M.(13). Trang 13 - Bài mới - sách mới - tin mới

Bài mới - sách mới - tin tức mới 

(trang 13)

WEB TÁC GIẢ TRẦN XUÂN AN

   

http://tranxuanan.writer.googlepages.com

Poet / writer & researcher

Twenty one published-books + Newest one = 22

(poem; novel; essay; research; critical contribution on history, literature...)

The HCM City Literature-writer Association member

AUTHOR'S COPYRIGHTS -- ALL RIGHTS RESERVED

 

 XEM THÔNG TIN MỚI NHẤT Ở CUỐI TRANG THEO THỨ TỰ THÔNG THƯỜNG

 

► ► Tháng 3 HB8 (2008) [tiếp theo]:

► 28-03 HB8: Trần Xuân An -- "Tìm hiểu "'Lục độ tập kinh' và lịch sử khởi nguyên của dân tộc ta", chuyên luận sử học của thiền sư, GSTS. Lê Mạnh Thát"  (trọn bài, chiều 31-03 HB8; bổ cứu ngoài lề: 01-04 HB8; hoàn tất: 02-04 HB8)   

   Xem ở dạng doc. - word - htm (16-4 HB8) Bài đã gửi đăng trên Tcdt. Văn chương Việt -- Một trang nguyên tác chữ Hán "Lĩnh Nam chích quái": hai chữ "ái thê" (17-4 HB8) -- Mới nhất ! Tư liệu tham khảo: Truyện Liễu Nghị  ---  Các bản nháp (đã được xoá): Tệp 1, Tệp 2 (gồm cả tệp 1), Tệp 3 (gồm cả tệp 1, tệp 2), Tệp 4 (gồm tệp 4 & tệp 5, 30 & sáng 31-03 HB8), Tệp 5 (trọn bài: 01-04 HB8)  --  Bài viết này đã được đăng trên Web HỘI TỤ (02-4 HB8): giaodiem.com.vn & giaodiem.us  ---  (Xem thêm: Về Triệu Quang Phục : http://tranxuanan.writer.googlepages.com/suy_nvmsvdtlscdnta_b6.htm  ) : Chỉ với việc phát hiện, trích và dịch hàng loạt văn bản trong thư tịch cổ từ nhiều nguồn ngôn ngữ khác nhau (Sanskrit, Tạng, Hán...) có chứa đựng mẫu đề (motif) "trứng - trứng hạc - trứng rồng - bọc thịt - trăm trứng - trăm con trai" hay "sừng tê - rẽ nước" đã là một đóng góp rất lớn của thiền sư, GSTS. Lê Mạnh Thát đối với việc nghiên cứu cổ sử và văn học dân gian cổ đại nước ta. Thử hỏi, trong giới nghiên cứu văn học, sử học ở Việt Nam ta và trong các nhà Việt Nam học ngoại quốc, cho đến nay, đã có ai làm được việc đó!... (Xin xem tiếp) ---- Xem thêm: Thiền sư Thích Tuệ Sỹ -- HUYỀN TƯỢNG MẸ ÂU CƠ VỚI TRĂM TRỨNG ĐỒNG BÀO TRONG KHO TÀNG THẦN THOẠI CỦA VĂN HOÁ NHÂN LOẠI THỜI CỔ SƠ (trích lời tựa cuốn "Huyền thoại Duy Ma Cật") (12-04 HB8) ------- Xem thêm bài liên quan ở tiểu mục ngày 19-4 HB8 (phía dưới, thuộc trang này)...

 

   Link h.1    Link h.2    Link bd-4   Link

 

► 14-04 HB8: KIẾN NGHỊ CHỌN TÂN SỞ (QUẢNG TRỊ) LÀM NƠI CẢI TÁNG DI CỐT VUA HÀM NGHI VÀ NHÂN DỊP NÀY ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, TÊN TRƯỜNG HỌC BẰNG DANH TÍNH NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824-1886)

Báo Lao Động điện tử và các báo, tạp chí khác như Văn chương Việt cùng nhiều điểm mạng liên thông toàn cầu (website, webblog) trong hai ngày vừa qua đã đưa tin "Di hài vua Hàm Nghi sắp về đến Huế"

   Di ảnh Vua Hàm Nghi. Ảnh: Nguyễn Đắc Xuân.   ------   Link h.1   |   Link h.2   |   Link h.3   |   Link h.4

Theo bản tin của ông Hoàng Văn Minh (Lao Động online), các cơ quan hữu trách và các nhà nghiên cứu sử học ở Huế đã bàn bạc về nơi sẽ cải táng di cốt của vị vua vốn được nhận định là "linh hồn của Phong trào Cần vương" trong những năm đầu của phong trào này (1885-1888), mặc dù sau đó, 1904, Hàm Nghi đã kết hôn với con gái của một quan toà thực dân Pháp tại Alger. Như vậy, phải chăng sự nghiệp đáng tôn vinh của Hàm Nghi thực sự chấm dứt từ 1888 hoặc 1904? Dẫu sao, theo đó, cần chọn một vị trí thích đáng, và nơi ấy cũng sẽ là nơi cải táng di cốt Tôn Thất Thuyết (hiện còn táng ở Trung Hoa) cũng như nhiều vị khác để trở thành "Khu tưởng niệm nghĩa sĩ Cần Vương". Bài báo cũng nhắc lại một vài nét về cuộc kinh đô quật khởi, bị thất thủ (05-7-1885) và ngày tuyên Dụ Cần vương, phát động phong trào (13-7-1885), tại Tân Sở (Quảng Trị).

Nhân đây, WebTgTXA. trân trọng kiến nghị: 

1) Nên chọn một phần đất thuộc Tân Sở (Cam Lộ, Quảng Trị) để cải táng di cốt vua Hàm Nghi, đồng thời làm "Khu tưởng niệm nghĩa sĩ Cần Vương" như ý kiến đề xuất trong bài báo;

2) Trong những năm qua, đã có các hội thảo, hội nghị sử học, lễ phục hồi trọn vẹn danh tiết, kể cả 2 tháng ở lại Huế, những tháng cuối đời tại Tahiti của Nguyễn Văn Tường (1824-1886) lễ dựng bia lịch sử cuộc đời ông, đây cũng là một dịp để chọn một vài con đường hay trường học, tại Huế, tại Quảng Trị và ở các tỉnh, thành khác để đặt tên bằng danh tính của nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường. (WebTgTXA.). 

 

QUỐC LỄ

 

GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG

 

Ngày mùng 10 tháng 3 năm Mậu tí HB8 

 (Ngày 15 tháng 4 năm HB8 [2008])

 

Nguồn ảnh: vtc . vn -- vannghesongcuulongonline-15-4hb8

 http://tranxuanan.writer.googlepages.com/hinhanhquocphuc (HB7)

( Đặc biệt: Hình ảnh quốc phục trên trống đồng Việt cổ & những tấm ảnh khác & Hình ảnh quốc phục ngày xưa )

MẶC NIỆM

(MIỀN QUÊ TRONG TÂM THỨC)

Nhà rông Việt cổ -- nguồn gốc của ngôi đình Việt Nam ngàn xưa ngàn nay

trong tôi có một miền quê

đôi khi buồn quá tôi về trong tôi

bao nhiêu vỡ nát rối bời

thiêng liêng quốc túy vẫn ngôi đình làng

nến lung linh khói trầm nhang

nghe lòng ấm lại bốn ngàn năm xưa

đất trời buốt bỏng nắng mưa

trái tim thanh lọc nhịp mùa nguyên sơ

LẠC LONG QUÂN - ÂU CƠ - HÙNG VƯƠNG

chiêng rung trống vọng bóng cờ

trăm con chim Lạc, giọng hò trăm nơi

mẹ Tiên yêu núi biếc ngời

cùng cha Rồng hát chung lời sóng vang

đông

tây

khúc xạ

hòa tan

tan vào vũ trụ mênh mang mãi còn

CHU VĂN AN

mở trường ẩn giữa làng thôn

sớ dâng, kẻ sĩ nhớ ơn người thầy

LÊ HỮU TRÁC

và ai thấu nỗi đắng cay

giả lười, sách thuốc đọng dày tình dân

bâng khuâng...

xa khuất, suối ngân

lắng trong heo hút tiếng chân không mòn

TRẦN QUỐC TUẤN

quên thù cha vì nước non

vung gươm, truyền hịch vạn hồn bừng nghe

NGUYỄN TRÃI

và ai thắp lửa hội thề

án oan tưới máu...

bia đề, rưng rưng...

thây phơi, đàn nhị nghẹn chùng

vô danh câu hát, mung lung hương đồng

CÁC BẬC TIỀN BỐI ĐÀNG TRONG CỦA CHÚNG TA

sân đình lặng nhớ cha ông

thuở nào mở đất dắt bồng cháu con

hoang vu chí ngợp vai sờn

ngoảnh về cố quận hoàng hôn cháy lòng

nao nao diệu vợi pháo hồng

bồi hồi trăng ngát đèn lồng lễ vui

ngấm bao chát xót ngọt bùi

ngàn xưa reo múa ngậm ngùi ngàn xưa

mương kênh rửa mặn thau chua

ngàn sau điện sáng trĩu mùa ngàn sau

còn dây tóc chỏm khoe màu

áo dài khăn đóng bạc đầu ô đen

vẫn còn đây làm sao quên

ước mơ nẩy lộc đẹp thêm một thời

gốc bàng cổ thụ khô rồi

bây giờ sống lại cho đời, vạn năm

trong tôi, khuya một, đêm rằm

ngát xưa hương tỏa hướng tâm về nguồn

bao ngôi đình quá thân thương

nơi tôi tìm đến dọc đường xa quê

trái tim gọi thức cơn mê...

hồn thiêng đất nước lắng nghe chút lòng…

1993

Trần Xuân An

____________________

 

Nghĩ về từ "quốc tuý"

Một cá nhân hay cả một ban biên soạn từ điển đều có thể thiếu tinh thần khách quan khoa học, và quan điểm của họ thể hiện ra trong việc chọn lọc từ và xác định ngữ nghĩa của các từ. "Từ điển tiếng Việt" (Nxb. KHXH. - TT.TĐH., 1994) là một ví dụ điển hình của cách biên soạn từ điển kiểu đó. Đây là nguyên văn định nghĩa ở mục từ "quốc tuý" (sđd., tr. 783): "quốc tuý d. (cũ). Cái tinh hoa trong một nền văn hoá của một dân tộc, một quốc gia (nhưng thường nói theo quan điểm của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, bảo thủ hoặc sùng bái mù quáng). Bảo tồn quốc tuý". Tôi nghĩ, những chữ trong ngoặc đơn, bắt đầu bằng từ "nhưng" của định nghĩa ấy thể hiện sự thiếu khách quan đó. Thật ra, chỉ định nghĩa quốc tuý là "cái tinh hoa trong một nền văn hoá của một dân tộc, một quốc gia" là đã khá đầy đủ. Nếu thật sự đầy đủ nghĩa, phải thêm vào nét nghĩa thuần tuý: cái tinh hoa riêng biệt, độc sáng, không pha tạp các yếu tố ngoại lai. Ngoài ra, sử dụng trong văn cảnh nào, do ai sử dụng, ấy là tuỳ theo đó mà từ "quốc tuý" có sắc thái chủ quan của văn cảnh, của chủ thể sử dụng. Ai bảo từ "quốc tuý" không thể sử dụng trong một văn cảnh có nội dung phát huy, cách tân bản sắc dân tộc hay do một người có chủ trương như thế sử dụng! Nói thật ra, Trung tâm Từ điển học (TT.TĐH.) ở nước ta vẫn còn vướng víu khuynh hướng hướng ngoại, nếu không nên dùng một từ nặng nề hơn, ấy là vọng ngoại, sùng ngoại hoặc vong bản, hay nói trắng ra là ấu trĩ tả khuynh theo kiểu mao-ít (maoist), lê-nin-nít (léninist), phủ nhận và phá huỷ quốc tuý, tinh hoa độc sáng trong bản sắc dân tộc. Điều đó thể hiện ra trong cách định nghĩa từ "quốc tuý" như đã dẫn. Và, tưởng cũng cần nói rõ: Tôi viết những dòng này trong tinh thần không có gì quý hơn độc lập, tự do và dân chủ (*) của một công dân Việt Nam thuần tuý Việt Nam, tự hào và tự trọng dân tộc; luôn luôn học tập, tiếp biến mọi tinh hoa của nhân loại; không sùng bái mù quáng theo một giáo thuyết ngoại lai nào; không bao giờ biến những giá trị của dân tộc Việt Nam thành giá trị bản địa của bất kì giáo thuyết, nhất là chủ thuyết chính trị, có xuất xứ là ngoại quốc.   -----   Trần Xuân An (15-4 HB8).   -----   (*) Ghi chú (17-4 HB8): "Không có gì quý hơn độc lập, tự do" (Hồ Chí Minh) "và dân chủ" (Đổi Mới). Bài viết ngắn này đã đăng trên Tcđt. Hội Tụ (giaodiem. com. vn, 14-4 HB8)

 

HÁT TRƯỚC MẶT TRỜI BÁCH VIỆT

 

trước giặc thù vẫn điềm nhiên

uy rồng ở nụ cười tiên Diên Hồng

                            TXA.

 

hình như khát vọng cùng tôi

nở ra từ trứng Hồng thời hoang sơ

một đàn chim Lạc hát thơ

giấc mê chợt tỉnh vắng trơ trống đồng

 

bia văn võ, bướm phiêu bồng

đình làng nhã nhạc, thu không chuông chùa

hồn ve lột xác mấy mùa

sân trường nắng đỏ gió lùa cỏ cây

 

xưa sau phảng phất đâu đây

đêm đêm hương thắp khói bay xa mờ

tôi tìm tôi tận hư vô

tiếng trầm nghiêm tự đáy mồ cha ông...

 

mong từ mái đẩy chiêng cồng

dệt kinh điển Việt lắng trong điệu hồn

tuyệt với hào khí nước non

Rồng qua xâu xé vẫn còn rất Tiên

 

rợp bay chim Lạc ba miền

Diên Hồng tận đất nguồn thiêng mạch đời

đổi trao tinh tuý muôn nơi

trống đồng toả sáng mặt trời ý dân

 

tôi cười tôi bay bâng lâng

chỉ cành hoa sao kéo gần tương lai?

mộng mơ thôi đã bạc phai

nhìn Rồng thúc trống bùng hoài lửa Tiên.

 

1993

Trần Xuân An

► 19-04 HB8: Trần Xuân An -- Huyền tượng Mẹ Âu Cơ: bi kịch và mầu nhiệm  -- Trang nguyên tác chữ Hán (quét chụp) -- Mới nhất! MỘT CÁCH GIẢI MÃ MỚI NHẤT TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY! -- Bài đã gửi đăng trên các tạp chí điện tử Hội Tụ (giaodiem. com. vn) & Văn nghệ Sông Cửu Long online & Văn chương Việt -- Xem thêm: Tiểu mục liên quan, ngày 28-3 HB8 trên trang này. Bổ sung: Tra cứu: Xích Quỷ - Xích Quỹ 

 

VẤN ĐỀ NỘI TRỊ: RÚT KINH NGHIỆM TRONG VIỆC ĐỐI XỬ VỚI ĐÀNG NGOÀI CỦA TRIỀU NGUYỄN TRƯỚC ĐÂY, HIỆN TẠI NGƯỜI CẦM QUYỀN PHẢI ĐỐI XỬ NHƯ THẾ NÀO VỚI MIỀN NAM?

 

Mùa thi tốt nghiệp phổ thông trung học và thi vào đại học đã tới.

 

WebTgTXA. thân ái chúc các bạn trẻ, nhất là những học sinh Miền Nam vì hoàn cảnh lịch sử 1945-1954-1975 mà vướng phải chiếc gông chủ nghĩa lí lịch, ra sức học tập trong những ngày "nước rút" nhằm đạt kết quả tốt. Để ngẩng mặt giữa đời, để đóng góp cho Đất nước với hiệu quả cao nhất, không còn con đường nào vinh quang hơn là học tập, đạt tri thức và bằng cấp cao. 

 

Thân ái, nỗ lực và nhiều mơ ước tốt đẹp cho tương lai!

 

                                                                          Xem tiếp ...

 

                                                                                   

► 24 & 25-04 HB8: Bổ sung nguyên tác chữ Hán hai bài thơ của Phạm Phú Thứ (1820-1883) và của Nguyễn Thượng Hiền (1868-1925), vốn là phụ lục trong cuốn "Thơ Nguyễn Văn Tường (1824-1886) -- Vài nét về con người, tâm hồn và tư tưởng" (Trần Xuân An biên soạn) & Trân trọng mời xem lại: Đôi lời cuối sách : Cuốn sách này được biên soạn với các thao tác thuộc một công đoạn trong việc soạn giáo án của các giáo viên trung học phổ thông. Nhân dịp kỉ niệm Ngày Thống nhất đất nước 30-4- 1975 -- 30-4 HB8 (2008) gần kề, đọc lại những bài thơ phản ánh các sự kiện, sự biến 1874, 1885 (dân tộc ta cùng triều Nguyễn trước sự xâm lăng, cướp nước của thực dân Pháp, Tây Ban Nha, Vatican, và trước thái độ, âm mưu của Nhà Thanh trong giai đoạn ấy, đặc biệt là Ngày Kinh đô Huế quật khởi, bị thất thủ, 05-7-1885) cũng là một việc có ý nghĩa: Chúng ta thấm thía hơn chân lí Không có gì quý hơn độc lập, tự do (Hồ Chí Minh) và dân chủ (Đổi Mới).

 

 ______________________________________________________________________________________________________________

BÀI VIẾT Ở DẠNG WORD - HTM.:

Trần Xuân An -- "Tìm hiểu "'Lục độ tập kinh' và lịch sử khởi nguyên của dân tộc ta", chuyên luận sử học của thiền sư, GSTS. Lê Mạnh Thát"  (28-3 --- 16-4 HB8)

Trần Xuân An -- Huyền tượng Mẹ Âu Cơ: bi kịch và mầu nhiệm  (19-04 --- 26-4 HB8) -- Link: Đã đăng

 ______________________________________________________________________________________________________________

 

 

_________________________________________________________

 

Các bài đã đăng trên Tạp chí điện tử Văn chương Việt (vannghesongcuulong.org)

trong những ngày gần đây:

 

SUY NGHĨ VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG LỊCH SỬ CỔ ĐẠI NƯỚC TA -- khảo luận sử học của TRẦN XUÂN AN :

Bài 1: GIAI ĐOẠN HUYỀN SỬ TRONG ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ (1697) VÀ KHÂM ĐỊNH VIỆT SỬ THÔNG GIÁM CƯƠNG MỤC (1884)

Bài 2: AN DƯƠNG VƯƠNG, “GIẶC THỤC” HAY ANH HÙNG BI TRÁNG?

Bài 3: NHẬN ĐỊNH DANH NGHĨA TRIỆU ĐÀ (NHÀ TRIỆU – HÁN) VÀ PHÂN KÌ LỊCH SỬ: GIAI ĐOẠN MẤT NƯỚC

 

 _________________________________________________________

 

pdf  &  htm (html)

 

Trân trọng kính mời xem lại

NHỮNG BÀI VIẾT CỦA TRẦN XUÂN AN

VỀ PHẬT GIÁO

NHÂN DỊP TỔ CHỨC ĐẠI LỄ VESAK -- LIÊN HIỆP QUỐC ''08, TẠI NƯỚC TA

(đã gửi bài ở dạng word & dạng pdf.):

 

Bài 1: VESAK TRONG TINH THẦN RỘNG MỞ VÀ KHOA HỌC  (pdf.)  (20 -- 23-12 HB7)

http://tranxuanan.writer.3.googlepages.com/txa-vesak-rongmo-khoahoc.htm  (word - htm -html) (01-5 HB8)

Bài 2: ĐẠO PHẬT NGUYÊN THUỶ VÀ ĐẠO PHẬT TRONG BẢN LĨNH DÂN TỘC  (pdf.)  (23-12 HB7; 24-12 HB7; 26 & 27-12 HB7)

http://tranxuanan.writer.3.googlepages.com/txa-phatgiaonguyenthuy-phatgiaovietn.htm   (word - htm -html) (01-5 HB8)

Bài 3: SUY NGHĨ VÀ PHÁT TRIỂN THÊM NỘI DUNG Ý NIỆM KHỔ ĐẾ (DUKKHA) TRONG TỨ DIỆU ĐẾ -- NỀN TẢNG QUAN TRỌNG NHẤT CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO  (pdf.)  (02 -- 08-01 HB8) -- Ghi chú thêm về "Khổ đế"  (word-htm.)  (01-03 HB8)

http://tranxuanan.writer.3.googlepages.com/txa-khode-tudieude.htm  (word - htm -html) (01-5 HB8)

Bài 4: SUY NGHĨ VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ SIÊU HÌNH TRONG TRIẾT HỌC VÀ GIÁO LÍ  ĐẠO PHẬT (pdf.)  (19-01 HB8; 21-01 HB8; 22 & 24-01 HB8)

http://tranxuanan.writer.3.googlepages.com/txa-sieuhinh-phatgiao.htm   (word - htm -html) (01-5 HB8)

 

                                                                               & các bài khác:

 

Bài 5: "Ngày xưa" & Nguyễn Nhược Pháp (1914-1938) (pdf.) --- 12 --- 16-02 HB8. Link: Đã đăng  (word-htm.) (19-02 HB8) -- Xem thêm bài viết cũ của TXA.: Đọc lại những khoảnh khắc tâm linh trước thềm năm mới  (word-htm.)  (08-02 HB8)  Link: Đã đăng  (word-htm.)  (16-02 HB8)

Bài 6: Đọc lại bài thơ "Các vị La Hán chùa Tây Phương" của Huy Cận  (pdf.) (23 & 27-02 HB8) --  Bài đã được gửi đăng trên Tạp chí điện tử Văn nghệ Sông Cửu Long online  ---  Link: Đã đăng  (word-htm.)  (10-3 HB8)

Bài 7: "Tìm hiểu "'Lục độ tập kinh' và lịch sử khởi nguyên của dân tộc ta", chuyên luận sử học của thiền sư, GSTS. Lê Mạnh Thát"  (word-htm.)  (28-3 HB8) -- Bài đã được gửi đăng trên Website Hội Tụ  ---  Link: Đã đăng  (pdf.) (02-4 HB8)

 

 

 _________________________________________________________

 

TRÂN TRỌNG MỜI XEM LẠI 

 

11 & 16-03 HB8 (2008):

HỒ SƠ LƯU -- BẢN PDF

(có bổ sung ở trang 12 "bài mới - sách mới - tin tức mới") 

PHẢI HỌC TẬP THẬT GIỎI, NGHIÊN CỨU THẬT SÂU KHOA HỌC LỊCH SỬ, KHOA HỌC VĂN CHƯƠNG (GỒM CẢ LĨNH VỰC SÁNG TÁC), TRIẾT HỌC, LUẬT HỌC VÀ CÁC BỘ MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN KHÁC.  ĐÓ LÀ ĐIỀU WEBTGTXA. MUỐN CHIA SẺ VỚI TẤT CẢ NHỮNG NGƯỜI ĐỌC TRẺ TUỔI, ĐẶC BIỆT LÀ NHỮNG NGƯỜI ĐỌC ĐANG LÀ HỌC SINH, SINH VIÊN. 

TẤT NHIÊN, HỌC SINH, SINH VIÊN NÀO CŨNG THỪA BIẾT LÀ PHẢI HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU VỚI TƯ DUY ĐỘC LẬP, Ý THỨC PHẢN BIỆN KHOA HỌC, VỚI SỰ TÌM TÒI TƯ LIỆU, KIẾN THỨC BÊN NGOÀI TRANG SÁCH GIÁO KHOA, VỚI THÁI ĐỘ LINH ĐỘNG, CHẤP NHẬN "PHẢI ĐẠO" TRONG KHI CÒN NGỒI TRONG TRƯỜNG HỌC, TRƯỜNG THI (NẾU SÁCH GIÁO KHOA CHƯA ĐƯỢC CHỈNH LÍ).

WEBTGTXA. PHẢN ĐỐI THỦ ĐOẠN NGU DÂN, NHẤT LÀ KẾ HOẠCH XÚC XIỂM HỌC SINH, SINH VIÊN DẪN ĐẾN TÂM LÍ CHÁN GHÉT HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN, ĐẶC BIỆT LÀ SỬ HỌC, VĂN HỌC, TRIẾT HỌC, LUẬT HỌC, ĐỂ DỄ BỀ THAO TÚNG HOẶC LŨNG ĐOẠN TRONG CÁC LĨNH VỰC NÀY.

WEB TGTXA. THA THIẾT MONG ƯỚC NHỮNG NGƯỜI TRẺ TUỔI PHẢI CÓ TRI THỨC CAO, BẰNG CẤP CAO CÙNG VỚI Ý THỨC ĐỐI THOẠI KHOA HỌC VỀ NHỮNG LĨNH VỰC BỨC THIẾT ẤY.

_________________________________________________________

Xem trang 5 "Thông báo cập nhật"

TRANG 12  ◄ ◄ ◄ ◄   ___________________    ___________________   ► ► ► ►  TRANG 14

 

   

Ý KIẾN NGƯỜI ĐỌC & CÁC NHÀ CẦM BÚT:

► VẤN ĐỀ BẢN QUYỀN & NĂNG LỰC ĐÍCH THỰC CỦA NGƯỜI CẦM BÚT ◄

► NÊU VẤN ĐỀ - TRAO ĐỔI - THẢO LUẬN - CHẤT VẤN - GIẢI ĐÁP THẮC MẮC ◄

http://txawriter.wordpress.com (link mới)

 

 

THÔNG TIN - GIAO LƯU - ĐOÀN KẾT:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/linkdoanket

 _______

 

Trở về

TRANG BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN TỨC MỚI

trang "Các trang mục trên WebTgTXA.":

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/webtacgiatranxuanan

trang chủ "Web tác giả Trần Xuân An":

http://tranxuanan.writer.googlepages.com

đặc biệt, trang:

 

Toàn bộ tác phẩm Trần Xuân An:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/danhmtphamtxa_googlepcreator.htm

 

 

Google page creator  /  host

DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE

Ngày đưa lên internet trang này: 28-03 HB8 (2008) 

Ở tiểu mục ngày 28-3 HB8 có bổ sung một vài tệp: 12, 16 & 17-4 HB8 

Đưa lên web các bài Vesak 08 ở dạng word - htm (html): 01-5 HB8