F.(6). Trang 6 - Thông báo cập nhật

Thông báo cập nhật

(trang 6)

trên WebTgTXA. & các tin tức khác

u

Các trang thuộc mục này: 

 Trang 1 | Trang 2 | Trang 3 | Trang 4 | Trang 5 | Trang 6 | Trang 7 | Trang 8... 

 

u 

 

Chào mừng người đọc quý mến đến với "Web Tác giả Trần Xuân An" -- http://tranxuanan.writer.googlepages.com -- Xin vui lòng nghiền ngẫm từng câu, chữ. Hi vọng người đọc quý mến sẽ không nản lòng trong thế giới duy nhất này, sẽ không tránh né những vấn đề về Việt Nam trong chiến tranh (1858-1885-1930-1945-1954-1975-1989), nhất là về Miền Nam Việt Nam với Vĩ tuyến 17 (1954-1975) và trong thời hậu chiến (1975-1989-???)... & ...

 

Welcome to "Author Tran Xuan An's web" -- http://tranxuanan.writer.googlepages.com -- Read my works for details, please, and think about them. The revered and loved readers, I hope you will not be dispirited in this only one world, you will not evade the problems about Vietnam in the war (1858-1885-1930-1945-1954-1975-1989), especially, about The South of Vietnam with The 17th Parallel (1954-1975) and in the post-war (1975-1989-???)... & ...

 

 

Website: Tác giả Trần Xuân An

Poet / writer & researcher

Twenty one published-books

(poem; novel; essay; research; critical contribution on history, literature...)

The HCM City Literature-writer Association member

 

KỂ TỪ THÁNG 11 HB7 (2007), WEBTGTXA. MỞ THÊM MỘT TRANG MỚI ĐỂ TIỆN VIỆC THEO DÕI, TRUY CẬP CỦA NGƯỜI ĐỌC.

ĐÂY LÀ TRANG THÔNG BÁO TẤT CẢ NHỮNG GÌ ĐÃ ĐƯỢC CẬP NHẬT (UPDATED)

Ở CÁC TRANG KHÔNG PHẢI LÀ TRANG "BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN TỨC MỚI",

NHƯ "THÔNG TIN - GIAO LƯU - ĐOÀN KẾT", "WEBS NGÀN NHÀ"...

NGOÀI RA, CŨNG CÓ THỂ THÔNG BÁO THÊM MỘT SỐ TIN TỨC KHÁC VỀ BẠN BÈ, ĐỒNG NGHIỆP. GỒM CẢ THƯ TÍN CÔNG KHAI & TIN CẬY ĐĂNG  

(TẤT CẢ CHỈ TRONG GIỚI HẠN NHẤT ĐỊNH, THEO NGUYÊN TẮC HIỆN HÀNH ĐỐI VỚI LOẠI THÔNG TIN BẢO MẬT)...

 

uuu Tháng 05 HB8 (2008) [tiếp theo]:

► 06-05 HB8: Cập nhật ở mục "Ý kiến người đọc và giới cầm bút": "'Trò chuyện' về tên đường phố với TS. Trần Hoàng (ĐHSP.TP.HCM.)": "... Có một ý kiến về sử học đáng lưu tâm: Nhận định nhân vật lịch sử nên căn cứ vào hành trạng, chứ không nên căn cứ vào những thứ do nhân vật lịch sử viết hay nói. Ở câu này, “nhân vật lịch sử” được hiểu là nhân vật chính trị trong lịch sử, nhất là các nhận vật lịch sử có mâu thuẫn giữa hành trạng chính trị và trước tác hay lời nói được ghi chép lại, vì trước tác, lời nói có thể “mị”". ---  Xem tiếp...

       <<< TS. Trần Hoàng                         <<< Bìa sách TS. Trần Đức Anh Sơn

► 06-05 HB8: Lê Tiến Công giới thiệu sách: "Đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn" của TS. Trần Đức Anh Sơn -- Xem ở mục "Thông tin - giao lưu - đoàn kết", trang 2: "... đề tài mà tác giả Trần Đức Anh Sơn đã đeo đuổi trong suốt 15 năm với những tìm tòi khám phá và thay đổi nhận thức từ “đồ sứ men lam Huế” đến “đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn”...". --- Xem tiếp...

► 07 & 08 & 09-05 HB8: Web Picasa tranxuananwriter: Bổ sung hình ảnh cho trang 2 "Bài mới - sách mới - tin tức mới" --- Nhiếp ảnh: Thạc sĩ Nguyễn Quang Trung Tiến (Khoa Lịch sử, Đại học Khoa học, Huế) --  53 tấm ảnh này đã được tác giả công bố một phần rất ít trên Tạp chí Nghiên cứu & Phát triển, số 2/2007 (Sở KH. & CN. Thừa Thiên - Huế). Bản quyền nhiếp ảnh: Nguyễn Quang Trung Tiến. WebTgTXA. chân thành cảm ơn anh Nguyễn Quang Trung Tiến đã gửi phó bản tập hình ảnh này vào tặng. Ngoài ra, để thể hiện được chiều sâu, tính khoa học của buổi lễ minh oan, dựng bia lịch sử Nguyễn Văn Tường (1824-1886), WebTgTXA. cũng bổ sung thêm một số tấm ảnh quét chụp (scan) các trang bìa những tập kỉ yếu, tài liệu hội thảo, hội nghị khoa học do ĐHSP.TP.HCM., Trung tâm KHXH. & NV., Đại học Huế, Hội KHLS. Thừa Thiên - Huế, Tạp chí Huế Xưa & Nay tổ chức, ấn hành; bìa tập tư liệu (vi tính) do bà Nguyễn Thị Tố Oanh, cô Trần Nguyễn Từ Vân sưu tầm; và các trang bìa thuộc các cuốn sách, bộ sách do Trần Xuân An nghiên cứu, biên soạn, viết thành truyện - sử kí - khảo cứu tư liệu lịch sử; thêm vào đó, là bìa cuốn sách "Nguyễn Văn Tường (1824-1886), cuộc đời và lời giải" của nhiều tác giả, do PGS.TS. Đỗ Bang làm chủ biên...

                               

Ảnh lớn hơn:   Link tập ảnh gồm 53 tấm của NQTT. & một số tấm ảnh khác của WebTgTXA.   

(Mở khung màn hình mới -- open in new window -- để xem)  

 

 

 

► 09-05 HB8: Trên báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần, số 18-08 (1283), ra ngày 11-5-2008, ai đó vừa tung ra CHIẾU CẦN VƯƠNG GIẢ MẠO MỚI với nhan đề bài báo "Tìm thấy nguyên bản chiếu Cần Vương" ??? Tất nhiên không phải dịch giả Trần Đại Vinh (giảng viên Khoa Ngữ văn, ĐHSP. Huế), cũng không phải ông Thái Lộc (phóng viên đưa tin [?]). Tại sao có thể nói ngay đó là Chiếu Cần vương giả mạo (nguỵ tạo) mới nhất được tung ra? Xin vui lòng xem ngay trên bản chiếu, chi tiết ngày tháng năm "Hàm Nghi ngũ niên lục nguyệt sơ lục nhật" (Hàm Nghi năm thứ 5, ngày mồng sáu tháng sáu, tức là 03-7-1889 [?!?] thuộc năm Kỷ sửu [?!?]); chi tiết vua Hàm Nghi đích thân qua nước Đại Đức ("Đại Đức quốc") cầu viện và đã được chính phủ nước Đức đồng ý [?!?]; rồi khi vua Hàm Nghi đã về thẳng tỉnh Quảng Đông, vị vua trẻ này đã tiếp kiến các quan viên hội họp để nghe họ biện bạch [?!?]... Và còn nhiều chi tiết sai trái với "Dụ Nguyễn Văn Tường" (02-6 Ất dậu [13-5-1885]) và "Dụ Hoàng tộc" (7-6 Ất dậu [18-5-1885])! Xin nhớ rằng, "Lệnh dụ Thiên hạ Cần vương" (tức "Dụ Cần vương"), từ trước đến nay, như chúng ta biết, cũng được ban ra, truyền đi từ Tân Sở (Cam Lộ) cùng một ngày với "Dụ Nguyễn Văn Tường"; và cả ba bản dụ kể trên đều nhất quán về nội dung. Giảng viên, nhà nghiên cứu Trần Viết Ngạc cũng đã có một bài tham luận sử học “Chiếu hay Dụ Cần vương?” (Kỉ yếu Hội nghị khoa học lịch sử về "Nhóm chủ chiến triều đình Huế và Nguyễn Văn Tường", ĐHSP. TP.HCM., 20.6.1996, tr. 25 – 30; Tạp chí Xưa & Nay, số 128, tháng 11. 2002, tr. 9 – 11), xác định chính xác là Dụ Cần vương, được tuyên tại Tân Sở, Cam Lộ, 13-7-1885, đồng thời cũng khẳng định là Chiếu Cần vương số 2 (ban bố tại Hương Khê, Hà Tĩnh, 19-9-1885, theo sách "Lào và chế độ bảo hộ thuộc Pháp" ["Le Laos et le protectorat français", Paris, 1900]  của Gosselin) chỉ là văn bản giả mạo. Trần Xuân An cũng đã góp phần làm rõ hơn về vấn đề này. Nay, trên báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần, số 18-08 (1283), ra ngày 11-5-2008, lại "xuất hiện" thêm một Chiếu Cần vương giả mạo mới ... toanh! (9 & 10-5 HB8)  --  Xem tiếp tiểu mục bổ sung 10-5 HB8 ở kề ngay bên dưới tiểu mục này.

              Link: Ảnh quét chụp (scan) trang báo, lớn hơn   Link bài báo về Hàm Nghi

BẢN SAO VI TÍNH TỪ BÁO TUỔI TRẺ TRỰC TUYẾN & TỪ TRANG NÀY

► 10-5 HB8: WebTgTXA. đã bổ sung vào tập ảnh (link phía trên) 20 trang đôi "Đại Nam thực lục, chính biên", kỉ V và kỉ VI, đã được quét chụp (scan), gồm những tư liệu gốc đã được Trần Xuân An sử dụng để chứng minh không có cái được gọi là Chiếu Cần vương số 2 ("Chiếu Cần vương - Gosselin - Hà Tĩnh") hay Chiếu Cần vương giả mạo mới được tung ra trên báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần, số 18-08 (1283), ra ngày 11-5-08 mới đây (tạm gọi là "Chiếu Cần vương - D'Argenlieu -- Hàm Nghi năm thứ 5").

Xin lưu ý: Trong "Hoàng đế An Nam" (“L’Empire D’Annam”), xuất bản 4 năm sau cuốn "Lào và chế độ bảo hộ thuộc Pháp" ("Le Laos et le protectorat français", Paris, 1900), cái được gọi là Chiếu Cần vương số 2, ghi ngày 19-9-1885, Charles Gooselin lại không nhắc đến nữa, và ông ta viết rõ ở nội dung của cuốn sách: “Ngày 05 tháng 09 là hạn chót hai tháng mà ông thống tướng De Courcy quy định cho [Nguyễn Văn] Tường phải ổn định An Nam. [Nguyễn Văn] Tường, như người ta nhận biết, đã cung cấp cho chúng ta những nguồn tin thất thiệt; mặc dù chúng ta đã giám sát chặt chẽ, ông ta vẫn liên lạc với những nhân vật đáng ngờ ở bên ngoài. Thống tướng quyết định cho bắt giữ ông ta”. (Trích Gosselin, L’Empire d’Annam, Perrin et Cie, Librairies – éditeurs, Paris, 1904, tr. 219).

 

      "Magnified view, click image and drag to move"

ở góc phải, phía trên khung hình của trang web Picasa, để xem ảnh lớn, rõ nét).

 TƯ LIỆU GỐC ĐÃ ĐƯỢC GÕ PHÍM VI TÍNH :  TỆP 2   |   TỆP 3    VUI LÒNG TÌM NHỮNG TIỂU MỤC CẦN THIẾT

Tranh vẽ: Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt (30-10-1888 hoặc 01-11-1888) -- Nguồn tranh scan: Web Belleindochine

► 12-5 HB8: Báo Tuổi Trẻ in giấy & Tuổi Trẻ trực tuyến: GS. Đinh Xuân Lâm trả lời phỏng vấn về những người yêu nước chống Pháp bị Pháp lưu đày biệt xứ tại Tahiti, Guyane, Madargasca, Nouvelle Calédonie (Tân Đảo), Algerie... (PV. Thu Hà thực hiện): "... Ở đảo Tahiti thì có Kỳ Đồng Nguyễn Văn Cẩm, phụ chính Nguyễn Văn Tường, Phạm Thận Duật (vị này chết trên đường đến đảo, bị vứt xác xuống biển). Ở Algeria có vua Hàm Nghi... Những người yêu nước của chúng ta bị lưu đày đi khắp nơi, cũng có nghĩa là máu của chúng ta đã đổ xuống rất nhiều xứ lạ..."  &  "... Tôi đã thấy trong hàng kilômet tài liệu của trung tâm lưu trữ hải ngoại của Pháp ở Aix-en-Provence có rất nhiều tài liệu về các nhà tù hải ngoại. Cũng từ các tư liệu đó mà chúng tôi đã cung cấp cho hậu duệ của cụ Nguyễn Văn Tường để họ tìm đến tận Tahiti, nơi cụ bị lưu đày, và mang về những cứ liệu xác thực chứng minh cha ông họ - phụ chính Nguyễn Văn Tường không hề là người theo Pháp như bấy lâu nay chúng ta vẫn đánh giá nhầm. Sau khi Hàm Nghi xuất bôn, cụ vào thành ở nhưng thực chất vẫn tiếp tục liên lạc và ủng hộ quân Cần Vương. Một cuộc hội thảo với nhiều báo cáo khoa học đã được tổ chức, tượng đồng chân dung cụ đã được đúc và tấm bia ghi công cụ đã được dựng ở quê nhà Quảng Trị. Vì những tấm gương như Nguyễn Văn Tường, Nguyễn Thái Học hay Nguyễn Hữu Huân, cuộc tìm kiếm của chúng ta cần được tiếp tục, ở Guyane, ở Nouvelle Calédonie, ở Madagascar..." --- Xem tiếp...

             Links: Đọc báo in giấy bằng hình ảnh được chụp bằng máy ảnh

► 12-5 HB8: Trang 2 "Thông tin - Giao lưu - Đoàn kết": Nhà nghiên cứu Trần Viết Điền tiếp tục tranh luận với nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân bằng bài viết mới: "Về các giếng cổ trên gò Dương Xuân".

► 14-5 HB8: Một trong những nguy cơ cần cảnh giác của người nghiên cứu, đó là tư liệu giả mạo, chưa được giám định bằng phương pháp khoa học thực nghiệm và chưa được đối chứng, phối kiểm, xác nhận. Người nghiên cứu sẽ luôn luôn bị động trước những tư liệu giả được công bố bởi những kẻ gây rối hoặc những thế lực đen tối. Chiếu Cần vương giả mạo mới được tung ra trên báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần, số 18-08 (1283), ra ngày 11-5-08 mới đây (tạm gọi là "Chiếu Cần vương - D'Argenlieu -- Hàm Nghi năm thứ 5 [1889]") là một minh chứng nhãn tiền. Tôi định viết một bài hoàn chỉnh chứ không phải chỉ đưa lên trang này những ý rời cùng các trang tư liệu gốc của triều Nguyễn và cũng là của Việt Nam chúng ta, khi đọc "Chiếu Cần vương - D'Argenlieu -- 1889", nhưng tôi không muốn bị sa vào bẫy của kẻ gây rối hoặc thế lực đen tối nào đó. Viết bài luận về "Chiếu Cần vương - D'Argenlieu -- 1889", xem nó như một tư liệu sử học đúng nghĩa, sẽ dẫn đến tình trạng những thứ tư liệu giả mạo với luận điệu cùng các khuôn dấu, chất liệu lụa như thế sẽ còn được tung ra.

  

Năm ngoái, 11-6 HB7 (2007), tôi đã viết:

"Về giai đoạn lich sử 1858-1885/1886, nắm vững và giữ vững tư liệu gốc của nước ta -- những châu bản và các văn kiện khác (kể cả tư liệu gốc của Pháp) trong "Đại Nam thực lục" -- là nắm giữ thanh gươm sử học hay ngọn bút sử học đằng cán (không ai nắm gươm, cầm bút đằng lưỡi!). Nói cách khác, đó là tư liệu ắt có (cấn thiết phải có), còn tư liệu gốc của phía Pháp (trong sách báo Pháp, nhất là tư liệu mới sưu tầm được ở các trung tâm lưu trữ tại Pháp, Tahiti, phải có chứng thực) là tư liệu đủ (bổ trợ thêm). Không thể hoán chuyển điều kiện đủ thành điều kiện ắt có".

 

Bốn văn kiện quan trọng và mấu chốt

 

&  Đến tháng 2 năm Bính tuất (1886), sĩ dân vẫn trung thành với Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường, chứng tỏ không hề có "Chiếu Cần vương -- Gosselin" (19-9-1888) hay "Chiếu Cần vương -- D'Argenlieu - Hàm Nghi năm thứ 5" (03-7-1889)   

 

Trân trọng,

Trần Xuân An

 

                                                                                                                                                                 

CÁC PHẢN HỒI (Ý TƯỞNG & TƯ LIỆU GỐC) TRÊN TRANG NÀY VỀ BÀI "TÌM THẤY NGUYÊN BẢN CHIẾU CẦN VƯƠNG" ĐÃ ĐƯỢC GỬI ĐẾN TOÀ SOẠN TUỔI TRẺ QUA HỘP THƯ ĐIỆN TỬ CỦA TUỔI TRẺ & QUA GMAIL, LÚC 9 : 30, 14-5 HB8 (2008).

Trân trọng mời xem, trên trang 14 "Bài mới - sách mới - tin tức mới":

VỀ CÁI GỌI LÀ “CHIẾU CẦN VƯƠNG – D’ARGENLIEU – 03-7-1889” -- bài viết mới nhất  của Trần Xuân An

 

Links dẫn đến trang 14 "Bài mới - sách mới - tin tức mới":

    Về cái được gọi là "Chiếu Cần vương - D'Argenlieu - 1889"  (word / doc.)

 

                                                                                                                                                                  

► 23-5 HB8: "Thơ Nguyễn Văn Tường (1824-1886) --- Vài nét về con người, tâm hồn và tư tưởng" đang được chuẩn bị xuất bản với hình thức sách in giấy --- Xem tiếp (ở giữa trang 14 "Bài mới - sách mới - tin tức mới")

          

 Bấm vào ảnh để xem ảnh lớn, rõ nét

uuu Tháng 06 HB8 (2008):

► 03-6 HB8: Báo THỂ THAO & VĂN HOÁ (Thông tấn xã Việt Nam), số ra ngày 03-6-2008, tr. 20: "Chỉ có Chiếu Cần vương lần thứ nhất là thật?" -- TS. Nguyễn Quang Trung Tiến, khoa trưởng Khoa Lịch sử, Đại học Khoa học Huế, trả lời phỏng vấn về tính xác thực của các bản Chiếu Cần vương; qua đó, ông đã xác định 2 bản "Chiếu Cần vương" số 2 và số 3 (bản Gosselin 19-9-1885, bản D'Argenlieu 03-7-1889) là giả mạo.

Trích nguyên văn:

" CHỈ CÓ CHIẾU CẦN VƯƠNG LẦN THỨ NHẤT LÀ THẬT?

 

Sau khi TT. & VH. đăng tải các ý kiến về văn bản mới phát hiện được xem là Chiếu Cần vương (trong đó có nói chuyện vua Hàm Nghi sang nước Đức cầu viện – xem TT. & VH., 3 số ra vào các 28, 29, 30/5), toà soạn đã nhận được một số ý kiến phản hồi của bạn đọc, trong đó có TS. sử học Trường ĐH. Hồng Đức (kí tên Phạm Hoàng Mạnh Hà) với bài viết có tiêu đề “Phải khảo trực tiếp bản gốc”. Vị TS. này cho biết: “Để phủ nhận hay khẳng định những chân giá trí của sử liệu (thật hoặc giả) là điều không hề đơn giản, nếu không muốn nói là rất khó; và nếu muốn khảo một nguồn tư liệu nhất thiết phải có những điều kiện tối thiểu về mặt văn bản học, sử liệu học: Bản gốc hay bản sao? Thời gian và không gian? Tác giả hay dịch giả?...”.

 

Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của TS. Nguyễn Quang Trung Tiến (ảnh) -- trưởng Khoa Lịch sử, Trường ĐH. Khoa học Huế:

 

Không những cho rằng văn bản này có thể là “giả”, mà theo TS. Nguyễn Quang Trung Tiến, “Chiếu Cần vương lần thứ 2 (19/9/1885) được biết đến lâu nay cũng là “giả”. Ngoài ra, ông còn đưa ra giả thuyết về chủ nhân thực sự của những bức chiếu này, và phỏng đoán về việc tại sao có chi tiết vua Hàm Nghi đi cầu viện nước Đức.

 

1.

TS. Nguyễn Quang Trung Tiến cho biết: 13 năm trước (1995) nhà nghiên cứu Võ Quang Yến ở Paris đã gởi bài về Việt Nam, giới thiệu văn bản này (được đăng trên tạp chí Huế Xưa & Nay). Trong khoảng 15 năm trở lại, các nhà nghiên cứu chuyên sâu lịch sử cận đại Việt Nam qua các hội thảo khoa học ở TP.HCM. và Huế đã đi đến xác định: chỉ có văn bản thứ nhất, gọi là Dụ Cần vương của vua Hàm Nghi, phát đi từ Tân Sở thuộc huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, ngày 13/7/1885 là thật (văn bản này xưa nay bị sử sách gọi sai là Chiếu Cần vương lần thứ nhất, cần phải sửa lại là Dụ Cần vương cho đúng nguyên bản và đúng với thể loại chuyển tải mệnh lệnh bắt buộc của hoàng đế). Còn văn bản được gọi là “Chiếu Cần vương lần hai” phát từ Hà Tĩnh ngày 19/9/1885, do Gosselin đăng bằng tiếng Pháp (không có nguyên bản chữ Hán) trong cuốn Le Laos et le protectorat français (Lào và chế độ bảo hộ của Pháp) xuất bản tại Paris năm 1900, là văn bản giả.

 

Ở văn bản 3/7/1889 này (tức Chiếu Cần vương lần thứ 3, được xem là “nguyên bản” – TT. & VH.), hình thức trình bày có khác với mạch văn của thời đó, ở chỗ ngày tháng lại đưa ra phần đầu (bên phải) chứ không nằm ở cuối (bên trái) như thường thấy ở văn bản Hán cổ; đó là điều hơi đáng ngờ. Nội dung văn bản chỉ nhằm mục đích kêu gọi quan viên dân chúng miền Nam ủng hộ kinh phí kháng chiến chứ không buộc toàn dân đứng lên giúp vua như Dụ Cần vương 13/7/1885. Văn bản lại có nhiều điểm mâu thuẫn, như đoạn đề cập không đúng về Nguyễn Văn Tường. Hơn nữa, thời gian phát xuất văn bản, 3/7/1889, tức 8 tháng sau ngày vua Hàm Nghi bị bắt (1/11/1888) và đã bị Pháp lưu đày sang ngoại ô thành phố Alger ở Algérie. Do vậy, khỏi cần suy nghĩ cũng có thể khẳng định đó không phải là văn bản do/hoặc của vua Hàm Nghi ban hành.

 

2.... " (hết phần trích)

 

Mời đọc tiếp trên tấm ảnh dưới đây:

  

 Bấm vào ảnh để đọc bài trả lời phỏng vấn trên ảnh lớn, rõ nét  (Mở khung màn hình mới)

Ý kiến sơ khởi Trần Xuân An:

1. Rất cảm ơn TS. Nguyễn Quang Trung Tiến đã góp phần khẳng định về tính chất giả mạo của hai bản Chiếu Cần vương số 2 (Gosselin) và số 3 (D’Argenlieu). Riêng vấn đề đặt ra là ai đã giả mạo, tôi không dám nghĩ “chính các thủ lĩnh trong hàng ngũ Cần vương là những người được nghi vấn nhiều nhất, đặc biệt là cụ Phan Đình Phùng”, bởi lẽ, Phan Đình Phùng, một lãnh tụ kháng chiến thuộc loại khoa bảng nhất, không thể là người viết các văn bản sai lệch về quy cách (hình thức thể loại) và hơi “tiểu tâm”, sai kiến thức (nội dung), nhất là vi phạm luật pháp quân chủ cũng như đạo lí nhà nho ở mức nghiêm trọng (giả mạo sắc dụ, chiếu chỉ nhà vua) như vậy.

2. Để tham gia thảo luận về vấn đề này, tôi cũng đã gửi bài viết “VỀ CÁI GỌI LÀ “CHIẾU CẦN VƯƠNG – D’ARGENLIEU – 03-7-1889”” của tôi đến Toà soạn Thể thao & Văn hoá qua Gmail (địa chỉ điện thư: docgiattvh@gmail.com và 2 địa chỉ điện thư khác của TT.&VH.)

Thành thật cảm ơn TS. Nguyễn Quang Trung Tiến đã gửi e-mail thông báo cho biết;

cảm ơn báo Thể thao & Văn hoá đã mở diễn đàn về đề tài này.

Rất đáng tiếc là tôi chưa được đọc 3 số báo thuộc 3 ngày 28, 29 và 30-5-08. Không biết tìm đâu cho ra 3 số báo ấy!

Trân trọng & kính mến,

Trần Xuân An

04-6 HB8 ( 2008 )

(từ http://txawriter.wordpress.com/baicannhanmanh/ , đưa lên trang này, 05-6 HB8)

► 06-6 HB8: Nhà thơ Nguyễn Miên Thảo bị nhồi máu cơ tim...

Sau đợt phát hành thành công tuyển thơ 1000 Nhà Thơ Huế Đương Thời tập 1 (Nhà xuất bản Thuận Hóa), anh Nguyễn Miên Thảo về Huế để thực hiện buổi giới thiệu tuyển thơ 1000 Nhà Thơ Huế Đương Thời tập 2 vào dịp FESTIVAL  Huế lần V.

 

Tuy nhiên, anh bị bệnh TIM tái phát và đột quỵ tại nhà anh Viêm Tịnh, và anh Viêm Tịnh đã kịp thời đưa anh vào Trung tâm điều trị Tim mạch tại bệnh viện Trung ương Huế. Anh bị nhồi máu cơ tim, hiện đang được các bác sĩ hội chẩn để chuẩn bị phẫu thuật. Ca mổ khoảng 40 triệu đồng là một tảng đá khó nâng.

 

Bên ngoài hành lang bệnh viện luôn có người thân và anh em túc trực: Văn Viết Lộc, Lê Ngọc Thuận, Viêm Tịnh... Phu nhân anh Miên Thảo cũng đã đáp máy bay và đã có mặt tại Huế lúc 21 giờ đêm 3/6/2008 để chăm lo.

 

Hy vọng bạn hữu gần xa góp sức cùng gia đình anh Nguyễn Miên Thảo. Mọi liên lạc đóng góp :

Tại Tp.HCM.: Anh Văn Viết Lộc, 9 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1, Tp.HCM. ĐT.: 0908039746

Tại Huế: Anh Võ Công Danh Ngọc, 2 Huỳnh Thúc Kháng, Huế. ĐT: 0914079095

(Nguồn, nguyên văn bản tin: Tcđt. Văn chương Việt, 06-6 HB8)

 

► 06-6 HB8: VẤN ĐỀ CHIẾU CẦN VƯƠNG GIẢ MẠO (tiếp theo)

Trần thuật lại 3 bài báo trước bài 4, ngày 03-6-08 (thạc sĩ Nguyễn Quang Trung Tiến trả lời phỏng vấn, tr. 20), trên Báo Thể thao & Văn hoá (Thông tấn xã Việt Nam): Các số 149, 150, 151 thuộc các ngày 28-5-08, 29-5-08,30-5-08, đều ở trang 18:

Bài 1: Hà Văn Thịnh, giảng viên Khoa Lịch sử Đại học Khoa học Huế, bài “Những chỗ ngờ về ‘nguyên bản’ Chiếu Cần vương”:

Giảng viên Hà Văn Thịnh chứng minh “Chiếu Cần vương – D’Argenlieu – 1889” là giả mạo. Sau khi đưa ra những luận cứ có độ phản chứng cao, ông đưa ra 2 tác nhân: Khả năng thứ nhất là các thủ lĩnh Cần vương cần có một minh chủ “ảo” để tiếp tục phong trào; khả năng thứ 2 là chính D’Argenlieu bịa tạo ra như một chiêu thức chiến tranh tâm lí, với mục đích đồng nhất phong trào kháng chiến sau 1945 với phong trào Cần vương và chủ nghĩa phát-xít Đức. Ông cũng bác bỏ tên gọi thể loại “chiếu”, và cũng đề nghị nên sửa lại cho đúng: Dụ Cần vương.

Bài 2: Th.S. Phan Thuận An, nhà nghiên cứu tại Huế, bài “Hiện vật này có những điểm bất thường” (Khang An ghi):

Nhà nghiên cứu (nnc.) Phan Thuận An cũng bác bỏ tên gọi thể loại với nội dung như đã biết là “chiếu”, và cũng đề nghị gọi cho chính xác là Dụ. Trong bài trà lời phỏng vấn, ngoài những luận cứ bác bỏ khi phân tích nội dung sai lệch ở bản “Chiếu Cần vương 3”, Nnc. Phan Thuận An còn chỉ rõ về hình thức của Chiếu này có những sai lệch đáng ngờ; trong đó đáng chú ý nhất là “Hàm Nghi bảo ấn”, “Phúc Minh chi ấn” và hình ảnh hoa văn rồng 4 móng. Ông chứng minh cả hai loại ấn ấy đều sai với thể thức của một hoàng đế (vua chỉ dùng bảo, chứ không dùng ấn; Phúc Minh là tên huý vua Hàm Nghi, không thể phạm huý như vậy) và, ông trình bày lại ý kiến theo TS. Võ Quang Yến, là hình tượng rồng của hoàng đế là rồng 5 móng, chứ không thể là rồng 4 móng. Một điểm đáng lưu ý khác, Nnc. Phan Thuận An đưa ra một luận cứ rất thực tế, là bấy giờ, trong điều kiện kháng chiến trên rừng núi, làm gì có sẵn vật liệu để ban hành một bản “chiếu” với chất lụa, màu sắc như thế.

Bài 3: GS.TS. Chương Thâu, nguyên trưởng Phòng Lịch sử Cận đại Viện Sử học, bài “Chuyện rất mới, nên tổ chức hội thảo!” (Nguyễn Mỹ ghi):

 

GS.TS. Chương Thâu cho rằng về niên hiệu, các sĩ dân Cần vương vẫn dùng niên hiệu Hàm Nghi, mặc dù vua Hàm Nghi đã bị bắt. Về nội dung, ông cho rằng một câu trong bản “chiếu” viết về Nguyễn Văn Tường là không đúng với sự thật lịch sử mà các hội thảo, hội nghị khoa học gần đây đã xác định (nguyên văn ở bài trả lời phỏng vấn trên báo TT.&VH. (*): “... có khuynh hướng khôi phục vị trí Nguyễn Văn Tường, cho rằng Nguyễn Văn Tường  cũng là người yêu nước, không phải hai lòng mà cũng theo phái chủ chiến...”) (**). Một điểm khác về nội dung mà GS.TS. Chương Thâu quan tâm là vấn đề vua Hàm Nghi đi cầu viện nước “Đại Đức”. Ông nói, trước nay ông chỉ biết có một phái đoàn do Tôn Thất Thuyết cử đến sứ quan Nga tại Trung Quốc vào năm 1893 (một tám chín ba) nhưng bị từ chối đến 2 lần; còn Nguyễn Thượng Hiền có đến sứ quán Đức ở Xiêm, và đã được Đức giúp tiền chống Pháp, vào năm 1913 (một chín một ba). Nhưng đó là những lần cầu viện thuộc đầu thế kỉ XX, còn cuối thế kỉ XIX, Việt Nam không có quan hệ nào với Đức cả.

 

Đính chính, 27-6 HB8:

(*) Link: http: // docbao. com.vn/ view/62/default .dec & báo in giấy Thể thao & Văn hoá, số 0151, 30-5-2008, tr. 18.

(**) Vốn được WebTgTXA. trần thuật là: "(có những nhà nghiên cứu cho rằng Nguyễn Văn Tường mặc dù không phải chủ chiến nhưng vẫn là người yêu nước, chứ không hai lòng gì cả)"; nay xin đọc cho đúng với nguyên văn ghi trên: “... có khuynh hướng khôi phục vị trí Nguyễn Văn Tường, cho rằng Nguyễn Văn Tường cũng là người yêu nước, không phải hai lòng mà cũng theo phái chủ chiến...”. Thành thật xin lỗi PGS.TS. Chương Thâu, PV. Nguyễn Mỹ & báo TT. & VH..

Lời người tóm lược (WebTgTXA.): Tuy vậy, GS.TS. Chương Thâu vốn là một người trong vài chục năm gần đây có nhiều phát biểu, bài báo bị giới trí thức xem là “bị Thiên Chúa giáo hối lộ” (từ hồi còn là PTS., PGS.TS., đã nhiều lần mạt sát Nguyễn Văn Tường, biện minh cho Thiên Chúa giáo, Phan Thanh Giản, Hoàng Cao Khải...). Ông Chương Thâu có bị hối lộ không, tôi không dám quả quyết và thành thật xin lỗi trước, nhưng quả thật có nhiều ý kiến chê trách như vậy. GS.TS. Chương Thâu ở bài này lại tỏ ra “sùng Tây” khi đặt nhiều “tin cậy” vào sự giám định cá nhân của nhà sử học Pháp Léon Vandermeersch.

 

Ý kiến bổ sung của Trần Xuân An: Trên cơ sở nhận thức rằng, những lãnh tụ, thủ lĩnh phong trào Cần vương không thể dám vi phạm luật pháp ở mức độ nghiêm trọng như giả mạo sắc dụ, chiếu chỉ của vua, tôi nghĩ đến khả năng chính bọn mật thám Pháp, các linh mục đột lốt tôn giáo khác như giám mục Puginier (*) (tôi không vơ đũa cả nắm!), chúng đã bịa tạo ra các chiếu chỉ Cần vương giả mạo này để li gián “kẻ ở, người đi” (hoạt động hợp pháp, bán hợp pháp và lên rừng kháng chiến) (**), và càng về sau là để nhử các người yêu nước, ủng hộ phong trào Cần vương, phong trào kháng Pháp, để rồi một khi chúng đã nắm được họ, chúng bắt bớ, tù đày họ. Tôi cho rằng, “Chiếu Cần vương – Gosselin – 19-9-1885” và “Chiếu Cần vương – D’Argenlieu – 1889” và các chỉ dụ giả mạo khác có thể (95%) đều thuộc loại này; một số khác (5%) còn lại là do những kẻ thảo khấu táo tợn khác (nói chung là bọn phỉ) giả mạo, nhằm mục đích kiếm chác tiền vàng, lương thực.

 

__________  (*) Tôi nói: Những người như Puginier có thể đã nguỵ tạo ra chiếu chỉ, sắc dụ vua Hàm Nghi. Riêng Puginier, giám mục này cũng có thể đã nguỵ tạo chiếu chỉ, sắc dụ vua Hàm Nghi như vậy, mặc dù y biết rõ, biết đúng sự thật về Nguyễn Văn Tường (1824-1886) và chính Puginier đã viết chính xác về vị phụ chính này: Vua Hàm Nghi đi theo Thuyết còn phụ chính Tường ở lại, vẫn giữ nguyên chức tước, và sau một thời gian trá hàng, lại tiếp tục có những hành động đối kháng. Chính theo lệnh của y mà khoảng ba chục ngàn (30.000) giáo dân đã bị hại chỉ trong vòng hai tháng và hơn một ngàn (1.000) người [Pháp…] khác cũng chịu chung số phận do các quan lại thi hành mệnh lệnh trên…”  ( Dẫn theo tư liệu Hội Truyền giáo Bắc Kì (chủ yếu do Puginier viết) trong: Nhóm chủ chiến triều đình Huế và Nguyễn Văn Tường, bài “Cuộc kháng chiến chống Pháp tiếp tục của nhà nước phong kiến Việt Nam những năm 80 thế kỉ XIX”, tham luận của GS. Nguyễn Văn Kiệm, kỉ yếu Hội nghị Khoa học lịch sử, ĐHSP. TP. HCM., 20.6.1996, tr. 11, 14).

(**) Xem: Dụ Nguyễn Văn Tường, 13-7-1885, ĐNTL.CB., tập 36, Nxb. KHXH., tr. 225 – 226

 

 

(Nguồn: http: // docbao.com.vn /view /62/ default. dec )

 

 Trân trọng mời xem tiếp trang 7 "Thông báo cập nhật"

 

                                                                                                                                                                    

TRANG TRỌNG CHÀO MỪNG ĐẠI LỄ TAM HỢP THÁNG TƯ ÂM LỊCH (VESAK) VỀ ĐỨC PHẬT THÍCH CA (SAKYAS SIDDHATHA) DO LIÊN HIỆP QUỐC & CHÍNH PHỦ CÙNG GIÁO HỘI PHẬT GIÁO NƯỚC TA TỔ CHỨC 

    

Ý KIẾN NGƯỜI ĐỌC & NGƯỜI CẦM BÚT:

http://txawriter.wordpress.com (link mới)

THÔNG TIN - GIAO LƯU - ĐOÀN KẾT:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/linkdoanket

_______

 

Trở về

TRANG BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN TỨC MỚI

trang "Các trang mục trên WebTgTXA.":

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/webtacgiatranxuanan

 

trang chủ "Web tác giả Trần Xuân An":

http://tranxuanan.writer.googlepages.com

đặc biệt, trang toàn bộ tác phẩm Trần Xuân An:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/danhmtphamtxa_googlepcreator.htm

 

 

Google page creator  /  host

 

DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE

 

 Ngày bắt đầu thực hiện trang này: 1 -- 6-5 HB8

Các ngày cập nhật bổ sung: ... 13-5 HB8

Đính chính: 27-6 HB8