Z.(25). Trang 25 - Thông báo cập nhật

 

 

-- 05-10 HB10 (2010): TXA. nhận được sách, tạp chí & đĩa CD biếu trong đợt dự Trại sáng tác HNV.TP.HCM. tại Phú Yên, 18 -- 28-9 HB10. Xin trân trọng giới thiệu cùng quý người đọc xa gần:

 

 

 

 

 

-- 12-10 HB10 (2010):

Vì lí do kĩ thuật (ngày 11-10 mới xuất xưởng, phát hành) và chủ yếu vì lũ lụt Miền Trung, nên có phần hơi muộn

 

Lời chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội :

 

 

 

Ảnh lớn hơn

 

1) Tạp chí Đương Thời số 22 (46) -- chủ biên: Phan Hoàng; trợ lí: Thu Trân

 

2) Tạp chí Văn nghệ Phú Yên, số 153, 9-2010 & số 154, 10-2010

-- Nhóm phụ trách: Chủ nhiệm: NhS. Ngọc Quang, TBT.: Huỳnh Thạch Thảo, TKTS.: Huỳnh Văn Quốc, BBT.: Lý Bội Thuyên, Trần Quốc Cưỡng, Trần Quý, TB.: Hoàng Hạ

 

3) GS.TS. Trình Quang Phú, "Từ Làng Sen đến Bến Nhà Rồng", ký, Nxb. Thanh Niên, 2010, 280 tr., cỡ sách 14,5 x 20,5 cm

 

4) Vietstar resort, tập ảnh giới thiệu của Cty DL. Sao Việt, Phú Yên

 

5) Phố Giang, "Thầm thĩ miền xưa", tập thơ, Nxb. Hội Nhà văn, 104 tr., cỡ sách 13 x 19 cm

 

6) Đào Đức Tuấn, "Ôm tròn trái đất", tập thơ thiếu nhi, Nxb. Thời Đại, 68 tr., cỡ sách 12,5 x 19 cm 

 

7) Phan Thanh Bình (nhà báo Báo Phú Yên), "Phú Yên, âm vang 400 năm", bài viết, 20 tr. A4, photocopy (xem Phú Yên online)

 

8) Nguyễn Tường Văn và toàn Ban VHVN. Đài Phát thanh Phú Yên, "Chương trình văn hóa văn nghệ chủ nhật 26-9-2010", đĩa CD. (trong đó có phần phỏng vấn nhà thơ Lê Quang Trang, nhà thơ Phạm Sỹ Sáu và ngâm thơ, đọc thơ của một số nhà thơ trại viên Trại sáng tác HNV.TP.HCM. tại Phú Yên, 9-2010).

 

-- 08-10 HB10 (2010):

Báo Sài Gòn giải phóng:

VĂN HÓA VĂN NGHỆ -- Văn hóa và du lịch

http://www.sggp.org.vn/vanhoavannghe/2010/10/239584/

Thứ sáu, 08/10/2010, 10:16 (GMT+7)

 

Được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND, Hội Văn học nghệ thuật Phú Yên, Hội Nhà văn TPHCM phối hợp với Công ty Sao Việt tổ chức trại sáng tác văn học 2010. Sự kết hợp giữa một doanh nghiệp du lịch và Hội Nhà văn mở ra một hướng đi hay.

 

Trại sáng tác văn học có 11 nhà văn, nhà thơ của Hội Nhà văn TPHCM. Anh chị văn nghệ TPHCM không chỉ mang về Phú Yên niềm vui chung mà cả niềm vui riêng. Các đồng chí lãnh đạo của tỉnh Phú Yên đương nhiệm và qua các thời kỳ thường xuyên đến thăm hỏi động viên, các đồng nghiệp của Phú Yên đến chia sẻ tìm hiểu…

 

Rõ ràng xét trên nhiều phương diện trại sáng tác văn học đã gây một tiếng vang, đáng khích lệ. Đại tá-nhà văn Đỗ Viết Nghiệm, trưởng trại sáng tác, phấn khởi: “Dù trong một thời gian ngắn ngủi, trại đã sáng tác được 41 tác phẩm bao gồm văn xuôi và thơ. Trong đó văn xuôi có 6 tác phẩm, thơ có 36 tác phẩm”. Công ty Sao Việt khẳng định, nếu các nhà văn có ý tưởng viết dài hơi về Phú Yên, đặc biệt những đề tài mới, Sao Việt sẵn sàng hỗ trợ để tác phẩm hoàn thành có chất lượng.

 

Đứng trên Núi Thơm lộng gió Tuy Hòa, chúng tôi nhớ tới nhà thơ Trần Mai Ninh Ơi ngọn gió Tuy Hòa/Tự do và phóng túng, chúng tôi nhớ về nhà thơ Trần Vũ Mai Ở làng Phước Hậu - một trong những trường ca thành công. Cả hai đều là người xứ Thanh có những đóng góp vào văn đàn Việt Nam… và cho Phú Yên. Cả hai đều đã qua đời nhưng sáng tác của hai ông đang sống và sống mãi. Nhà thơ Văn Công, đầu tóc bạc phơ cầm tay chúng tôi thật chặt, như là gởi gắm, như là tin yêu: “Mình già rồi, các em ráng”! Chúng tôi biết trong văn học đấu tranh thống nhất, Thanh Hải, Giang Nam và Văn Công là ba nhà thơ được tôn vinh. 

 

Đúng như nhà văn Trần Văn Tuấn trong lời phát biểu đánh giá thành công của trại sáng tác: Sự phối hợp có hiệu quả giữa Hội Nhà văn TPHCM và Công ty Sao Việt cho thấy một hướng mở, trong xu thế mới, văn nghệ và du lịch có mối liên kết. Việc liên kết này tạo nên sự đồng thuận giữõa doanh nghiệp và nhà văn.

 

Trở lại kết quả của trại sáng tác văn học Sao Việt năm 2010, chúng ta nhắc đến Đoàn Thạch Biền với Mắt cá ngừ (truyện ngắn), Mưa trên Sông Hinh (thơ); Trần Hữu Dũng với chùm thơ; Đặng Hồng Quang với Biệt thự Hoa Cẩm chướng (truyện ngắn) và Tìm anh trên đất Phú Yên (thơ); Thu Trân với Ngày mai trời không cô đơn (truyện ngắn) và Cánh cửa nào mở ra cho ngành du lịch Phú Yên (bút ký); Nguyễn Bính Hồng Cầu với chùm thơ 4 bài; Nguyễn Quang Chuyền với chùm thơ 6 bài; Phổ Giang với chùm thơ 6 bài; Trần Xuân An với chùm 9 sáng tác; Phan Hoàng, quê Phú Yên, có 2 sáng tác mới; nhà văn đại tá, trưởng trại sáng tác Đỗ Viết Nghiệm có Vũng Rô ngày ấy bấy giờCó một Sao Việt như thế (ký)…

 

Ngoài ra Hồng Cầu còn có đề cương tiểu thuyết Hoàng hôn trắng, Quang Chuyền có phác thảo tập thơ Lục bát không mùa; Phổ Quang có bản thảo thơ Chút nắng vàng gom nhặt

 

41 tác phẩm của trại viết và nhiều tác phẩm khác sẽ được Công ty Sao Việt đầu tư xuất bản, chắc chắn góp phần giới thiệu quê hương và con người Phú Yên với đông đảo du khách.

 

VŨ ÂN THI

(Nguồn: Nguyên văn trên báo SGGP in giấy & điện tử, 8-10-2010)

 

_____________________

 

 

Tập thông tin điện tử Hội Nhà văn TP.HCM. giới thiệu một số tác phẩm được viết trong Trại sáng tác nói trên:

 

http://www.nhavantphcm.com.vn/tac-pham-chon-loc/tho/chum-tho-viet-o-trai-sang-tac-phu-yen-1.html

 

http://www.nhavantphcm.com.vn/tac-pham-chon-loc/tho/chum-tho-viet-o-trai-sang-tac-phu-yen-2.html

 

http://www.nhavantphcm.com.vn/tac-pham-chon-loc/nguyen-thu-tran-troi-khong-co-gio.html

 

http://www.nhavantphcm.com.vn/tac-pham-chon-loc/truyen-ngan/chao-truyen-ngan-doan-thach-bien.html

   

v.v…

 

  

 

Nhiều tác giả (117 nhà thơ hội viên, từ vần A đến vần Y),

MỘT DÁNG THĂNG LONG, tập thơ, Hội Nhà văn TP.HCM. & Nxb. Văn hóa - Văn nghệ, 10-2010, 274 tr., 13,5 x 20,5 cm.

 

 

-- 15-11 HB10 (2010):

Sách biếu cho hội viên: Nhiều tác giả (23 tác giả hội viên văn xuôi, lí luận - phê bình, từ vần A đến vần Y) , "Sắc thu Hà Nội", tập truyện & kí, Nxb. Văn hóa - Văn nghệ, 2010, cỡ sách 13,5 x 20,5 cm. Cùng với "Một dáng Thăng Long" (thơ, nhiều tác giả), đây là tập văn xuôi chào mừng Đại lễ 1.000 Thăng Long - Hà Nội của Hội Nhà văn TP.HCM.

 

 

 

 

 

 

 

_____________________________________________________________

 

    

Vĩnh biệt GS. Trần Văn Giàu (1911-2010),

nhà sử học kì cựu và đổi mới

 

 

 

 

 

 

 

Vào lúc 17h20 ngày 16.12.2010, giáo sư anh hùng Trần Văn Giàu đã vĩnh viễn ra đi tại Bệnh viện Thống Nhất - TP.HCM, khi ông vừa bước vào tuổi 100.

 

Giáo sư Trần Văn Giàu là một nhân vật văn hoá lỗi lạc của Nam Bộ, của Việt Nam trong suốt thế kỷ qua. Sự ra đi của ông là nỗi mất mát lớn cho đất nước, đặc biệt là đối với nền khoa học, giáo dục, văn hoá Việt Nam.

 

Giáo sư Trần Văn Giàu sinh năm 1911, tại xã An Lục Long, huyện Châu Thành, tỉnh Tân An (nay là tỉnh Long An), từng du học ở Pháp và bị trục xuất về nước vì tham gia biểu tình đòi huỷ án tử hình đối với các chiến sĩ cách mạng tham gia khởi nghĩa Yên Bái. Sau đó, ông tham gia cách mạng, bị thực dân Pháp bắt, kết án 5 năm đày đi Côn Đảo. Ra tù, ông tiếp tục hoạt động cách mạng, rồi lại bị địch bắt đưa đi giam ở Tà Lài và sau đó vượt ngục trở về, tiếp tục hoạt động bí mật.

 

Giáo sư Trần Văn Giàu từng làm bí thư xứ uỷ Nam Kỳ, lãnh đạo Cách mạng tháng Tám ở miền Nam năm 1945 và được cử làm chủ tịch Uỷ ban Hành chính kháng chiến Nam Bộ.

 

Sau Cách mạng Tháng Tám, giáo sư giữ nhiều trọng trách trong bộ máy nhà nước, tham gia công tác giảng dạy và nghiên cứu ở lĩnh vực khoa học xã hội. Ông đã góp công lớn đào tạo các nhà sử học đầu ngành hiện nay của Việt Nam, đồng thời hàng ngàn trí thức đã được ông trực tiếp dạy hoặc gián tiếp đào tạo qua các trang sách sử, triết, phương pháp luận…

 

Giáo sư Trần Văn Giàu đã vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân (1992), danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Giải thưởng Hồ Chí Minh, Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quý khác.

 

Đối với Hội Nhà văn TP.HCM, GS Trần Văn Giàu là một trong những hội viên sáng lập, gắn bó mật thiết và có nhiều ý kiến đóng góp quý báu trong quá trình xây dựng, phát triển Hội.

 

Cuộc đời đầy vinh quang nhưng cũng nhiều thăng trầm của giáo sư Trần Văn Giàu mãi mãi là tấm gương sáng và bài học lớn cho các thế hệ hôm nay và mai sau. 

 

Theo TTTĐT. NV.TP.HCM.

 

 

_____________________

 

Trên Tạp chí Xưa & Nay, số 29, tháng 7. 1996, GS. Nguyễn Văn Kiệm đã viết trong bài “Ghi nhận về cuộc hội thảo khoa học: Nhóm chủ chiến triều đình Huế và Nguyễn Văn Tường [20.6.1996]” như sau: “GS. Trần Văn Giàu bày tỏ sự xúc động khi nhìn bức ảnh chụp Nguyễn Văn Tường nằm trên giường bệnh ở Tahiti, và tuyên bố từ bỏ những ý kiến đánh giá trước đây của mình về nhân vật lịch sử này, và kể từ nay thừa nhận Nguyễn Văn Tường là một trong số những đại quan yêu nước khác của triều đình Huế”. -- TXA. --

 

                                                  

_____________________________________________________________

 

  >>>>>>>> Trang 26 >>>>>>>

     

 

 _______________________________________________________________________________________

 

-- 03-10 HB10 (2010):

 

TIN BUỒN

 

 

Anh Võ Thìn, sinh năm 1952, quê quán: Triệu Đại, Triệu Phong, Quảng Trị; cựu học sinh Trường trung học Nguyễn Hoàng, khóa 1964-1971, cựu sinh viên Đại học Luật  khoa và Sư phạm Huế; hành nghề đông y ở Thị xã Quảng Trị. Anh đã đột ngột từ trần vào lúc 16h chiều 02/10/2010 (tức 25/8 Canh Dần) trong niềm tiếc thương vô hạn của gia đình, người thân và bạn bè.

Lễ viếng từ 12h ngày 03/10/2010 tại tư gia (hiệu thuốc Tố Linh Đường, đường Trần Hưng Đạo, thị xã Quảng Trị). 

Lễ truy điệu và di quan từ 8h ngày 05/10/2010 (tức 28/8 ÂL).

An táng tại nghĩa trang quê nhà.

 

(Nguồn ảnh & tin: vovanhoa & vovanluyen.vnweblogs.com) 

 

 

 

TIN BUỒN

 

Nhà giáo NGUYỄN VĂN GIAI (nhà thơ Việt Thương), sinh năm 1933, tại Xuân Đình, Hành Thịnh, Nghĩa Hành, Quảng Ngãi, nguyên Chủ nhiệm khoa Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Quy Nhơn, giảng viên Văn học Nga - Xô Viết, đã từ trần lúc 7 giờ 40 ngày 02 tháng 10 năm 2010 (nhằm ngày 25 tháng 8 năm Canh Dần), hưởng thọ: 78 tuổi.

Linh cữu được quàn tại nhà riêng: 257 Hoàng Văn Thụ, Quy Nhơn

LỄ VIẾNG VÀ TRUY ĐIỆU:

Lễ viếng: 19 giờ 00 ngày 02 tháng 10 năm 2010

Lễ truy điệu: 9 giờ 30 ngày 05 tháng 10 năm 2010

Lễ di quan: 11 giờ 00 ngày 05 tháng 10 năm 2010

Lễ an táng: 12 giờ 00 ngày 05 tháng 10 năm 2010, tại Nghĩa trang Bùi Thị Xuân, Quy Nhơn.

 

(Nguồn: các điểm mạng tại Quy Nhơn, Bình Định)

 

 

 

06-12 HB10 (2010)

 

TIN BUỒN

 

 

 

Chị Võ Thị Tiểu Kiều, sinh ngày 15.8.1953 (Quý Tị); quê quán tại Thủy Châu, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế;

tác phẩm đã xuất bản:

Huế ăn hương mặc hoa, NXB Trẻ, 2004

Trò chơi dân gian, NXB Trẻ, 2010.

 

Sau một thời gian lâm bệnh hiểm nghèo, tác giả Võ Thị Tiểu Kiều đã từ trần tại nhà riêng,

4/4 kiệt 113 Trần Phú, Huế, 

vào lúc 0 giờ 15 phút ngày 6.10.2010 (tức ngày 01.11 năm Canh Dần),

hưởng dương 57 tuổi.

 

Linh cửu được quàn tại nhà riêng.

Lễ viếng bắt đầu từ 7 giờ ngày 7.12.2010.

Lễ di quan bắt đầu từ 5 giờ sáng ngày 10.12.2010.

An táng tại nghĩa trang thành phố Huế.

    

Trước nỗi buồn đau to lớn này, xin thành thật chia buồn cùng nhà thơ Võ Quê và gia quyến.

 

Cầu chúc hương linh tác giả Võ Thị Tiểu Kiều sớm được siêu thoát về cõi vĩnh hằng.

 

(Nguồn: VanChuongVietOrg)

 

 

_________________________________________________________________________________________________ 

 

 

Xem tiếp thông báo cập nhật trang 26:

 http://www.tranxuanan-writer.net/Home/thong-bao-cap-nhat/trang-26

 

 

__________________

 

 

TIÊU ĐIỂM -- MỚI NHẤT:

 

http://www.tranxuanan-writer.net/Home/thong-bao-cap-nhat/tieudiem-moinhat-3 

 

 

Google Sites / host

DOTSTER, MSN., YAHOO, WORDPRESS ...  /  HOST, SEARCH & CACHE