Trần Xuân An - Giới thiệu tập thơ mới của Nguyễn Công Bình

Đã đăng ở TTTĐT. Hội Nhà văn TP.HCM.::

http://www.nhavantphcm.com.vn/the-gioi-sach/chat-doi-trong-chim-lac-tro-ve.html

 

 

CHẤT ĐỜI TRONG “CHIM LẠC TRỞ VỀ”

 

Trần Xuân An

 

 

 

Cùng với chất liệu hiện thực đa dạng, phong phú và có phần bề bộn, ngồn ngộn trong thơ anh, Nguyễn Công Bình cũng đẩy ngôn ngữ thơ đến gần với ngôn ngữ trong đời sống bụi bặm, xô bồ, phồn hoa, có cả dung tục. Và chừng như cũng không thể khác được, thơ anh ở tập này hầu như vắng bóng những thể thơ vốn đã được định hình trong truyền thống thơ ca. Nguyễn Công Bình có ý thức thể hiện “chất đời” với thái độ, cảm xúc của một người cầm bút theo khuynh hướng thơ hiện thực, bằng thể thơ tự do, có bài gần với thơ-văn-xuôi hay thơ-tản-văn, có bài khiến người đọc nghĩ rằng đó là các phác thảo thơ còn nóng hổi tính thời sự.

 

Cách đây đã gần mười năm, tôi đã viết bài “Đọc thơ Nguyễn Công Bình” (2). Đó là một bài viết khá kĩ lưỡng, công phu. Nhưng với tập “Chim Lạc trở về” này, tôi thấy chỉ cần viết như vẽ lên tấm biển trước một cơ ngơi thơ, triển lãm thơ mà Nguyễn Công Bình mới tự tay xây cất thêm, tự bày biện, chăm sóc và mời gọi.

 

Liệu Nguyễn Công Bình đều tâm đắc với cả sáu mươi bài thơ trong tập? Phải chăng mỗi bài thơ là một chỉnh thể tác phẩm, đều mang chứa thông điệp cụ thể? Và cả tập không nhất thiết phải có thông điệp chung nhất ở dạng cụ thể ấy. Đó là sự thể bình thường, nếu cũng như rất nhiều thi tập khác trong làng văn chương, “Chim Lạc trở về” là tập thơ thể hiện một giai đoạn thơ của Nguyễn Công Bình trên hành trình thơ của riêng anh.

 

Tôi tin rằng, mỗi người đọc sẽ tìm cách trả lời như những khám phá nghệ thuật.

 

11:30, 21-5 HB12

TXA.

____________________

 

(1) Nxb. Hội Nhà văn, quý 1 – 2012.

(2) Trần Xuân An, “Ngẫu hứng đọc thơ”, Nxb. Văn Nghệ TP.HCM., 2005.

Ảnh bìa sách lớn hơn

 

Khi cầm “Chim Lạc trở về” (1) của Nguyễn Công Bình, tập thơ mới nhất, được anh ấp ủ suốt bảy năm qua, tôi đã hỏi anh: Trong sáu mươi bài thơ trong tập, Bình tâm đắc với bài nào nhất? Và qua tập thơ này, ông muốn gửi đến người đọc thông điệp nào? Nguyễn Công Bình mỉm cười, không muốn trả lời, hay ý chừng, rất khó nói. Đến lúc này, sau khi đã đọc xong tập thơ, tôi cũng không tìm cách trả lời thay Nguyễn Công Bình.

 

Trong ba tập thơ in riêng, hai tập thơ in chung với Vũ Xuân Hương, Nguyễn Công Ký, “Chim Lạc trở về” chắc hẳn được Nguyễn Công Bình đưa vào nhiều “chất đời” nhất. “Chất đời” vốn bị một số nhà thơ ngại ngần, tránh né vì quan niệm thẩm mĩ khép kín của họ. Một số nhà thơ khác, ít cực đoan hơn, và rộng mở hơn, lại xem “chất đời” thuộc lĩnh địa của trường phái Tú Xương, một trường phái mà Nguyễn Khuyến cũng có phần đóng góp, và đóng góp một cách xuất sắc. Tuy nhiên, nhiều nhà thơ khác hiện nay lại có ý thức chuyển tải thật nhiều “chất đời” trong thơ, với tư cách một người dấn thân, giáp mặt cuộc đời và bày tỏ thái độ, cảm xúc trữ tìnhthi sĩ - công dân của mình trước mọi dạng thể, cấp độ hiện thực xã hội, kể cả những vấn đề văn hoá, lịch sử cổ xưa hay vừa mới diễn ra, không xa lắm, nhưng đang gây thao thức trong cuộc sống hiện thời. Nói giản dị hơn, tập thơ “Chim Lạc trở về” càng chứng tỏ, một cách rõ nét hơn, Nguyễn Công Bình là nhà thơ hiện thực.

 

 

_______________________

 

Google Sites /  host

WORDPRESS, GOOGLE PAGE CREATOR, DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE