s. Bài 19b-Tl.2 - Trần Xuân An - Khúc khuỷu đường về Tổ quốc (kì 2)

 

Web Tác giả Trần Xuân An

 

Trần Xuân An

KHÚC KHUỶU ĐƯỜNG VỀ TỔ QUỐC

(viết tiếp từ 8 giờ 30, ngày 07-11 HB7)

 

2

Chiếc cầu thang xoắn ốc dẫn lên một căn gác buông rèm, chắc hẳn là có gắn máy lạnh. Tôi hơi giật mình khi để ý đến sự thể ấy, cách chỗ mình ngồi khoảng vài bước chân. Bất chợt, tôi nghe anh Hoá nói:

– Chính báo Tuổi Trẻ là một con chim bị nhốt trong lồng, bị điều kiện hoá đến mụ mẫm, đến mức trìu mến người giam hãm nó.

Biểu trưng (logos) của báo Tuổi Trẻ (in giấy cũng như online)

với dòng chữ: "CƠ QUAN CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH TP.HCM.".

– Đầu và cánh của Tuổi Trẻ bung ra ngoài nan lồng... – Tôi miêu tả thêm, và bật cười –. Và còn biết bao nhà văn bị hãm trong danh xưng hội nhà văn địa phương, như Hội Nhà văn TP.HCM. chẳng hạn, trong khi họ có thực tài hơn cả những nhà văn thuộc Hội Nhà văn Việt Nam, cấp toàn quốc. – Tôi nhìn thẳng vào anh Hoá –. Anh biết không, ở toà soạn báo Tuổi Trẻ, khởi nguyên là những cây bút Miền Nam tranh đấu. Bây giờ, đa số vẫn là dân Miền Nam, tuy vẫn có dân Miền Bắc được công khai “cài, cấy” vào. Nhưng nói chung dân Miền Nam phải chịu thiệt thòi bất bình đẳng như thế thôi, biết làm sao được. Điều buồn cười là một số cây bút Miền Nam ở Tuổi Trẻ không hiểu nổi bi kịch của chính họ, lại chấp nhận những bất bình đẳng trong xã hội một cách thú vị, khoái trá.

– Tôi có đọc những bài viết về tình cảnh Miền-chiến-thắng đưa dân, cán bộ vào kìm kẹp Miền-bại-trận, của một số cây bút hải ngoại, sau khi họ về thăm Tổ quốc. Tôi cũng hiểu bạn về điều này qua những cuốn sách, bài báo của bạn, và tôi đã đăng trên website Giao Điểm.

Anh Hoá lại gọi thêm hai li nước uống một cách bất giác, với gương mặt suy nghĩ.

– Anh sẽ còn thấy không những ở các công sở, mà ngay cả ở những tiệm dịch vụ tư nhân, người Miền Bắc vào cũng nhiều, không đâu không có. Có thể đó là những “cô Nhíp”, nhân vật điệp báo đóng vai người giúp việc trong nhà một viên đại tá nguỵ. Trùng trùng điệp điệp.

Hình như anh Hoá hơi rùng mình, nhưng vẫn cố giấu bằng cách nói thoả hiệp:

– Thì... cũng phải thông cảm cho họ. Nếu mình ở cương vị họ, mình cũng làm như thế...

– Tôi chỉ nói để anh biết, ngoài ra không có mục đích gì. Anh cần biết khi chân ướt chân ráo trở về nước. – Tôi đâm ra thận trọng hơn –.

Chúng tôi im lặng.

Một lát sau, tôi nói:

– Tôi thấy Giao Điểm bộ cũ rất hợp với quan điểm của tôi, nhất là trong lĩnh vực phê phán Thiên Chúa giáo và chế độ Diệm - Thiệu. Nhưng tôi cảm thấy hơi bất bình khi Giao Điểm không viết về sự thật hiện nay ở Miền Nam Việt Nam. Phải bổ sung thêm một mặt mà những người cầm bút như tôi hiện ở trong nước không thể viết thẳng, viết sâu, viết kĩ: Phải đòi quyền sống cho người Miền Nam. Nếu phê phán tôn giáo “tả đạo”, chế độ cũ, mà không đòi quyền sống cho dân Miền Nam cùng với sự phê phán Miền Bắc đưa dân, cán bộ vào Miền Nam quá nhiều, lấn lướt tất cả, giành chiếm tất cả, thì dân Miền Nam sẽ quá thiệt thòi. Tôi nói với anh như vậy, không có nghĩa là tôi chống Đảng, Nhà nước nói chung. – Tôi nói thêm –. Tôi đã viết trong một cuốn tiểu thuyết, Đảng, Nhà nước có thể đào tạo vô số điệp viên phản gián, nhưng cũng phải là người Miền Nam, chứ không thể mang dân Miền Bắc vào đây được. Như thế mới công bằng. Như thế, ngọn bút trong tay không khiến lương tâm mình ray rứt.

Anh Hoá nhớn nhác nhìn quanh, tỏ vẻ lo sợ. Và anh xoay qua chuyện nhà đất, xe máy. Anh nói anh đã tìm được số điện thoại một người quen, không phải trong cuốn niên giám, mà ngay trong sổ tay của anh. Anh gọi qua điện thoại di động của tôi đến người bạn ấy.

Chúng tôi lại ngồi im lặng. Cả hai đều hút thuốc lá. Những sợi khói bay phất phơ quanh bàn nước, trong tiếng nhạc nhè nhẹ. Có một hai cô cậu trẻ tuổi nào đó đang bước lên chiếc cầu thang xoắn ốc gần chỗ chúng tôi.

Khá lâu, mới thấy người bạn giáo viên của anh Hoá đến. Vấn đề nhà đất, xe máy, thủ tục hành chính đối với Việt kiều bỗng trở thành trọng tâm. Xen vào đó, là những câu nói về chiều hướng mưu sinh tương lai của anh Hoá:

– Anh Toán! – Toán là tên của anh giáo viên trung học phổ thông ấy –. Anh thấy tôi có thể mở một lớp đào tạo vi tính được không, hay nên mở một nhà sách, một quán cà phê? Tôi phải chiều theo nguyện vọng của mẹ tôi, bà cụ muốn được nhắm mắt, xuôi tay tại Tổ quốc. – Anh Hoá nói –.

Anh Toán có lẽ là người Quảng Nam vào Sài Gòn đã lâu. Anh trả lời với vẻ điềm đạm, chậm rãi:

– Đều được cả. Nhưng vấn đề trước mắt và căn bản nhất vẫn là cái nhà, mảnh đất và xe máy.

– Vậy anh đứng tên mua giúp cho tôi một chiếc xe máy đi. – Anh Hoá nói nhanh –.

– Được chứ. Cái gì, chứ xe máy có bao nhiêu đâu! – Anh Toán gật đầu –.

Tôi cũng góp ý:

– Tôi cũng có một người bạn, thuộc loại thổ địa của Sài Gòn này, anh ấy có thể giúp anh Hoá và anh Toán, nếu hai người đồng ý.

– Sao anh An không giúp tôi đứng tên cho tiện. Anh Toán ở Vườn Chuối, dạy học tuốt  bên quận Tư, xa quá.

– Tôi không thích đứng tên giúp, vì tính tôi khá cẩn trọng. Nhưng để ủng hộ việc anh hồi hương, tôi cũng sẽ đứng tên giúp anh, để anh mua xe, và chỉ trong việc mua xe thôi, với điều kiện, – Tôi nhấn mạnh –, với điều kiện phải có người làm chứng, càng nhiều người làm chứng càng tốt, có chụp ảnh, lăn tay, về việc đứng tên đó. Nếu không, tôi dứt khoát không dám giúp anh. Không thể đùa về việc này được. Tôi cũng nói rõ là ngôn ngữ trong lĩnh vực này phải rõ ràng, minh bạch với các thuật ngữ luật học, đơn nghĩa. Đây là chỗ không thể mập mờ, đa nghĩa. Phải nói rõ như vậy, mặc dù tôi là một nhà thơ, làm thơ, viết văn. Làm thơ, viết văn, nhưng tôi còn nghiên cứu sử một cách chuyên nghiệp.

Đúng là người bạn của anh Hoá là một giáo viên toán, bây giờ đang làm quản lí trường phổ thông trung học (tôi mới biết thêm điều này), khi anh đồng ý với tôi về sự rạch ròi, minh bạch cần thiết ấy.

– Thế chưa đủ làm anh yên tâm trên con đường khúc khuỷu thủ tục hành chính sao?

Anh Hoá tỏ vẻ áy náy nhưng hình như vẫn rất cẩn trọng. Có lẽ anh cần suy nghĩ thêm về nỗi nhiêu khê, khúc khuỷu thủ tục giấy tờ.

Khi chia tay anh Toán, bước ra chỗ lấy xe, tôi vẫn còn thấy phải lặp lại: Phải có nhiều người làm chứng, chụp ảnh, lăn tay, ngôn ngữ pháp lí, hành chính phải đơn nghĩa, anh à.

Lại đèo anh Hoá chạy trên con đường Ngô Thời Nhiệm, rẽ phải, qua Trương Định, rẽ trái, qua Võ Thị Sáu... Trên đường đi, tôi ngẫm lại, cố cảm thông tâm trạng anh Hoá, khi đứng trước một thực tại chính trị, xã hội, an ninh và hành chính, luật pháp như thế.

Chúng tôi có một bữa cơm trưa chay tịnh ở thiền phòng của thầy trụ trì Thích Nhật Từ, một tiến sĩ Phật học đầy năng lực trí huệ. Thầy cũng bảo ban anh Hoá nhiều điều về việc hồi hương, mua nhà đất và xe máy. Thầy giỏi Phật học, sinh ngữ, cổ ngữ là một lẽ đương nhiên, nhưng không chỉ thế, thầy còn rất am hiểu chuyện kinh tế, chính trị và cụ thể là vấn đề thủ tục hành chính, luật pháp và thị trường nhà đất. Và còn có một điều nữa, câu chuyện lại dẫn dắt đến vấn đề Miền Bắc xâm lấn Miền Nam, sau một câu hỏi của anh Hoá. Thầy Thích Nhật Từ nói đó là sự thật. Thầy còn kể một loạt các dẫn chứng minh hoạ.

Tôi hiểu thầy Thích Nhật Từ đã tu dưỡng, học tập, nghiên cứu, tìm hiểu theo phương châm “Đạo Phật ngày nay”, một đạo Phật nhập thế, để trợ giúp không những về tâm linh mà cả các mặt thiết thực của cuộc sống cho chúng sanh Phật tử.

Tôi cũng vui khi thầy cho biết thầy đã đọc sách do tôi viết và đã xuất bản, đồng thời cũng đã vào web của tôi.

Đã quá trưa, chúng tôi kính chào từ giã thầy. Thầy tiễn chúng tôi đến tận cổng chùa.

Trên đường về, tôi lại phải đưa anh Hoá đến nhà người bạn tôi vốn xem là thổ công Sài Gòn. Không những việc của anh Hoá, mà những việc tương tự của tôi, tôi cũng phải nhờ người bạn ấy.

Tôi và anh Hoá gặp Nguyễn Nu, khi anh mới tỉnh giấc ngủ trưa. Nhưng Nguyễn Nu bao giờ cũng thế, rất sẵn nhiệt tình giúp đỡ bạn bè.

Cả ba chúng tôi chạy xe ra những cửa hiệu xe máy ở khúc đường Hoàng Văn Thụ, gần ngã tư Phú Nhuận. Vào một, hai cửa hiệu gì đó, anh Hoá vẫn chưa quyết định gì.

Câu cuối cùng tôi thấy cần phải nói với anh Hoá, vẫn là câu lặp lại bởi tôi đã nói với anh và anh Toán tại quán cà phê lúc gần trưa.

Người mình cần phải sống với óc thượng tôn pháp luật, chứ không nên quá trọng tình, khẩu tín, đến mức tưởng như bất cần giấy tờ, kiểu “hảo hớn”. Đó là nguy cơ dẫn đến sự đổ vỡ, đổ máu tình bạn và luôn lo âu phập phồng. Các cấp chính quyền luôn đặt chúng ta vào thế bất hợp pháp để chúng ta nhũn người, rão thần kinh, thì chúng ta cần phải giúp nhau nắm chặt để bền vững tình.

– Miệng thế gian hay chính xác hơn là miệng kẻ thù ghét chúng ta sẵn sàng chứng minh cả bộ áo quần trên người anh X cũng là tài sản đứng tên thay ai đó, căn cứ vào việc anh X đứng tên giúp anh để mua chiếc xe gắn máy cũ này. Cho nên, phải có nhiều người làm chứng, kí tên, lăn tay, chụp ảnh, và ngôn ngữ giấy tờ, trao đổi phải minh xác, đơn nghĩa. Việc gì ra việc đó. – Tôi nói –. Tôi nói, nhân danh tình bạn chí tình, chí nghĩa và bền vững.

Khi đưa anh Hoá về đầu hẻm nhà anh đang tạm ở, chúng tôi ghé vào một quán nước mía “siêu sạch”.

Sau vài câu trao đổi với cô bé đứng quán, qua ô cửa khoét hình chiếc nồi úp trên một tấm kính rộng, tôi nói khẽ với anh Hoá:

– Đến công việc đơn giản này cũng là chỗ của người Miền Bắc!

Anh Hoá phân vân, thẫn thờ chăng, khi anh nói:

– Không sao đâu...

Tôi trực giác ra mình có thể đang sa vào một âm mưu. Tôi đang rất bình tĩnh. Tôi thấy mình không sơ suất một điều gì trầm trọng để phải sợ hãi, âu lo. Nhưng tôi biết, người ta có thể giả chữ kí, chuồi một tờ có nội dung sai quấy, có hại vào xấp giấy hợp đồng nào đó, và mình kí tuốt, không xem lại từng tờ, thậm chí người ta có thể cho mình một liều thuốc ngủ để lấy tay mình lăn từng ngón vào giấy, tráo đổi cả giấy tờ trong tủ khoá kín tại nhà mình, chưa kể người ta có thể làm ảnh giả, ảnh ghép, làm băng ghi âm giả... Điệp viên, chúng làm gì chẳng được! Tôi chẳng đọc được những điều ấy từ những tiểu thuyết và sách nghiên cứu về ngành điệp báo, phản gián đó sao! Các loại sách ấy đầy rẫy trong cách hiệu sách. Phim, đĩa càng vô số!... Thế thì cuộc đời không đơn giản chút nào! Nhưng cho đến nay, tôi biết tôi vốn cẩn trọng, chưa từng bị và sẽ không thể bị sa vào những âm mưu... Cuối cùng, tôi tự hỏi, liệu người ta có thể giả được thủ bút trên một lá đơn, một tờ cam kết – loại thủ bút tiêu biểu nhất của một con người? Nếu bị cưỡng bách, chúng ta còn có quyền tố cáo trên những phương tiện truyền thông, liên thông toàn cầu! (*)

Ồ, nhưng chuyện tôi đang rơi vào, với anh Hoá, với Nu, vốn đơn giản và thường tình, có chi mà suy diễn lung tung đến thế! Đọc sách, xem phim, đĩa về đề tài điệp báo, phản gián nhiều cũng mệt thật!

Ồ, nếu nhìn ở góc độ khác, âm mưu ấy có thể chỉ là kế li gián (phá vỡ mọi quan hệ tốt đẹp, xúc phạm lẫn nhau), kế vô hiệu hoá (zê-rô hoá), kế "quậy" cho chúng ta rối bời, mệt mỏi, buông xuôi, yên phận!

Một sự việc cỏn con khi bị đẩy đến tận cùng có thể cho chúng ta những ý tưởng sâu sắc nhưng cũng có khả năng khiến chúng ta bị lôi kéo xuống vực thẳm khủng hoảng về niềm tin vào con người – con người thời hậu chiến, thời luật rừng, luật mập mờ cho dễ bề thao túng, sách nhiễu, áp bức và cũng là thời kĩ thuật công nghệ quá tinh vi.

Buổi xế trưa trên đường phố ngập nắng. Tôi trở về nhà và ngủ một giấc ngon lành, vô tư và vô ưu như trẻ thơ.

 

(còn tiếp)

Trần Xuân An

18 : 10’, 06-11 HB7

Thêm vài dòng cuối kì 2, 14 : 39' cùng ngày.

_______________________

(1) Theo sự suy luận và hiểu biết riêng của tác giả, một văn bản có giá trị pháp lí trong giao dịch dân sự, giữa các công dân với nhau (kể cả công dân trong nước và công dân thuộc nước ngoài), thường được gọi là giấy tay, phải hội đủ:

-- ở loại 1: Nếu là giấy đánh máy vi tính, các bên và nhân chứng phải có đủ chữ kí, kèm với dấu lăn tay, cùng những dòng chữ thủ bút xác nhận đã đọc văn bản, đồng thời tự xác nhận chữ kí cùng dấu lăn tay đích thực của mình. Như vậy, trên văn bản vẫn có: chữ kí, dấu lăn tay, thủ bút, mặc dù nội dung chính của văn bản được đánh máy vi tính

-- ở loại 2: Nếu là giấy viết tay hoàn toàn, cũng cần hội đủ chữ kí, dấu lăn tay, thủ bút của các bên và của nhân chứng như trên. Ngoài ra, phải viết thêm bằng tay, ai là người viết văn bản.

Nếu có thêm ảnh chụp, phim vidéo, băng đĩa ghi âm lại toàn bộ cuộc giao dịch (nhất là khi viết, kí, lăn tay) thì càng tốt.

Trong hai loại văn bản, loại thứ hai có giá trị cao hơn loại thứ nhất.

Những dòng chữ chú thích (1) cho phần bài kì 2 này được tác giả bổ sung vào sáng ngày 09-11 HB7 (2007).

 

Xem lại kì 1 & xem tiếp kì 3:

Trần Xuân An -- Khúc khuỷu đường về Tổ Quốc (truyện kí) -- kì 1 (06-11 HB7)

Trần Xuân An -- Khúc khuỷu đường về Tổ Quốc (truyện kí) -- kì 3 (08-11 HB7)

 

 

Bài (3 kì) đã đăng trên Tcđt. Hội Tụ (giaodiem.com.vn)

       _____________________________________________________________________________________

WebTgTXA. mới mở thêm hai trang mới:

 

BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN TỨC MỚI

(thường xuyên cập nhật theo từng tháng)

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/baimoi-sachmoi-tinmoi_mucluctrang

THÔNG BÁO CẬP NHẬT

Ở CÁC TRANG KHÔNG PHẢI TRANG "BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN TỨC MỚI":

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/thongbao-update

 

      _______________________________________________________________________________________

 

    

Ý KIẾN NGƯỜI ĐỌC  (Link cũ)

http://txawriter.wordpress.com  (Link mới)

Trở về

 

trang bài mới -- sách mới -- tin tức mới: 

 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/baimoi-sachmoi-tinmoi-7

 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/baimoi-sachmoi-tinmoi-6

 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/baimoi-sachmoi-tinmoi-5

 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/baimoi-sachmoi-tinmoi-4

 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/baimoi-sachmoi-tinmoi-3

 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/baimoi-sachmoi-2

 

http://tranxuanan.writer.2.googlepages.com/baimoi-sachmoi-tinmoi-1.htm

trang "Những trang mục trên 'Web Tác giả Trần Xuân An'":

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/webtacgiatranxuanan

 

trang chủ "Web tác giả Trần Xuân An":

 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com

 

 

Xem thêm:

THƠ PHỔ NHẠC:

 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/thophonhac

 

Google page creator  /  host

DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE  

    lên đầu trang (top page)   

 

Ngày 06-11 HB7;

09-11 HB7