a. Trần Xuân An - Nguyễn Văn Tường (1824-1886), một người trung nghĩa - Tệp 1

trần xuân an

Nguyễn Văn Tường,

những người trung nghĩa từ xưa,

tưởng không hơn được

   author's copyright

07/25/09

 

A.

 

Lời thưa

 

Bài 1

 

Bài 2

 

Bài 3

 

Bài 4

 

Bài 5

 

Bài 6

 

 

B.

 

Phụ lục 1

 

Phụ lục 2

 

Phụ lục 3

 

 

C.

 

Ngoài sách

 

Cuối sách

 

 

____________

____________

 

Hình ảnh 1

 

Hình ảnh 2

 

Bản đồ

 

 

 

 

 

 

 

                             

        

 

______________________

______________________

 

   

SAU BỘ TRUYỆN - SỬ KÍ

- KHẢO CỨU TƯ LIỆU LỊCH SỬ

"PHỤ CHÍNH ĐẠI THẦN NGUYỄN VĂN TƯỜNG"

(TRẦN XUÂN AN, NXB. VĂN NGHỆ TP. HCM., 2004),

HAI CUỐN SÁCH

"TIỂU SỬ BIÊN NIÊN

PHỤ CHÍNH ĐẠI THẦN NGUYỄN VĂN TƯỜNG

(1824 - 1886),

KẺ THÙ KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG

CỦA CHỦ NGHĨA THỰC DÂN PHÁP"

&

"NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824 - 1886),

MỘT NGƯỜI TRUNG NGHĨA"

DO TRẦN XUÂN AN BIÊN SOẠN & KHẢO LUẬN,

ĐÃ ĐƯỢC NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN

(CHI NHÁNH TẠI TP.HCM.)

ẤN HÀNH, 9-2006

 

 Bấm vào những chữ link-hóa trên

hoặc bấm vào 2 đường nối kết trang (links) dưới đây:

http://c.1asphost.com/TrXuanAn/an/an_moi/an_moi_2.htm

http://www.tranxuananwriter.blogspot.com/

 để xem hình ảnh hai bìa sách

của hai cuốn sách mới xuất bản...

&

một vài con số niên kỉ cần đính chính trong sách in giấy

http://tranxuanan-trangphu3.blogspot.com/2006/10/xc-nh-chn-dung-nh-chnh-nin-k-pct-tn.html

 

 

 

02 tháng 11 năm HB6 (2006)

[12 tháng 9 Bính tuất HB6]

TXA.

 

 

______________________

______________________

 

 5 tháng 5 HB6 (2006)

 

 

 

 

 

TRẦN XUÂN AN

 

NGUYỄN VĂN TƯỜNG,

“NHỮNG NGƯỜI TRUNG NGHĨA

TỪ XƯA,

TƯỞNG KHÔNG HƠN ĐƯỢC”

 

KHẢO LUẬN VỀ MỘT VÀI KHÍA CẠNH SỬ HỌC

 

 

 

 

Nhà Xuất bản

2003

 (trước và chính xác: 02- HB2 [2002])

  

 

 

 

Đã đăng trọn vẹn cuốn sách này trên Tạp chí điện tử Giao Điểm, 05-2005: 

search:

http://www.giaodiem.com   

link trực tiếp:

http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/505_index.htm   

 

 

 

Kính dâng lên bàn thờ cao tổ phụ:

NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824 – 1886)

 

Trần Xuân An,

nội hậu duệ thế hệ thứ năm.

 

 

“…  Nay ta cùng đại thần Tôn Thất Thuyết quanh quẩn,

còn ngươi là phụ chính đại thần thì ở lại mà thương đàm.

Kẻ ở, người đi đều lấy lòng yêu nước lo dân làm căn bản;

đất trời cũng thật chứng giám …”.

 

HÀM NGHI (và TÔN THẤT THUYẾT),

mật dụ từ Tân Sở gửi NGUYỄN VĂN TƯỜNG,

ngày 02.06. Ất dậu, 1885.

 

 

 

“… Huân thần tâm sự như thế, cáng đáng như thế,

thật là đau khổ quá chừng. Nhân vật nước ta, những người

trung nghĩa từ xưa, tưởng không hơn được …”.

 

HÀM NGHI (và TÔN THẤT THUYẾT),

mật dụ từ Tân Sở gửi hoàng tộc,

ngày 07.06. Ất dậu, 1885.

 

 

 

 

 

LỜI THƯA ĐẦU SÁCH 

     

Cuốn sách này chỉ là tập hợp và phát triển những ý tưởng chúng tôi đã trình bày trong một vài cuốn sách đã viết về nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường. Có điều, vấn đề lại một lần nữa được đặt ra ở đây là nhằm ý định kiến nghị, đề xuất yêu cầu giải quyết thật rốt ráo, dứt khoát trong tinh thần khoa học đích thực về một vài khía cạnh tồn đọng trên trang báo này, chương sách nọ như di chứng của “định kiến sai lầm” rất đáng phiền trách.

Việc xuất bản bản dịch Việt Nam vong quốc sử của Phan Bội Châu (thực ra là của Lương Khải Siêu) vào năm 1982 và lại tái bản vào thời điểm 2001, cách đây một năm, trong tình trạng không phê phán triệt để một cách khoa học vài trang đảo ngược sự thật lịch sử về Nguyễn Văn Tường ở tác phẩm ấy, là cả một thách đố công luận, biểu lộ một thái độ phi học thuật đáng kinh ngạc. Đấy là chưa kể đến những soạn phẩm, bài báo khác, được mệnh danh là nghiên cứu sử học nhưng thực chất là phi sử học!

Do đó, chúng tôi xem những khía cạnh của vấn đề trong cuốn sách này là hết sức cần thiết phải đặt ra, và phải đặt ra một cách trực tiếp, chỉ rõ đích danh. Đồng thời, từ đó, cũng xin mạn phép vượt lên luận đề cụ thể đã nêu để ít nhiều đề cập đến một vài khía cạnh có tính chất lí luận sử học:

1. Xác định tư liệu (phân loại, thẩm định tư liệu bằng khoa học – kĩ thuật thực nghiệm; khảo chứng tư liệu; khai thác, sử dụng tư liệu có độ xác tín cao…).

2. Tiêu chí phản ánh và nhận định sử học (quan điểm, lập trường; đạo lí dân tộc, công lí nhân loại).

3. Đối chiếu sử học (sử học các nước, các tổ chức có liên quan trong giai đoạn: Pháp, Tây Ban Nha, Vatican [Rome], Hội Truyền giáo hải ngoại Paris, Tunysie, Maroc, Angérie, Trung Hoa, Thái Lan, Lào, Anh, Đức, Nga…, được xuất bản từ đó đến nay); đối chiếu tư liệu gốc đã được giám định thực nghiệm.

4. Các thể loại sử học và giá trị thuyết phục về tính khoa học của mỗi thể loại.

5. Đối thoại và phản biện sử học. 

6. Sự lợi dụng sử học vào mục đích tuyên truyền chính trị nhất thời, và đạo đức, lương tâm nhà chép sử, nghiên cứu sử, sáng tác hư cấu về đề tài lịch sử…

Thật ra, những khía cạnh ấy, chúng tôi chạm phải trong quá trình nghiên cứu về Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886) và giai đoạn đầu (1858 – 1885) của cuộc kháng chiến 131 năm (1858 – 1989). Đó là cuộc chiến tranh lâu dài, bền bỉ, tuy mỗi giai đoạn có sự khác nhau về sắc thái, nhưng bản chất là nhất quán: chống chủ nghĩa thực dân Phương Tây, trực tiếp là thực dân Pháp, Tây Ban Nha, Hội Truyền giáo hải ngoại Paris, chống chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, chủ nghĩa phát xít Nhật, và chống chủ nghĩa thực dân mới, trực diện là đế quốc Mỹ.

Vấn đề Phan Bội Châu với tác phẩm Việt Nam vong quốc sử (được viết và đăng báo, xuất bản thành sách bởi Lương Khải Siêu, một người bảo hoàng, Đại Hán chủ nghĩa hạng nặng) cũng phải đặt trong bối cảnh xung đột chính kiến; biểu hiện cụ thể ở trường hợp này là sự xuyên tạc, bôi nhọ, đảo ngược bản chất nhân vật lịch sử vì mục đích tuyên truyền cho chủ nghĩa bảo hoàng, Đại Hán, cho một bộ phận giáo dân Thiên Chúa giáo, và vô hình trung, cho thực dân Pháp, cho những kẻ bán nước cầu yên hoặc cầu “vinh” như Dục Đức, Hiệp Hoà, Hồng Hưu, Đồng Khánh, Nguyễn Hữu Độ…, ở giai đoạn lịch sử ấy. Trong Việt Nam vong quốc sử, việc tác giả không chỉ gián tiếp bênh vực Dục Đức, thậm chí, lại không một lời phê phán Hiệp Hoà, Hồng Hưu, Đồng Khánh, Nguyễn Hữu Độ, Trương Vĩnh Ký, Đinh Văn Điền… là cả một sự đảo ngược sự thật lịch sử hết sức trắng trợn!

Ngoài ra, chúng tôi còn mạn phép đối thoại với GS. Trần Văn Giàu, và bình chú “tuỳ bút – khảo luận về lịch sử” của GS. Bửu Kế ở một vài điểm không thể không đối thoại và bình chú được, trong tinh thần dân chủ, chống thái độ học phiệt, thói tật “định kiến sai lầm” trong học thuật (điều mà hai GS., một người còn sống và đang tiếp tục nghiên cứu, một người đã quá cố, hẳn rất vui lòng). Tinh thần đả phá những sai lầm nguy hại trong sử học, cụ thể là gián tiếp đả phá Phan Bội Châu (thực ra là Lương Khải Siêu) với một vài trang Việt Nam vong quốc sử vốn đảo ngược sự thật lịch sử về Nguyễn Văn Tường, tinh thần đả phá đó của hai GS. là điều bản thân chúng tôi đã và đang học tập, đối thoại, bình chú, bởi khoa học là một cuộc chạy đua tiếp sức. Nói cách khác, trên con đường tiếp cận sự thật lịch sử, vốn có lắm gai góc, mây mù, chướng ngại cản chân, che mắt, mỗi người, mỗi thế hệ có trách nhiệm nối bước nhau phát quang, dọn dẹp. Xin được bày tỏ sự tin tưởng: Nhà nghiên cứu khoa học đích thực chính là nhà dân chủ, dân chủ thật sự và cụ thể.

Trong cuốn sách này, chúng tôi còn trích dẫn khá nhiều các trích đoạn từ tư liệu chuẩn cứ là Đại Nam thực lục chính biên IV,V,VI (1847 – 1888) và xem đó là phần phụ lục quan trọng, căn bản, làm nền tảng cho các ý tưởng nhận định của chúng tôi.

Tất nhiên chúng tôi vẫn cho rằng sự đối chiếu sử học, nhất là đối chiếu tư liệu gốc (đúng nghĩa của thuật ngữ này) là phương pháp tốt nhất để rút ra kết luận. Đối chiếu sử học Pháp, gồm cả sử học Hội Truyền giáo hải ngoại Paris, với sử học Trung Hoa, và dĩ nhiên, với sử học Việt Nam, viết về giai đoạn 1858 – 1885, nhất là đối chiếu tư liệu gốc của 3 nước và của Thiên Chúa giáo trong giai đoạn ấy, là phương thức nghiên cứu, nhận định có hiệu quả chính xác nhất. Và để có kết luận cuối cùng thật sự khoa học, nghiêm túc, vẫn rất cần tổ chức các hội nghị khoa học lịch sử với những tham luận (có thể chỉ gửi đến) của các nhà nghiên cứu sử, Việt, Pháp, Tây Ban Nha,Vatican, Trung Hoa, Nhật Bản …, của các sử gia các nước khác trên thế giới chuyên nghiên cứu về mảng đề tài này. Trong thời đoạn bùng nổ thông tin và thuận lợi về phương tiện đi lại hiện nay, đó không phải là một yêu cầu học thuật không tưởng. Tuy vậy, như thế vẫn hơi xa vời! Thiết thực nhất là thảo luận trên diễn đàn báo chí, ở hội nghị khoa học tuy gọn nhẹ, vẫn có chất lượng, như đã tổ chức thực hiện trước đây. Tiếc rằng, hội nghị về đề tài “Nhóm chủ chiến Triều đình Huế và Nguyễn Văn Tường” chưa đi đến kết luận dứt khoát ở điểm này, điểm nọ, nhất là còn tránh né một vài trang đảo ngược sự thật lịch sử trong Việt Nam vong quốc sử. Tất cả các tham luận chỉ gián tiếp đả phá Phan Bội Châu (thực ra là Lương Khải Siêu) ở khía cạnh đảo ngược sự thật lịch sử về Nguyễn Văn Tường. Do vậy, nên vấn đề vẫn ngang nhiên “tồn đọng”!

Dẫu sao, vẫn không thể cứ để những vấn nạn cứ “tồn đọng” trong không khí trì trệ mãi như thế được. Xin hỏi: Vấn nạn lịch sử ấy, xét tự sâu xa, là bởi ai, nước nào, tôn giáo nào? Trách nhiệm học thuật này thuộc về ai? Nhà yêu nước Phan Bội Châu có trách nhiệm gì không? Nhà yêu nước đâu phải là không sai lầm! Vì mục đích tuyên truyền nên bất kể thủ đoạn!?! Chẳng lẽ đổ hết trách nhiệm cho Lương Khải Siêu?

Hoặc giả, chỉ nên xem một vài trang đảo ngược sự thật lịch sử trong Việt Nam vong quốc sử như một thứ phản biện sử học khá vu vơ và quá hồ đồ chăng? Phản biện cũng phải có cứ liệu, đó là yêu cầu khoa học tối thiểu!

 

           

Chúng tôi cũng tự biết: Nhận định một nhân vật lịch sử trong một giai đoạn lịch sử nhất định, sẽ phiến diện biết bao, nếu không khảo sát toàn bộ hành trạng của nhân vật ấy và các mối liên quan với các nhân vật khác trong bối cảnh chung và cụ thể.

Lẽ ra, ít nhất cũng phải khảo luận về các khía cạnh nổi bật khác của Nguyễn Văn Tường, chứ không chỉ tập trung chú ý vào giai đoạn 1883 – 1885 (và cả những tháng ngày từ lúc bị lưu đày cho đến trước 04 giờ 30, sáng sớm 30.7.1886, phút ông trút hơi thở cuối cùng tại hòn đảo tù đày Tahiti). Nói cụ thể hơn, lẽ ra phải lưu ý thêm các khía cạnh:

1. Nguyễn Văn Tường và tình cảm gắn bó với các nhân tộc ít người ở miền núi Quảng Trị…

2. Nguyễn Văn Tường với chủ trương đoàn kết lương – giáo trên nền tảng đạo lí Việt Nam (gồm cả “sách lược thoả hiệp tạm thời” trong vụ xung đột lương – giáo [khởi nghĩa Văn thân] tại Nghệ – Tĩnh, 1874, đúng như tinh thần trong sách lược của Lê-nin [V.I. Lénine] về sau, ở Nga, khi chính quyền xô-viết của Lê-nin kí hiệp ước Brest – Litovsk ngày 13.5.1918 với chính phủ phát xít Đức: “Thoả hiệp với kẻ thù [phát xít Đức, 1918] mà có lợi cho cách mạng, chúng ta vẫn sẵn sàng thoả hiệp”) *.

3. Nguyễn Văn Tường với vấn đề bình đẳng trong việc khai hoang, cấp phát, canh tác và nghĩa vụ đóng thuế ruộng đất.

4. Nguyễn Văn Tường trong 5 năm tiễu phỉ ở phía Bắc.

5. Nguyễn Văn Tường với quan điểm chính trị đức trị, nhân trị đi đôi với việc tăng cường quân đội.

6. Nguyễn Văn Tường với lĩnh vực ngoại giao trước âm mưu tiến hành xâm lược của Pháp, lực lượng tả đạo trong Thiên Chúa giáo, và sự bành trướng Đại Hán, ở nửa cuối thế kỉ XIX.

7. Nguyễn Văn Tường với ý thức canh tân Đất nước.

8. Nguyễn Văn Tường với vấn đề tài chính.

9. Nguyễn Văn Tường với văn chính luận và thơ ca.

Và nhiều khía cạnh khác nữa…  

Đồng thời, hành trạng Nguyễn Văn Tường hẳn phải được nghiên cứu trong các mâu thuẫn chủ yếu của bối cảnh Việt Nam, châu Á và thế giới nửa sau thế kỉ XIX. Ở Việt Nam thuở bấy giờ, phải chăng là sự xung đột của các mâu thuẫn:

1. Chủ nghĩa yêu nước, ý thức không có gì quý hơn độc lập, tự do, quyết tâm bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc mâu thuẫn với chủ nghĩa thực dân Phương Tây, chủ yếu là thực dân Pháp, mà 2 bộ phận cấu thành của chủ nghĩa thực dân Pháp là đội quân xâm lược và công cụ nô dịch Thiên Chúa giáo. Từ mâu thuẫn này, đã nẩy sinh một mâu thuẫn lớn, rất gay gắt: mâu thuẫn lương – giáo. Chính Trần Trọng Kim, trong Việt Nam sử lược (1921), đã viết: “Dần dần người trong nước phân ra bên lương, bên giáo, ghen ghét nhau hơn người cừu địch” **. Mâu thuẫn giữa Pháp xâm lược – Việt chống ngoại xâm bị tôn giáo “đầu độc” nên chuyển thành mâu thuẫn Việt bên giáo – Việt bên lương! Người Việt bên giáo thù hằn người Việt bên lương hơn thù giặc Pháp, thậm chí tôn vinh giặc Pháp là sứ giả của Thiên Chúa, và ngược lại, người Việt bên lương chủ trương vừa bình Tây vừa sát tả! ***

2. Mâu thuẫn lâu đời giữa chủ nghĩa bành trướng Đại Hán với ý thức “nước Đại Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến đã lâu, núi sông bờ cõi đã chia, phong tục Bắc – Nam cũng khác” (Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo). Đây là mâu thuẫn trong liên minh tiễu trừ giặc Cờ rất tế nhị và phức tạp (Mãn Thanh đã Hán hoá – Hán chống Mãn Thanh; Thái Bình thiên quốc đã biến tướng thành phỉ đích thực, thực sự xâm chiếm biên giới nước ta, cướp bóc, tàn sát nhân dân ta, thậm chí chúng còn câu kết với giặc Pháp, mặc dù Triều đình Huế đã bao lần phủ dụ); và mâu thuẫn trong liên minh chống Pháp (Thanh cứu viện cho Việt; mưu toan Hoa – Pháp câu kết xâu xé Bắc kì)…

3. Mâu thuẫn Đàng Ngoài – Đàng Trong do hậu quả của khoảng 200 năm Trịnh – Nguyễn phân tranh, biểu hiện ở thực trạng máu xương: ngọn cờ đã bị lịch sử vượt qua là “hoài Lê” xung đột  với ngọn cờ “phù Nguyễn”.

4. Mâu thuẫn giữa khuynh hướng canh tân và thủ cựu.

5. Mâu thuẫn giữa các khuynh hướng chủ hoà, đầu hàng và chủ chiến.

Các mâu thuẫn này đan bện vào nhau, giằng xé lẫn nhau, khi đấu dịu, khi dữ dội, và chằng chịt, rối rắm nhưng cũng khá rạch ròi, tuỳ lúc, tuỳ việc. Trong năm mâu thuẫn nửa sau thế kỉ XIX ấy, mâu thuẫn 1 có tính chất toàn châu Á, toàn thế giới vẫn là cơ bản nhất, do đó gay gắt nhất, quyết liệt nhất.

Tuy nhiên, ở cuốn sách mỏng này, chúng tôi chỉ dám giới hạn vấn đề như đã thưa trước ở trên, chỉ chú tâm vào mỗi một nhân vật tiêu biểu nhất: Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886), mặc dù ở Việt Nam vong quốc sử, Phan Bội Châu (thực ra là do Lương Khải Siêu viết) đâu chỉ đảo ngược sự thật lịch sử về Nguyễn Văn Tường mà thôi!

 

     

Điều cuối trong lời thưa đầu sách này, chúng tôi xin trình bày rõ: Lịch sử là chuyện quá khứ. Có lắm người vẫn muốn gác lại tất thảy các chuyện quá khứ hơn 150 năm qua, kể cả vấn đề Nguyễn Văn Tường, bởi họ cho rằng: Lúc này, đang trong thời đoạn mở cửa, đổi mới, xác lập quan hệ quốc tế đa phương, hữu nghị và hợp tác với cả các thế lực cựu thù, hãy để lãng quên của thời gian xoa dịu vết thương của cháu chắt giáo dân Thiên Chúa giáo đã trót lầm lạc thuở đó, và đồng thời xoa dịu nỗi đau khác về chất của hậu duệ bao người yêu nước, bình Tây sát tả, có liên quan đến giai đoạn lịch sử ấy… Nhưng có người không muốn tiếp tục bị làm nạn nhân của sự lừa bịp, nên quyết tâm làm rõ sự thật lịch sử trong cuộc chiến tranh dài dằng dặc [lẽ ra đã chấm dứt ở con số 117 năm (1858 – 1975), nhưng trong thực tế còn bị kéo dài thêm 14 năm sau (1858 – 1989)!]. Họ muốn làm rõ sự thật của cuộc chiến tranh 131 năm ấy để dấn bước vào tương lai, cho dù sự thật lịch sử đối với họ đau thương, nhục nhã đến thế nào đi nữa. Lại có người muốn đảo ngược tất thảy sự thật lịch sử thuộc giai đoạn nửa sau thế kỉ XIX ấy để giành chính nghĩa về phía mình, hoặc ít ra cũng biện minh một cách giả trá cho tôn giáo mình trót tin theo, hay cho một mưu toan phục hồi chế độ phong kiến mà nền tảng tư tưởng của nó là chủ nghĩa bảo hoàng ngu trung ****. Và, có người kiên quyết phê phán nhà Nguyễn với tất cả quan lại của nó bất chấp lương tâm, thây mặc oan khốc, mặc dù họ thừa biết nhà Nguyễn chỉ thực sự là bù nhìn, tay sai cho giặc Pháp từ sau ngày Nguyễn Văn Tường bị lưu đày, 06.9.1885.

Phải chăng quả thật chúng ta không biết sự gác lại vấn đề lịch sử “thập giá và lưỡi gươm” vốn là một ý đồ thực dân, là nguyên nhân làm kéo dài cuộc chiến tranh lẽ ra không dài đến 117 năm hoặc 131 năm, cụ thể là có lắm nạn nhân cầm súng cho kẻ thù liên minh với bọn tả đạo trong Thiên Chúa giáo, vì bị bưng bít, xuyên tạc, đảo ngược sự thật lịch sử (đề cao Trần Lục, Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Trường Tộ, Đồng Khánh; bôi nhọ Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết…), hoặc ít ra cũng bị “phơn phớt”, “lướt qua”, không dám xoáy sâu vào thực chất của vấn đề bình Tây sát tả?

Đâu phải tất cả các sử gia đích thực ở các nước cựu thù muốn bị cưỡng bức ngòi bút, cam tâm bán rẻ sự nghiệp nghiên cứu cho đồng tiền mua chuộc? Đâu phải sử gia nào cũng là “sử nô”? Đâu phải nhà sử nào cũng “vấn mục đích, bất vấn thủ đoạn”, viết sử nhưng không cần đến tư liệu!? Đâu phải không có sử kí về các sử gia? Sử gia cũng được bình công và bị luận tội!

Đâu phải nhân dân các nước ấy muốn mãi bị lừa dối, như đã từng đổ máu cho sự lừa dối đó?

Không, chúng tôi tin rằng, nhà nghiên cứu khoa học đích thực nào, dù ở nơi đâu, cũng đặt lương tâm và trí tuệ lên bài viết, cuốn sách của mình; nhân dân ở bất kì nơi đâu trên hành tinh này cũng thừa thiện chí và lòng trung thực để nhìn thẳng vào sự thật lịch sử, khi sự thật lịch sử được bóc đi tấm màn giả trá.

Khoa học lịch sử là đền đài, bia đá, biển đồng ghi công.     

Khoa học lịch sử là pháp đình, là toà án nghiêm minh xét xử.

Khoa học lịch sử là sự suy ngẫm của trí tuệ và thao thức của lương tri.

Cánh cửa của Đất nước, của tương lai vẫn mở rộng…

Và ở những dòng cuối Lời thưa đầu sách này, xin lại nhấn mạnh một điều, theo bản thân chúng tôi, là rất quan trọng trong việc nghiên cứu lịch sử, ấy là sự thật lịch sử (gồm nhân vật và sự kiện…) như thế nào, phải được nhận thức, viết ra như thế ấy; không thể vì một lí do gì để bóp méo sự thật lịch sử nhằm phục vụ cho mục đích trước mắt, cho dù mục đích ấy là cao quý đến đâu. Hậu thế chúng ta có thể rút ra nhiều bài học bổ ích từ sự thật lịch sử Tổ quốc thuộc các giai đoạn, và cả từ lịch sử nước ngoài, hà tất phải bóp méo, thậm chí bịa đặt thêm, với sự nhân danh này nọ. Khuynh hướng bá đạo, thực dụng chủ nghĩa (“cứu cánh biện minh cho phương tiện” – Machiavel) trong sử học cần phải phê phán triệt để.

Tôi muốn nói thêm: Ngay cả việc hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử cũng phải có nguyên tắc của nó, phải được khoa học lịch sử bảo chứng.

Chúng tôi chỉ mong sử học phải là khoa học lịch sử đích thực, và người Việt Nam hãy là người Việt Nam đích thực, với lịch sử chân thực của dân tộc, gồm nhiều nhân tộc, trên Tổ quốc mình, với tầm nhìn mở rộng ra lịch sử thế giới… Do đó, chúng tôi mạnh dạn xuất bản cuốn sách này.

Lời thưa đầu sách này, ở một phần nào đó, xin được xem là những dòng khai đề. Nếu chỉ đặt vấn đề rồi dừng lại ở đây, hẳn chỉ thêm ngộ nhận. Xin vui lòng đọc thêm các trang kế tiếp.

Kính mong được chỉ dạy, góp ý, phê bình, mách bảo tư liệu.

     

TP. HCM., tháng 4, Nhâm Ngọ,

năm thứ 2 công nguyên Hoà Bình (tháng 5. HB.2).

                                                            

TRẦN XUÂN AN

 

 

CƯỚC CHÚ (chú thích cuối trang [FOOTNOTE])

bài LỜI THƯA ĐẦU SÁCH:

 

* Xin xem: Ban Tuyên huấn Trung ương, Vụ Huấn học, Lịch sử thế giới, Nxb. Sách Giáo khoa Mác – Lê-nin, 1975, tr. 80 – 82, 94. 

 

** Nxb. Tân Việt, b. 1964, tr. 343.

 

*** Trong tinh thần đoàn kết dân tộc nhưng vẫn bảo đảm tính khách quan sử học, với ý thức tôn trọng sự thật lịch sử, chúng tôi đã khu biệt rõ đối tượng cần phê phán thường được gọi là bộ phận “tả đạo” trong Thiên Chúa giáo. Đó là một số giáo hoàng La Mã (tại Vatican, Rome), những giám mục, linh mục (ở các nước) mang bản chất thực dân, hoặc thực dân đội lốt tu sĩ Thiên Chúa giáo. Xin phân biệt với bộ phận lương thiện, chân tu, không hề dính líu đến chính trị, thực dân, mà chỉ bị lợi dụng niềm tin tôn giáo… Đó là một nỗi đau lịch sử của thế giới và của Đất nước Việt Nam chúng ta.

      Về Thiên Chúa giáo ở Việt Nam, nhận định của các giáo sư như Trần Văn Giàu, Cao Huy Thuần, Yoshiharu Tsuboi, linh mục viện sĩ Trần Tam Tỉnh, Nguyễn Văn Kiệm… đã rất xác đáng ở các cuốn sách đã xuất bản. Đặêc biệt, chính phủ Pháp đã công bố tư liệu gốc của Pháp qua hai công trình của Cao Huy Thuần (1969), Y. Tsuboi (1982) với sự trợ giúp tư liệu của một số nhà sử học Pháp.

Giáo hoàng Jean-Paul II cũng đã bày tỏ sự thống hối chung trong buổi lễ ngày 12.3.2000 vừa qua…

Xin giới thuyết rõ nội dung cụ thể – lịch sử của từ “tả đạo” như vậy.

Vui lòng xem thêm: chú thích (8) ở cuối bài “Nguyễn Văn Tường với nhiệm vụ lịch sử sau cuộc Kinh Đô Quật Khởi (05.7.1885)”.

 

**** Thể chế chính trị quân chủ phong kiến nói chung là cực kì phi lí: một dòng họ hoàng gia lại chiếm hữu cả vương quốc và thần dân như thể là tài sản và nô bộc! Chính thể quân chủ lập hiến nói chung chỉ là hình thái giao thoa, quá độ từ chủ nghĩa quân chủ phong kiến sang chủ nghĩa dân chủ tư sản. Chính thể sở hữu kiểu địa chủ ấy đã quá lỗi thời. Ở Việt Nam, quân chủ dưới hình thức nào cũng đều một đi không trở lại! Vả lại, sáu mươi năm (12.9.1885 – 1945), triều Nguyễn đã là ngụy triều nô lệ của thực dân Pháp. Việc gì phải đề phòng đến mức đả phong một cách hạ cấp, ấu trĩ! Do đó, cần phải thẩm định đúng mức về giai đoạn chống Pháp từ thời Tự Đức đến Hàm Nghi (1847 – 06.9.1885… & xuất đế: 05.7.1885 – 1888) một cách xác đáng, công bằng.

TXA.

 

(  xem tiếp : bài 1  )

 

E-mail: tranxuanan_vn@yahoo.com

Cập nhật 07/25/09                                                                    Trở về trang chủ

                                                                 

______________________________________________________________________________________________________________

 

 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/home

 

 

Google page creator /  host

 

GOOGLE BLOGGER, DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE  

 

    lên đầu trang (top page)   

 01-5 HB7 (2007) = 15-3 Đinh hợi HB7