K.(11). Trang 11 - Thông báo cập nhật

thông báo cập nhật

(trang 11)

trên WebTgTXA. & các tin tức khác

u

Các trang thuộc mục này: 

 Trang 1 | Trang 2 | Trang 3 | Trang 4 | Trang 5 | Trang 6 | Trang 7 | Trang 8 | Trang 9 | Trang 10 | Trang 11 | Trang 12 ... 

 

u 

 

Chào mừng người đọc quý mến đến với "Web Tác giả Trần Xuân An" -- http://tranxuanan.writer.googlepages.com -- Xin vui lòng nghiền ngẫm từng câu, chữ. Hi vọng người đọc quý mến sẽ không nản lòng trong thế giới duy nhất này, sẽ không tránh né những vấn đề về Việt Nam trong chiến tranh (1858-1885-1930-1945-1954-1975-1989), nhất là về Miền Nam Việt Nam với Vĩ tuyến 17 (1954-1975) và trong thời hậu chiến (1975-1989-???)... & ...

 

Welcome to "Author Tran Xuan An's web" -- http://tranxuanan.writer.googlepages.com -- Read my works for details, please, and think about them. The revered and loved readers, I hope you will not be dispirited in this only one world, you will not evade the problems about Vietnam in the war (1858-1885-1930-1945-1954-1975-1989), especially, about The South of Vietnam with The 17th Parallel (1954-1975) and in the post-war (1975-1989-???)... & ...

 

 

Website: Tác giả Trần Xuân An

Poet / writer & researcher

New !  Twenty three published-books + newest one = 24  Mới !

(01-11 HB8 [2008])

(poem; novel; essay; research; critical contribution on history, literature...)

The HCM City Literature-writer Association member

 

KỂ TỪ THÁNG 11 HB7 (2007), WEBTGTXA. MỞ THÊM MỘT TRANG MỚI ĐỂ TIỆN VIỆC THEO DÕI, TRUY CẬP CỦA NGƯỜI ĐỌC.

ĐÂY LÀ TRANG THÔNG BÁO TẤT CẢ NHỮNG GÌ ĐÃ ĐƯỢC CẬP NHẬT (UPDATED)

Ở CÁC TRANG KHÔNG PHẢI LÀ TRANG "BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN TỨC MỚI",

NHƯ "THÔNG TIN - GIAO LƯU - ĐOÀN KẾT", "WEBS NGÀN NHÀ"...

NGOÀI RA, CŨNG CÓ THỂ THÔNG BÁO THÊM MỘT SỐ TIN TỨC KHÁC VỀ BẠN BÈ, ĐỒNG NGHIỆP. GỒM CẢ THƯ TÍN CÔNG KHAI & TIN CẬY ĐĂNG  

(TẤT CẢ CHỈ TRONG GIỚI HẠN NHẤT ĐỊNH, THEO NGUYÊN TẮC HIỆN HÀNH ĐỐI VỚI LOẠI THÔNG TIN BẢO MẬT)...

 

Vì sự cố đáng tiếc về tin tặc & máy vi tính ghi ở trang 10 mục này, WebTgTXA. tập hợp vội:

Tập hợp 3 -- các bài viết của Trần Xuân An, từ 3 HB8 đến 10 HB8 (tạm xem là cuốn sách thứ 24). Đọc "Tập hợp 3...", quý người đọc sẽ gặp:

3 bài tham luận của Trần Xuân An góp phần vào Hội thảo khoa học về Sơn Nam (1926-2008)

 ________________________________________________________________            ___

► 06-11 HB8 (2008):  Về vụ 2 nhạc sĩ Lê Minh & Vũ Hoàng: Tác quyền --- txawriter  06-11 HB8

(  http://txawriter.wordpress.com/2008/11/06/leminh-vuhoang/  )  --- Cập nhật: Xem tiếp ở phần "Những lời bàn luận" (comments)

Nhân vụ việc này, chợt nhớ đến QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐÍCH THỰC,

những vấn đề cần suy nghĩ, thảo luận:

 

Giá trị của bản thảo viết tay?

Thời điểm công bố tác phẩm qua báo chí, nhà xuất bản hợp pháp, “xuất bản miệng”, bản sao chụp (photocopy), mạng vi tính toàn cầu (weblog, website / internet)?

Trại sáng tác, trại nghiên cứu: Kiểm tra kĩ năng sáng tác, nghiên cứu, tri thức, tài liệu, vốn sống, đề tài quan tâm? Phong cách riêng của mỗi tác giả? Thực chất của mỗi bộ não với những ưu điểm, nhược điểm? Quá trình lao động sáng tác, viết nghiên cứu? v.v…

Nói chung, không riêng trường hợp cụ thể nào: Rất nên đưa ra tòa án công khai, với nghiệp vụ điều tra chuyên nghiệp từ nhiều cơ quan hữu trách (có thể kết hợp với nhiều nước), một vài vụ ăn cắp tác phẩm, thậm chí từng ý tưởng, câu chữ!

 

WebTgTXA. trân trọng mời xem lại:

Trả lời người đọc về vấn đề bản quyền nói chung (WebTgTXA.):

http://txawriter.wordpress.com/category/tra-loi-nguoi-doc-3-ban-quyen/  (lưu ý các lời bàn luận [comments])

Trại sáng tác, trại nghiên cứu (Thanh Niên trực tuyến):

http://txawriter.wordpress.com/category/van-de-trai-sang-tac-tren-web-thanh-nien-online/  (lưu ý các lời bàn luận [comments])

Khẳng định quyền sở hữu trí tuệ và quyền xuất bản tác phẩm:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/banquyen

 

 

___________________________________

 

► 06-11 HB8 (2008): MỘT CHUYỂN BIẾN Ý THỨC VỀ MÀU DA TẠI MỸ LÀM RÚNG ĐỘNG THẾ GIỚI:

 

Obama (ứng cử viên mới đắc cử, trở thành tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ) và gia đình (đều là người da nâu đen) --- Ảnh: BBCVietnamese.  

 

 

MỘT CHUYỂN BIẾN Ý THỨC VỀ MÀU DA TẠI MỸ LÀM RÚNG ĐỘNG THẾ GIỚI

 

Hầu như mọi người trên thế giới đều có một ấn tượng không thiện cảm về một nước Mỹ vốn đầy rẫy tệ nạn phân biệt chủng tộc, kì thị màu da. Tôi cũng thế, và đã thể hiện điều đó trong những tiểu thuyết của mình…

 

Do đó, trong thời gian diễn ra cuộc tranh cử giữa giữa 2 ứng viên Đảng Dân chủ Mỹ (Halary & Obama), rồi giữa Mc Cain (Đảng Cộng hòa) và Obama (Đảng Dân chủ), tôi không thể không chú tâm theo dõi, và nhận thấy Đảng Dân chủ Mỹ đã có một tiến bộ rõ rệt, vượt mức: một ứng viên là phụ nữ, một ứng viên là người da đen lai. Tất nhiên ứng viên nào thắng, trở thành ứng viên chính thức của Đảng Dân chủ Mỹ thì vẫn mở ra một kỉ nguyên mới: Lần đầu tiên, Hoa Kỳ có tổng thống là đàn bà hoặc là người gốc da đen. Tuy nhiên, tổng thống là phụ nữ cũng chưa có gì đang kể, so với nhiều nước như Ấn Độ, Philippine…

 

Đặc biệt, ở một nước vốn kì thị người da đen trầm trọng như Mỹ, việc có ứng viên tranh cử tổng thống là người da đen, và kì diệu thay, lại đắc cử với tỉ lệ phiếu bầu quá vẻ vang, là cả một sự kiện gây chấn động thế giới.

 

Việt Nam, thời xa xưa, đã có anh hùng dân tộc Mai Hắc Đế (vị vua da đen họ Mai); và gần 10 năm qua, có một Tổng bí thư Đảng lãnh đạo là người thiểu số (mặc dù Việt Nam không có nạn kì thị)... Vấn đề nhân tộc thiểu số -- nhân tộc đa số đã được giải quyết tốt đẹp.

 

Nước Mỹ đang trả món nợ của quá khứ ngay chính trên nước Mỹ, hướng tới một tương lai tiến bộ. Vấn đề màu da hi vọng sẽ rất tốt đẹp trong những năm tháng trước mắt cũng như trong mai sau.

 

Xin tưởng nhớ nhà đấu tranh nhân quyền da đen Martin Luther King!

Xin chúc mừng tổng thống Obama!

Xin chúc mừng nước Mỹ!

 

WebTgTXA.

 

 

 

 

 ___________________________________

 

► 07-11 HB8 (2008): “Thơ tình Sài Gòn” “Buffet truyện ngắn Sài Gòn”: Hôm kia, nhà thơ Lê Minh Quốc đã gửi điện thư thông báo về giấy mời dự buổi ra mắt sách và về nhuận bút đến các tác giả có góp mặt vào 2 tuyển tập do Công ty Truyền thông Sơn Ca và Nxb. Trẻ thực hiện. Sáng hôm nay, 07-11-08, trên báo chí cũng xuất hiện những thông tin gửi đến tất cả mọi người đọc: Vào lúc 9 giờ ngày 08-11-08, tại tiệm cà phê Cô gái Sài Gòn (Miss Sài Gòn), 90 Pham Ngọc Thạch, Q. 3, TP.HCM., hai tuyển tập trên sẽ được trân trọng giới thiệu. WebTgTXA. cũng góp thêm một lời truyền đi thông báo ấy để buổi chào mừng sách mới càng đông vui.

 

 

Thơ tình Sài Gòn -- Nhiều tác giả

 

Cập nhật: Đông vui, thân tình, đàng hoàng, tử tế (với sách biếu kèm nhuận bút), đó là không khí sáng hôm nay, từ 9 giờ đến 11 giờ, 08-11 HB8, tại tiệm cà phê "Cô gái Sài Gòn".

 

TIẾNG CHUÔNG XƯA

sáng nay em đi chùa

lòng tôi buồn hơn xưa

một thời con dế nhỏ

ngậm sương mùa tương tư

một thời con kiến nhỏ

khóc vùi trên đường mưa

sáng nay em đi chùa

tóc em cài hoa xưa

thắp lên mùi hương khói

trên bình nhang linh hư

môi em thuyền bát nhã

xa tôi bờ đời mưa

ngắn dài câu gian dối

ướt sũng lời lọc lừa

sáng nay em đi chùa

em mặc áo người xưa

dìm tôi dòng mộng cũ

ngậm nhánh rong mơ hồ

sáng nay em đi chùa

lá ngủ còn hương xưa

tôi làm con chim nhớ

hót mừng ai giao mùa?

tôi là chim đổi xứ

tìm hoài mùa ngây thơ

tôi mang thân cổ thụ

níu mãi mây ngu ngơ

một đời còn thương nhớ

khi nghe tiếng chuông xưa.

1973

TRẦN XUÂN AN

(trong tập thơ Nắng & Mưa, 1991)

 

 ___________________________________

 

► 08-11 HB8: XEM TIẾP TRÊN NHIỀU BÁO CHÍ ĐIỆN TỬ & CÁC ĐIỂM MẠNG VI TÍNH TOÀN CẦU:

Google Search: “Vũ Hoàng” “Lê Minh”

Hai nhạc sĩ Vũ Hoàng & Lê Minh: Vụ “cầm nhầm” bản sử ca "Về đất Lam Sơn"

(Bấm vào dòng link-hóa bên trên; WebTgTXA. không chịu trách nhiệm nếu có những trang web thuộc loại thiếu nghiêm túc)

Theo WebTgTXA., ngoài những bằng chứng (kết quả điều tra xác thực) thông thường, thường được chú tâm, rất cần “xét nghiệm ADN” phong cách sáng tác (ít ra cũng tạm gọi là các “thói quen” trong kĩ thuật, tư duy, cảm hứng sáng tác giai điệu, ca từ, nếu phong cách chưa định hình rõ nét [?]) của 2 đương sự và ở bản nhạc “Về đất Lam Sơn”.

Mong rằng báo chí, các nhạc sĩ, các hội nhạc sĩ và ngành Công an nước ta không những không tự làm mất uy tín của mình mà càng ra sức làm sáng tỏ sự thật, bảo vệ công lí, cụ thể là bảo vệ người cầm bút lương thiện, chân chính. Và phải có kết luận chính xác, minh bạch, bằng ngôn ngữ pháp luật. Không nên sử dụng các chiêu thức câu khách thường thấy của các tòa soạn. Không nên bẻ cong ngòi bút, lừa dối người đọc.

WebTgTXA. (8-11 HB8 [2008]: http://txawriter.wordpress.com/2008/11/06/leminh-vuhoang/#comments 

 ___________________________________

► 10-11 HB8 (2008): Nhà thơ Chim Trắng vừa xuất bản tập thơ "CỎ KHÓC DƯỚI CHÂN TÔI"; Tạp chí điện tử Sông Cửu Long trực tuyến nhận lĩnh sự ủy nhiệm của ông để phát hành qua mạng vi tính toàn cầu. Xin bấm vào đường nối kết (link) :

 http://www.vannghesongcuulong.org.vn/phathanhsach/chimtrang_phathanh.htm

để biết thêm các thông tin chi tiết. WebTgTXA. trân trọng góp phần quảng bá, sau khi nhận được điện thư.

 

Ảnh: Gia Tiến (TTO.)

 

 ___________________________________

 

CẬP NHẬT trang 18 "BM-SM-TTM" / WebTgTXA.: 14-11 HB8 (2008):

Báo điện tử: SGGP trực tuyến (online) --- GIAO LƯU TRỰC TUYẾN -- An toàn thông tin & bảo vệ hệ thống máy tính --- Thứ ba, 11/11/2008, 12:17 (GMT+7)

 QUÝ NGƯỜI ĐỌC HOÀN TOÀN YÊN TÂM VỀ SIÊU VI KHUẨN (VIRUS) MẠNG VI TÍNH TOÀN CẦU (INTERNET) KHI TRUY CẬP WEBTGTXA., VÌ NÓ ĐƯỢC TẠO LẬP TRÊN CƠ SỞ LƯU - PHÁT DỮ LIỆU (HOST) CỦA GOOGLE, DOSTER & WORDPRESS

___________________________________

 

 

 ► 17-11 HB8 (2008): SỰ LƯƠNG THIỆN TRÍ THỨC, LIÊM KHIẾT TRÍ NĂNG ?!?

http://txawriter.wordpress.com/2008/11/17/trvchanh-ngmhung/

 

Hơn mười năm trước đây, báo chí nước ta đã “quét đèn pha” để làm sáng tỏ vụ Hương Trà “thuổng” thơ từ sách báo cũ Sài Gòn trước 1975, kế đến là vụ PTS. Đỗ Lai Thúy đạo chích văn cũng từ nguồn sách báo ấy… Và bây giờ, thuộc lĩnh vực nghiên cứu sử học, giữa hai ông Nguyễn Mạnh Hùng & Trần Văn Chánh, hiện cùng đang sống và làm việc tại TP.HCM. … Nói chung, WebTgTXA. hoan nghênh việc vạch trần, phê phán thói đạo chích văn chương, nghiên cứu, làm sáng tỏ sự thật (sự thật cũng có thể oan trái? ...?), để bảo vệ công lí về quyền sở hữu trí tuệ của người cầm bút. Góp phần truyền tải thông tin này, WebTgTXA. cũng xin thưa trước, cuốn kỉ yếu Hội thảo về chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn (10-2008) và 2 bài viết được đề cập dưới đây trong bài báo của Lam Điền, người phụ trách WebTgTXA. cũng chưa kịp mua để đọc. Một điều khác, WebTgTXA. cũng không thể đọc hết tất cả mọi sách báo, website, webblog, kể cả một số cuốn sách, trang web được giới thiệu, dẫn link trên WebTgTXA. bé mọn này, nên rất mong được được quý người đọc và giới cầm bút liên lạc, mách bảo thêm bằng điện thoại, thư tín, kể cả điện thư. Thành thật cảm ơn.

 

Thứ Hai, 17/11/2008, 06:25 (GMT+7)

Sự giống nhau kỳ lạ của hai bài nghiên cứu

TT - Ðó là tham luận "Khảo sát văn bản sắc phong thuộc triều đại nhà Nguyễn" của tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - hiệu trưởng Trường đại học Hồng Bàng tại TP.HCM trong hội thảo "Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI-XIX", tổ chức tại Thanh Hóa hồi tháng mười vừa qua. Tham luận trên của ông Nguyễn Mạnh Hùng in trong tập kỷ yếu hội thảo, do NXB Thế Giới cấp phép xuất bản vào ngày 9-10-2008 (từ trang 567-569).

 

http://tranxuanan.writer.3.googlepages.com/ngmanhhunh-trvanchanh_tto-17-11hb8.jpg

Một phần nội dung bài tham luận của TS Nguyễn Mạnh Hùng in trong kỷ yếu hội thảo (trái) và một phần nội dung bài viết của tác giả Trần Văn Chánh in trong tạp chí Nghiên Cứu và Phát Triển - Ảnh: Lam Điền

Trước đó, vào tháng 3-2008, trên tạp chí Nghiên Cứu Và Phát Triển (Sở Khoa học - công Nghệ Thừa Thiên - Huế), số 1 [66] năm 2008, có đăng bài "Bước đầu khảo sát văn bản các sắc thần ở Việt Nam" của tác giả Trần Văn Chánh (trang 54-58).

Ông Trần Văn Chánh là chuyên gia Hán ngữ tại TP.HCM, tác giả các bộ sách: Từ điển Hán Việt - Hán ngữ cổ đại và hiện đại, Ngữ pháp Hán ngữ cổ và hiện đại, Toàn thư tự học chữ Hán...

So sánh tham luận của ông Hùng và bài báo của ông Chánh, có thể thấy hai văn bản giống nhau đến lạ kỳ. Thậm chí có nhiều đoạn giống đến từng câu từng chữ, như một sự cắt dán.

Ở tham luận của ông Hùng, có thêm bốn dòng đầu giới thiệu "qua bộ sưu tập gồm 642 sắc phong của các triều đại nhà Nguyễn - kéo dài từ các triều vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Ðức và đặc biệt là Thành Thái, chúng tôi đã phân loại về mặt văn bản và biên dịch để có thể chú giải về mặt lịch sử văn hóa VN trong giai đoạn cận hiện đại"; phần tiếp theo giống y như bài báo của ông Chánh, kể cả tên các tiểu đề mục, cách phân đoạn bố cục và những đoạn định nghĩa, bình luận... (ảnh). Bài tham luận của ông Hùng chỉ khác bài viết của ông Chánh ở chỗ: không có các chữ Hán nguyên văn để chú thích, và không có một đoạn phân tích các cụm từ chuyên môn trong bản sắc phong.

Và nữa, trong bài viết của ông Trần Văn Chánh có dẫn chứng một bản sắc phong niên hiệu Thành Thái nguyên niên ban cho xã Lỗ Hà, huyện Nam Xương, tỉnh Hà Nội, thì trong tham luận của ông Nguyễn Mạnh Hùng cũng dẫn và biên dịch đúng bản sắc phong này.

Ðằng sau sự giống nhau kỳ lạ của hai bài nghiên cứu này là chuyện gì? Chúng tôi sẽ tiếp tục làm rõ và thông tin đến bạn đọc trong số báo sau.

LAM ĐIỀN

Nguồn: Tuổi Trẻ trực tuyến (online), 17/11/2008, 06:25 (GMT+7)

 

________________________

WebTgTXA. trân trọng mời xem lại:

NỖI LO ÂU THỜI @ VÀ “LIỀU MẠNG” LIÊN THÔNG TOÀN CẦU:

http://tranxuanan.writer.2.googlepages.com/…

Trả lời người đọc về vấn đề bản quyền nói chung (WebTgTXA.):

http://txawriter.wordpress.com/category/…ban-quyen/ (lưu ý các lời bàn luận [comments])

Trại sáng tác, trại nghiên cứu (Thanh Niên trực tuyến):

http://txawriter.wordpress.com/category/…trai-sang-tac… (lưu ý các lời bàn luận [comments])

Khẳng định quyền sở hữu trí tuệ và quyền xuất bản tác phẩm:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/banquyen

 

Cập nhật (18-11 HB8 [2008]): Tuổi Trẻ trực tuyến (online): Bài của TS. Nguyễn Mạnh Hùng, nhà Hán học Trần Văn Chánh và đặc biệt, bài của ông Nguyễn Thanh Hải: 

http://txawriter.wordpress.com/2008/11/17/trvchanh-ngmhung/

 

 Ghi chú của WebTgTXA.: [*] ???!!!??? Phải chăng cách hiểu về bản quyền của Wikipedia là cách hiểu của “cá mập”, “bạch tuộc” ???!!!??? Công trình tập thể (cho dù chỉ 2 người) vẫn phải có danh tính hoặc bút hiệu chính thức của các thành viên. Như thế mới đúng.

 

XIN LƯU Ý:

 

VỤ 2 NHẠC SĨ “VŨ HOÀNG – LÊ MINH” VÀ VỤ 2 NHÀ NGHIÊN CỨU “NGUYỄN MẠNH HÙNG – TRẦN VĂN CHÁNH”, WEBTGTXA. CHỈ GÓP PHẦN TRUYỀN TẢI THÔNG TIN; NGOÀI RA, KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG (CHỨC NĂNG & ĐIỀU KIỆN, NGHIỆP VỤ ĐIỀU TRA) CŨNG NHƯ THẨM QUYỀN ĐƯA RA KẾT LUẬN CÓ TÍNH PHÁP LÍ.

WEBTGTXA. XIN NGỪNG VIỆC THÔNG TIN TIẾP THEO. KÍNH MỜI QUÝ NGƯỜI ĐỌC TÌM XEM THÊM THÔNG TIN MỚI (NẾU CÓ) TRÊN BÁO CHÍ IN GIẤY, TRỰC TUYẾN (ONLINE), VÀ QUA GOOGLE SEARCH... ----- (22-11 HB8).

 

___________________________________

 

  ► 22-11 HB8 (2008): WebTgTXA. trân trọng cập nhật ở mục “Giao lưu”: NGUYỄN CHIẾN -- Tự đối thoại với chính mình: Thật lòng về thơ đất Quảng (22-11 HB8): 

Tác giả Nguyễn Chiến (Nhiếp ảnh: Lý Đợi)

___________________________________

  ► 23-11 HB8 (2008): WebTgTXA. trân trọng cập nhật ở mục “Giao lưu”: Sách nhận được: 700 năm thơ Huế -- Nhiều tác giả  ---  Dịu khúc -- Mường Mán  ---  Hồn đầy hoa cúc dại -- Lâm Thị Mỹ Dạ  ---  Thơ tình Sài Gòn -- Nhiều tác giả  ---  Khuôn trăng -- Trần Ngọc Trác  ---   Chốn xưa -- Nguyễn Quốc Nam  ---  Em đừng chia nửa vầng trăng -- Trần Trí Thông  ---  Nắng đổ về đâu -- Dung Thị Vân  ---  Khung trời mây trắng -- Phạm Bá Nhơn  --- Thơ Phạm Văn Hạng -- Phạm Văn Hạng  ---  Công bằng và giả trá -- Tố Hoài (Nguyễn Tố Hoài) --- Nỗi nhớ của riêng tôi -- Dương Xuân Định ---  Huyền thoại Duy Ma Cật -- Tuệ Sỹ : http://tranxuanan.writer.3.googlepages.com/sachnhanduoc_webtgtxa.htm

___________________________________

 

 ► 24-11 HB8 (2008):

http://txawriter.wordpress.com/2008/11/17/trvchanh-ngmhung/#comment-261

 

Ý KIẾN NGƯỜI ĐỌC:

 

"TP.HCM, ngày 24-11-2008

Kính gửi WebTgTXA.,

Tôi không đề cập đến 2 vụ “Vũ Hoàng – Lê Minh”, “Nguyễn Mạnh Hùng – Trần Văn Chánh”. Nhưng qua 2 vụ này và qua lời bàn gần đây nhất của WebTgTXA. (22-11-08), tôi muốn nói ở bình diện chung, cho mọi trường hợp.

WebTgTXA. viết rằng:

VỤ 2 NHẠC SĨ “VŨ HOÀNG – LÊ MINH” VÀ VỤ 2 NHÀ NGHIÊN CỨU “NGUYỄN MẠNH HÙNG – TRẦN VĂN CHÁNH”, WEBTGTXA. CHỈ GÓP PHẦN TRUYỀN TẢI THÔNG TIN; NGOÀI RA, KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG (CHỨC NĂNG, ĐIỀU KIỆN, NGHIỆP VỤ ĐIỀU TRA) CŨNG NHƯ THẨM QUYỀN ĐƯA RA KẾT LUẬN CÓ TÍNH PHÁP LÍ.

WEBTGTXA. XIN NGỪNG VIỆC THÔNG TIN TIẾP THEO. KÍNH MỜI QUÝ NGƯỜI ĐỌC TÌM XEM THÊM THÔNG TIN MỚI (NẾU CÓ) TRÊN BÁO CHÍ IN GIẤY, TRỰC TUYẾN (ONLINE), VÀ QUA GOOGLE SEARCH…

(22-11 HB8).

Tôi nhận thấy WebTgTXA. cần viết rõ hơn:

1) Báo chí ngành Công an và các loại báo chí ngoài ngành này không được nhiều người tin tưởng, mặc dù Công an và một số trong giới phóng viên có nghiệp vụ điều tra. Sở dĩ như vậy là bởi Công an, báo chí nói chung, bên cạnh mặt tích cực, cũng đã gây ra nhiều oan khốc.

2) Tôi đề nghị nên đưa ra tòa án xét xử một cách công khai và dân chủ, có sự quan sát của phóng viên nước ngoài. Bị cáo có thể phản cung trước tòa, lại có quyền kháng án.

3) Nên tham khảo ý kiến nhiều người trên các website, weblog, kể cả báo chí nước ngoài, trong đó có tiếng nói của những nhân chứng, người quen biết, bạn bè, thân nhân của người bị gây hại cũng như của người bị kết tội đạo văn (có thể nhằm mục đích như WebTgTXA. đã có lần trình bày: nhằm vô hiệu hóa người cầm bút). Những thông tin đó có thể tìm kiếm, chắt lọc trên các trang TÌM KIẾM của Google, Yahoo, MSN…

Không có gì bằng DÂN CHỦ, CÔNG KHAI, BÌNH ĐẲNG, KHOA HỌC, MINH BẠCH.

Chào WebTgTXA.

Nguyễn Hồng (Tân Bình, TP.HCM)".

Cập nhật (25-11 HB8): Ý KIẾN NGƯỜI ĐỌC:  November 25, 2008 at 9:06 am  =  http://txawriter.wordpress.com/2008/11/17/trvchanh-ngmhung/#comment-262 :

“… Tôi bổ sung: Việc hai vị Hương Trà, Đỗ Lai Thúy đạo chích văn (thơ, lí luận - phê bình), quá rõ rồi. Hãy vào các trang Tìm kiếm…”.

(Nguyễn Hồng - Q.Tân Bình, TP.HCM)

VÀI DÒNG GHI LẠI: http://txawriter.wordpress.com/2008/11/17/trvchanh-ngmhung/#comment-269

Cách đây hơn 10 năm, “đèn pha” trên báo chí đã quét vụ Hương Trà “thuổng” thơ của các nhà thơ “Sài Gòn cũ” (Miền Nam VN. trước 1975). Bấy giờ, rất nhiều bạn bè làm thơ của tôi rất kinh ngạc. Tôi cũng cảm thấy đây là một vụ việc rất đáng kinh ngạc, và ngờ rằng Hương Trà bị “mua”. Vì tiền bạc làm lóa mắt, nên cô nàng này đã bán danh dự của mình để làm sang cho những nhà thơ “Sài Gòn cũ”. Nói rõ ra, như thế là Hương Trà chấp nhận tạo “xì-căng-đan” để phục hồi, tôn vinh các nhà thơ ấy.

Theo tôi, thơ hay, nếu quả thật như vây, thì vẫn là thơ hay, sau khi đã trôi qua những “ầm ào bão táp cách mạng”. Và nếu cần, thì đấu tranh một cách trí thức. Việc gì lại cố tình “phục hồi giá trị” một cách hạ cấp, thủ đoạn như thế!

Kẻ “mua” Hương Trà đáng trách; Hương Trà chịu “bán danh dự” lại càng đáng trách. Mới nhìn là vậy. Nghĩ cho kĩ, Hương Trà chỉ là một cô nàng còn vô danh, tài cán không đáng kể, còn những ai “mua” Hương Trà hẳn không vô danh chút nào, vì họ vốn là những thi sĩ tên tuổi. Nghĩ cho kĩ thêm một chút nữa, tôi cũng không thể tin các thi sĩ “Sài Gòn cũ” lại tầm thường, thủ đoạn như thế (họ thừa sức để đấu tranh một cách trí thức), mà thủ phạm tung tiền ra “mua” Hương Trà chính là thế lực thuộc chính quyền cũ hay tôn giáo vốn rất uy thế, từng khuynh loát ở Miền Nam cũ.

Tôi viết những dòng này, và ý thức rõ rằng: Hương Trà hiện đang sống tại TP.HCM.. Tôi tin rằng thế nào Hương Trà cũng đọc được. Và các thi sĩ Miền Nam cũ hiện đa số vẫn còn sống, sáng tác tại hải ngoại hay trong nước. Tôi cũng tin thế nào quý thi sĩ ấy cũng đọc được. Các thế lực kia cũng vậy.

Xin được chỉ giáo.

WebTgTXA.

(24-11 HB8)

___________________________________

 ► 26-11 HB8 (2008): Tin buồn

Gia đình chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin:

Nhà thơ, nhà báo Cao Vũ Huy Miên (tên thật là Đinh Đoan Hùng)

Sinh ngày 31 – 12 – 1955, quê quán: xã Xuyên Trà, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, sau một thời gian lâm bệnh đã mất lúc 17 giờ ngày 25 – 11 – 2008 (nhằm ngày 28 – 10 năm Mậu Tý), hưởng dương 54 tuổi.

Lễ nhập quan lúc 6 giờ 30 ngày 26 – 11 – 2008. Lễ viếng lúc 11 giờ cùng ngày tại Nhà tang lễ thành phố, số 25 Lê Quý Đôn, Q.3, TPHCM.

Lễ động quan lúc 9 giờ 30 ngày 28 – 11 – 2008, sau đó đưa đi hỏa táng tại Bình Hưng Hòa, TPHCM.

Vợ: Lâm Ánh Hồng, con: Đinh Đoan Sao Kim, đồng kính báo! 

(Nguồn: Báo điện tử Sài Gòn Giải Phóng, 26-11-08)

___________________________________

 ► 27-11 HB8 (2008):

LỜI BÀN CUỐI CÙNG VỀ TÁC QUYỀN & THÓI ĐẠO CHÍCH VĂN NGHỆ, HỌC THUẬT

 

WebTgTXA. không muốn đụng chạm đến những người như Hương Trà, vì có thể rơi vào trường hợp "công xúc tu sỉ" (làm xấu hổ người khác một cách công khai), có nghĩa là đã vi phạm pháp luật; và càng không nên đụng chạm đến, còn bởi một lẽ khác, cô nàng này vốn đã bị báo chí, cư dân mạng toàn cầu ghi nhận là "bẩn" về nhân cách đạo đức (thể hiện qua ngôn ngữ, hình ảnh trên weblog). Nhưng vụ Hương Trà cũng như vụ Đỗ Lai Thúy, rồi 2 vụ mới đây (Lê Minh - Vũ Hoàng, Nguyễn Mạnh Hùng - Trần Văn Chánh) là những vụ điển hình cho thói đạo chích văn chương, nghiên cứu, đã bị nhiều tờ báo giấy, báo điện tử vạch trần, lên án nhằm mục đích ngăn chận tệ nạn ấy. Do đó, tôi nghĩ rằng, bàn đến các người thật việc thật kể trên, cũng không vượt giới hạn luật pháp cho phép.

Tuy vậy, cũng chỉ xin có vài ý cuối cùng của WebTgTXA. về thói đạo chích văn chương, nghiên cứu:

1) Ăn cắp, ăn trộm sản phẩm văn nghệ, học thuật (kể cả hội họa, âm nhạc) là một hành vi ngu ngốc nhất, bởi văn nghệ, học thuật là những sản phẩm trí tuệ luôn luôn được xuất hiện công khai rộng khắp trên sách báo, do đó trước sau gì cũng bại lộ. Biết là sớm muộn cũng bị bại lộ mà vẫn đạo chích như thế, không ngu ngốc nhất thì còn gọi là gì!

2) Nói chung, trong giới cầm bút, vì tính chất công khai, sản phẩm văn nghệ, học thuật lại gắn liền với danh tính như vậy, nên thói đạo chích rất ít so với các ngành nghề khác.

3) Thói thường, người ta chỉ đạo chích văn nghệ, học thuật để viết thư tán gái (thời báo chí còn ít phổ biến) hoặc để làm tập làm văn, làm luận văn, luận án tốt nghiệp (những luận văn, luận án này chắc chắn không dám in thành sách hay đăng báo), chứ không ai ngu dại gì xây dựng sự nghiệp, tạo nên tên tuổi bằng cách đạo chích văn nghệ, học thuật.

4) Có một nguy cơ đáng sợ: bị đánh cắp bản thảo khi chưa công bố hoặc công bố trong điều kiện không có người làm chứng.

5) Một nguy cơ đáng lo âu khác: bị đạo chích một cách tinh vi, thường được gọi là "xào", "luộc", tức là ăn cắp kiểu lấy ý, lấy tứ, nhào nặn lại, chế biến lại.

6) Một nguy cơ thứ ba, nguy cơ này về thực chất là "tình ngay lí gian": ảnh hưởng vô thức (thường là một câu, vài chữ, vài ý; không thể có trường hợp sao y nguyên văn trọn đoạn, trọn trang, càng không thể có đúng y nguyên văn trọn bài, trọn chương, trọn cuốn

WebTgTXA. có nói vụ Hương Trà là trường hợp đáng kinh ngạc vì cô nàng đạo chích văn thơ khá phổ biến của những người nổi tiếng ở Miền Nam trước 1975, hiện còn sống, và rất nhiều người đọc còn sống. Do lòng háo danh ư? Làm sao không bị phát hiện, và thế nào cũng bị nhục. Thế thì làm sao có danh! Một người muốn gầy tạo sự nghiệp văn chương mà khởi đầu như thế thì ai tín nhiệm nữa! Không thể nào khác hơn, nếu không "chẩn bệnh" là cô nàng này mắc bệnh tâm lí, dạng "bệnh nhân" muốn "lưu xú vạn niên" (thuở xưa, đã từng có người rất bệnh hoạn quan niệm rằng "không 'lưu phương thiên cổ' thì cũng phải 'lưu xú vạn niên'", không lưu lại cho nghìn thuở tiếng thơm thì cũng nên lưu lại tiếng thối cho vạn năm, để chứng tỏ 'ta tồn tại'). Nếu không thuộc trường hợp bệnh lí này, Hương Trà hẳn bị "mua" và chịu "bán nhân phẩm, danh dự", vì TIỀN BẠC.

WebTgTXA. suy luận trên cơ sở 5 ý trên (1-5) về thói đạo chích văn nghệ, học thuật. Hương Trà không thuộc trường hợp như ở ý thứ 6.

Tôi cũng tin rằng Hương Trà thừa nghị lực vượt thắng chính mình, hướng tới tương lai.

Đây là lần cuối cùng, WebTgTXA. góp phần bàn  về vấn đề tác quyền, thói đạo chích văn nghệ, học thuật. WebTgTXA. xin được chấm dứt.

Trân trọng,

WebTgTXA.

(27-11 HB8)

http://txawriter.wordpress.com/2008/11/17/trvchanh-ngmhung/#comment-283  &

http://txawriter.wordpress.com/2008/11/17/trvchanh-ngmhung/#comment-288 

 

Cập nhật (29-11 HB8):

WEBTGTXA. KHẲNG ĐỊNH:

1) Đối với các nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu “Sài Gòn cũ”, rất cần được phục hồi các tác phẩm sáng tác, nghiên cứu thực sự có giá trị của họ. Tôi không nói đến bộ phận suy đồi, phản dân tộc. Đó là một yêu cầu chính đáng. Dẫu sao đi nữa, các tác phẩm ấy cũng thuộc về nền văn nghệ - học thuật Việt Nam. WebTgTXA. luôn khẳng định như vậy. Tuy nhiên, WebTgTXA. cũng luôn phê phán những thủ đoạn phục hồi không trí thức, không minh bạch. Báo chí, đài phát thanh ở nước ngoài luôn luôn có diễn đàn, ngay trong thời Việt Nam chưa “mở cửa”, “đổi mới”; hiện nay các tạp chí điện tử, các điểm mạng vi tính toàn cầu rất phổ thông, phổ biến. Và đến nay, cũng có thể đấu tranh yêu cầu được lên tiếng trên các báo chí in giấy tại Việt Nam. Tại sao không đấu tranh trên các diễn đàn ấy? Cần gì phải dở dói những trò thủ đoạn hạ cấp! Không, tôi hoàn toàn không tin các nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu "Sài Gòn cũ" lại hạ cấp, thủ đoạn!

2) Về trường hợp ảnh hưởng vô thức trong lao động sáng tạo văn nghệ - học thuật. Thực chất của trường hợp này là “tình ngay lí gian”. Tuy vậy, cũng có người lợi dụng để đạo chích văn nghệ - học thuật, trở thành “tình gian lí gian”. Do đó, các mục vốn có tên như “Quét sân đình”, “Đèn pha”, “Dọn vườn” rất cần mọi người góp tay chỉ ra các trường hợp ảnh hưởng vô thức ấy, và bắt buộc các tác giả rơi vào trường hợp ấy phải tự cắt bỏ, tự sửa chữa hoặc tự chua thêm xuất xứ. Rất cần nghiêm khắc phê phán những tác giả lợi dụng ảnh hưởng vô thức để đạo chích văn nghệ - học thuật

WebTgTXA.

(29-11 HB8)

 

 ___________________________________

► 30-11 HB8 (2008): Cập nhật trên trang 2 thuộc mục "THÔNG TIN -- GIAO LƯU -- ĐOÀN KẾT": MỘT SỐ THƠ, TIỂU LUẬN, PHÊ BÌNH CỦA TRẦN XUÂN AN TRÊN CÁC ĐIỂM MẠNG VI TÍNH TOÀN CẦU (TÌM THẤY TẠI “GOOGLE TÌM KIẾM”):

 http://tranxuanan.writer.googlepages.com/linkdoanket-2 .

Trong đó, đặc biệt là bài Ý nghĩ về dự kiến sửa đổi sách giáo khoa văn học & sử học -- "Posted by ngohuudoan on July 29, 2007".

 

Ý nghĩ về dự kiến sửa đổi sách giáo khoa văn học & sử học

 (Trần Xuân An)

 ________________________________

KÍNH MỜI XEM MỤC "THÔNG BÁO CẬP NHẬT":

Trang 10 <<<<<<   >>>>>> Trang 12 ... 

► ► ► 

TRÂN TRỌNG MỜI XEM TRANG 19 "BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN TỨC MỚI"

► ► ►

 

THÔNG BÁO CẬP NHẬT Ở CÁC TRANG KHÔNG PHẢI TRANG BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN TỨC MỚI

 

    

Ý KIẾN NGƯỜI ĐỌC & NGƯỜI CẦM BÚT:

http://txawriter.wordpress.com

THÔNG TIN - GIAO LƯU - ĐOÀN KẾT:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/linkdoanket

_______

 

Trở về

TRANG BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN TỨC MỚI

trang "Các trang mục trên WebTgTXA.":

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/webtacgiatranxuanan

 

trang chủ "Web tác giả Trần Xuân An":

http://tranxuanan.writer.googlepages.com

đặc biệt, trang toàn bộ tác phẩm Trần Xuân An:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/danhmtphamtxa_googlepcreator.htm

 

  

Google page creator  /  host

 

DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE

Ngày đưa trang này lên web: 06-11 HB8