Trần Xuân An - Xin điểm nhãn cho hai pho tượng ở Huế - thơ

BẢN ĐÃ CHỈNH SỬA:

XIN ĐIỂM NHÃN HAI PHO TƯỢNG Ở HUẾ

Trần Xuân An

 

 kính gửi nhà điêu khắc Lê Thành Nhơn

 

hai pho tượng kia có mắt không ngươi?

nhưng Quan Âm lim dim, tinh mắt Phật?

bên sông Hương nước muôn đời trong vắt

Huế thương ơi, xin điểm nhãn, sáng đời

 

dẫu sao, cô gái Việt vẫn rạng ngời

điểm mù cụ Phan – vẫn người-muôn-thuở

kẻ tạo – Ngáo ư? phơi đầu nắng gió? (*)

anh cũng xin nâng bệ tượng bán thân

 

đôi khi đục, danh sông Hương trong ngần

nữa là gái Việt cổ cao – như đuốc

và sách cụ Phan, ai chèn nhem nhuốc!

mắt hai pho tượng lẽ nào không ngươi?

 

T.X.A.

sáng & chiều 02-10 HB15 (2015)

 

(*) Đao phủ thủ, Tố Hữu vẫn gọi là "cụ Ngáo".

 

 

 

 

XIN ĐIỂM NHÃN HAI PHO TƯỢNG Ở HUẾ

Trần Xuân An

 

 kính gửi nhà điêu khắc Lê Thành Nhơn

 

hai pho tượng kia có mắt không ngươi?

nhưng Quan Âm lim dim, phải chăng tinh mắt Phật?

bên sông Hương muôn đời trong vắt

xin Huế thương, Huế ơi, điểm nhãn, sáng đời

 

dẫu sao, cô gái Việt Nam vẫn rạng ngời

điểm mù cụ Phan lớn, vẫn danh nhân muôn thuở

trách người tạo hình là cụ Ngáo ư? (*)

                  chôn sống phơi đầu nắng gió?

nhưng anh cũng xin nâng bệ tượng bán thân

 

vẩn đục đôi khi, danh sông Hương muôn thuở trong ngần

nữa là cụ Phan, ai chèn bút, cô gái Việt cổ cao – như đuốc

(những phút đời, trang sách mực nhòe nhem nhuốc!)

lẽ nào hai pho tượng kia có mắt không ngươi?

 

T.X.A.

sáng & chiều 02-10 HB15 (2015)

 

(*) Đao phủ thủ, Tố Hữu vẫn gọi là "cụ Ngáo".

 

.

http://www.tranxuanan-writer.net

http://www.txawriter.wordpress.com

http://www.facebook.com/tranxuanan.writer

BẢN CHƯA CHỈNH SỬA:

XIN ĐIỂM NHÃN HAI PHO TƯỢNG Ở HUẾ

Trần Xuân An

 

 kính gửi nhà điêu khắc Lê Thành Nhơn

 

hai pho tượng kia có mắt không ngươi?

nhưng Quan Âm lim dim, tinh mắt Phật?

bên sông Hương nước muôn đời trong vắt

Huế thương ơi, xin điểm nhãn, sáng đời

 

dẫu sao, cô gái Việt vẫn rạng ngời

điểm mù cụ Phan, vẫn người-muôn-thuở

kẻ tạc – Ngáo ư? phơi đầu nắng gió? (*)

nhưng cũng xin nâng bệ tượng bán thân

 

đôi khi đục, danh sông Hương trong ngần

nữa là gái Việt cổ cao như đuốc

vài trang sách cụ Phan, nhòe nhem nhuốc!

mắt hai pho tượng lẽ nào không ngươi?

 

T.X.A.

sáng & chiều 02-10 HB15 (2015) 

(*) Đao phủ thủ, Tố Hữu vẫn gọi là "cụ Ngáo".

XIN ĐIỂM NHÃN

Trần Xuân An

 

 kính gửi nhà điêu khắc Lê Thành Nhơn

 

hai pho tượng kia có mắt không ngươi?

nhưng Quan Âm lim dim, phải chăng tinh mắt Phật?

bên sông Hương muôn đời trong vắt

xin Huế thương, Huế ơi, điểm nhãn, sáng đời

 

dẫu sao, cô gái Việt Nam vẫn rạng ngời

điểm mù cụ Phan lớn, vẫn danh nhân muôn thuở

trách người tạc tượng là cụ Ngáo ư? (*)

                  chôn sống phơi đầu nắng gió?

nhưng cũng xin nâng bệ tượng bán thân

 

đục đôi khi, danh sông Hương muôn thuở trong ngần

nữa là cụ Phan, cô gái Việt cổ cao như đuốc

những phút đời, trang sách mực nhòe nhem nhuốc!

lẽ nào hai pho tượng kia có mắt không ngươi?

 

T.X.A.

sáng 02-10 HB15 (2015) 

(*) Đao phủ thủ, Tố Hữu vẫn gọi là "cụ Ngáo".

.

http://www.tranxuanan-writer.net

http://www.txawriter.wordpress.com

http://www.facebook.com/tranxuanan.writer

.

Tượng "Cô gái Việt Nam" 

(bên bờ sông Hương, Huế)

Tượng Phan Bội Châu

(bên bờ sông Hương, Huế)

Tượng Quán Thế Âm

(tại Trung tâm Liễu Quán, Huế)

Về việc ĐIỂM NHÃN cho hai pho tượng ở Huế

(xem tiếp từ: https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1627779254162686 )

Rất đơn giản, chỉ cần mài hai miếng đá thạch cao (cho tượng “Cô gái Việt Nam”) và hai miếng đồng (cho tượng “Phan Bội Châu”) thành 4 hình tròn dẹt, hình con ngươi trong con mắt, với tỉ lệ tương ứng tuỳ kích cỡ con mắt của từng pho tượng, rối gắn vào (hay dán vào bằng loại keo tốt). Thế là xong. Nhưng cũng cần làm lễ điểm nhãn, có nhiều người chứng kiến, quay phim, chụp ảnh cho thật long trọng.

Phan Bội Châu dẫu có những hạn chế, sai lầm lớn, nhất là trong một vài trang viết (có thể do Lương Khải Siêu viết thêm), nhưng HỮU NHÃN VÔ CHÂU thì tội cho Phan Bội Châu quá! Chỉ cần khắc sâu sự kiện ĐiỂM NHÃN là đủ rồi.

Khi tôi viết bài thơ XIN ĐIỂM NHÃN HAI PHO TƯỢNG Ở HUẾ, chính pho tượng “Cô gái Việt Nam” khiến tôi liên tưởng đến Nhất Chi Mai (người Tây Ninh) với câu thơ của bà, “xin đem thân làm đuốc” và cụm từ cổ ngắn trời cao” (bấm vào link-hóa) bà sử dụng trong một bức di thư. Đồng thời, tôi cũng nhớ đến những Nhất Chi Mai khác từ 1963 đến 1967 tại Miền Nam Việt Nam.

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1629223277351617&set=a.1398271570446790.1073741831.100007918

808885&type=3&theater

.

 

Tư liệu về NHẤT CHI MAI (1934-1967)

BỨC THƯ NGỎ

GỞI HAI CHÍNH PHỦ NAM BẮC VIỆT NAM

Dưới đây là bức thư của Nhất Chi Mai

Gởi hai chính phủ Nam Bắc Việt Nam

Trước khi tự thiêu ngày 16.5.1967

Kính thư quý Ngài,

Là công dân Việt Nam, tôi có trách nhiệm với lịch sử Dân tộc và có bổn phận với quốc gia Việt Nam tôi.

Tôi tưởng tôi có quyền nói lên ước nguyện của tôi về quê hương tôi chứ?

Mà các Ngài đâu có cho tôi nói, dù tôi ở trong vùng đất “TỰ DO”. Cho nên tôi xin chết để được các Ngài nghe giùm tiếng kêu bi thiết của tôi, của đa số những người dân không quyền thế, cổ ngắn trời cao.

Xin các Ngài cho tiếng nói sau cùng của tôi, được truyền đi khắp nơi. Một dịp quý Ngài trưng cầu dân ý: nên Hòa hay nên Chiến, để hành động vì dân, do dân như quý Ngài thường tuyên bố.

Xin can đảm mà nghe Dân, dù lòng dân không phù hợp với ý của Quý Ngài.

Người dân đen chúng tôi không cần chủ nghĩa, không cần danh từ, chúng tôi chỉ mong sống yên lành và hùng mạnh.

Mà hiện trang đất nước, dưới quyền sanh sát của quý Ngài, thì ngược lại, …

Quý Ngài được viện trợ đủ thứ vũ khí tối tân, cầu cạnh hằng triệu người ngoại quốc về đây sát hại đồng bào để bảo vệ cho chủ nghĩa đep(!) và danh từ suông của quý Ngài.

Một bên thì tham vọng, một bên thì hận thù, quý Ngài ngồi yên trong nhà cao cửa kín, tha hồ mà gào to thét lớn, có biết đâu nỗi khổ đau tột cùng của đám dân đen chúng tôi.

Hỡi miền Nam, có thấy sự bất công và yếu kém của mình không? Có thấy xã hội mình xuống dốc thế nào chăng? Có thấy tai hại của kết quả ngoại viện không?

– Xin sáng suốt tìm ra lối thoát cho Việt Nam.

– Xin thương thuyết chấm dứt chiến tranh.

– Xin số phận Việt Nam do người Việt Nam định đoạt.

– Xin gỡ hết danh từ, nhãn hiệu mà đoàn kết thương yêu.

Hàng triệu sinh mạng Việt Nam, Hoa Kỳ chờ đợi sự công bằng về nhân ái của quý Ngài.

Trang sử Việt Nam lật sẵn, chờ đợi quý Ngài ghi vào đấy nét son.

Khẩn thiết cầu nguyện

Người tự thiêu cầu Hòa Bình (cẩn ký)

Thích Nữ NHẤT CHI MAI tự Nhất Chi

SINH VIÊN VIỆT NAM

Nguồn: http://phatviet.com/html/pgvn/50nam/50n1522.htm

& NHIỀU NHẤT CHI MAI KHÁC:

http://www.thegioiphatgiao.vn/tuhoc/thuvien/di-anh-va-tieu-su-chu-thanh-tu-dao

---- 0o0o0o0o0o0o0 ----

Ước nguyện của Nhất Chi Mai là tốt, nhưng nhìn lại lịch sử Việt Nam từ 1967 đến 1975 và sau đó… thì đúng là Nhất Chi Mai quá ngây thơ, nhiều ảo tưởng, cũng thuộc loại “hữu nhãn vô châu”? Ước nguyện của Nhất Chi Mai chỉ đúng với nước Đức (1989). --- T.X.A.

Nhất Chi Mai (1934-1967) đã viết trong “BỨC THƯ NGỎ GỞI HAI CHÍNH PHỦ NAM BẮC VIỆT NAM” (nhấn mạnh: gửi hai chính phủ Miền Nam và Miền Bắc), rằng —–

[trích nguyên văn]:

“Xin can đảm mà nghe Dân, dù lòng dân không phù hợp với ý của Quý Ngài.

Người dân đen chúng tôi không cần chủ nghĩa, không cần danh từ, chúng tôi chỉ mong sống yên lành và hùng mạnh.

Mà hiện trang đất nước, dưới quyền sanh sát của quý Ngài, thì ngược lại, …

Quý Ngài được viện trợ đủ thứ vũ khí tối tân, cầu cạnh hằng triệu người ngoại quốc về đây sát hại đồng bào để bảo vệ cho chủ nghĩa đep(!) và danh từ suông của quý Ngài.

Một bên thì tham vọng, một bên thì hận thù, quý Ngài ngồi yên trong nhà cao cửa kín, tha hồ mà gào to thét lớn, có biết đâu nỗi khổ đau tột cùng của đám dân đen chúng tôi.”

———– [hết trích] ————

Như vậy, Nhất Chi Mai đã trực tiếp phê phán cả chính phủ Miền Bắc (phải hiểu là bao gồm cả chủ tịch Hồ Chí Minh, TBT. Lê Duẩn cùng cả Đảng Lao động Việt Nam) và cả chính phủ Miền Nam (VNCH.).

_______________________

 

Google Sites /  host

WORDPRESS, GOOGLE PAGE CREATOR, DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE