý giải' các biến cố, sự kiện do con người tác động, người ta có thể 'lý giải' các biến cố, sự kiện ấy từ xấu thành tốt, từ bất chính thành chính nghĩa, từ phản dân hại nước thành những kẻ có công với đất nước.  

 

 

 

"Cụ Sáu" Trần Lục là một nhân vật xuất thân từ Phát Diệm miền Bắc Việt Nam, một linh mục Gia-tô giáo, kẻ đã hợp tác với thực dân Pháp, với Giáo hội Mẹ (Vatican) để chống lại những người yêu nước bằng các hành động cụ thể (mà hầu như một học sinh trung học hay đại học Việt Nam có học đến sử Việt, đều biết đến ít nhiều) – giờ đây được tuyên dương là một vĩ nhân của dân tộc là một việc làm phản lại sử học. Cuốn sách “Trần Lục” (một tuyển tập của 22 nhà trí thức GiaTô, từ khoa bảng cho đến các chức tôn giáo, xuất bản năm 1996 ở hải ngoại) đã làm công việc phản sử học này.

 

 

 

Cho nên khi đọc "Linh mục Trần Lục ..." của hai tác giả Bùi Kha và Trần Chung Ngọc, tôi không cho đó là một cuộc đối thoại giữa sự khác biệt về tư duy và chính kiến, mà là một vạch trần xuyên tạc sự thật lịch sử.

 

 

 

Ghi nhận hai: một phương pháp không mới, nhưng rất khoa học trong vấn đề viết sử

 

 

 

Sau khi đi sâu vào nội dung của "LM Trần Lục -- Thực chất...", tôi rút ra được một số phương pháp mà hai tác giả của cuốn sách này đã áp dụng như sau:

 

 

 

+ Sử dụng nguồn tài liệu có giá trị

 

 

 

Thế nào là một tài liệu sử có giá trị? Theo tôi, tài liệu đó phải xuất phát từ nhiều liên hệ tới biến cố lịch sử trong thời điểm xảy ra. Tựu trung có ba lập trường chính: một, của phe liên hệ (trong trường hợp này tài liệu xuất phát từ Gia-tô giáo); hai, phe đối nghịch (là tài liệu sử của Cộng sản, của triều Nguyễn và các phong trào Văn thân, Cần vương, của Phật giáo [thật ra Phật giáo không có tinh thần đối nghịch với Gia-tô, trái lại Gia-tô coi Phật giáo như kẻ thù, nên tạm xếp vào đây], của những phong trào kháng chiến nhưng không có màu sắc Cộng sản); ba, phe khách quan (không có lập trường chính kiến, nhưng tôn trọng sự thật lịch sử). Giá trị còn được chứng thực không chỉ riêng ở các công trình nghiên cứu được thử nghiệm qua thời gian, mà còn ở tiểu sử, công trình nghiên cứu và sự nghiệp của chính tác giả.

 

 

 

+ Yếu tố thời điểm lịch sử và bối cảnh xã hội

 

 

 

Thời điểm mang tính thống nhất trong biến cố lịch sử, vì cùng một biến cố không thể có hai sự kiện khác nhau. Nếu thời điểm là [cột mốc,] mô hình, xương sống của các sử gia, thì bối cảnh xã hội chung quanh thời điểm đó là những cơ phận để tạo nên nhân dáng hoàn chỉnh, trung thực.

 

 

 

+ Phương pháp đối chiếu và tổng hợp

 

 

 

Đối chiếu là sử dụng mọi nguồn tài liệu dẫn chứng để so sánh sự kiện (biến cố), tính chất (phong trào [có tính] quần chúng, cách mạng), vấn đề (tôn giáo, hiện tượng xã hội). Thẩm định sự đối chiếu có giá trị hay không tuỳ thuộc vào yếu tố sử dụng nguồn tài liệu có giá trị hay không. Từ đó, qua đối chiếu sự tổng hợp sẽ đưa tới một kết luận chân xác.

 

 

Tác giả Bùi Kha sau khi đưa ra sáu nguồn sử liệu để so sánh và phân tích về nhân vật Trần Lục đã đưa tới kết luận bảy tội củaTrần Lục đối với dân tộc Việt Nam. Trần Chung Ngọc đã đưa ra năm tội. Tựu trung, tính chất của các tội này mang những tính chất rất giống nhau, mặc dầu hai tác giả đã làm việc trong hoàn cảnh riêng lẻ. Điều đó chứng minh có một điểm chung (common ground) khi người ta đứng trên lập trường dân tộc để nhìn vào lịch sử.

 

 

 

+ Phương pháp loại suy

 

 

 

Ba yếu tố nói trên sẽ là trụ chống cho phương pháp loại suy. Tác giả trần Chung Ngọc đã sử dụng phương pháp này một cách chặt chẽ, khúc chiết: Nếu bạn đọc đã đọc xong cuốn sách “Trần Lục" (của 22 tác giả Gia-tô), thấy còn lấn cấn về các suy nghĩ như: Trần Lục thưc sự là một vĩ nhân? Thế nào là một vĩ nhân? Vĩ nhân nhờ vào thành quả: công trình kiến trúc xây nhà thờ Phát Diệm, một linh mục nhưng được triều đình nhà Nguyễn phong đến bốn tước vị; người đã đóng góp tích cực vào việc truyền đạo, mở mang nước Chúa ở miền Bắc Việt Nam, thì hai tác giả Bùi Kha và Trần Chung Ngọc (trong "Lm. Trần Lục -- thực chất con người & sự nghiệp" đã chứng minh cho thấy các yếu tố TL là một vĩ nhân, yêu nước, đạo đức đã bị loại trừ (exclusive), để chỉ còn phơi bày thực chất Trần Lục là tu sĩ phản quốc, kẻ gây đại họa cho dân tộc.

 

 

 

Xét về Trần Lục như một "anh tài" văn học: Tài văn học của Trần Lục được các tác giả Gia-tô dựa trên "ba tác phẩm lớn": “Hiếu tự ca” (1085 câu), “Nữ tắc thường lễ” (1016 câu), “Nịch ái vong ân” (440 câu). Nội dung ba tác phẩm lớn này là những bài vè làm theo thể lục bát. Vì là những bài vè dông dài như vậy, cho nên tôi chỉ nêu ra một số câu tiêu biểu mà tôi cho là hay nhất trong số vài ngàn câu trên:

 

 

 

"Phần hồn thì Chúa sinh ra

Xác này Chúa phó mẹ cha sinh thành..."

 

 

 

Để răn dạy phụ nữ Gia-tô:

 

 

 

"Đường kim mũi chỉ đàn bà

Nhiều khi đã thấy như là đỉa ngoi

Thôi thì học lấy cho rồi

Khéo người làm thợ, vậy tôi vá quần..."

 

 

 

Thật là khó cho tôi không biết phải diễn tả thế nào cho phải về "anh tài văn học" của ông Trần Lục qua ba tác phẩm nói trên. Vậy xin nhờ nhà lý luận văn học Nguyễn Hưng Quốc, hiện ở nước Úc, kẻ từng gây "chấn động" giới văn học hải ngoại và trong nước qua tài biến bài thơ "Con cóc" thành bài thơ hay, may ra tài văn học của Trần Lục sẽ được thể hiện.

 

 

Tóm lại, với phương pháp loại suy trong tác phẩm "Lm. TL. ...", hai tác giả đã đặt yếu tố con người thành hai vế đối nghịch và người đọc đã có thể dễ dàng chọn lựa câu trả lời chân xác (có yếu tố này thì không thể có yếu tố kia):

 

 

 

Hèn mọn / Vĩ nhân

Tiểu tốt / Anh tài

Phản quốc / Yêu nước

Sát nhân / Đạo đức

Giảo hoạt / Chân thật

Kẻ cuồng tín ngu muội / Yêu Chúa sáng suốt.

 

 

 

 

Ghi nhận ba: trí thức Gia Tô và "vết lăn trầm"

 

 

 

Mặc cảm là một khái niệm của phân tâm học. Freud đã khai triển khái niệm này và phân chia thành hai loại: Mặc cảm Oeudipe và mặc cảm Electra. Mặc cảm của con người là khởi động xuất phát từ một "ẩn ức sinh lý", mặc cảm Oeudipe là mặc cảm của con trai yêu mẹ ghét cha được Freud triển khai [qua việc nghiên cứu] vở kịch Hamlet của Shakespeare; hay mặc cảm Electra là mặc cảm của con gái yêu cha ghét mẹ. Theo khái niệm mặc cảm phổ quát, các nhà tâm lý học phân chia mặc cảm có hai cực: tự tôn (superior complex) và tự ti (inferiority complex). Mặc cảm tự tôn và tự ti là hai trạng thái tâm lý rất khó phân biệt, dễ lẫn lộn, nên có nhiều "thức giả" đã sử dụng nó để gán ghép cho người khác nhiều khi không đứng đắn và chính xác. Thí dụ sau khi chế độ Miền Nam sụp đổ, người ta đã cho rằng các cán binh, dân chúng Miền Bắc do mặc cảm tự ti vì sự quê mùa, nghèo nàn và lạc hậu qua cách ăn bận, cử chỉ, vóc dáng... của họ nên đâm ra thù ghét dân chúng Miền Nam... Mặt khác, các thành phần lãnh đạo ở Miền Bắc vì tự tôn qua chiến thắng, nên trong các bài tham luận diễn văn, lúc nào cũng dùng danh từ đao to búa lớn: đánh cho Mỹ cút, ngụy nhào v.v... Người nghèo có mặc cảm tự ti về sự thua kém kinh tế. Người giàu có tự tôn về sự giàu sang...

 

 

 

Có người (phần nhiều là thành phần trí thức Gia-tô) cho rằng Phật Giáo vì mặc cảm "thua kém" quyền lực, giàu sang, địa vị xã hội, học vấn... (họ thí dụ như các tu sĩ Phật Giáo "ít học", không biết chữ Tây, chữ La Tinh, toán học, âm nhạc... [sic] như các tu sĩ Gia-tô) nên đố kỵ và thù ghét với đạo Gia-tô La Mã. Dư luận này rất gần gũi với tinh thần của cựu giáo sư khoa trưởng Lê Hữu Mục trong cách phân tích hạ nhục phong trào Văn thân và Cần vương và đề cao ông "cụ Sáu" Trần Lục mà Trần Chung Ngọc đã vạch ra. Đây là đề tài chỉ sợ giới đồng bào bình dân lầm lẫn thôi, cho nên cho phép tôi được nhắc lại rằng tinh thần Phật giáo là tinh thần "vượt ngã", tự thắng lấy bản thân của mình. Những lời Phật dạy chỉ là phương tiện để đạt tới chân lý. Và sự đánh mất mặc cảm (tôn hoặc ti) chỉ là nỗ lực nhỏ, bước đầu trong chiều dài nỗ lực để tự thắng lấy bản thân. Dĩ nhiên những người trí thức Gia-tô không chấp nhận con đường tự thắng như vậy, bởi họ không thể đạt được nỗ lực tự thắng bản thân nếu không có sự "hiệp thông" qua ý muốn của Thiên Chúa hay nhận được ân sủng ban phát của Mẹ Maria. Vậy nhìn qua phạm trù con-người-phổ-biến (trong đó bao gồm trí thức Gia-tô), không có năng động để tự thắng mình, ta có thể gọi con người trí thức Gia-tô là con người hội tụ của mặc cảm tự ti lẫn tự tôn, như một bàn tay sấp ngửa, không có ranh giới phân định.

 

 

 

Tinh thần mặc cảm này được thể hiện qua thực tính (nói theo ngôn ngữ triết học) và lý luận:

 

 

 

+ Mặc cảm tự ti về nguồn gốc (nghèo khổ, bần cùng). "Theo đạo có gạo mà ăn" là một sự kiện lịch sử chứ không phải là chuyện gièm pha, bôi bác.

 

 

 

+ Phản dân, hại nước: Theo đạo còn là hình thức tôn sùng các linh mục truyền giáo (cha cố) nước ngoài như thành phần lãnh đạo của mình (phần hồn lẫn phần xác), mà các linh mục này với đội quân đi xâm chiếm đất đai chỉ là một, dù hai bên có công tác và mục tiêu khác nhau; do đó sự hợp tác giữa thành phần theo đạo bản xứ với đội quân xâm lược là điều không thể tránh khỏi. Triều đình nhà Nguyễn chống lại quân xâm lược Pháp (là việc hiển nhiên) và chống luôn cả đạo Gia-tô (có lý lẽ lịch sử khác nữa) đã làm cho hành động theo Pháp chống lại triều đình nhà Nguyễn và chống luôn những người yêu nước (như Văn thân, Cần vương, Kháng chiến...) của người Gia-tô là có "chính nghĩa" theo lý lẽ riêng của họ.

 

 

 

+ Đánh mất căn tính dân tộc: Đạo Phật truyền bá đến Việt Nam từ bên ngoài. Tư tưởng Lão, Khổng cũng vậy. Tuy vậy tính chất tôn giáo và căn nguyên lịch sử rất khác biệt với Gia-tô giáo. Điều quan trọng là tính chất của "Tam giáo" ấy là căn tính của văn hóa dân tộc, gọi là dân tộc vì nó đã trở thành "xương thịt" của con người Việt Nam. Như vậy tính chất dân tộc không xác định từ yếu tố tôn giáo truyền bá từ ngoài hay không, nhưng từ bản chất và nội dung của tôn giáo ấy. Tính chất thờ phượng, tôn kính, giáo lý của đạo Gia tô làm cho họ (nhất là thành phần trí thức) luôn luôn cảm thấy con người đích thực của chính mình bị đánh mất. Con người thực của mình không còn, thì văn hóa dân tộc (Việt) trở thành yếu tố ly tâm.

 

 

 

+ Mặc cảm thua trận: Nếu tất cả chúng ta đều đồng ý một cách dễ dãi rằng – chỉ có đạo Gia-tô mới chống Cộng [thật ra đây là một lầm lẫn từ hệ quả lịch sử] thì người Gia-tô Việt Nam chính là những kẻ thua trận. Mặc dầu đây là sự kiện lịch sử bi hài hết sức, nhưng nó ẩn và động trong chiều sâu tiềm thức của trí thức Gia-tô (điều này không thể lầm lẫn: đa số các chức vụ trọng trách trong hai chế độ chống Cộng miền Nam đều nằm trong tay các tín đồ Gia-tô: hành chánh, quân sự, chuyên môn). Thua Cộng sản có nghĩa là mọi giá trị "tự tôn xưng" của họ bị sụp đổ trước một giá trị mà họ cho là "ngu dốt, ma quỷ, tàn ác...". Chạy ra nước ngoài, thế lực Gia-tô càng thành công về mặt vật chất thì càng cay đắng về mặt tinh thần. Ở đất người, Chúa ở cận kề, sao vẫn thấy u uất, đắng cay khao khát về một quê hương cho chính xương thịt và tâm hồn mình (!). Có lẽ đây là niềm đau lớn nhất của chất xám Gia-tô.

 

 

 

+ Mặc cảm tự tôn: Sự tự ti nếu không bộc lộ ra bên ngoài, nó lại được che đậy qua ngôn từ, dưới dạng ẩn dấu trong tiềm thức. Trái lại sự tự tôn như một trái banh xì hơi, nó tuôn ra hết ở bên ngoài. Sự tự tôn của người Gia tô đến từ một thực thể: từ nghèo hèn đã trở thành những kẻ giàu sang, từ thất học (hoặc không thể học) đã trở thành những trí thức khoa bảng: tiến sĩ, giáo sư, khoa trưởng, bộ trưởng, tổng thống... Phú quý sinh lễ nghĩa. Sự tự tôn của trí thức Gia-tô gia tăng, chồng chất theo trọng lượng vật chất tích lũy. Chất xám Gia-tô bỗng dưng tự cưu mang cho mình một trọng trách về tinh thần: xóa bỏ triệt để hết nguồn gốc, dấu vết lịch sử không đáng nhớ, cố mang thêm một bộ áo văn hóa dân tộc vào lớp da bọc của mình [nhấn mạnh - bt.]. Nhìn thấy được hiện tượng này, chúng ta sẽ không còn thảng thốt qua những câu văn như "chỉ tiếc một điều đạo Công giáo chưa kịp ăn sâu vào lòng dân tộc như đạo Phật, cho nên các nhà văn chưa viết được một cuốn "Hồn bướm mơ tiên" thứ hai"... (1), hay bộc lộ một mặc cảm lịch sử vô phương cứu chữa "Người dân Phát Diệm nào cũng mang trong lòng dòng máu hai hình ảnh quê hương: một quê hương của Lê Lợi, Quang Trung và một quê hương của Trần Lục, Lê Hữu Tù, Hoàng Quỳnh và Nguyễn Minh Luân"... (2).

 

 

 

Trong tâm cảm "tìm về dân tộc", hay khát khao một biểu tượng anh hùng dân tộc, người trí thức Gia-tô có thể vấp phải những cái mâu thuẫn, dấm dớ, đôi khi lố bịch... vì Dân tộc, Anh hùng Dân tộc là những thứ họ thiếu hoặc không thể có. Tận đáy lòng của một người Việt Nam, chúng ta sẵn sàng tha thứ, bởi có những đau thương đẫm máu mà qua thời gian vẫn có thể xóa nhòa, độ lượng với nhau, huống chi là những đoạn văn vụng về, những ý tưởng bơ vơ, lạc loài. Nhưng chúng ta không thể chấp nhận sự vụng về, lố bịch ấy bỗng một ngày biến thành một hệ thống tư tưởng nhằm sửa đổi lịch sử, đổi trắng thay đen, biến tội ác trở nên lương thiện, biến phản quốc trở thành yêu nước, biến một kẻ tầm thường, tiểu tốt trở thành vĩ nhân của dân tộc!

 

 

 

Nguyễn Văn Hóa

9/2000

 

 

 

 

Ghi chú

 

(1,2) Nguyễn Trọng, "Phát Diệm là gì?", tr. 197, Kỷ yếu Phát Diệm 1891- 1991, tuyển tập, Nguyệt san ĐMHCG phát hành 1992, Hoa Kỳ.

 

 

Nguồn:

Tcđt. Giao Điểm

http://www.giaodiem.com/sach/tranluc.htm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài thứ 2

 

Từ Ánh Đuốc Quảng Đức,

nhìn lại mâu thuẫn của dân tộc

 

Nguyễn Văn Hóa

 

Vào đề: Đầu tháng 5/1963, tôi đang học lớp Đệ lục của trường La San Phú Vang (La Salle de Phu Vang), một chi nhánh của trường Bình Linh (Pellerin) mở rộng. Còn hai năm nữa thì chuẩn bị nhập học vào trường Bình Linh qua sự lựa chọn những học sinh học khá. Dĩ nhiên tôi ở vào trong số này, nên học rất ngoan... Ngày tháng 5 ở Huế trời bắt đầu nóng nực, cả lớp tôi được triệu tập để đi dự lễ mừng Ngân Khánh của giám mục Ngô Đình Thục tại sân trường Bình Linh. Học sinh các trường La San khác tụ về cũng khá đông. Vì đứng ở hàng cuối sân, nên tôi không nhìn rõ mặt ông giám mục, chỉ thấy ông bận một bộ đồ lễ tu sĩ đỏ chói, có đường viền, có một chiếc dây vải kim tuyến để thòng một bên, ông ngồi trên chiếc ghế bành lớn, trông oai nghi lẫm liệt như một ông vua từ các nước xa lạ nào đó... Thủ tục lễ lạc rườm rà quá, trời nóng mồ hôi chảy thấm lưng, trông mau mau mà về nhà cho rồi...

 

 

 

Đến sáng ngày 8 tháng 5 (lớn lên mới suy ra được là đúng ngày 8), tôi đạp xe đạp từ làng Chuồn lên chùa Diệu Đế, nghe thuyết pháp. Giọng ông thầy nào nghe mà hùng hồn, oai quá ! (Vì đến trễ nên không biết có phải thầy Trí Quang không? Thầy Trí Quang thì cả thành phố Huế ai cũng biết, nhưng lâu quá quên mất rồi !). Nghe thuyết pháp mà đất trời như nở ra, phố phường như ngưng đọng, tôi bỗng tự thấy mình thật là nghiêm trọng. Nghe thuyết pháp xong rồi đạp xe về nhà (làng) ăn cơm, buổi chiều lọt tọt đạp xe lên phố nữa, tới trước Đài Phát thanh, dừng lại. Lúc ấy trời vừa chạng vạng tối, đồng bào bắt đầu kéo tới đông, nhưng sao mấy ông cảnh sát mặc đồng phục áo trắng quần xanh lam bắt đầu thổi còi, đưa tay chỉ chỏ chỗ này chỗ nọ, chạy qua chạy về. Coi bộ hơi lộn xộn, coi bộ bất thường rồi. Hình như chính quyền không ưa Phật giáo? Nhưng sao trời mau tối quá, chết cha, lỡ kẹt đây có chuyện gì không hay thì mẹ tôi ở nhà lo lắng làm sao ! Thôi đạp xe về, nhưng đầu còn ngoảnh lại... 

 

 

 

Thế rồi ngày mai ngày mốt ngày tê, mỗi ngày là một biến động, mỗi ngày là một tin mới lạ..., cho đến đêm mồng 1 tháng 11, ở căn gác chú Thọ mở chiếc radio transistor hiệu Philips tối tân ... cả làng mới có một hai chiếc, ba người nếu kể thêm anh Nguyễn An (sau này là nhạc sĩ Nguyễn Phú Yên) lắng tai, ngưng thở nghe đài BBC đưa tin Sài Gòn đảo chánh... Quả thật là nghiêm trọng!

 

 

 

 *

*  *

 

I. Nghiệp khởi: đêm đẫm máu 8/5/63 tại Đài Phát thanh Huế

 

Cách đây chừng hai tuần tôi ghé vào một tiệm sách Việt Nam, tay cầm lên cuốn "Sử Việt đọc vài cuốn" của Tạ Chí Đại Trường. Định bụng sẽ mua, nhưng nhìn lại vào túi tiền thấy cần mua hai cuốn sách khác, nên thôi. Nhưng về nhà rồi mà lòng còn vướng vất về cái tựa đề của cuốn sách. Tạ Chí Đại Trường là tác giả nghiên cứu sử mà tôi thích. Khách quan mà nói, các cuốn sách về sử học của ông không chê vào đâu được. Chủ quan, tôi thích lối viết sử dùng triết và phân tâm để soi chiếu vào những sự kiện tác động vào lịch sử. Sự kiện lịch sử (historical facts) là những hiện tượng khách quan, vì vậy nếu viết sử chỉ căn cứ vào sự kiện để lý giải cho một chủ đích mình mong muốn, sự kiện có khi biến thành những dữ kiện "chết", công cụ vô nghĩa. Do đó, viết sử cần phải nhìn vào tổng thể của xã hội, thời điểm, thời đại và con người - tư tưởng và ý chí, là những chủ thể tạo ra biến cố và sự kiện lịch sử.

 

 

 

 *

*  *

 

 

 

Sự kiện lịch sử của biến cố đẫm máu tại Đài Phát thanh Huế vào đêm mồng 8/5/1963, cách nay đã 42 năm, là cái mốc lịch sử đưa tới sự sụp đỗ của chế độ Đệ nhất Cộng hòa. Trong quãng thời gian này đã có vài trăm, hoặc ngàn cuốn sách đủ loại ngôn ngữ đề cập đến nó đã xuất bản. Xét đến một số sách hồi ký, nghiên cứu sử về giai đoạn này, đa số có sự trùng hợp về sự kiện. Vấn nạn về kẻ chủ động tạo nên biến cố cho đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi, thường xuất phát từ những cảm tính thương, ghét, hay vì những mục tiêu chính trị phe nhóm nào đó.

 

Do đó, nhân cơ hội tôi trao đổi với một nhân chứng ở cấp thấp, có mặt ở đêm hôm đó cũng là điều bổ túc hữu ích. Người được phỏng vấn là người chú họ, chồng của người O tôi [không phải là O (bà Cô) ruột] tên là ĐHN (ông xin được giấu tên). Ông có quan hệ bà con sao đó với một ông làm Bộ trưởng Phủ Th. T. của chính quyền Sài Gòn cũ. Bà Cô tôi có người cháu ruột là anh TTPS từng gia nhập Trường Hải quân Nha Trang, rồi đi du học Mỹ lấy bằng kỹ sư đóng tàu. Chức vụ sau cùng ở miền Nam trước 1975 là hạm trưởng hải quân, hiện đang cư trú với gia đình ở Pháp.

 

 

 

Tôi mất liên lạc với gia đình chú ĐHN sau ngày tôi vượt biển (cuối năm 1980). Cách nay vài năm, chú ĐHN bắt được liên lạc với tôi khi được định cư ở Mỹ. Gặp nhau ông kể cho tôi nghe chuyện vượt biên của ông khá ly kỳ: Sau ngày vợ ông mất, ông vượt biên đường bộ qua Campuchia, sang được đất Thái, được sắp xếp vào ở trại tị nạn dành cho những người vượt biên đường bộ. Thời gian đó là năm 1995, các trại tị nạn ở Thái Lan đã bắt đầu giải tỏa, ông bị chính quyền Thái trả về Việt Nam, rồi từ Sài Gòn, ông được phái đoàn Mỹ phụ trách chương trình người Việt được ra đi trong trật tự gọi phỏng vấn và được chấp thuận đi Mỹ vào năm 2000.

 

Ông ĐHN năm nay chừng 74 tuổi. Năm 1953, ông tình nguyện theo học khóa trung đội trưởng (brevet chef de section) để bổ sung vào lực lượng quân đội Nam triều (dưới quyền vua Bảo Đại). Đầu năm 1954, ông được chuyển ra Bắc học bổ túc thêm khóa "Commando Bắc Việt". Lúc ấy lực lượng quân sự của vua Bảo Đại (thực tế là do Pháp đỡ đầu và chỉ huy) còn phôi thai và quân số ít ỏi, nên các thành phần như ông khi ra trường thường được giữ chức vụ chỉ huy đại đội. Ông ĐHN ra trường "Commando BV" một thời gian rất ngắn, đơn vị ông trong một trận đụng độ với Việt Minh, ông bị thương làm mù hẳn một con mắt.

 

 

 

Năm 1955, dưới chính quyền được ủy nhiệm của Thủ tướng Ngô Đình Diệm, ông ĐHN được chuyển qua đại đội hành chánh, đóng ở Mang Cá (Huế). Cũng trong năm này, ông được thuyên chuyển về Tổng Nha Cảnh sát Sài Gòn dưới quyền của tướng Nguyễn Ngọc Lễ. Trong thời gian làm việc ở cơ quan này, nhân một buổi tình cờ gặp gỡ ông Nguyễn Đôn Duyến (trước đó giữ chức thủ hiến Trung Việt) đang chuẩn bị nhận chức vụ đại sứ tại Lào, ông ĐHN được nhận làm tùy viên quân sự. Hơn một năm sau, ông lại được chuyển qua làm việc cho Tòa Đại sứ VNCH ở Thái Lan thêm một năm nữa, rồi ông làm đơn xin trở về nước.

 

Năm 1957, ông ĐHN làm việc cho ngành cảnh sát với với cấp bậc thẩm sát viên "đồng hóa", tăng cường nhân số cho ngành hành chánh tỉnh cho đến năm 1963. Biến cố đàn áp đẫm máu phật tử đêm 8/5/1963 tại Đài Phát thanh Huế (Đài PT), ông là một nhân chứng tại hiện trường ở cấp thừa hành của chính quyền địa phương.

 

Dưới đây là cuộc phỏng vấn "bỏ túi" của tôi:

 

Hỏi: --Thưa chú, nhiệm vụ của chú ở cấp thừa hành của ngành cảnh sát vào đêm 8/5/63 tại Đài Phát thanh Huế, đã làm gì?

 

 

 

ĐHN: -- Lúc đó chú thuộc Lực lượng Đặc biệt của Ty Cảnh sát Thừa Thiên (CSTT), dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Đặng Phong - trưởng ty CSTT và ông Hồ Đắc Vang - phó trưởng ty kiêm Lực lượng Đặc biệt. Chú được lệnh tăng cường để bảo vệ an ninh Đài phát thanh. Đêm hôm đó, trưởng toán của chú là trung úy Thìn; ông ta chỉ huy một toán chừng 20 - 30 người, đến kiểm soát bên góc phía hữu của Đài phát thanh dưới chân cầu Tràng Tiền. Ông Hồ Đắc Vang là người chỉ huy tổng quát, nhưng người có quyền hạn thực sự để ra lệnh hành động tại chỗ là thiếu tá Đặng Sỹ -- phó trưởng Ty Nội an.

 

Hỏi: --Tại sao ông Đặng Sỹ cấp nhỏ hơn lại có quyền "ra lệnh hành động"?

 

ĐHN: -- Là bởi Đặng Sỹ có thế của chính quyền và nhất là tôn giáo. Ông là một tín đồ Thiên Chúa giáo.

 

Hỏi: -- Theo chú, tại sao chỉ để bảo vệ an ninh cho một buổi phát thanh của ngày Lễ Phật đản mà phải tăng cường lực lượng của chính quyền nhiều như vậy? Lực lượng bảo vệ an ninh gồm có những ai? Và hiện trường lúc đó xảy ra thế nào?

 

ĐHN: -- Ngay từ chiều, chú đã được lệnh là sẽ tập trung để tăng cường bảo vệ an ninh Đài phát thanh Huế. Quan sát hiện trường lúc đó, chú thấy quần chúng phật tử các giới đã tụ tập phía trong và phía trước Đài PT. rất đông, ước chừng cả ngàn người, đứng tràn ra hàng rào phía ngoài đường. Toán của chú bận đồ thường phục, có mang súng nhỏ, đứng cách hàng rào Đài PT chừng vài chục thước, bên hàng cây dừa sát bờ sông. Lực lượng chính quyền thì có: Cảnh sát dã chiến, cảnh sát thường phục, cảnh sát mật vụ. Chừng sau 9 giờ tối, bỗng dưng có tiếng nổ rất lớn vang dội; chừng một lát sau thì thấy xuất hiện lính nhảy dù và đơn vị Hắc Báo tăng cường thêm.

 

Hỏi: -- Vậy thưa chú, tiếng nổ lớn ấy có phải là do lựu đạn và lựu đạn loại gì? Có nhiều sách sử ở nước ngoài nói đó là mìn Claymore. Dưới đôi mắt nhân chứng của một cảnh sát chìm, và với sự hiểu biết của chú lúc đó, sự thật đã xảy ra thế nào?

 

 

 

ĐHN: -- Khi tiếng nổ phát ra, toán của chú đứng khá gần nên mục kích rõ. Đó là lựu đạn "chày". Mục đích của loại lựu đạn này là tạo ra tiếng nổ rất lớn nhằm gây kinh hoàng cho đối phương ở ngoài trận mạc trước khi tấn công. Nó không có mục đích sát hại, chỉ tạo ra sự khủng hoảng tinh thần vì tiếng nổ gây nên tâm lý hoảng sợ thôi. Loại lựu đạn này to như trái thơm (trong Nam gọi là "khóm"), có tay cầm dài. Trước khi nổ, loại lựu đạn này quay quanh chừng 3 vòng trong mấy chục giây mới nổ. Vì thế ở ngoài chiến trường, có khi địch thủ dễ dàng cầm nó lên để ném ngược lại phía mình. Sau này nghe có người nói đó là loại lựu đạn MK-2 hay OF là không đúng sự thật, vì MK-2 và OF là loại lựu đạn tấn công để sát hại và khi ném ra thì nổ liền. Loại lựu đạn MK-2 có màu xám, loại OF có màu vàng, MK-2 lớn hơn OF và cả hai có hình thù trơn trụi; trong khi loại lựu đạn nổ đêm đó có hình lỗ chỗ y như trái thơm, màu xám tro.

 

Khi tiếng nổ kinh hoàng vang lên, đám đông sợ hãi hỗn loạn, có người từ trong chạy ra, chạy tán loạn tứ phía... Bỗng có vài tiếng la lớn : "Chính phủ đàn áp tôn giáo", "Chúng ta phải chiếm giữ Đài Phát thanh"  v.v... vang lên.  Chừng chưa đầy nửa tiếng thì các lực lượng quân sự khác đổ đến rất đông, làm cho hiện trường càng trở nên trầm trọng.

 

Sau tiếng nổ của lựu đạn, các lực lượng cảnh sát nổi, chìm liền nổ súng thị oai. Và tiếp theo là tiếng súng đủ loại nổ vang rền; có người bắn chỉ thiên, nhưng cũng có người là cảnh sát hay quân nhân tín đồ Thiên Chúa giáo vì tâm lý thù thét Phật giáo (hay được lệnh riêng?) họ bắn ngang vào đám đông Phật tử.

 

Chừng 15 phút sau, có các lực lượng quân sự khác được điều động đến rất nhiều, có cả xe tăng (xe bọc thép), chừng 3, 4 chiếc gì đó, lù lù chạy thẳng vào sân Đài Phát thanh, cán bừa lên cả những chiếc xe đạp dựng ở ngoài hàng rào. Có chiếc tông đổ luôn hàng rào để bươn vào bên trong, có chiếc chạy thẳng ở cổng giữa, cán bừa lên đám đông, thẳng trớn phóng lên các bậc tam cấp của cửa chính rồi dừng lại và án ngữ luôn ở đó.

 

Hỏi: -- Vậy lúc đó, chú có bắn theo không? Súng nổ chừng bao lâu thì dứt? Chú còn nhớ xe tăng đó là loại gì ? Có phải là loại xe tăng M113?

 

ĐHN: -- Vì đã được lệnh từ đầu, chú có rút súng nhỏ ra bắn, nhưng chỉ bắn chỉ thiên lên trời thôi. Súng nổ chừng 5, 7 phút gì đó thì ngưng. Lúc ấy hiện trường đã quá sức trầm trọng, quần chúng Phật tử mạnh ai nấy chạy, tứ tán. Có người chết và có nhiều người bị thương. Chừng nửa tiếng sau thì xe hồng thập tự hú còi đến và mang những nạn nhân đi khỏi.

 

Xe tăng xuất hiện đêm đó là loại xe tăng của Pháp để lại, chú không biết là loại xe tăng gì, nhưng chỉ nhớ mang máng hai bên nắp phần trên xe có in hàng chữ BM/ MB? hay VM/ MV? thì phải. Xe tăng này nhỏ hơn loại xe tăng M113, nhưng có hình dáng tương tự, có nòng súng dài nhưng ngắn hơn nòng súng ở loại xe tăng M113.

 

Hỏi: -- Nhắc lại ba nhân vật chỉ huy đêm đó: Đặng Phong, Đặng Sỹ, và Hồ Đắc Vang. Chú có nhận xét gì về ba nhân vật này? Ai mới thật sự là kẻ đã ra lệnh đàn áp Phật tử đêm đó?

 

ĐHN: -- Đặng Phong và Đặng Sỹ là hai anh em ruột, đều là tín đồ Thiên Chúa giáo hết. Thời đó, họ hay ỷ thế, ỷ quyền vào ông cố vấn Cẩn, ông anh tổng thống... vì cho là đồng đạo được cưng chiều nên họ ngang thiên lắm, muốn làm gì thì làm, muốn bắt ai thì bắt. Còn ông Hồ Đắc Vang (người làng An Truyền) là Phật tử, nhưng cũng ghê lắm, chống cộng ghê lắm... Ông Đặng Sỹ và ông Hồ Đắc Vang rất "se" sua, thân tình với nhau. Còn lệnh lạc từ trên, theo chú, quân đội thì phải theo hệ thống quân giai, chính quyền cũng vậy, riêng ông Đặng Sỹ nhận lệnh trực tiếp từ ai thì chú không rõ.

 

 

 

 *

*  *

 

 

 

Biến cố đàn áp Phật tử đẫm máu đêm 8/5/63 còn để lại một số khúc mắc, tranh cãi cho tới ngày hôm nay. Để biện hộ cho chế độ, họ tung tin lựu đạn trong đêm đó là do CS len lỏi ném ra gây chết chóc cho Phật tử, xe tăng không hề cán lên Phật tử, hơn nữa, đó là "tuần thám xa" (Blinder) bánh cao su (như tài liệu sử "Tôn giáo & chính trị - Phật giáo 1963 - 67", của Chính Đạo, VH xb. 1994, trang 28 đã nêu ra, chẳng hạn.). Qua những lời từ nhân chứng ĐHN, giờ đây đã làm cho sự thật lịch sử được minh bạch thêm.

 

 

 

Trước khi trao đỗi với chú ĐHN, tôi đã đưa ra lời đề nghị chú cần thẳng thắn, biết sao nói vậy, nhớ thì nói không còn nhớ rõ thì thôi, và hỏi thêm theo dư luận nội bộ của cơ quan chú phục vụ thì lựu đạn "chày" đêm đó do ai tung ra? Chú ĐHN chân thành nói: Lựu đạn có thể do Việt cộng hay thế lực đảng phái nào đó ném ra (ông xin đừng nêu tên đảng phái vì là sự phỏng đoán, không chắc chắn) nhằm tạo ra khủng hoảng chính trị, chia rẽ chính quyền và Phật giáo hầu lợi dụng khai thác cho mục tiêu chính trị. Nhưng ông lại hoàn toàn đồng ý với lập luận của tôi rằng, nếu lựu đạn do VC ném ra (dù là loại lựu đạn không nhằm sát hại) thì chính quyền hẳn phải đàn áp dã man hơn nữa, và số thương vong sẽ còn nhiều gấp bội. Còn giả như lựu đạn do đảng phái nào đó lợi dụng để khuynh loát chính trị về sau thì hẳn nhiên phải đã có sự "đồng lõa" của chính quyền, vì lẽ chú đã nhận được lệnh đi tăng cường bảo vệ an ninh Đài Phát thanh từ hồi chiều, có nghĩa là chính quyền đã chuẩn bị cho một tình huống sẽ xảy ra mà họ đã tiên liệu trước; và chính chú đã được lệnh có quyền bắn khi nghe tiếng nổ xảy ra!!! Như vậy đó phải là một âm mưu có tính toán, có kế hoạch của chính quyền từ trước. Ông ĐHN gật đầu hoàn toàn đồng ý, và im lặng...

 

 

 

 *

*  *

 

 

 

Vậy, nếu sử Việt chỉ "đọc vài cuốn", hay đọc vài trăm cuốn đi nữa (trong đó có cả sử sách của phía nạn nhân là Phật giáo), thì sự thật không thể chối cãi được là chính quyền Đệ nhất Cộng hòa đã có âm mưu tiêu diệt Phật giáo, hay tối thiểu làm tê liệt mọi sự phản đối, đề kháng của Phật giáo, để biến họ thành một bộ phận xã hội tiêu cực - từ đó từng bước Công-giáo-hóa toàn bộ xã hội miền Nam, hay ít nữa đạt tới mục tiêu (tạm chấp nhận) là biến tỉ số dân Công giáo Miền Nam đạt đến con số biểu kiến là đa số. Hệ luận lịch sử này sẽ làm cho các giả thiết lịch sử "nếu như" ("what if"), rằng:  - không có biến cố đẫm máu đêm 8/5/63 do cộng sản (hay đảng phái) giựt dây thì chế độ Diệm - Nhu đã hiệp thương thống nhất đất nước với chế độ CS Hà Nội trong hòa bình; hay, chính vì tinh thần quốc gia của hai ông Diệm - Nhu, phải bắt tay ngầm với Hà Nội làm cho chính phủ Hoa Kỳ trả đũa tìm cách lật đổ; hay vì hai ông đã chống lại mưu toan đổ quân Mỹ vào VN, leo thang chiến tranh, là đi ngược lại với chính sách ngăn chận "làn sóng đỏ" theo thuyết Domino, không còn đứng vững!

 

Về phía chính quyền Diệm - Nhu, sách lược tiêu diệt Phật giáo nằm trong kế hoạch toàn diện, lâu dài, nên sự đàn áp không xảy ra trước thì xảy ra sau, một khi điều kiện và hoàn cảnh để đàn áp đã được hội đủ. Như vậy, sự bột phát đấu tranh của Phật giáo dưới sự lãnh đạo của những nhà sư đã lăn lộn, nghiệm trải với dân tộc để bảo vệ cho một tôn giáo dân tộc là một hành động có chính nghĩa, không thể không xảy ra.

 

Trong bối cảnh lịch sử vào giai đoạn đó, chế độ Cộng sản Hà Nội, chế độ Đệ nhất Cộng hòa là hai chủ thể chính trị; chính phủ và chính sách của Hoa Kỳ chỉ là "khách thể". Chiều dài lịch sử dân tộc có thể chối bỏ khách thể ở một giai đoạn lịch sử nào đó, nhưng sinh mệnh dân tộc phải được quyết định từ các chủ thể lịch sử để tồn tại.

 

 

 

Đứng về phía chủ thể chính trị của chế độ Đệ nhất Cộng hòa, qua nhiều dữ kiện lịch sử chúng ta đã rõ - vì ô. Ngô Đình Nhu là một "bộ óc" của chế độ cho nên ý chí tiêu diệt Phật giáo của ông, theo một hệ luận lịch sử, là không thể bác bỏ. Tại sao?

 

II. Bản chất chính trị của một chế độ cai trị

 

Có nhiều người viết sử đã gọi chế độ Đệ nhất Cộng hòa (ĐNCH) là "Tứ trụ triều đình". Cụm từ này có thể đúng do xuất phát từ âm hưởng của sử học Tàu, qua chiều dài của các chế độ phong kiến Đông phương. "Tứ trụ triều đình" của ĐNCH để chỉ bốn nhân vật trong vòng thân tộc, gia đình, cai trị một nước. Hình thức cai trị này không riêng gì ở xã hội Phương Đông, mà còn là hiện tượng phổ biến trong lịch sử các chế độ nô lệ, phong kiến, quý tộc Tây phương.

 

Trong chế độ khai sinh nền cộng hòa ở Miền Nam, nhân vật Ngô Đình Cẩn (cố vấn chỉ đạo Miền Trung) là một nhân vật đã tạo ra nhiều tai tiếng, có khi ở mức độ bỉ ổi, xấu xa... Điều đó đã có nhiều sử sách, hồi ký, bình luận nhắc đến nhiều, hơn nữa ông là một nhân vật phụ thuộc, nên tôi sẽ không đề cập ở đây.

 

Trong ba nhân vật còn lại, tôi sẽ đề cập những nét chính, đặc trưng về hai ôô. Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Thục; riêng ông cố vấn Ngô Đình Nhu, tôi sẽ mở rộng vấn đề hơn, vì là một nhân vật then chốt.

 

1. "Quốc lão" Ngô Đình Thục:

 

"Quốc lão" là danh xưng mà cố tác giả Vương Hồng Sển trong hồi ký "Hơn nửa đời hư", (Văn Nghệ xb. 1995, tr. 484 - 488) đã dành cho cố tổng giám mục Ngô Đình Thục (TGM NĐT). Vương Hồng Sển đã kể lại vài giai thoại khi được diện kiến TGM NĐT. Đó là hình ảnh của của một tu sĩ Thiên Chúa giáo tuổi sắp đến thất thập nhưng trông còn trẻ, mặt mũi phương phi hồng hào, sức sống còn dồi dào, bệ vệ uy nghiêm, hay nói cách khác, ông là biểu tượng cho sự tham vọng và đam mê quyền lực. Hình ảnh của ông làm cho ta liên tưởng tới nhân vật tu sĩ Chính Thống giáo (Orthodox) Rasputin trong chế độ Sa-hoàng (Tsar) của nước Nga vào thế kỷ 19.

 

Thiên Chúa giáo La Mã là tôn giáo xây dựng trên quyền lực tinh thần bằng hệ thống tập quyền trung ương; trung tâm quyền lực đặt tại Rôma, cai trị các hệ thống quyền lực tinh thần tập quyền thu nhỏ (đại biểu là Hội đồng Giám mục) trên các quốc gia khắp toàn cầu. HĐGM toàn quốc có thể quan niệm như một cơ cấu tổ chức hành chánh, kinh tế (qua sự đóng góp, tiếp sức hoặc đại diện kinh tài trong các nước tư bản chủ nghĩa), chính trị (là tổ chức thống nhất tinh thần, nhận sự chỉ đạo, giáo huấn tinh thần từ Vatican!).

 

 

 

Nhưng hệ thống tập quyền này chỉ có thể đứng vững được không phải nhờ vào chất keo niềm tin của giáo dân hoàn vũ trong các quốc gia Thiên Chúa giáo, mà nhờ vào sức mạnh vật chất tiền bạc. Do đó, sự đầu tư, kinh tài đen (được che đậy) trong các quốc gia công nghiệp phát triển là yếu tố sinh tử của Vatican.

 

Một vị hồng y hay tổng giám mục đứng đầu Hội đồng Giám mục ở các quốc gia, đối với hệ thống tập quyền Vatican, có thể coi như một trong những vị quan đại thần then chốt của các triều đình phong kiến. Vì vậy, đó là mục tiêu tham vọng của TGM Ngô Đình Thục, đồng thời là mấu chốt đưa tới sự ganh tị, tranh chấp ngấm ngầm có khi công khai với ông Lê Hữu Từ, giám mục gốc Bùi Chu - Phát Diệm (mặc dù quê hương của GM Lê Hữu Từ là Quảng Trị). Yếu tố tranh chấp này đã làm yếu đi sự ủng hộ, trung thành tuyệt đối của thành phần di cư Công giáo (1954). Ông TGM NĐT và các người em đang nắm quyền lực chế độ của ông đã ý thức được điều này. Trong buổi đầu thành lập chế độ đã âm ỉ, manh nha thế phân ly tinh thần, nhưng khi gia đình nhà Ngô đã nắm được sự cai trị toàn diện, yếu tố phân ly ấy đã bị họ coi nhẹ; nhưng sự phân ly ấy vẫn tiềm tàng và chúng ta có thể hiểu tại sao trong những giây phút sinh tử của chế độ, không có ai vì "yêu Chúa, yêu Thầy, yêu đại ân nhân" nhắm mắt liều mình cứu giá.

 

 

 

  *

*  *

 

 

 

Trong cuộc phỏng vấn "bỏ túi" nói trên, tôi có hỏi chú ĐHN cho biết những cảm tưởng chân thật của ông về bốn nhân vật: ô. Cẩn, ô. Thục, ô. Diệm, ô. Nhu như thế nào, ông nói: Khi đang phục vụ trong ngành cảnh sát "mật", ông thường phải gặp mặt để trình báo trực tiếp với ông Cẩn, có khi gần như hàng ngày. Có lần chú ĐHN bắt được 10 xe chở gỗ lậu (loại gỗ nhà nước cấm khai thác), chú ĐHN đem trình cho ông Cẩn giải quyết. Thường những xe chở gỗ lậu ấy lại do tay chân, đàn em của ông Cẩn làm ăn, kinh tài, ông tìm cách che chở nên thoát nạn; nhưng có những trường hợp quá lộ liễu, ông Cẩn đành phải chấp nhận để cho nhân viên cảnh sát thuế vụ thi hành phận sự. Về ông Diệm, chú kể có lần tổng thống công du qua Lào (lúc đó chú ĐHN đang làm tùy viên quân sự cho Tòa Đại sứ), chú ĐHN ghi nhận: ông là con người thẳng thắn, không thích nịnh bợ và có đầu óc "quốc gia" thật sự; trái lại ông Nhu rất có đầu óc chính trị. Riêng ông Thục là người chỉ muốn dựa vào chính phủ để ôm chặt tôn giáo của mình cho bằng được. Ông kể một giai thoại rất đáng ghi nhớ về TGM Thục. Một hôm ông Thục công du lên Lào, gặp chú ĐHN tại văn phòng Tòa Đại sứ. TGM Thục hỏi chú: "Theo anh, phải cần mấy tiểu đoàn mới đánh chiếm được nước Lào?". Chú ĐHN trả lời: "Thưa cha, con đã giải ngũ và biệt phái làm hành chánh đã lâu, nên không còn biết về quân sự nữa". TGM đưa mắt nhìn chú ĐHN một lát rồi nói: "Có chi mà không biết. Lào là dân 'mọi rợ', chỉ cần một tiểu đoàn là chiếm trọn cả nước chơ chi !".

 

Giai thoại này có thể minh chứng thêm về cách gọi TGM NĐT là "Quốc lão" của tác giả Vương Hồng Sển không hẳn là châm biến. Nhưng, thay vì nói "Quốc lão", gọi ông TGM là "Quốc phụ" cũng đúng nghĩa.

 

2. Đạo đức Ngô Đình Diệm:

 

Cách nay 15 năm, có lần tôi ghé thăm người vợ của tôi (hiện tại), lúc ấy chúng tôi chưa sống chung với nhau. Gia đình bà là người Công giáo gốc Bùi Chu - Phát Diệm. Khi bước vào bên trong, ngay góc để bàn ăn rộng, cách ngăn nhà bếp và phòng khách, tôi giật mình đứng khựng lại trong vài giây. Một cảnh tượng kỳ dị hiện ra: Ông cụ thân sinh của bà ta đang nằm lăn qua lăn lại trên tấm thảm, hai tay ôm ngực, miệng lầm bầm đọc gì đó, đôi mắt dán chặt lên tấm hình Jésus có chòm râu quai nón tỉa khéo, mượt mà treo trên tường, thỉnh thoảng ông lấy đầu đánh rầm rầm vào tường. Tôi hoảng hốt, quay người bước ra nói nhỏ với bà: "Vào coi xem, hình như ông già điên rồi, ông lấy đầu đập vào tường!". Nghe vậy, bà ta cũng hoảng hồn chạy vào xem, và tôi nghe bà hỏi ông ta gì đó. Lát sau trở ra, bà nói với tôi: "Không sao đâu, ông ta đang nói chuyện với Chúa đó". Tôi thở dài, thì ra vậy.

 

 

Hành động tự hành hạ thân xác mình trước Chúa Jésus (trong trí tưởng tượng) hoặc qua tấm hình treo tường, không khác nhau gì mấy với hành động tự đấm ngực và la lên: "Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng" của hầu hết mọi tín đồ Thiên Chúa giáo La Mã trên cõi trần này, không riêng gì tín đồ Việt Nam. Nhưng hành động tự hành xác như lăn mình vật vã dưới đất, đánh đầu vào tường v.v.. là hành vi mạnh mẽ hơn - biểu lộ sự ăn năn hối cải, hoặc cá thể ấy đang ở một trạng thái tâm lý bất an nào đó; hoặc nó là một hình thức "xưng tội", kêu gào thống thiết với Chúa, hay có khi đó là hành vi biểu lộ tình yêu điên dại với Chúa, đã từng vì mình mà chịu khổ nạn trên cây thập tự. Nói vắn tắt, cá thể ấy muốn bộc lộ tình yêu tuyệt đối bằng ý tưởng: "Cha ơi, làm sao cho Cha hiểu thấu được tấm lòng yêu thương kính mến của con đối với Cha!".

 

Sau khi cơn xúc cảm cuồng nhiệt đó qua đi, trở về với trạng thái bình thường, họ cảm thấy nhẹ nhõm, tự thỏa lòng! Tình cảm cuồng si tôn giáo này, lâu ngày dồn kết lại, trong thân tâm họ tự mang niềm tự hãnh: đó là yếu tính của đạo đức Thiên Chúa giáo. Đạo đức là thuộc tính phải yêu mến, tin kính Chúa tuyệt đối.

 

Theo nhận xét của tôi, những gia đình người Việt theo đạo Công giáo La Mã còn đứng vững được cho tới ngày hôm nay là nhờ vào "phương tiện" tinh thần Nho giáo căn bản, được giáo huấn trong gia đình từ thế hệ này sang thế hệ khác. Với đạo làm con thì phải hiếu kính với cha mẹ. Từ hiếu kính cha mẹ bước sang hiếu kính với Chúa. Hai thứ �hiếu kính� này đã nhập thành một. Có cái này thì phải có cái kia, hoặc không có cái này thì không có cái kia. Và khi nhìn vào hình ảnh cha mẹ luôn hiếu kính với Chúa, với Đức Mẹ, nên con cháu thấy rằng hiếu kính Chúa, Đức Mẹ cũng như hiếu kính với cha mẹ mình vậy.

 

 

Vì thế ta có thể nói đạo đức của Ngô Đình Diệm là một đạo đức "đặc thù". Ông tổng thống cần mẫn đọc kinh mỗi sáng thức dậy, mỗi tối trước khi đi ngủ; thói quen đó đã trở thành thứ đạo đức biểu kiến mà bất cứ một công dân nào thực sự có đời sống đạo đức gương mẫu thì không thể làm khác. Đó là tính đạo đức đồng dạng. Những kẻ nằm ngoài tính đồng dạng này, ông tổng thống cư xử như một người "hàng xóm, láng giềng". Nhưng trong một trạng huống xã hội đột biến nào đó, khi ông tổng thống được nghe nói những người "hàng xóm, láng giềng" này chống lại ông, đi ngược lại những ý muốn của ông, ông tổng thống sẽ nhìn họ như những "ác quỷ". Đó là cách nhìn của tổng thống Diệm đối với phong trào Phật giáo năm 1963. Ông tổng thống có thể không ghét các nhà sư Phật giáo đi nữa, cũng không thể nào thương được.

 

 

 

Khía cạnh thứ hai trong đạo đức đặc thù của Ngô Đình Diệm là tinh thần của một nhà Nho. Ông nói: "Tôi thức khuya dậy sớm cần mẫn chăm lo việc nước hàng ngày hàng tháng", có nghĩa là biểu hiện tinh thần "đức trị" Nho giáo. Trị dân thì phải làm gương cho dân theo, giáo hóa dân bằng mẫu mực của mình để đưa nuớc tới thịnh trị.

 

 

 

Ngoài cá tính "tín nhi hiếu cổ" (tin và thích kinh điển, lễ nghi và tục lệ của cổ nhân) được biểu hiện qua các bài viết của ông trong "Bulletin des Amis Vieux de Hue", ông Diệm còn có tính "hiếu, đễ" đối với cha mẹ. Bản tính này theo lời Khổng Tử trong Kinh Thi là, "Hiếu thuận a, hiếu thuận với cha mẹ; thân ái a, thân ái với anh em". Từ tinh thần "thân ái với anh em" mà ông Diệm lại không có vợ con nối dõi tông đường, nên ông đã dễ dàng để cho hai vợ chồng người em cố vấn khuynh loát mọi vấn đề chính trị.

 

Có nhiều nhà viết sử ở hải ngoại cho rằng "rất nhiều bằng chứng khẳng định ông Diệm muốn trở thành một thứ Constantine của Nam Việt Nam" (xem "Ngàn năm soi mặt", Nguyên Vũ, VH xb. 2002, tr.117). "Nhiều bằng chứng" đó là bằng chứng gì không thấy ông nêu ra. Dù sao đó là nhận xét hời hợt của những người viết "biên niên sử" theo lối ghi chép, thiếu chiều sâu khách quan để nhìn vấn đề toàn diện về con người, văn hóa, tôn giáo v.v... Nhận xét ấy còn đi ngược với tâm lý chính trị nữa. Constantine vốn có bản chất là người mánh lới, thủ đoạn chính trị biết mượn "tín ngưỡng" của dân bị trị nô lệ; dù ông chẳng tin gì Chúa, tin gì cái đạo "mê tín thờ anh Do Thái" ấy. Tín ngưỡng của Constantine là ông Thần Mặt Trời, luôn chiến thắng. Nhưng phần lớn dân bị trị của ông tin theo cái đạo "chui rúc" này, cho nên cách hay nhất để trị nguời là biến niềm tin ấy trở thành một "quốc giáo". Xét trên phương diện cai trị, Constantine là người chính trị thực tiễn; trong khi ông Diệm tin đạo Thiên Chúa một cách "thành thật", ngay thẳng! Nếu ông biết áp dụng thủ đoạn chính trị của Constantine, hẳn ông đã có ý thức chính trị về niềm tin đa số của người dân miền Nam là ai, và chế độ đã không kết thúc bi thảm như đã thấy.

 

Nói tóm lại, đạo đức đặc thù của Ngô Đình Diệm là một thứ đạo đức "nguy hiểm", vì thiếu tinh thần "kiêm ái" (là chiều sâu của đạo Nho) và tinh thần từ bi của Phật; để thật sự biết yêu thương mọi người như chính mình, thương hết thảy chúng sinh mà làm lợi lẫn cho nhau.

 

 

 

3. Ngô Đình Nhu và chủ thuyết nhân vị:

 

Cho đến nay, tất cả các nhà viết sử Việt về chế độ Ngô Đình Diệm đều đồng nhất một điểm: "bộ óc" của chế độ Đệ nhất Cộng hòa là ông Ngô Đình Nhu. Người hiểu rõ điều này hơn ai hết chính là bà vợ ông.

 

Trong thời gian đi "giải độc" ở Mỹ, khi được báo chí hỏi về "áp lực" của Mỹ muốn ông Nhu phải rời bỏ vai trò "cố vấn" cho Tổng thống Diệm, bà đã trả lời:

 

"Không có chồng tôi, tổng thống không có thể làm gì được cả... Tôi không nghĩ việc cai trị, lãnh đạo, quản trị đất nước là chuyện dễ dàng cho ông ấy. Đó là lý do tại sao khi ông ta bị đòi hỏi... phải đẩy chồng tôi đi xa, tổng thống đã nói ... đó là đòi hỏi cực kỳ ngu ngốc, bởi vì ông tổng thống biết rõ rằng, chồng tôi có thể điều hành đất nước không cần tổng thống, nhưng ông tổng thống không thể làm được việc nếu không có chồng tôi"  [i] .

 

Bản chất cai trị của ông Ngô Đình Nhu được dựa trên hai yếu tố: chủ thuyết nhân vị cộng với chính trị thực tiễn qua lưỡng-ác-tính "ferocita" (vừa là sư tử / lion vừa là con chó sói / fox).

 

Mấy năm trước đây, nhờ vào phương tiện internet, tôi có tò mò tìm hiểu xem ông Ngô Đình Nhu đã được huấn luyện những gì ở trường Ecole des Chartes. Thập niên 1930 - 40, có lẽ là thời kỳ ông theo học ở đây. Đó là chương trình học "nặng ký" nhằm cung cấp những chuyên gia không chỉ ở lãnh vực quản thủ văn khố quốc gia; ở phương diện thực hành, những người tốt nghiệp còn có khả năng trở thành những nhà nghiên cứu cao cấp, lý thuyết gia chính trị, văn hóa (Tây phương), và hơn nữa còn thích hợp cho vai trò quản trị một cơ quan mật vụ tầm quốc gia.

 

 

 

Xin được nêu ra vài nét tổng quát về chương trình đào tạo như sau:

 

Lịch sử và truyền thống thủ bản văn học / Các thủ bản cận và hiện đại / Thư mục học � lịch sử ngành in sách / Hệ thống truyền thông thời cận đại / Lịch sử và phê bình hình ảnh tài liệu / Lịch sử nghệ thuật thời trung cổ / Lịch sử nghệ thuật thời kỳ cổ điển, hiện đại / Khảo cổ học và lịch sử kinh tế - chính trị thời trung cổ / Lịch sử kinh tế - xã hội thời cận đại / Cấu trúc và thư khố của các xí nghiệp (lớn) / Lịch sử thế giới hiện đại / Thuật biên soạn lịch sử (Historio-graphie) /   Thư khố - lịch sử nghệ thuật và khảo cổ học / Phương pháp thực hành trong thống kê và đồ bản (cartographie) v.v... Các thập niên về sau này (thế kỷ 20), trường Ecole des Chartes còn mở thêm các môn học về "điện toán ứng dụng" (informatique appliqué) nữa.

 

Đi sâu vào chi tiết nội dung (currriculum), ta thấy các môn học đã cung cấp cho sinh viên các phương pháp luận điều nghiên và lý thuyết về chính trị, văn hóa, xã hội, tôn giáo, kinh tế, lãnh đạo chính trị v.v... về nền văn minh Tây phương từ khởi thủy đến các năm đầu thế kỷ 20 (đặc biệt là văn minh Pháp) - một cách sâu thẳm...

 

Nhìn vào quá trình đã được đào tạo để chúng ta có thể hiểu tại sao ông Ngô Đình Nhu đã "thân" văn hóa Pháp rất nặng trong tư tưởng, nên muốn mang các lý thuyết nhân vị của những nhà tư tưởng Thiên Chúa giáo như Emmanuel Mounier ra áp dụng.

 

E. Mounier sinh năm 1905, xuất thân từ dòng dõi nông dân, nhưng cha ông là chuyên viên dược phòng ở Grenoble. Đồng thời với E. Mounier có các người nổi danh khác như Jean Paul Sartre, Raymond Aron. Năm 1928, bộ ba Raymond Aron, Mounier và Sartre trở thành những giáo sư và những nhà nghiên cứu thượng hạng ở Pháp.

 

Năm 1932, Mounier và nhóm bạn hữu cho ra tờ Esprit ("Tinh Thần" / Người anh kế của tôi thời trẻ cũng đã đặt mua tờ báo này thường xuyên). Các đệ tử của chủ thuyết nhân vị ở Châu Âu thời đó có thể kể như: Jacques Maritain, Nicolas Berdyaev, và tu sĩ dòng Tên Jean Danielon, về sau này trở thành Hồng y. Khi chủ thuyết nhân vị ảnh hưởng sang Mỹ, chủ thuyết nhân vị đã biến thành những tổ chức như Phong trào Công nhân Xã hội, hay những hoạt động từ thiện xã hội như của bà Dorothy Day v.v...

 

Ở Âu châu, chủ thuyết nhân vị ra đời là để đáp ứng cho những khủng hoảng sâu xa về văn hóa, xã hội từ đầu thập niên 1930. Trong "Tuyên ngôn Nhân vị", mục tiêu của họ được đưa ra là: "Kiên trì, hợp tác để tái tạo thời kỳ Phục hưng sau bốn thế kỷ sai lầm"  ("Patiently, cooperatively remake the Renaissance after four centuries of error", The Personalist Manifesto, trang 10).

 

Trên bình diện toàn cầu, mục tiêu trên được diễn giải rộng hơn:

 

"Trái với những gì đã xảy ra cho những nhà cải cách vụn vặt, chương trình của chúng ta phải được cắt tỉa trong mô thức với kích thước rộng. Về mặt lịch sử, khủng hoảng đè nặng lên chúng ta lớn hơn là khủng hoảng chính trị đơn thuần, kể cả những khủng hoảng kinh tế nặng nề. Chúng ta đang là chứng nhân của sự ly tán toàn diện nền văn minh, thứ khủng hoảng với tên gọi của nó, sản sinh từ sự chấm dứt thời trung cổ, lại được củng cố cùng lúc với sự đe dọa bởi thời đại công nghiệp, cấu trúc tư bản, ý hệ tự do, đức lý tư sản" ("Tuyên ngôn Nhân vị", "P. Manifesto", trang 8).

 

Nhưng chủ thuyết nhân vị (nếu đúng nghĩa để được gọi là chủ thuyết!) không phải là một hệ thống triết học, mà là một phương pháp, một viễn cảnh, và là một nhu cầu cấp thiết cho một giai đoạn lịch sử.

 

Xuyên qua tạp chí "Tinh Thần" (Esprit), E. Mounier xiển dương sự tái sinh tư tưởng Thiên Chúa giáo, là một dấu ấn lịch sử cho các thế hệ trí thức Pháp và các nhà Thần học "giải phóng". Tạp chí "Tinh Thần" là một nổ lực đấu tranh tư tưởng nhằm lôi kéo "linh hồn" ra khỏi bàn tay của bọn phản động để tái tạo thời đại Phục hưng. Nhưng bọn "phản động" là ai? - Đó là tinh thần văn hóa Mỹ, chủ nghĩa tư bản và tinh thần tự do tư sản.

 

Nhưng mâu thuẫn của Việt Nam vào trong giai đoạn đó là một mâu thuẫn lịch sử: giải quyết vấn đề dân tộc, cho nên chủ thuyết nhân vị của ông Ngô Đình Nhu chỉ là một ý niệm triết học trống rỗng, nếu như �Nhân vị� của một cá thể không dựa vào Phúc âm, tình yêu Thiên Chúa; hay nói cách khác, cũng như chủ nghĩa hiện sinh, chủ thuyết nhân vị phải "tháp cành" ("enclaved") vào chủ nghĩa cộng sản, nếu muốn nó có giá trị thực tiễn hành động (praxis). Trên phương diện lịch sử, ông Ngô Đình Nhu hằng ngưỡng mộ và kính trọng những người cộng sản Việt Nam (như Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Tạ Quang Bửu v.v...), vì họ là thế hệ đàn anh đi trước, và hơn nữa đang nắm ngọn cờ lịch sử dân tộc. Do đó, để thực hiện một "thỏa hiệp" chính trị với chế độ Hà Nội, hòng thoát ra khỏi áp lực Mỹ, nhưng sự hậu thuẫn của nhân dân miền Nam đã hoàn toàn bị đánh mất, chủ thuyết nhân vị đòi hỏi một nhu cầu chính trị hành động thực tiễn.

 

Chính trị thực tiễn (realpolitik) là chính trị thích ứng với trạng huống chính trị thực tại, theo quan niệm của Machiavelli (tác giả "Prince" / "Quân vương"), là một thỏa hiệp thực tiễn nhằm đạt tới mục tiêu. Muốn vậy, người lãnh đạo (Quân vương) phải là một "bực thầy" có đủ năng lực thủ đắc cái "chân lý hiệu quả" ("effective truth"): - vấn đề quan trọng không phải là câu hỏi làm thế nào cho phải đạo, mà làm thế nào để thắng lợi. Vấn đề không phải là đạo đức hay đồi bại, nhưng là hành động tàn nhẫn lạnh lùng tất yếu, vì nó đưa tới sự thành công. Cho nên, đạo lý chỉ là công cụ tạm thời trong một thế giới đang đổi thay không dứt ("Ethics are mere provisional tools in a constantly changing world") ("Prince", Machiavelli).  Và, để có thể hành động, người lãnh đạo phải hội đủ bản năng lưỡng-tính (dual character - theo tôi nghĩ), gọi là "Férocita": vừa là con sư tử, vừa là con cáo già.

 

Phải chăng đó là nền tảng tư tưởng và hành động của con người triết học Ngô Đình Nhu? Những con người theo chủ thuyết nhân vị chỉ khác với những người theo hiện sinh ở chỗ - đạo lý nhân vị cần phải dựa vào nền tảng Phúc âm, Thiên Chúa; những người hiện sinh ngược lại, thẳng thẳn phủ nhận Thượng đế, nên J.P. Sartre đã hùng hồn tuyên bố: �Kẻ chống cộng là một con chó; tôi không bao giờ thay đổi quan điểm này, sẽ không bao giờ� ("An anti-Communist is a dog; I don't change my view on this, I never shall !").

 

Trong niềm tự hãnh của một bộ óc triết học và chính trị, lại nhận được sự vỗ về của một người vợ có bản lãnh, dám đương đầu với tình thế chính trị căng thẳng nhất; cộng với sự "bảo chứng" tinh thần của người anh cả - tổng giám mục, ông Nhu thách thức với quyền lực Hoa Thịnh Đốn - là kẻ đã tạo dựng nên chế độ. Điểm cao nhất thể hiện hành động chính trị lưỡng-ác-tính/ férocita của ông Ngô Đình Nhu là đêm chiến dịch Nuớc Lũ ngày 20/8 đồng loạt tấn công các chùa trên toàn quốc, hốt gọn các nhà lãnh đạo Phật giáo các thành phần tham gia phong trào (tính-sư-tử); và hơn hai tháng sau đó là hai kế hoặch đảo chánh giả Bravo I & Bravo II (tính-cáo-già), khi biết chắc thế nào Mỹ hổ trợ một kế hoặch đảo chánh lật nhào chế độ của anh mình. Nhưng, chính kế hoặch Nước Lũ lại là "bản án tử hình" cho chính ông và chế độ.

 

Thất bại của ông Ngô Đình Nhu là thất bại của triết học Tây phương - qua chủ thuyết nhân vị nhào nặn với một chút mùi vị Thiên Chúa giáo, áp dụng trên một đất nước có truyền thống văn hóa tam giáo đồng nguyên lâu đời như Việt Nam.

 

Gần cuối tháng 10/1963, trước cảm nhận chế độ đã mất hết lòng dân, ông Ngô Đình Nhu đã tỏ lộ hết ruột gan mình cho báo giới hiểu rằng:

 

"Tôi là người chống cộng từ quan điểm lý thuyết. Tôi không là người chống cộng từ quan điểm chính trị hay nhân tính. Tôi coi những người cộng sản là người anh em, những con chiên lạc đàn. Tôi không chủ trương một thánh chiến chống lại người cộng sản, bởi vì chúng tôi là một quốc gia nhỏ, chỉ muốn sống trong hòa bình" [ii].

 

Những lời bộc bạch này đã phô bày thật rõ bản chất "thâm sâu nhưng thật thà" của một đầu óc triết học mang dòng máu của "Quảng-Bình-quê-hương-định-mệnh". Dù cho những "người anh em" đi trước ở Hà Nội là những người đã cứu thoát Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu - hay như chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Ông Diệm là người yêu nuớc. Ông yêu nuớc theo cách của ông" đi nữa, ở Hà Nội, các lãnh tụ Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp hẳn đã sửng sốt, không tin nổi những gì đã xảy ra ở Miền Nam trong ba tháng từ 8/5 đến 21/8. Không một ai còn có thể nghĩ tới một giải pháp thỏa hiệp chính trị với những người lãnh đạo, một chế độ đã mất hết lòng dân bao giờ! Hơn nữa, "cây gậy" ở đường Thống Nhất đang âm thầm chuẩn bị hành động. Giải pháp chính trị của Ngô Đình Nhu đã tự tuột khỏi tầm tay của mình.

 

Làm thế nào để những nhà lãnh đạo ở Hà Nội có thể chấp nhận việc "người anh em" Ngô Đình Nhu đã tự ví họ như những con chiên, huống hồ là "những cao chiên lạc đàn"? Phải nói những con chiên "cùng đàn" của ông nằm trọn vẹn trong Dinh Độc Lập, trong Đảng Cần lao Nhân vị, trong tổ chức Thanh niên Cộng hòa, cộng thêm 8 phần mười trong số gần một triệu người di cư Công giáo, và ông chính là con chiên đầu đàn (ABEL). Và những kẻ giết ông mới đúng là những con chiên "lạc đàn" (CAIN). Nhìn thấy được điều đó, nên "nhà văn" (bất đắc dĩ) Hoàng Nguyên Nhuận đã viết: "Về nhiều phương diện, 'Việt Nam máu lửa quê hương tôi' (hồi ký  Đỗ Mậu) có thể là một quả tạc đạn nổ bất ngờ giữa những kẻ hoặc đã muốn đào sâu chôn chặt Ngô Đình Diệm để chôn vùi luôn tội ác của chính mình như CAIN núp dưới bầu trời để chạy tội sát nhân, hoặc những kẻ đang muốn quật mồ Ngô Đình Diệm và các anh em ông, lột da của họ thuộc làm tấm áo khoác che đậy cho những tội toa rập ngày trước và những âm mưu hoạt đầu vô vọng trong tương lai" (Từ chốn lưu đầy, HNN, Thanh Văn xb. 1990, trang 99).

 

Là một kẻ đi sau, nhưng Hoàng Nguyên Nhuận đã vượt qua sự tinh tế của Ngô Đình Nhu mất rồi!

 

III. Ngọn Đuốc Thích Quảng Đức:

 

Với chế độ gia đình trị dựa trên quyền lực Thiên Chúa giáo, và với bộ óc triết học dẫn đạo cho hành động chính trị của ông cố vấn Ngô Đình Nhu, biến cố đàn áp Phật tử đẫm máu vào đêm 8/5/63 ở Đài Phát thanh Huế là một yếu tố đương nhiên phải xảy ra, hoặc sớm hoặc muộn hơn thôi. Chính sách Công-giáo-hóa miền Nam VN từ vĩ tuyến 17 trở xuống (kế hoạch xa) là một thực tại chính trị, nếu ông Ngô Đình Nhu muốn đương đầu (hay thỏa hiệp) với chế độ cộng sản ở miền Bắc; hoặc giả cơ hội thỏa hiệp chưa đến thì sẽ thi hành một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Thiên Chúa giáo, để chuẩn bị thời cơ. Mặt khác cần phải cô lập để trung tính hóa (neutralizing) trước khi dùng văn hóa và triết học để tinh thần Thiên Chúa giáo thâm nhập vào đầu óc "họ" - thành phần mà ông Ngô Đình Nhu cho rằng đa số là những người Phật tử cà lơ phất phơ / phật tử "dỏm" ("Nomadic Buddhist"), tức là loại phật tử không đến chùa, không quy y, không tham gia đoàn thể không thể gọi là những người theo đạo Phật!

 

Do đó, đàn áp Phật giáo chỉ là một bước đầu trong mục tiêu xa là nhằm tiêu diệt Phật giáo. Những người lãnh đạo Phật giáo ưu tú vốn đi ra từ xương thịt dân tộc nhạy cảm trước âm mưu này hơn ai hết, nên tranh đấu bất bạo động là phương tiện duy nhất để bảo vệ sự tồn tại của một tôn giáo dân tộc. Nói như tác giả Hoàng Nguyên Nhuận, "Không có biến cố Phật Đản ngày 8/5/1963 thì cũng chưa chắc đã có vụ thảm sát ở Đài Phát thanh biến Huế đêm 8/5. Không có vụ thảm sát ở Đài Phát thanh Huế thì cũng chưa chắc đã có vụ tự thiêu của Thượng Tọa Quảng Đức ngày 11/6" ("Ánh đuốc Quảng Đức", web Chuyển Luân tháng 5), chỉ là một hệ luận thu hẹp vấn đề. Nhìn vào toàn bộ lịch sử và bản chất chính trị qua 9 năm xây dựng chế độ Đệ nhất Cộng hòa, lẽ ra phải nói: Không có biến cố Phật Đản ngày 8/5/1963 thì cũng sẽ có một biến cố tương tự, có thể sẽ đẫm máu hơn, hoặc tinh vi hơn. Phật giáo, để đối phó với sự đàn áp, tinh thần đối kháng duy nhất để bảo vệ tôn giáo từ bi là chấp nhận sự hy sinh thân mạng. Tự thiêu là sự hy sinh cao cả nhất của tinh thần đấu tranh bất bạo động.

 

Ngày 11 tháng 6/ 63, thuợng tọa Thích Quảng Đức mở đầu lịch sử Việt Nam bằng hành động tranh đấu uy dũng hơn tinh thần Gandhi, nhân bản và từ bi hơn tinh thần tự sát Nhật Bản, tự đốt lên ngọn đuốc lay động lương tâm bạo lực, những nhà cai trị độc tài, bản chất chính trị hung ác; trong 41 ngày Phật giáo Việt Nam đã không còn tìm thấy tia hy vọng nào ở cuối đường hầm trong thiện chí thay đổi của chính quyền.

 

Ngọn đuốc Quảng Đức đã lay động lương tâm nhân loại, xao xuyến trái tim của nhân dân và chính phủ Hoa Kỳ! Hai ký giả O'Leary và Seymour đã viết: "Tại sao Mỹ lại ủng hộ một chế độ dấn thân vào chuyện bức hại tôn giáo? Tại sao Tổng thống Kennedy đem quân đến giúp một chế độ của một người đã đẩy dân trong các trại tập trung?" [iii].

 

Trong nuớc, ngọn đuốc Quảng Đức đã làm cho lòng dân bừng dậy và đoàn kết thành một khối, kể cả 10% phật tử trong tổng số 800 ngàn dân di cư 54, cùng ủng hộ cuộc tranh đấu bạo lực kỳ thị tôn giáo, dù trong tâm tư vẫn cố giữ thế đứng chính trị "di cư vì chống cộng". Hai khối Công giáo phân ly âm thầm Bùi Chu - Phát Diệm và Công giáo ủng hộ triệt để TGM NĐT rạn nứt thêm, nên ánh mắt của người Công giáo di cư nhìn lên tổng thống "đại ân nhân" đầy phân vân và e ngại!

 

Đặc biệt, ánh đuốc Thích Quảng Đức đã lay động trái tim của tổng thống Diệm, khi trưa ngày 11/6 ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu và phó tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ vào dinh gặp tổng thống, "ông Diệm đã nói những lời chí tình": "Toàn dân bầu tôi làm tổng thống. Tôi đâu có phải chỉ là tổng thống của các người Công giáo; lúc còn nhỏ, mẹ tôi vẫn dẫn tôi đến chùa Diệu Đế...".  Ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu đã nhìn thấy "Ngọn lửa Bồ Tát quả có hiệu lực soi sáng tâm hồn tổng thống Ngô Đình Diệm" ("Sáu tháng Pháp nạn", VVM, GĐ xb., trang 277).

 

Nhưng chỉ có trái tim của hai vợ chồng ông cố vấn là không hề lay chuyển?

 

Từ ánh đuốc của Ngài Quảng Đức đã thắp sáng thêm sự hy sinh của tám vị sư khác mong chuyển hóa lương tâm của chế độ (1963), và nối tiếp những "ánh đuốc" đấu tranh bảo vệ cho hòa bình của đất nước vào những năm kế tiếp sau cái chết của hai anh em tổng thống, nối tiếp là các chế độ độc tài quân phiệt, nhất là trong năm 1967 có đến 14 phật tử khác đã hy sinh. "Ánh đuốc" Quảng Đức cũng đã soi sáng lương tâm của một tín đồ Tin Lành là anh Norman Morrison, tự thiêu ngày 2/11/1965 để chống lại cuộc chiến tranh phi nghĩa ở VN.  Hai năm sau, nữ phật tử Nhất Chi Mai cũng tự nguyện thắp lên ngọn đuốc từ bi để chống lại tập đoàn quân phiệt hiếu chiến và tàn bạo Thiệu - Kỳ. Trước khi hy sinh, Nhất Chi Mai đã ca ngợi sự hy sinh của anh Norman bằng bài thơ:

 

 

 

Tại sao một người Mỹ đã tự thiêu mình?

Tại sao cả thế giới chống chiến tranh?

Nhưng tại sao người Việt Nam vẫn còn im lặng

Không dám cất tiếng gọi cho hòa bình? 

 

(Why did an American self-immolate?

Why did the whole world protest against the war?

Why have the Vietnamese been silenced

And would not dare to call for peace?)

 

 

 

(The Vietnamese Engaged Buddhism - The Struggle Movement of 1963-66, Quán Như, nhà xb. Văn Nghệ, 2002, page 268)

 

Qua những ngọn đuốc tâm linh từ Quảng Đức thắp sáng mười phương, giờ đây có thể khẳng định mà không sợ đại ngôn nữa: tự thiêu để chống lại cường quyền, bạo lực, thắp sáng niềm ước vọng hòa bình nhân loại đã trở thành một "cá tính quốc gia" (national character) của người Việt Nam!

 

IV. Vài dòng về "Rồng Phu nhân":

 

Sau này, có nhiều người thân cận, hay từng được hưởng ơn mưa móc của chế độ đã kết án bà Nhu đã làm sụp đổ chế độ là lời kết án đầy cảm tính. Bản chất của chế độ, con người chính trị của ông Ngô Đình Nhu không đơn giản để cho vợ được tự do làm hư chuyện. Bà Trần Lệ Xuân có thể hiểu một cách đơn giản như thế này: Bà xuất thân từ gia đình quyền quý, sống trên nhung lụa và được chiều chuộng quá mức của một gia đình Phật giáo. Thương yêu con nhưng không quá nghiêm khắc trong vấn đề giáo huấn con cái. Bà là phụ nữ xuất thân từ trường Tây, dù ở cấp nào đi nữa cũng chỉ biết văn hóa văn minh Tây mà thôi. Khi lấy người chồng đang ở vai trò nắm giữ quyền lực, bà là một mẫu người phụ nữ điển hình của các quốc gia chậm tiến: thương chồng, săn sóc chồng (như có giai thoại đã được nghe bà đã săn sóc sức khỏe ông Nhu bằng sự kiểm sóat từng điếu thuốc lá ông hút v.v...), xây dựng cho sự nghiệp của chồng đi lên, đó là tinh thần �noblesse oblige� [nghĩa vụ quý tộc - bt.]. Cho nên, bà đâu cần biết tới "Lòng em có đất có trời, có câu nhân nghĩa có lới hiếu trung"!

 

Việc hôn nhân của một người đàn ông trong đời, lắm khi còn là vì duyên nghiệp, phúc đức của mỗi người. Giá như bà Nhu thời tuổi trẻ từng có dịp đến chùa, từng biết thắp nhang quỳ lạy Phật, đọc được một vài cuốn sách Phật, thì bà đâu nỡ lòng nào gọi cuộc tự thiêu của một vị Sư là "nướng thịt"! Ngược lại, nếu bà kết hôn với một người chồng Phật giáo, cạn hay sâu, thế nào cũng ẩn hiện một tấm lòng từ ái thì sẽ dung hòa được cá tính nam nhi của bà Nhu. Sự kết hợp hôn phối của bà với ô. Nhu tựa như Rồng gặp Nước, ở trong một hoàn cảnh có người chồng ở địa vị cao nhất nước, nên sinh cớ sự...

 

Trong thời gian đi giải độc ở Mỹ, Bà đã bộc bạch với ký giả "chồng tôi rất không vui với... một phía thì ông anh, phía kia thì vợ. Ông cho rằng cả hai như những "đứa bé" trong rừng. Ông nói với anh mình rằng, "Anh nên làm tu sĩ", và nói với tôi, "Còn bà thì nên câm miệng lại... không được tuyên bố bất cứ điều gì" [iv].

 

Thế mà bà vẫn cứ tuyên bố vung vít, phát biểu những câu mất hết cả khôn ngoan chính trị; điều đó chứng tỏ không những ông Nhu chiều chuộng vợ, mà trong chiều sau kín đáo, ông còn "tâm phục" vợ nữa.

 

 

 

Kết luận gì về người phụ nữ độc đáo có một không hai này: độc đáo từ nghĩa "tệ" nhất lẫn "cao" nhất. Đặt ra ngoài thảm nạn Phật giáo do chế độ tạo ra, lần đầu tiên sau mười thế kỷ dựng lại nước, bà là người phụ nữ Việt Nam có được cơ hội trong vòng một tháng "đại náo" Hoa Kỳ - một siêu cường quốc thế giới lại là kể hỗ trợ kề vai sát cánh với chế độ -, từ phía Đông (New York) sang tới phía Tây (Los Angeles) nước Mỹ, tuyên bố những lời bạo tợn, đanh thép không chút ngượng ngùng, sợ hãi. Đó là lời lẽ của những lãnh tụ nam nhi độc tài, phát-xít. Có chăng các bà mệnh phụ phu nhân ở Tòa Bạch Ốc khi xem truyền hình thấy những cử chỉ, hành vi, lời nói của bà vừa nổi da gà, vừa thích thú !?... Tôi không muốn viết những lời biện hộ dùm cho bà làm gì trong lúc này, chỉ vì nhân cơ hội lật lại trang sử Phật giáo năm 63, để viết cho ngay thẳng về một tâm lý có thật: Ngoại trừ một số nữ Phật tử lớn lên trong thế hệ 63, nhớ lại bà đã tuyên bố những lời thật thất lễ, thất đức về vụ tự thiêu của HT Thích Quảng Đức và các vị sư sau đó, đa số các phụ nữ Việt Nam trẻ khác ở nước ngoài có dịp đọc lịch sử Việt Nam cận đại, khi biết đến những ngày tháng bà đến Mỹ "giải độc" cho chế độ đã công khai hoặc âm thầm ngưỡng mộ, thán phục bà; nếu biết bỏ quên tác dụng của ngôn ngữ, chỉ nghĩ đến hành động, hành vi, thái độ thì chính bà đã mang lại niềm tự hào, tự hãnh vì thỏa mãn được tự ái dân tộc cho người phụ nữ Việt Nam nói chung, được thế giới biết đến.

 

V. Sách, đọc một cuốn... thì đã sao !?

 

Trong tác phẩm "Hồ Chí Minh - Ngô Đình Diệm và Mặt trận Giải Phóng Miền Nam" (Văn Nghệ xb. 1992), tác giả Hồ Sĩ Khuê nói : - như ai khác, ông cũng biết sợ người chỉ đọc một cuốn sách, nhưng sợ nhất là những người suy nghĩ một chiều. Nhưng sau khi đọc hết cuốn sách của ông thì tôi nhận thấy: nói về giai đoạn lịch sử trước khi đất nước bị chia cắt thành hai miền cho tới ngày thống nhất, và kéo dài hai mươi năm sai lầm sau đó, thì có đọc một cuốn sách như sách ông viết cũng đủ rồi. Bởi hình như tác giả đã dành trọn đời mình để chỉ viết "một cuốn sách", nên nói nó là tác phẩm lịch sử cũng được mà gọi là triết lý chính trị hòa giải dân tộc cũng không sai. Vì lẽ ông Hồ Sĩ Khuê không muốn làm một sử gia, một lý thuyết gia chính trị, một người viết hồi ký, nhưng ông muốn làm thuyết khách chỉ đường cho những ai muốn hành động vì lòng yêu nước. Từ vai trò của một người từng đóng góp từ những suy tư chính trị để xây dựng nền móng tư tưởng dẫn đạo cho chế độ Đệ nhất Cộng hòa, Hồ Sĩ Khuê đã tự ý rút lui khỏi vòng công danh bất đắc dĩ khi đã linh cảm nhận ra mầm mống sai lầm của ông Ngô Đình Nhu, và 30 năm sau ngồi vẽ lại một bức tranh toàn diện về những mâu thuẫn chính trị của hai phía anh em thù địch trong bối cảnh mâu thuẫn chính trị quốc tế. Thành ra còn có ai có đủ thầm quyền hơn nữa khi kết luận: "Ông Diệm sụp đổ không vì cộng sản, không vì Phật giáo. Mà hoàn toàn vì chính ông" (HS Khuê, trang 396).

 

Và tại sao tác giả lại vạch cái mốc: "Lịch sử phải bắt đầu từ ngày 30/4/1975"?

 

Sau ngày thống nhất, trong hai mươi năm đầu với sự sai lầm chính sách toàn diện của chế độ cộng sản, đã làm cho nhân dân Miền Nam vọng tưởng để hối tiếc chế độ Đệ nhất Cộng hòa của Diệm - Nhu; và mười năm sau mặc dù Việt Nam đã đổi mới, chọn con đường kinh tế thị trường để phát triển đất nước... thế hệ trẻ lớn lên sau chiến tranh càng lúc càng gần gũi, thân thiết với đời sống vật chất, văn hóa Mỹ, đạo đức suy đồi, xã hội hỗn loạn, càng làm cho người dân miền Nam nhớ lại quá khứ lại càng thêm kính trọng hai ông Diệm - Nhu.

 

Hơn nữa, sau ba mươi năm với thực tế trải nghiệm trước mắt, giờ đây, người miền Bắc với kinh nghiệm ông Hồ làm sao không thèm "chí sĩ Ngô Đình Diệm" như lời ông HS Khuê nhận xét! "Tinh thần Ngô Đình Diệm" kéo dài theo chiều rộng của cả nước.  Không ngờ câu tuyên bố của bà Nhu với ký giả Mỹ sau ngày đảo chánh, đã trở thành lời tiên tri: "Tôi cho quý vị biết nếu như gia đình họ Ngô đã bị giết một cách man rợ, thì hậu quả của nó sẽ chỉ mới bắt đầu. Bắt đầu của câu chuyện" ("I tell you that if really the Ngo family have been treacherously killed, in that effect it will be only the beginning. The beginning of the story" - Public Broadcasting Services, PBS.org, 29/3/05).

 

Nhưng "tinh thần Ngô Đình Diệm" là gì, nếu không hiểu nôm na là một thứ đạo đức "đặc thù", mang "dâng cả nước Việt Nam lên Đức Mẹ, làm như Thiên Chúa là quốc giáo"? (theo HSK, trang 395); hay tinh thần đó chính là bộ óc Ngô Đình Nhu đã được chứng thực là một thất bại trên một nửa nước?

 

Dù sao, với hiện trạng trên đất nước (phát triển kinh tế giả tạo, xã hội suy đồi), nhìn lại từng giai đoạn bước ngoặc lịch sử của quá khứ (theo sự phân chia của nhà nghiên cứu sử học Trần Xuân An, web GĐ tháng 5/05: 1858-1885, 1885-1930, 1930-1945, 1954-1975, 1975-1989), chặng đường lịch sử thứ năm (1954-1975) của chế độ hai anh em Diệm - Nhu có tội mà cũng có công. Phải có sự công bằng lịch sử để ghi nhận cái công đó của hai ông.

 

Từ đó, hành trình giải hoặc lịch sử, giải hoặc tôn giáo của nhóm Giao Điểm là nhắm tới mục tiêu hóa giải hận thù chính trị, tôn giáo, kết tụ nhân tâm đoàn kết dân tộc để cùng nhau đóng góp tùy sức lực, tùy vị trí của mỗi người đưa đất nước đi lên.

 

 

 

-- Về lịch sử: Đảng Cộng sản VN, kẻ nắm được nằm ngọn cờ giải phóng dân tộc, đưa tới thắng lợi hoàn toàn năm 1975, chấm dứt cuộc trường kỳ kháng chiến hơn một trăm năm, kể từ ngày kinh đô Huế thất thủ.

 

Con đường cộng sản của Nguyễn Ái Quốc là một định mệnh lịch sử, xuất phát từ những "giọt nước mắt" yêu nước khi tìm đến với tư tưởng Lê-nin. Dù với định mệnh lịch sử đưa đẩy ông phải đi làm "bồi" cho Pháp đi nữa, rút cuộc cũng đi tới con đường cứu nước. Cứu nước một cách khác. Sau này, những người thừa kế tinh thần Hồ Chí Minh có đi theo con đường quốc tế vô sản đi nữa cũng chỉ vì những "gọng kềm lịch sử", quyền lợi đất nước đối với họ vẫn là trên hết. Là những kẻ đã từng đánh Pháp, đánh Mỹ, đánh Tàu... thì dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản VN, họ có thể đánh bất cứ một quốc gia nào trên thế giới này, nếu các quốc gia đó chủ tâm xâm lăng, muốn biến VN trở thành nước nô lệ! Do đó, không có một thế lực chính trị nào có quyền phủ nhận công lao xương máu của Đảng Cộng sản VN.

 

-- Nhưng do hậu quả của chiến tranh Bắc - Nam kéo dài từ những mâu thuẫn lịch sử đã bị đánh mất một chặng đường hòa giải đúng lý ra, tốt đẹp nhất, đã bị tuột khỏi tầm tay của hai phía, xương máu anh em đổ ra càng nhiều, càng làm cho hận thù thêm chồng chất. Do đó, để hóa giải mâu thuẫn chính trị quá khứ, phù hợp với ước vọng mới của thế hệ trẻ lớn lên từ sau chiến tranh, Đảng Cộng sản VN phải chấp nhận thế đứng chính trị của thành phần dân tộc (có lẽ chiếm đại đa số).

 

-- Kinh tế thị trường và phát triển: Kinh tế thị trường là xu thế phát triển của thời đại toàn cầu hóa. Một quốc gia không thể phát triển kinh tế mà đứng một mình, một cõi, hay chỉ nhắm thu hẹp trong khu vực địa lý chính trị thu hẹp. Kinh tế thị trường tạo điều kiện phát huy tinh thần sáng tạo, thi đua cạnh tranh chính đáng, gia tăng năng lực sản xuất, trình độ kỹ năng của công nhân và tiến bộ khoa học kỹ thuật của chuyên viên � là ưu tiên hàng đầu để thi triển với nền kinh tế quốc tế.

 

Giai cấp "công nhân mới" không còn là giai cấp vô sản của thế kỷ 19, đầu 20 như Mác, Lê-nin đã nhìn thấy. Giai cấp công nhân mới không còn bị bóc lột dễ dàng, đời sống bản thân và gia đình thoải mái hơn, có trình độ kỹ năng thời đại, có hoàn cảnh tạo được đời sống vật chất tương đối hoàn hảo. Một gia đình công nhân cò khả năng mua sắm Tivi, tủ lạnh, xe gắn máy... hoàn toàn không có mặc cảm nào với chủ nhân tư bản, hay các thành phần quản trị cấp cao... lái xe hơi, ở nhà lầu. Thế nhưng, giai cấp công nhân mới của nền kinh tế thị trường nói riêng, nền kinh tế quốc gia nói chung còn phải đương đầu với lòng tham, bất công, bóc lột... công nhân dưới hình thức khác, như: luật lệ công ti bất công, tiền lương, hưu bổng, lao động, hay những quyền lợi khác nói chung không được đối xử xứng đáng, thì Đảng Cộng sản VN - kẻ đại diện chính thức cho giai cấp công nhân mới phải đấu tranh, bảo vệ cho giai cấp họ, dưới các hình thức liên kết với các nghiệp đoàn công nhân quốc tế, của các công ti đa-quốc-gia, các cơ quan tổ chức luật pháp quốc tế... để bảo vệ quyền lợi cho giai cấp công nhân dân tộc. Đó là ý nghĩa chuyển hóa của tinh thần "cách mạng thường trực" ('permanent revolution') vậy.

 

-- Vấn đề dân chủ: Trong giai đoạn đã có sự hòa đồng dân tộc, nhất thống nhân tâm, sự ổn định chính trị là điều kiện thiết yếu để xây dựng đất nước, do đó chúng ta không thể đòi hỏi phải có một xã hội tự do phóng khoáng, dân chủ thiếu ý thức như các quốc gia Âu Mỹ. Hiệu quả và kết quả của kinh tế thị trường là thước đo để từng bước tiến tới sự mở rộng dân chủ và dân chủ thực sự. Đó là yếu tố vừa khách quan vừa chủ quan (trong đó yếu tố con người tự giác là quan trọng nhất); cho nên chiều dài đi tới dân chủ với thời gian nhanh hoặc chậm là tùy thuộc vào hai yếu tố này.

 

-- Về tôn giáo, tín ngưỡng: Dân tộc tính của người Việt Nam là lòng bao dung. Không ai có thể khinh thị, chế nhạo, coi thường hay chống lại niềm tin của kẻ khác, nếu như tôn giáo, tín ngưỡng này không chống lại quyền lợi của dân tộc � hay liên kết với ngoại bang để mưu cầu chính trị, khuynh loát quốc gia. Giải hoặc tôn giáo là nhằm nêu lên sự thật về một tôn giáo có tội với dân tộc, đường xa là trang bị cho dân trí một tinh thần nhân bản "thế tục" vượt lên trên các sức cản (inertia) của những tôn giáo hệ thống, mù quáng. Thế tục là mục tiêu của cuộc sống hiện tại, trên thế gian này, chứ không phải là viễn cảnh của thiên đàng, địa ngục. Hạnh phúc hay khổ đau là vấn đề của thực tại. Tinh thần nhân bản là lòng nhân, lòng từ bi khi đối đãi với tha nhân, là lòng biết cảm nhận tình thương yêu, hy sinh chịu "khổ nạn" của kẻ khác.

 

 

 

Ông bà tổ tiên chúng ta từng thờ cúng các bậc tiền nhân, có công dựng nước, giữ nước, tin tưởng các thần linh đã hổ trợ bảo bọc cho xóm làng, cho mưa thuận gió hòa trong sản xuất, che chở cho các tai biến thiên tai; dân ta thờ các anh hùng liệt sĩ, hay các vong hồn uổng tử đã chết trong chiến tranh... không lý gì chúng ta lại ngăn cấm các tín đồ tin đạo Thiên Chúa đi lễ nhà thờ, người Hòa Hảo thờ Huỳnh Phú Sổ, người Cao Đài thờ Thiên Nhãn một mắt, người dân thiểu số đạo Hồi thờ Mahommed! Nhưng, để bảo toàn an ninh, quyền lợi văn hóa chính trị quốc gia, chúng ta phải phân biệt giữa hành đạo và truyền đạo. Hành đạo là sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng đã có nề nếp trong quốc gia; còn truyền đạo là hành động xâm nhập mới vuợt qua biên giới quốc gia, nhằm liên kết, tổ chức phối hợp với các tôn giáo nội địa trong mục tiêu "ngoài tôn giáo", hoặc nhằm tạo sự kích động, xáo trộn các sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng đang sống trong hòa ái, yên lành. Cho nên, nhà nước có nhiệm vụ phải kiểm soát, điều hướng các hoạt động truyền đạo từ nước ngoài.

 

Tóm lại, những ngày lễ hội của các tôn giáo lớn còn là dịp để cho dân chúng thoải mái tâm hồn, nghỉ ngơi, trầm lắng tâm linh để nhớ về cội nguồn, như: ngày Noel là dịp để cho bà con cô bác không phân biệt tôn giáo ăn nhậu một bửa �réveillion� thỏa thích, cho những thanh niên thiếu nữ có cơ hội tổ chức �boom�, �bal de famille� v.v? nhảy nhót, xả hơi vui thú sau một năm dài lao động?; Ngày Phật Đản để cho đa số dân chúng phật tử có cơ hội trầm tư, tôn kính lòng từ bi của Đức Phật, nhắc nhở tinh thần tự thắp đuốc lên mà đi của mỗi cá nhân, ngày lễ Vu Lan để cả nước nhớ tới lòng hiếu để với người Mẹ Việt Nam, hướng về tổ tiên anh liệt, xá tội vong nhân, các oan hồn uổng tử đã chết oan khiên vì chiến tranh, loạn lạc...

 

Hậu từ:

 

 

 

Đúng ra tôi phân vân không muốn viết bài này, khi nhận được lời kêu gọi đóng góp tham luận nhân ngày Hội thảo về "Cuộc tự thiêu của Ngài Quảng Đức" của thầy Mạnh Thát thuộc Viện Nghiên cứu Phật học ở Sài Gòn, vì nghĩ rằng sẽ có nhiều anh chị Phật tử khác xứng đáng hơn để viết và viết hay hơn tôi nhiều.  Nhưng có vài tác động khách quan bên ngoài đưa đẩy đến, tôi đành miễn cưỡng viết thôi. Một mặt, để giải tỏa những lời nhận xét con người của tôi về chế độ Ngô Đình Diệm, khởi phát từ bài viết "Vài suy nghĩ chung quanh dư luận về cuốn hồi ký của tác giả Đỗ Mậu" cách nay trên hai chục năm rồi, và lai rai nhiều bài viết sau đó dưới các bút hiệu khác. Sự mâu thuẫn trong tôi chỉ vì mỗi khi nhắc lại cái chết của hai ông Diệm - Nhu, hay tình cờ nhìn thấy các bức hình nằm chết của hai ông ấy, tôi chịu không nổi: vừa thương vừa hận, vừa uất ức vừa suy nghĩ cũng "phải" thôi! Đó là nguyên nhân mâu thuẫn nội tâm trong con người tôi, chứ không phải là tâm lý "gian xảo" gì cả! 

 

 

 

Riêng để kính tặng duyên kỳ ngộ với bà cu Huế vào (suốt) tháng 10 năm 2000. Có những việc "người trần mắt thịt" như tôi không hiểu được! Kính chúc Bà trường thọ (*bt.).

 

Riêng, cảm ơn thầy Mạnh Thát đã cho tôi một cơ hội để tâm hồn được an nhiên, nhẹ nhõm.

 

 

 

Nguyễn Văn Hóa

Tuesday, June 07, 2005

Giao Diem, updated: 8.6.2005 (tác giả có bổ túc thêm vài ý).

 

Chú thích:

 

[i] Madame Nhu: "Without him, the president would not be... I don't think that it would be easy for him to rule, to rule the country - to govern the country. That's why when it was... requested... he was requested.. to send him away my husband, he... he said, it was absolutely a stupid demand because he knew very well that my husband can do without him, but he, he could not do without my husband".

 

[ii]  Ngô Đình Nhu: "I am an anti-Communist from the point of view of doctrine. I am not an anti-Communist from the point of view of politics or humanity. I Consider the Communists as brothers, lost sheep. I am not for a crusade against the Communists because we are a little country, and we only want to live in peace". - Ngo Dinh Nhu, PBS. President Kennedy interview with Walter Cronkite, Sept. 2, 1963.

 

[iii]  O'Leary and Seymour viết: "Why is the US. Supporting a foreign government that engages in religious persecution? Why is President Kennedy sending US. Military personnel to help the government of a man who puts his own people into concentration camps?" LBJ: Kennedy White House killed US. Ally (Tapes support new book showing who really assassinated JFK / 2003 WorldNetDaily.com / 22/9/03

 

 

 

[iv]  Madame Nhu: "My husband, he was very unhappy with... on one side his brother, the other side, his wife. He considered both of us in the woods. He said to his brother, "You should be a monk", and "You, ... to me, ... just keep quiet... don't say anything".  PBS, Mme Nhu Document 25/10/63, dẫn như trên.

___________________

 

(*bt.) Bản ở Web. Thư viện Hoa Sen có thêm một đoạn không quan trọng: "Điều sau cùng muốn nói: Cách nay năm năm, tôi tình cờ được một Bà cụ người Huế đến ở chung, trông con người Bà phảng phất nét sang cả, lại có hành tung bí ẩn, lạ lùng... Tôi vô tâm, nên phải mất năm năm sau, đúng vào dịp này tôi mới phát giác ra Bà là ai. Đó là chuyện linh thiêng, nhờ tôi nhìn chăm chú vào đôi mắt sống động của người con gái của Bà đã tử nạn như đang nói với tôi điều gì, và tôi bàng hoàng tỉnh ngộ, nhận ra Bà là ai. Bài viết này cũng là lời tạ lỗi vì những xúc phạm trong các bài viết ở đâu đó của tôi, chỉ vì sự thật lịch sử thôi và không hề chứa đựng sự ác ý nào. Xin cảm ơn những ly "Café-au-lait" vào một vài buổi sáng Bà pha cho, ngon như cà-phê Mụ Tôn bên góc đường trước cổng trường Âm nhạc & Kịch nghệ Huế thuở nào. Cầu chúc cái chân bị té của Bà lành hẳn và kính chúc Bà sống lâu trăm tuổi".

 

 

 

 

 

Nguồn:

Tạp chí điện tử Giao Điểm, số tháng 6-2005

http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/605_nvh_QD.htm

Thư viện Hoa Sen: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO BỒ-TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC VỊ PHÁP THIÊU THÂN - Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, ngày 29-5-05

http://www.thuvienhoasen.org/qdhoithao-41-nguyenvanhoa.htm

 

 

Đưa lên web.:

24-12 HB6 (2006)

24-12 HB6 (2006) 

25-12 HB6 (2006), có sửa chữa vài lỗi gõ phím. 

 

                      Trở về trang ngỏ & mục lục trang của những người cùng thời / 1asphost 

http://c.1asphost.com/TrXuan An/an/trangcnncthoi/trangcnncthoi.htm

hoặc:

Trang ngỏ & mục lục của tuyển tập thơ - văn - luận của những người cùng thời / Google

http://www.tranxuanan-trangcnncthoi.blogspot.com

 

 

(  xem tiếp luận của những người cùng thời -- trang 3  )

 

 

 

                 

CÁC TÁC GIẢ CÙNG THỜI TỰ GIỮ BẢN QUYỀN  

E-mail: tranxuanan_vn@yahoo.com

         

Ngày khai trương

trang này:

12 - 3 HB6 ( 2006 )

Cập nhật 12/24/06 

(tháng / ngày / năm)                                                                  

                Trở về trang chủ

                   (Web. Trần Xuân An) 

                                                                                                                http://www.tranxuanan-writer.blogspot.com

                   (Web. Tác phẩm Trần Xuân An)

 

CHÂN THÀNH

CẢM ƠN 

Docs.Google.com / HOST,

1asphost.com / HOST

& Yahoo, MSN. search

                          Nobody have permission for editting this document.

                       Thank you.  

 

                                                                 

_________________________________________________________________________________________________

Trở về

trang bài mới -- sách mới -- tin tức mới: 

 

http://tranxuanan.writer.2.googlepages.com/baimoi-sachmoi-tinmoi-1.htm

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/baimoi-sachmoi-2

 

trang "Những trang mục trên 'Web Tác giả Trần Xuân An'":

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/webtacgiatranxuanan

 

trang chủ "Web tác giả Trần Xuân An":

 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com

 

Google page creator  /  host

DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE  

 

    lên đầu trang (top page)   

Ngày đưa trang này lên mạng liên thông: