m.a. Bàn luận: Ngô Vưu - TXA.: Có hay không nội gián Thiên Chúa giáo, 05-7-1885?

Đăng bởi txawriter on Tháng Sáu 12, 2008

Có hay không nội gián Thiên Chúa giáo trong cuộc Kinh đô quật khởi, thất thủ (057-7-1885)?

TRẢ LỜI NHÀ GIÁO NGÔ VƯU

Tu: Tran Xuan An

Gui den: Ngo Vuu, Pham Ba Thinh, Vo Van Tam, Nguyen Vo Nguyen, Ton That Dung, Le Phuoc Sinh, Le Thi Bac Nha, Nguyen Thi Thu Nguyet (Hue), Nguyen Chien

12-06-2008 08:05; qua gmail.com

Phần chính thư của nhà giáo Ngô Vưu gửi Trần Xuân An, 11-06-2008:

Vừa rồi ra làm đề thi ở Hà Nội có quen anh Khổng Thành Ngọc, giáo viên trường Lê Qúi Đôn. Anh ấy có đọc bộ Nguyễn Văn Tường của bạn (sách do chú của An tặng anh Ngọc thì phải). Tổng quan, anh Ngọc khen bạn có nhiều đóng góp cho việc nghiên cứu về một giai đoạn lịch sử, làm sáng tỏ được nhiều vấn đề mà các sử gia đương đại không làm được. Có điều anh chưa tin vào việc làm nội gián của những con chiên xóm đạo…trong biến cố 23/5.

Trần Xuân An trả lời nhà giáo Ngô Vưu, 12-06 HB8, 7 : 03:

Trước hết, xin thành thật cảm ơn hai nhà giáo, Khổng Thành Ngọc (PTTH. Lê Quý Đôn, TP.HCM.) và Ngô Vưu (PTTH. chuyên Quốc Học, Huế), về lời nhận định và khen ngợi, kèm theo một thắc mắc có tính chất “nêu vấn đề”.

Xin thưa, sự thật là không thấy có sử liệu nào ghi nhận vào đêm 22 rạng ngày 23 (từ khoảng gần 01 giờ khuya) đến khoảng 8 giờ sáng sáng 23-5 Ất dậu ấy (04 — 05-7-1885), trong cuộc giao chiến giữa quan quân triều đình Huế và quân Pháp ở Toà Khâm (nay là địa điểm toạ lạc ĐHSP. Huế), Trấn Bình đài (Mang Cá, trong Thành Nội, Huế) và sau đó, cả hoàng thành, là có vai trò nội gián của Thiên Chúa giáo. Nếu kể cả tư liệu đề cập gián tiếp, thì chỉ có một đoạn trong bài viết “Phái bộ đầu tiên đến Huế” của linh mục Delvaux ghi nhận có sự do thám của Pháp trong những ngày trước ngày lịch sử ấy (kết quả do thám chưa hẳn đúng, rất có thể sai, nhưng quả thật chúng có do thám).

Tuy nhiên, chúng ta đều biết giám mục Caspar (Huế), Van Camelbeck (Bình Định), Puginier (Hà Nội) và hầu như toàn thể linh mục, giáo dân (không vơ đũa cả nắm) đều muốn lật đổ triều Nguyễn hoặc chí ít cũng biến triều Nguyễn trở thành bù nhìn, rồi từng bước trở thành triều đại chịu cải đạo sang Thiên Chúa giáo. Nhưng Pháp và Thiên Chúa giáo đã rút kinh nghiệm từ vụ Francis Garnier đánh chiếm Hà Nội từ hồi 1873-1874 (hồi ấy, giáo dân loại tay sai công khai cầm súng cho Pháp, nên sau khi Pháp rút quân, chúng bị lộ mặt gần hết, và bị tiêu diệt cũng gần hết, ngoại trừ một số được đưa vào Nam Kỳ); vì thế, từ 1874 về sau, Thiên Chúa giáo chỉ hoạt động ngầm, ủng hộ ngầm. Còn nội gián, ở triều đình Huế, chắn hẳn là không thể. Các giáo sĩ, thông ngôn (gọi là “hành nhân”) cũng ở bên ngoài Kinh thành. Xin phân biệt “hoạt động ngầm, ủng hộ ngầm” (ở trong làng, trong phố, trong giáo xứ) và “nội gián” (cài người vào quan quân triều Nguyễn).

Gút lại, cụ thể, ở Huế, trong cuộc Kinh đô quật khởi và bị thất thủ, giám mục, linh mục, giáo dân ủng hộ ngầm là khả năng có thật. Và chỉ thế mà thôi.

Mở rộng thêm một chút:

Tại sao có thể khẳng quyết về khả năng hoạt động ngầm, ủng hộ ngầm ấy? Bởi lẽ, sau thời điểm Pháp đã đánh chiếm được kinh thành Huế, trong khoảng một thời gian ngắn kể từ 23/5 Ất dậu (05-7-1885), khi đã nắm chắc “thắng lợi hoàn toàn” (kinh đô đã thất thủ), khắp cả nước, giám mục, linh mục và hầu hết giáo dân Thiên Chúa giáo đều dần dần ra mặt, cướp phá các công sở, thành trại, phá dỡ đình chùa. Vì thế, phong trào “sát tả đạo” bùng lên dữ dội hơn bao giờ hết. Có ít ra là 2 bản dụ của Từ Dũ về vấn đề này (Nguyễn Nhược thị Bích viết thay [*], vượt khỏi sự kiểm soát của De Courcy, De Champeaux, mặc dù De Champeaux vốn đã khá giỏi chữ Hán, lại có sự cộng tác có tính tay sai, về mặt chữ nghĩa này, của Nguyễn Hoằng, Nguyễn Hữu Bài, Nguyễn Hữu Cư). Hai bản dụ ấy lên án giáo dân ở Tả kì (từ Quảng Nam trở vào) và khắp cả nước, được ghi lại trong “Đại Nam thực lục”, kỉ V (Kiến Phúc – Hàm Nghi), chứng thực sự thể đó. Có người khẳng định 2 bản dụ vượt khỏi sự kiểm soát của Pháp ấy mới thực sự mang rõ tư tưởng chỉ đạo của Nguyễn Văn Tường; và cũng do 2 bản dụ ấy, Nguyễn Văn Tường bị Puginier, Van Camelbeck lên án gay gắt, cuối cùng De Courcy lưu đày ông.

WebTgTXA.

________________

[*] Trích tiểu sử Nguyễn Nhược thị Bích: “… Năm 36, Dực Tôn Anh hoàng đế lên chầu trời, vâng ý chỉ 2 cung, sắc dụ đều cho tay thị ấy làm. Năm Hàm Nghi thứ nhất, tháng 5, kinh thành có việc, đi theo 2 cung đi Quảng Trị có bài hát quốc âm Xe vua vào đất Thục [Đường Minh Hoàng tránh loạn đi vào Thục – VSH. chú thích]. Ngày 2 xe cùng về, các sắc phụng chiếu thư, cầm bút viết xong ngay, việc gì cũng xứng chỉ. Năm Thành Thái thứ 4, kính vâng từ chỉ, nghĩ công khó nhọc, tấn phong tam giai Lễ tần. Năm Duy Tân thứ 3, tháng 11, thị chết, thọ 80 tuổi” (Đại Nam liệt truyện, tập 3, bản dịch Viện Sử học, Nxb. Thuận Hóa, 1993, tr. 78). TXA.

Và, http://tranxuanan.writer.3.googlepages.com/vecaiduocgoila-chieucanvuong-d-argen.htm:

“Còn ở kinh đô, sau 05-7-1885, tất cả đều do De Champeaux (khá giỏi chữ Hán, lại nắm giữ chức thượng thư Bộ Binh, đại thần thứ nhất Cơ mật viện) và các đệ tử của thực dân như Nguyễn Hoằng, Nguyễn Hữu Cư, Nguyễn Hữu Bài (đều được huấn luyện tại Pénang), rồi Nguyễn Hữu Độ, làm tất. Nguyễn Văn Tường phải đấu tranh rất vất vả với chúng để có thể giành được ít chủ quyền, cụ thể là vài ý tưởng trong các văn bản Từ Dũ ban ra”.

Xem thêm: Bài có đề cập đến vấn đề này:

“NVT. VỚI NHIỆM VỤ LỊCH SỬ SAU 05-7-1885″

 

 

 

Google page creator  /  host

DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE