Trang giới thiệu bài viết "Tiểu thuyết tâm đắc nhất của nhà văn Trần Thanh Giao"

 

Web Tác giả Trần Xuân An

 

TIỂU THUYẾT TÂM ĐẮC NHẤT CỦA NHÀ VĂN TRẦN THANH GIAO

(phê bình văn học)

 

Nhà văn Trần Thanh Giao (tại Đà Lạt, 2008) --- Nhiếp ảnh: Trần Xuân An

ĐÃ ĐĂNG TRÊN CÁC ĐIỂM MẠNG TOÀN CẦU

PHONG ĐIỆP :  http://www.phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=6839   (20-3 HB9)

TRÚC SƠN TRANG :  http://xuanduc.vn/baiviet.aspx?id=787&nhom=6   (20-3 HB9)

TRẦN NHƯƠNG : http://trannhuong.com/news_detail/1161/TIỂU-THUYẾT-TÂM-ĐẮC-NHẤT-CỦA-NHÀ-VĂN-TRẦN-THANH-GIAO  (22-3 HB9)

 

ĐÃ ĐĂNG TRÊN TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM:

http://hoinhavanvietnam.vn/News.Asp?Cat=28&SCat=&Id=1169   (23-3 HB9)

 

Trần Xuân An

 

1. Một tiểu thuyết hay, không được nhiều người biết đến

2. Mâu thuẫn kịch tính trong tiểu thuyết, có hay không?

3. Một vài số phận nhân vật tiêu biểu: Ly Ly & Như Ngọc cùng những người quanh họ

4. Thêm vài dòng về cuộc hỏi chuyện nhà văn Trần Thanh Giao (để tránh "thấy cây, không thấy rừng"...)

5. Vài đoạn ngoài bài (vĩ thanh)

 

13 -- 18-3 HB9 (2009)

 

BẢN PDF :  http://tranxuanan.writer.3.googlepages.com/txa_doc-motthoidangdo-tranthanhgiao.pdf

 

Vui lòng đón xem trên báo chí (in giấy...)

 

________________________

 

Ý KIẾN PHẢN HỒI (đón xem thêm, nếu có):

 

Ngày 21-3 HB9: Bổ sung cho phần chính văn bên trên

(TXA. đã trao đổi và gửi đến nhà văn Trần Thanh Giao, 20 & 21-3 HB9):

 

(1) Thông thường, theo phong tục ngày trước, vào những ngày Tết, ngày lễ có ý nghĩa vui tươi, trang trọng của cả nước (quốc khánh), của làng thôn (tế đình) hay của gia đình (đám cưới), nhân dân ta mới đốt pháo. Trong lúc đốt pháo, thế nào cũng sót lại vài viên chưa kịp bén lửa để nổ. Do đó, lũ trẻ con hay tranh nhau nhặt những viên pháo chưa nổ ấy để đốt lại một cách thích thú. Câu đề từ ở điểm mạng tranthanhgiao . com ghi trên mang một ý nghĩa: Trong những năm tháng vui tươi, hạnh phúc của đất nước ở tương lai, các thế hệ trẻ hãy nhớ lấy nỗi đau của một bi kịch, đó là bi kịch của khát vọng vui tươi, hạnh phúc, khát vọng muốn làm con người hướng thiện trong hoàn cảnh trói buộc của quá khứ, và hãy phân tích cho tận cùng nhưng góc khuất còn sót lại của những nỗi đau xưa cũ ấy, nỗi đau bi kịch mà trong điều kiện hạn chế do thời đại của ông, nhà văn chưa thể lí giải hết. Đó là điều đau đáu khôn khuây mà nhà văn Trần Thanh Giao muốn gửi gắm cho thế hệ trẻ.

 

 

(2) Theo nguyên tắc xây dựng cốt truyện cổ điển, cao trào của mâu thuẫn kịch tính phải “bùng nổ” giữa các tuyến nhân vật điển hình và ngay tại hoàn cảnh điển hình trong bối cảnh chung của tiểu thuyết. Trong “Một thời dang dở”, nếu máy móc vận dụng nguyên tắc ấy, sự “bùng nổ” đó phải diễn ra giữa Ba Trí, Lê Quát, Mai Sương, Như Ngọc… với Ly Ly, Hai Ngà, Sơn Đầu bò… Nhưng thật ra, không phải tất tất đều cứ phải rập khuôn máy móc như vậy. Theo văn bản tiếu thuyết “Một thời dang dở”, ta thấy mâu thuẫn kịch tính chủ yếu trong “Một thời dang dở” không phải giữa hai tuyến nhân vật đó, ngay tại nông trường – trường lao động “Bình Minh” đó, mà giữa một bên là khát vọng xây dựng nông trường – trường lao động có hiệu quả cải tạo “phạm nhân”, lại có năng suất cao, sản xuất đúng hướng (nuôi tôm thay vì chỉ trồng cói dệt chiếu) và trong lĩnh vực lưu thông phân phối không bị thói cửa quyền, cung cách hành chính hóa trong kinh tế làm trì trệ, ách tắc, coi rẻ người lao động (tại trạm thu mua thủy sản, và phản ứng của nhân vật Sáu Câu là điển hình), với một bên khác là cơ chế kinh tế kế hoạch hóa quan liêu, bao cấp. Nói gọn hơn, khái quát hơn, đó là mâu thuẫn kịch tính giữa một bên là khát vọng Đổi mới, Cởi trói của cán bộ, học viên Bình Minh và nhân dân vùng rừng Sác với một bên khác là cơ chế Bảo thủ, Trói buộc chung, biểu hiện cụ thể ở trạm thu mua thủy sản Cần Giờ; còn về hoàn cảnh điển hình, không chỉ là nông trường – trường lao động Bình Minh mà cả huyện Cần Giờ (rừng Sác), thành phố Hồ Chí Minh, trong bối cảnh chung của cả nước. Do đó, mâu thuẫn kịch tính phát triển đến cao trào ở đỉnh điểm của nó phải bùng nổ ngay tại trạm thu mua thủy sản giữa một bên là nhân vật Sáu Câu, đám đông ngư dân rừng Sác (và gồm cả nông trường Bình Minh) với một bên khác là những nhân viên thu mua, cán bộ Chín Cường (giám đốc Công ty Thủy hải sản). Chỉ trong quan hệ giữa quần chúng ngư dân và cơ quan nhà nước như thế, sự “bùng nổ” mới có ý nghĩa khái quát cao và chân thật (sát đúng với hiện thực) hơn. Cũng có thể nói, sự “bùng nổ” đã được chuyển dịch vị trí để mang ý nghĩa điển hình rộng hơn, chân thật, sâu sắc hơn. Đây là một cách xử lí khéo léo của nhà văn Trần Thanh Giao.

 

TXA.

 

________________________

 

3 bìa sách: 1) Một thời dang dở (Trần Thanh Giao); 2) Những ngọn lửa xanh (Nguyễn Khắc Phê); 3) Bến đò xưa lặng lẽ (Xuân Đức) --- Nhiếp ảnh: Trần Xuân An (minh họa cho 3 bài viết của Trần Xuân An về 3 tiểu thuyết trên)

 

________________________________________________________________________________________________

 

Trở về

 

THÔNG BÁO CẬP NHẬT Ở CÁC TRANG KHÔNG PHẢI TRANG BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN TỨC MỚI:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/thongbao-update_mucluctrang

TRANG BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN TỨC MỚI

&

trang mục lục Giao Lưu:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/linkdoanket_mucluctrang

(mục lục của mục này -- các trang Giao lưu)

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/linkdoanket

(trang 1 Giao lưu)

TRANG "NGÀN WEBs CỦA NGÀN NHÀ":

http://tranxuanan.writer.2.googlepages.com/webcacnha

Trang chủ Web. Tác giả Trần Xuân An:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com

 

"Những trang mục trên 'Web Tác giả Trần Xuân An'":

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/webtacgiatranxuanan