o. Trần Xuân An (bs. & kc.) - Thơ Nguyễn Văn Tường (1824-1886) - Tệp 15

 

Web Tác giả Trần Xuân An

 

 

Trần Xuân An

biên soạn (tổ chức nội dung, khảo luận, bị chú các bài khảo luận của các tác giả,

chú giải thơ, chuyển ra ngôn ngữ thơ

trên cơ sở Thi tập chữ Hán do Nnc. Trần Viết Ngạc sưu tầm,

bản phiên dịch của Nnc. Trần Đại Vinh, Nnc. Vũ Đức Sao Biển, Nnc. Nguyễn Tôn Nhan

[Ts. Ngô Thời Đôn hiệu đính các bản dịch]).

 

Xem phần nguyên tác chữ Hán (hình ảnh quét chụp [scan]):

http://www.tranxuanan-writer-3.blogspot.com

http://www.tranxuanan-writer-4.blogspot.com

 

 

Bài 59

 

HẠNH THÚY VÂN SƠN

 

1.   Thúy Vân hà xứ thị

Đột ngột quần phong tiền

Quần phong nhất tề hạ

Độ thủy độc hoành phiên

5.   Hành cung bàng kì trắc

Linh tích trĩ kì điên

Đôi nhiên ngọa thạch lão

Sâm nhiên cổ (a) mộc tiên

Lục âm vô hạ thử

10. Thúy sắc hữu xuân yên

Điểu ngữ thần chung minh

Tịch dương mê (mi) lộc miên

Hoàn liệt mạc phỉ sơn

Thúy Vân hà kì nhiên

15. Thẩn hữu thần thao chu

Nhất hoằng thanh thả nghiên

Thừa hứng phục đăng lâu

Nhất đới lạc bình điền

Mỹ tai danh thắng địa!

20. Thần du lịch hữu niên

Ngự kiều liễn lộ xứ

Cửu dĩ tĩnh trần quyên

Phùng kim hạ ngũ nguyệt

Tích (b) dư nguyệt phục viên

25. Thiên tử mệnh duyệt vũ

Chu sư hàm tỉ kiên

Triêu phát Hương Giang tân

Tiền hậu như thiền liên

       Vãn khai Thuận Trực áp (sạp)

30. Thiều thiều vân thủy thiên

Vạn trạo phù trung lưu

Quân khí mộ ích kiên

Chu khinh phong tự sinh

Phong vi thủy tự liên

35. Thúy Vân tiệm giác cận

Ngật lập như trữ diên

Đăng hoa thủy tạ mãn

Nhiêu (nghiêu) tử nghỉ lâu thuyền

Tiên trượng quang như họa

40. Bồng đảo bất tiêu thiền.

 

(a) Phụng châu điểm.

(b) Phụng châu điểm.

 

VŨ ĐỨC SAO BIỂN

phiên âm...

NGUYỄN TÔN NHAN

phiên âm và dịch nghĩa

 

59

 

NHÀ VUA ĐI THĂM NÚI THÚY VÂN (1)

 

1.   Thúy Vân, [núi] ấy ở đâu?

Cao ngất một mình [giữa] những ngọn núi phía trước

Những ngọn núi cùng một lần hạ thấp xuống

Vượt qua mặt nước chỉ một mình [núi ấy] đứng               

              ngang, có vẻ dáng phong lưu, văn nhã

5.   Cung để vua đi thăm ghé nghỉ (2) ở bên cạnh, chênh                     

                   chếch với nơi ấy

Dấu tích linh thiêng đứng lẻ loi [ở] đỉnh cao nơi ấy

Chất chồng nhưng nằm [kề nhau]: đá tảng cứng bền                     

                   (già nua)

Rậm rạp, ấy là cây cối lâu đời (a) [vẫn] rắn chắc (tươi                     

                        đẹp)

Màu xanh lá, bóng râm [như làm cho] nắng mùa hè                              

                   không có

10. Sắc biếc có khói (sương) mùa xuân!

Tiếng nói [của] chim chóc [cùng] tiếng chuông [của]                               

                 cung vua vang lên

Buổi chiều hôm, hươu nai [đến] ngủ

[Quân] vây quanh, giăng bày [dù] núi không có kẻ cướp

Mây biếc sao biếc thế!

15. Huống chi những chiếc thuyền duyệt binh [cũng] có

                                                                tâm hồn

Nước rộng mà sâu, trong vắt, thanh thản, đẹp tươi                          

                      [như] một

Nhân lên niềm hứng khởi, [ta] theo lên lầu

Một dải [đất cơ hồ] rơi xuống [thành] ruộng đồng                                              

                        bằng phẳng

Đẹp tươi thay [cõi] đất danh thắng!

20. Cung vua (3) đi trải nghiệm [nơi đây] (trải qua) [dễ]                              

                    có [cả] năm [trời]

Cầu vua đi, đường xe vua qua [ở] cõi [này]

Lâu rồi vốn dĩ tĩnh lặng, sạch bụi

Gặp nay, tháng năm mùa hè

Dấu xưa (b), trăng lại tròn

25. Đấng con trời ra lệnh duyệt võ (: duyệt quân)

Đoàn lính [thủy, giang] thuyền, tất thảy đều sánh                            

                       nhau, chen [vai]

Sáng sớm xuất phát ở bến sông Hương

Tiền quân, hậu quân như đàn ve ve nối nhau

                                                không dứt

Buổi chiều mở đập Thuận Trực (4)

30. Cao vót, xa xăm [là] mây, nước, vòm trời

[Hàng] vạn mái chèo nổi [lướt] giữa [dòng sông] chảy

Khí thế quân lính, buổi chiều, càng thêm vững mạnh

Thuyền nhẹ [lướt], gió như [do thuyền mà] tự tạo ra

Gió nhẹ [thổi], nước cơ hồ [do gió mà] tự lan sóng

35. [Núi] Thúy Vân dần dần thấy gần lại

[Núi] đứng nghiêm như chờ đón đã lâu

Hoa đèn đầy nhà thủy tạ

Những chàng trai, cô nàng hái củi đậu thuyền [kề]                          

                     thuyền lầu (5)

Gươm, đao, gậy, côn [của] tiên, đạo sĩ [múa lên], ánh                     

                     sáng [tóa ra] như [bức] tranh vẽ

40. Đảo Bồng (6) [vẫn] không mất [nét] thiền [tâm] (7).

 

            (1) Núi Thúy Vân (Túy Vân), tỉnh Thừa Thiên - Huế. Xem chú thích (1), bản dịch nghĩa bài 60.

            (2) Hành cung Thúy Vân (xem ĐNNTC., sđd., tập 1, tr. 52).

            (3) Cung vua: chỉ chung cả vợ và con (nếu có), cùng các thái giám, thị tì đi theo vua.

            (4) Thuận Trực, cách kinh thành 15 km, bên bờ sông Lợi Giang, có một khu rừng cấm có tên ấy. Chắc trùng tên với hành cung được nhắc đến, vốn ở xã Hà Trung, huyện Phú Lộc, xa hơn nhiều (xem chú thích của Viện Sử học, tập 31, sđd., tr. 258).

Nếu không phải là địa danh, xin tạm dịch: “Buổi chiều mở xuôi thẳng [dòng nước qua] đập”. Áp (còn đọc là sạp): đập nước chắn ngang sông, chỉ có một cánh cửa, khi mở đủ cho từng chiếc thuyền đi qua (nên chiếc này, chiếc kia nối nhau; đứng ở xa, trên đồi cao, trông như đàn ve nối đuôi nhau trên cành cây), [HVTĐ., sđd., tr. 719].

            (5) Đây là một chi tiết khá lạ, bởi thời phong kiến có luật “phạm tất” (vi phạm lối cấm hay chỗ cấm lúc vua đi hoặc ghé lại). Có lẽ là hình ảnh mộng tưởng “Hoa Tư” (xem chú thích (9) bản dịch nghĩa bài số 55), hoặc “nghiêu tử” đây là các vị sư (xem từ “tiên trượng”, từ “Bồng đảo”, “thiền” ở hai câu dưới).

            (6) Đảo Bồng: đảo Bồng Lai, một trong ba ngọn núi của tiên cảnh Bột Hải, có tính chất thần thoại.

            (7) Xin lưu ý câu cuối này. Suốt bài thơ diễn tả sự hùng tráng của quân lính, nhưng kết thúc bằng một nét thanh tịnh ở cõi bồng lai của đạo Phật – cõi hiện thực.  Vì sự thanh tịnh mà hùng tráng; hùng tráng để cho tâm và cảnh thanh tịnh trong ánh từ bi. Thanh tịnh, từ bi cùng với hùng tráng, với ý chí, quyết tâm diệt giặc ngoại xâm là hai mặt của một chỉnh thể tâm thức Phật giáo Việt Nam cổ truyền: “Đại hùng, đại lực, đại từ bi”.

            Ngày nay, thế giới hầu như đi vào chiến tranh kinh tế. Do đó, phải hùng mạnh cả về kinh tế, chứ không chỉ quốc phòng, mà then chốt vẫn là khoa học - kĩ thuật (công nghệ).

            (a) “Kính [nhận nét] điểm [bằng bút] son [của vua Tự Đức]”.

            (b) “Kính [nhận nét] điểm [bằng bút] son [của vua Tự Đức]”.

 

59

 

NHÀ VUA ĐI THĂM NÚI THÚY VÂN

 

1.   Nơi đâu là Thúy Vân

Riêng vút giữa dãy trước

Dãy núi, thấp một lần

Vượt nước, một núi văn

5.   Cạnh hành cung, chênh chếch

Dấu đỉnh lẻ, linh san!

Đá xưa chồng, nằm vững

Cây cổ (a) rậm đẹp ngàn

Bóng xanh không nắng hạ

10.  Sắc biếc ngút khói xuân

Lời chim, chuông sớm vang

Nắng chiều, hươu nai ngủ

Không phỉ núi, quân giăng

Thúy Vân! Thúy Vân!

         – mây biếc – sao biếc thế! (1)

15.  Thuyền thao luyện có tâm

Nước sâu, trong một vẻ

Lên lầu, hứng càng nhân

Một dải rơi: ruộng bằng!

Đẹp quá nơi danh thắng!

20. Năm nay vua hoài thăm

Đường vua, cầu vua sang

Đã lâu sạch bụi lá

Gặp nay tháng năm hạ

Dấu xưa (b) lại tròn trăng

25. Lệnh duyệt quân, vua ban

Sánh vai, thế lính vững

Sớm, từ bờ Hương Giang

Đàn ve: tiền, hậu quân!

Chiều, mở đập Thuận Trực (2)

30. Trời, mây, nước mênh mang

Vạn chèo trên dòng lướt

Hùng khí chiều hiên ngang

Gió tự sinh, thuyền vút

Gió khẽ, sóng tự lan

35. Dần đến gần Thúy Vân

Núi đứng nghiêm đợi đón

Thủy tạ đèn hoa giăng

Ghe tiều ghé thuyền tầng

Như tranh, gươm bụt múa

40. Đảo Bồng: thiền không tan!

 

TRẦN XUÂN AN

chuyển lại thơ

 

            (1) Có thể rút gọn câu này lại, theo thể 5 chữ:

                “Mây biếc sao biếc thế!”.

            hoặc:

                “Thúy Vân, sao biếc quá!”

            (a), (b) Xin xem ở cuối phần chú thích của bản dịch nghĩa bài này.

            (2) “Chiều, mở đập xuôi thẳng”. Xin xem chú thích (4) của bản dịch nghĩa bài này.

 

Bài 60

 

THÚY VÂN SƠN

 

                              Phụng châu phê:

                                  “Tự toàn hảo. Khâm thử!” (a)

 

                        Bất đồng linh thái duy nam củng

                        Thiên tráng thần cư tác thử sơn

                        Chướng (b) khứ hoành lan ngư phiếm ổn

                        Ấm lưu cổ thụ điểu quy nhàn

                        Viễn khan yêm ái vân thiên tụ

                        Cận ấp trừng thanh nguyệt nhất loan

                        Tự (c) tích thắng du đa thử địa

                        Cửu trùng tâm sự trấp niên gian.

                                                                       

            (b), (c) Phụng châu điểm.

 

NGUYỄN TÔN NHAN

phiên âm và dịch nghĩa

 

60

 

NÚI THÚY VÂN (1) (a)

 

[Tuy] không [lớn] bằng núi Linh Thái, [song núi Thuý Vân]

                               vẫn chầu về [phương] Nam

[Dưới] bầu trời hùng tráng, cung vua ở (tọa lạc), [tận         

              sâu xa, chính điều đó đã] tạo nên ngọn núi này

[Ấy là] tấm bình phong (b) loại trừ [các đợt] sóng lớn         

               [tiến vào hàng] ngang, dân đánh cá lênh đênh                           

                      [trên đầm phá một cách] yên ổn

[Núi có] bóng mát đọng lại [ở bao] cây cổ xưa (: cổ thụ),              

                chim chóc [bay] về nhàn nhã

Nhìn xa xa [trông như] ướp muối [trắng], [hơi mây]

                       ngùn ngụt, mây [che trên] ngàn ngọn núi

Lui [lại], gần gũi, [thấy] trong lặng, xanh biếc [như lọc],

                       [ánh] trăng [trải khắp] một đầm phá

Từ (c) trưóc, đã đi ngắm cảnh đẹp nhiều [lần ở] đất này

[Vẫn biết] nỗi lòng [của] cửu trùng (3) [trong] thời gian                  

                hai mươi năm.

 

            (1) Núi Thúy Vân, thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế. ĐNNTC., sđd., tập 1, tr. 130 ghi: “Ở phía đông bắc huyện Phú Lộc; phía tây núi kề phá Hà Trung; trước [núi này] gọi là Mĩ Am, năm Minh Mệnh thứ 6, cho tên là núi Thúy Hoa, năm Thiệu Trị thứ 1 đổi tên hiện nay; có bài bia ghi thắng tích Thúy Vân”.

            (2) Linh Thái còn là tên khác của núi Quy Sơn (núi Ruà) [ĐNNTC., tập 1, sđd., tr. 130 - 131).

            (3) Cửu trùng: chín tầng; chỉ nhà vua.

               (a) “Kính [nhận] lời phê bằng mực son đỏ [của vua Tự Đức]: “Gần như hay đẹp hoàn toàn. Kính vâng [theo] đó [nhé]!””.

               (b) “Kính [nhận] điểm nét son đỏ [của vua Tự Đức].

               (c) “Kính [nhận] điểm nét son đỏ [của vua Tự Đức].

 

60

 

NÚI THÚY VÂN (a)

 

                        Không cùng Rùa thánh, nam chầu đây

                        Vua ở, trời hùng tạo núi này

                        Dải (b) chặn sóng ngang, buồm thả ổn

                        Bóng lưu cây cổ, chim nhàn đầy

                        Ướp mờ xa ngắm nguồn mây tỏa

                        Lọc biếc gần lui phá nguyệt say

                        Từ (c) trước viếng hoài miền cảnh đẹp

                        Hai mươi năm! Lòng vua chưa phai...

                                                           

TRẦN XUÂN AN

                                                            chuyển lại thơ

 

            (a), (b), (c) Xin xem cuối phần chú thích của bản dịch nghĩa bài này.

(1)   “Lòng vua, hai chục năm, chưa phai…”.

     Hoặc:

“Lòng vua hai kỉ cứ buồn cay… ”.

 

 

                    Bài 61

 

TƯ HIỀN TẤN

 

                        Bình thành Vũ tạc sơ

                        Trạch quốc điện môn lư

                        Liễu nhiễu quần phong bão

                        Oanh hồi nhất thủy từ

                        Hà Trung thu tích hậu

                        Thuận tấn chuyển lưu thư

                        Ba ổn trung lưu tiếp

                        Phàm quy viễn phố ngư

                        Trùng dương thông nhãn xứ

                        Vạn hác củng Triều dư

                        Vi (vị) (a) báo hoàn trung thủy

                        Mang mang hải lượng hư.

 

            Phụng châu phê: Nhĩ thức lực giai khả đáo, bất chuyên cử nghiệp dĩ dã; đãn bạc, chi bất vi, nhĩ diệc bất hạ dã; hà xích, phiền; nhị thủ giai vô tì, vô biểu hiện (kiến).       

            Khâm thử! (b)

            (a) Phụng châu điểm.

                                                  

VŨ ĐỨC SAO BIỂN

phiên âm

                                                      (và trích dịch ở bài giới thiệu).

   NGUYỄN TÔN NHAN

                                                            phiên âm và dịch nghĩa

 

61

 

CỬA BIỂN HẢI PHÒNG TƯ HIỀN (1)

 

[Công] bình định, làm nên (2)

            [của] vua Vũ (3) là đã rạch ròi, thông suốt [bờ cõi]

Ơn huệ [của] nước [là đã giúp dân] vững chãi nhà cửa

Những ngọn núi quanh co, vấn quanh, ôm lấy

Con suối [nhỏ] vòng quanh lại [một dòng nước] chậm rãi

[Phá] Hà Trung (4) thu lấy, dồn chứa đầy ắp

Cửa hải phòng Thuận [An] chuyển động,

                                                    tuôn chảy thư thả

Sóng êm ả, giữa dòng [là thuyền với] mái chèo

[Các] cánh buồm quay về bến cá xa

Biển cả (: trùng dương) [là] nơi mở thông [tầm] mắt

Nước khe núi, ao hồ chầu về ư?

Bởi (a) [muốn] báo đền trong cõi hoàn vũ (cõi đất trời)            

                     [bằng] nước

[Nên] lai láng, xa xăm; lượng biển (sức chứa của biển,           

         tấm lòng của biển) [thế đấy mà cũng như thể]                          

                       không có gì (: hư vô)! (b) (5)

 

            (1) Thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế. Xem chú thích (2), bản dịch nghĩa, bài 63.

            (2) Bình thành: do bốn chữ “địa bình thiên thành” (sửa sang, tổ chức lại việc dưới đất; làm cho nên, cho an ổn sự lệ trên trời). Nghĩa bóng: sửa trị mọi việc quan trọng. [Bửu Kế, TĐTNTN., sđd., tr. 71].

            (3) Vua Vũ ở Trung Hoa cổ đại, lập nên nhà Hạ.

            (4) Cửa biển phòng thủ Thuận An và Tư Hiền thuộc đất kinh sư (thủ đô, Thừa Thiên – Quảng Trị) do triều đình trực tiếp quản lí, chỉ đạo. Xem chú thích (1) về cửa Tư Hiền, bản dịch nghĩa bài thơ số 58 và chú thích (2) bài số 63.

            (5) Khái niệm “hư vô” của Lão Tử. Xin xem chú thích (5) của bản dịch nghĩa bài số 34 và chú thích (13) ở bản dịch nghĩa bài số 65.

               (a) “Kính [nhận] điểm bút son [của vua].

               (b) “Kính [nhận] lời phê bút son [của vua]: “Kiến thức của ngươi đều thấu đáo, [nên nói] không chuyên về dạng chỉ học cốt để thi cử mà thôi, là phải vậy! [Nhưng] chỉ một mình [ngươi làm thơ] ít ỏi; ấy là [bởi] không [chịu] làm; vậy cũng thật [ngươi] cũng không được rảnh rỗi. Sao một thước [chữ = một, hai cột chữ thôi]? Bận việc quá ư? Hai bài đều không có tì vết gì, [nhưng] cũng không lộ liễu gì [tức là ý tứ kín đáo; sâu kín là ưu điểm trong thơ]! Kính vâng đấy nhé!””  – [Lời châu phê của vua Tự Đức].

            Hẳn nhà thơ Nguyễn Văn Tường không chỉ bận công việc của một thượng thư Bộ Hộ, Thương bạc đại thần (phụ trách ngoại giao), mà ông còn bận lòng cho những bài thơ tâm huyết của mình. Thơ thù tạc, đúng hơn là thơ “tụng ca”, làm để xướng họa với đế vương, hẳn là quá đỗi... khó lòng!

 

61

 

CỬA BIỂN HẢI PHÒNG TƯ HIỀN

 

                        Bình thành như Vũ thưa

                        Ơn nước, xóm vàng mùa

                        Núi lượn từng cung ấp

                        Khe vòng một suối thư

                        Hà Trung thu chứa mộng

                        Cửa Thuận chuyển xuôi mơ

                        Chèo rẽ dòng sóng lặng

                        Buồm về bến cá mờ

                        Bể khơi thông mắt đấy!

                        Ngòi lạch chầu triều ư?

                        (a) Đền đất trời: tình nước

                        Biển lòng rộng hư vô! (b)

                                                           

TRẦN XUÂN AN

chuyển lại thơ

              

           (a), (b) Xin xem cuối phần chú thích của bản dịch nghĩa bài này.

 

Bài 62

 

NGUYÊN ĐÁN TẢO CỨ QUẢNG YÊN

TUẦN PHỦ HỒ TRỌNG LIỄN MÃ ĐỆ

TRIỆP TỰ QUAN BINH ĐẠP BÌNH

PHÙ LONG PHỈ SÀO,

NHÂN CHÍ KÌ SỰ

 

                        1.   Ngã hoàng phủ thử chước khoan nghiêm

Thiên đạo âm dương hỗ hiển tiềm

Hàn uy phủ khước đông tiền lạp

Xuân dương dĩ phổ nhân đồng chiêm

 

                         5.   Lí đoan vạn tượng chính tân sảng

Si mị tận tiêu thiên nhật lãng

Đình liệt bái khánh sâm y quan

Thúc văn tiệp tấu bình tặc đảng

 

Tu lai mã đệ Quảng Yên đồng

                       10.   Hỉ kiến biên thần tự chiến công

Ngưỡng duy miếu đường thụ thành toán

Kháp triï thái vận phương hưởng thông

 

Ngã quốc hải đông dữ Thanh tiếp

Nhất đới cát đồ (1) liên u chung

                       15.   Thanh lại kế cùng lân vi hác

Trì ngư vô đoan tao bỉ hung

 

Thanh tướng lưỡng lâm vô thốn hiệu

Đạn nan chung thị di khấu sao

Kình huyệt thố quật một gian xuất

20.       Niên lai biên manh khổ náo sao

 

Thuấn đức đản phu giác giã mê

Tự tây tự đông ngật (cật) thanh giáo

Tranh nại động đình chướng kí thâm

Nan cách nhĩ tâm dịch nhĩ mạo

 

                       25.   Chu sư ninh hoãn tiêm cừ khôi

Phù Long nhất cổ thiên hiểm thôi

Tướng biền dụng mệnh vô kiên địch

Thanh linh hách trạc võ công khôi

 

Kỉ công hựu thích hành khánh điển

                       30.   Phàm bách nhung thần thị chi miễn

Thùy vị ba đào bất khả khai

Vạn lí trùng dương tương tận quyển

 

Vãng phục hóa cơ thuấn tức chuyển

Tương cơ yếu tại lượng thâm thiển

                       35.   Tự cương duy thánh thể càn nguyên

36.   Ngu thần thiết nguyện sách nô kiển (2).

                                                 

 

            Tự Đức nhị thập bát niên, chính nguyệt, nhị thập nhật, thần Nguyễn, phụng ứng chế (a).

          (1) Cát Bà, Đồ Sơn?

          (2) [kiển? trại?].

VŨ ĐỨC SAO BIỂN

phiên âm

                                                      (và trích dịch ở bài giới thiệu)

   NGUYỄN TÔN NHAN

                                                            phiên âm và dịch nghĩa

 

62

 

SÁNG SỚM NGUYÊN ĐÁN, THEO TUẦN

PHỦ QUẢNG YÊN (1) HỒ TRỌNG LIỄN (2)

[QUA] NGỰA [TRẠM] ĐỆ TRÌNH TẬP TÂU

[VỀ VIỆC] QUAN QUÂN DẸP YÊN Ổ PHỈ

[TẠI] PHÙ LONG (3), NHÂN [ĐÓ] GHI CHÉP

[LẠI] VIỆC ẤY

 

1.   Vua ta vỗ về [giặc] ấy [để tình hình yên ổn],

                  lường liệu, châm chước giữa khoan thứ

                           [và] nghiêm khắc

Đạo Trời, âm [và] dương cùng [tác động] lẫn                 

                        nhau, hiển hiện hoặc ẩn kín

[Sự] oai nghiêm lạnh lùng vừa xua đuổi mùa đông                   

                          trước [tháng] cuối [năm]

Ánh sáng mùa xuân đã [tỏa] khắp, [mọi] người cùng          

                    ngẩng mặt mà trông

5.   [Việc] sửa trị [một cách] ngay thẳng vạn điều (phép             

                   tắc) [cho] đúng đắn, mới mẻ, sáng sủa

Ma quỷ tan hết, ánh ngày [của] bầu trời tươi sáng

Sắp hàng ngang [ở] triều, [các quan] lạy mừng, áo                    

                        mão quan viên nghiêm chỉnh

Bất chợt, nghe tin báo về, tấu trình [đã] bình định                     

                          bè đảng giặc phỉ

Bỗng ngựa [trạm] (4) đệ trình cái ống tre [đựng công            

                 văn của tỉnh] Quảng Yên (3)

10. Vui mừng thấy kẻ bề tôi [ở] biên ải trình bày

                                               chiến công

Ngẩng mặt suy tưởng (= kính nghĩ), triều đình trao               

                  cho kế sách [để] làm xong việc [dẹp phỉ]

Vừa đúng gặp được vận tốt [nên] mới hưởng sự vẻ                   

                       vang (thông đạt)

Phía đông biển nước ta với [biển nước] Thanh (5)                    

                         [ranh giới] liền [nhau] (6)

Một dải [đất], loại cây cỏ leo bò [trên đất], bùn sình       

              [cùng liền], liền [cả tiếng] chuông sâu lắng

15.  Quan lại [nhà] Thanh tính hết kế [vẫn để tình] láng                  

                             giềng thành ao, lạch (hang hốc)

Cá ao, không nguyên cớ (vô cớ), gặp phải

                                            sự hung ác kia (7)

Tướng [nước] Thanh hai lần vào [trận], không [một]               

               tấc (8) hiệu quả

Ngại [trước] khó khăn, cuối cùng, [chính việc] ấy [đã]            

                 để sót bọn giặc cướp bóc

Hang cá kình, hang thỏ, mở (đào) ra [nơi] chìm khuất          

                  (hầm ngầm)

20. Năm qua, dân biên ải đi ngang [phải] đắng [cay],

                                                               náo động

Đức [của] vua Thuấn (9) [hóa ra là] sự lừa dối đủ                         

                     [cách], mê mờ ấy là tỉnh táo!

Từ phía tây, từ phía đông không còn cả dự dạy dỗ                         

                    [dù chỉ dạy dỗ bằng] tiếng nói!

Vì sao tranh đoạt [từng] cái hang, [từng] cái sân,

        [từng] bức bình phong? [Sự việc này đã được] ghi           

              khắc sâu đậm

Khó thay đổi được tâm địa chúng mày, gương mặt                      

                    [hay hình tượng (10)] chúng mày

25. Sư đoàn (quân lính) [lần lượt thay phiên theo]

                   chu kì (11) cớ sao lại ngừng việc giết sạch

                                       bọn đầu đàn (thủ lĩnh của phỉ)?

Một chiếc trống Phù Long [cũng là] muôn vàn [thế                  

              trận] hiểm độc xô lấp [hang ổ ở núi]

Tướng võ vâng mệnh lệnh [vua ban], không còn quân              

             địch vững mạnh

Oai linh [của] giọng tiếng, sự rửa [hờn] hừng hực lửa,        

               công lao chiến đấu bậc nhất [của tướng sĩ ta]!

Ghi chép công lao lại đúng dịp tiến hành điển

                                    lễ vui mừng (12)

30. Hễ là [người thuộc vào] hàng trăm quan võ bề tôi,                   

                           [được] báo cho biết để ra sức

Ai bảo sóng lớn không có thể loại bỏ

                                   (làm êm lặng) được?

Vạn dặm biển trùng trùng sắp sửa cuốn sạch tất thảy            

               [bọn giặc đầu sỏ]

Đi qua – trở lại [theo lẽ âm dương tuần hoàn], cái máy

     chuyển hóa (: máy huyền vi) (13), [trong] chớp   

      mắt, [trong một nhịp] hơi thở, [sẽ] chuyển xoay

Cùng với cái máy [tạo hóa] (13), [việc] trọng yếu còn            

                 [phải] đo lường nông hay sâu

35. Tự mình [ở] chỗ giới hạn [của mình mà] suy nghiệm:    

                  thánh thể (14) [nhà vua là] khởi đầu

                                  của quẻ Càn (15)

36. Kẻ bề tôi ngu muội (16) trộm mong mỏi

              [tự] thúc roi con ngựa xấu chậm chạp.

 

            (1) Tỉnh Quảng Yên thời Nguyễn, nay thuộc Quảng Ninh.

            (2) Hồ Trọng Đỉnh (xem ĐNTL.CB., sđd., tập 33, tr. 159).

            (3) Phù Long (tên một hòn đảo), thuộc tỉnh Quảng Yên xưa (xem ĐNNTC., tập 4, sđd., tr. 32).

            (4) Ngày xưa, để đưa công văn và tiện cho nhiều việc khác của nhà nước phong kiến, người ta thiết lập các trạm dọc đường, phương tiện là ngựa, gọi là ngựa trạm.

            (5), (6) Biển Bắc Bộ, ngoài khơi xa, có hải phận của đảo Hải Nam thuộc Trung Hoa. Trung Hoa bấy giờ là Đại Thanh.

            (7) Cách nói ẩn dụ: nhân dân ta (cá ao) trước hiểm hoạ là bọn giặc phỉ, tàn dư Thái Bình thiên quốc Tàu.

            (8) Tướng Thanh: Phùng Tử Tài, Đảng Mẫn Tuyên... Một tấc thước ta: 4 cm; tức là một chút, một tí...

            (9) Vua Thuấn: vua nhà Ngu bên Tàu, thời cổ xưa. Ở đây là chỉ quân Thanh với ý mỉa mai.

            (10) Chỉ bọn giặc Cờ (tàn dư của Thái Bình Thiên Quốc ở Trung Hoa). Xin xem chú thích (2) bản dịch nghĩa bài 4. 

            (11) Vua Chu? Chữ “chu” là chu kì? Với nghĩa nào cũng nhằm chỉ quan quân thuộc triều Nguyễn nước ta. Vua Chu, thuộc cổ đại Trung Hoa, vốn là biểu tượng cho minh quân, được lí tưởng hóa.

            (12) Dịp mừng xuân Ất hợi, 1875 [xem chú thích (2) phía trên]. Dịp này, Tự Đức có làm một bài thơ về chiến thắng ở Phù Long.

            (13) Quan niệm về tạo hóa của nho sĩ ngày xưa. Nguyễn Gia Thiều trong Cung oán ngâm khúc đã từng viết về “cơ trần”:

            “Máy huyền vi đóng mở khôn lường...”

                                                 (CONK., d. 50)

            “Trẻ tạo hóa đành hanh quá ngán...”

                                                 (CONK., d. 73)

            “Cái quay búng sẵn trên trời...”

                                                 (CONK., d. 91)

            Ở đây, nhà thơ Nguyễn Văn Tường quan niệm theo lẽ biến dịch âm – dương của Kinh dịch, một quan điểm biện chứng Phương Đông (xem lại câu 1, 2).

            (14) “Thánh thể” (thân thể của bậc thánh, thần), từ tụng xưng quy ước về “lễ” (một giềng mối lớn, thường hằng, trong tam cương, ngũ thường). Đây là “lễ” trong cách xưng hô trước “thánh thượng”, “thiên tử” của kẻ bề tôi (hạng tôi tớ) (!). “Trẫm”, lại là đường chỉ khâu áo giáp cho binh tướng.

            (15) Quẻ Càn tượng trưng cho Trời, ở đây chỉ nhà vua. Xem chú thích (14), bên trên.

            (16) “Ngu thần”, từ tự khiêm xưng của quan lại trước vua. Các kẻ sĩ, quan chức nho giáo còn dùng các từ như “bỉ nhân” (kẻ quê mùa), “thiểm” hoặc “thiểm chức” (người làm quan biết nhục nhã, xấu hổ) khi nói với kẻ dưới phận, dưới chức, so với bản thân. Đó là tập quán văn hóa ở Đông Nam Á. [Xem TĐTV., sđd., tập hạ, tr. 404].

               (a) Lời tác giả Nguyễn Văn Tường cuối bài thơ:

            “Ngày 20 tháng giêng, năm Tự Đức thứ hai mươi tám [1875, Ất hợi – nbs.], thần: Nguyễn, kính cẩn đáp lại bài thơ vua làm”.

 

62

 

SÁNG SỚM ĐẦU NĂM, THEO TUẦN

PHỦ QUẢNG YÊN HỒ TRỌNG LIỄN

(ĐỈNH) VỚI CÁC TẬP TẤU SỚ

ĐỆ TRÌNH QUA NGỰA TRẠM VỀ VIỆC

QUÂN BINH DẸP YÊN Ổ PHỈ TẠI PHÙ

LONG, NHÂN ĐÓ GHI CHÉP LẠI

VIỆC ẤY

 

                        1.   Vua vỗ yên giặc, khoan và nghiêm

Đạo trời âm dương, kín và rõ

Trước chạp, oai lạnh đã xua đông

Ánh xuân vốn rộng, dân ngẩng trông

 

                        5.   Sửa trị vạn điều, đúng, mới, sáng

Ma quỷ hết sạch, ánh trời tươi

Lệ triều lạy mừng, nghiêm áo mão

Chợt nghe tin thắng, giặc vỡ rồi!

 

Bỗng ngựa dâng ống, tấu Quảng Yên

                       10.   Vui thấy chiến công quân vùng biên

Ngẩng suy, Triều đình trao kế dẹp

Vừa gặp vận tốt, vinh nối liền

 

Nước ta biển đông kề biển bạn

Chung ngọn cỏ bùn tiếng chuông chung

                       15.   Thanh cạn, láng giềng thành hang hốc

Cá ao vô cớ gặp ác ngông!

 

Tướng Thanh hai lần không chút thắng

Ngại khó, rốt cùng sót giặc cắn

Hang kình lỗ thỏ, cướp phục hầm

                       20.   Năm trước qua ải, dân khóc đắng!

 

Đức Thuấn lắm lừa?! Mê là tỉnh!

Vắng tiếng dạy khuyên, đông sang tây

Sao tranh sân, rào? Đành khắc đậm!

Khó đổi dạ mày, khuôn mặt mày!

 

                       25.   Quân ta hoãn diệt đầu mục sao?

Tiếng trống Phù Long muôn hiểm:

                                           Nhào!

Tướng võ tuân lệnh, hết giặc mãnh

Oai giọng, rửa hờn, lừng công cao

 

Ghi công đúng dịp mừng khánh lễ

                       30.   Trăm quan được rõ, thêm mạnh kế

Ai bảo sóng to không thể êm?

Bể vạn dặm cuốn cùng sạch bể!

 

Qua – lại, máy huyền, chuyển chớp mắt

Thế cơ, lẽ trọng ở nông sâu

                       35.   Nghĩ trong giới hạn: Càn – thánh thể

                       36.   Tôi mong quất tôi, ngựa đua lâu (a).

                                                           

TRẦN XUÂN AN

chuyển lại thơ

 

            (a) Xin xem cuối phần chú thích của bản dịch nghĩa bài này.

 

Bài 63

 

CUNG HỌA NGỰ CHẾ: ĐOAN NGỌ

VÃN PHIẾM CHU HÀNH HẠNH

TƯ HIỀN TẤN

 

                Phụng châu phê:

       “Cận lai học tiến, khả hỉ.

        Khâm thử!” (a)

 

                        Huân phong vãn tống thủy sơ bình

                        Tam cổ thiên sưu (tao) phóng trạo hành

                        Chính vị duyệt phòng môn tỏa trọng

                        Phi quan cạnh độ phiến phàm khinh

                        Tà dương thiên ngoại vân phong họa

                        Tân nguyệt giang đầu kính hạm minh

                        Chu tiếp tàm vô thương bật trợ

                        Thừa (b) phong thượng kí phấn bằng trình.

 

Phụng châu phê:

“Chí khí sở vị lão nhi ích tráng” (c).

(b) Phụng châu điểm.

 

VŨ ĐỨC SAO BIỂN

phiên âm...

       NGUYỄN TÔN NHAN

     phiên âm và dịch nghĩa

 

63

 

KÍNH HỌA THƠ NHÀ VUA LÀM: CHIỀU TỐI

NGÀY ĐOAN NGỌ (1), ĐI DU THUYỀN THEO

CUỘC ĐI THĂM CỦA HOÀNG ĐẾ ĐẾN CỬA

HẢI PHÒNG TƯ HIỀN (2) (a)

 

Gió lành buổi chiều hôm đẩy đưa [dòng] nước bắt đầu           

                     lặng lờ

Ba hồi trống, ngàn (3) chiếc thuyền buông [xuống        

         nước vạn] mái chèo [để] khởi hành

Sự đúng đắn, [ấy là] tiến hành việc khám duyệt [đồn       

      lũy] phòng thủ, [những] chốt khóa cửa [biển] –             

         [các việc vốn được coi là] hệ trọng

Cái sai lầm, [đó là] quan hệ cạnh tranh [ở] việc vượt          

              sông, [các] cánh buồm – [những việc thuờng bị                      

                           xem] nhẹ! (hoặc: chẳng quan hệ gì đến chuyện đua bơi [mà] cánh buồm [nhẹ] lướt)

Vầng dương lặn (tàn, úa) ngoài trời, mây [và] ngọn núi              

                   [như] vẽ tranh

Mặt trăng mới mọc (hoặc: trăng non) đầu sông, [tấm]            

          gương [và] thuyền binh [cơ hồ tự] tỏa sáng

Thuyền, mái chèo thẹn thùng không luận bàn giúp đỡ                   

               [việc chèo chống: việc nước]

Theo (b) gió, ngõ hầu ra sức phấn kích đường [bay]                           

                      chim đại bàng (c).

 

            (1) Đoan ngọ (đoan dương: mặt trời ngay thẳng, chiếu thẳng): 5 tháng 5 âm lịch.

            (2) Tư Hiền, thuộc Thừa Thiên (xem ĐNNTC., tập 1, sđd., tr. 175 - 177).

            (3) Ngàn, vạn (các con số tượng trưng): nhiều lắm.

               (a) “Kính vâng [chép lại] lời phê bút son đỏ [của vua]: “Gần đây, học tập [có] tiến bộ. Đáng mừng. Kính theo đó””. Đúng là lời phê của đế vương!

               (b) “Kính vâng [nhận] nét điểm bằng bút son đỏ [của vua]”.

               (c) “Kính vâng [chép lại] lời phê bút son đỏ [của vua]: “Chí khí – điều ấy nói lên [rằng] – cứng bền (già) mà càng thêm mạnh mẽ (trai tráng)””.

 

63

 

“CHIỀU TỐI NGÀY ĐOAN NGỌ, ĐI DU

THUYỀN THEO CUỘC ĐI THĂM CỦA

HOÀNG ĐẾ ĐẾN CỬA HẢI PHÒNG TƯ

HIỀN” (a)

 

                                               Kính họa thơ hoàng đế Tự Đức

 

                        Chiều tiễn, nồm ru, nước lặng ngày

                        Trống ba, ngàn chiếc phóng chèo ngay

                        Khám đồn, bảo đúng: then sông tỉnh

                        Tranh vượt, nhìn sai: buồm lái say

                        Nắng xuống ngoài trời mây núi vẽ

                        Trăng non đầu sóng ánh thuyền lay

                        Lái dầm, những thẹn không lo giúp

                        Bừng sức gió (b) nhân, bằng vút bay (c).

                                                           

TRẦN XUÂN AN

 chuyển lại thơ

 

            (a), (b), (c) Xin xem cuối phần chú thích của bản dịch nghĩa bài này.

 

 

Bài 64

 

HÀ TRUNG ĐẠO TRUNG TÁC

 

                        Thập lí huân phong phất hạm khinh

                        Giang sơn toàn bức nhãn tiền trình

                        Quần (a) phong nam củng thần kinh tráng

                        Chúng thủy đông triều hải lượng hoằng

                                                                    (hoành)

                        Tuần nhạc cửu đồng chiêm Thúy Lĩnh

                        Thao sư hà tất tạc Côn Minh

                        Thần du tận thị ưu dân kế

                        Đáo xứ hương bồn giáp (1) đạo nghinh.

 

            (a) Phụng châu điểm.

            (1) [hiệp?].                                       

VŨ ĐỨC SAO BIỂN

phiên âm

                                                         (và dịch thơ ở bài giới thiệu)

 

64

 

VIẾT TRÊN ĐƯỜNG HÀ TRUNG (1)

 

[Suốt] mười dặm (2) gió mát thổi [đẩy giúp], chiếc                  

                      thuyền binh nhẹ nhàng [lướt]

Toàn bức [tranh] núi sông [như] bày ra trước mắt

Mọi (a) chóp núi [các nước] phương nam đều hướng về             

                kinh đô nhà vua hùng tráng

Các con nước phía đông thảy chầu quanh sức chứa

                                    (: tấm lòng) [của] biển rộng lớn

Tuần xét núi lớn, cùng ngắm lâu Thúy Lĩnh (3)

Luyện tập quân binh, đâu cần mở thông qua Côn Minh (4)

Nhà vua đi [khám duyệt] tận nơi đó, ưu tư [về] kế sách                 

                [lập trận địa] lo cho dân

Đến nơi đến chốn [như vậy, nên] bình [xông trầm]     

          thơm [ở các] đường [làng], bến đò [đều dọn bày ra               

                       để] đón chào (5).

 

            (1) Hà Trung, thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên (không phải Hà Trung thuộc huyện Do Linh, Quảng Trị).

            (2) Dặm (đơn vị đo chiều dài đường đi ngày xưa).

            (3) Thúy Lĩnh: đỉnh núi Thúy Vân (nay quen gọi là Tuý Vân). Thúy Lĩnh (hay Thúy Sơn) là cách ghép, lược bớt chữ, nhưng được dùng như địa danh, nên tạm viết hoa cả hai chữ, ở trường hợp trong bài thơ này.

            (4) Côn Minh: có lẽ là một thành phố ở Trung Quốc (A. Kunming, thuộc tỉnh Vân Nam). Trong thực tế, có một số lính, quan được sang nước Thanh (Trung Hoa) để tập huấn quân sự theo sự giao hảo của hai Triều đình (ĐNTL.CB., tập 35, sđd., tr. 160).

            (5) Nghi thức nhân dân nghênh đón nhà vua (ai không tuân theo, sẽ bị tội “bất kính” và “phạm tất” [“tất”: dọn dẹp đường sá cho vua đi]).

            (a) “Kính [nhận nét] điểm son [đỏ của vua Tự Đức].

 

64

 

VIẾT TRÊN ĐƯỜNG HÀ TRUNG

 

                        Mười dặm gió lành thuyền vượt mau

                        Núi sông trước mắt – tranh phơi màu!

                        Kinh vua hùng mạnh, (a) Nam sơn phục

                        Lượng biển rộng sâu, Đông hải chầu

                        Xét núi, ngẫm nhìn đèo Thúy ấy

                        Luyện quân, cần trổ nẻo Côn đâu!

                        Người đi tận đó, lo dân trận (1)

                        Nơi đến, bình hương lối nhỏ chào.

                                                           

(bản biên soạn)

 

            (1) Nguyên văn: “dân kế” (kế sách vì dân, lo cho dân; trận thế lòng dân [lấy sự đoàn kết lòng dân làm trận địa đánh giặc]; trận thế của dân).

            (a) Xin xem cuối phần chú thích bản dịch nghĩa bài này.

 

Bài 65

 

CUNG HỌA NGỰ CHẾ:

“THỰC NGẠC NGƯ”

 

                         1.   Duy bỉ ngạc hề hà như bỉ

Đổ vật linh nhân tích niệm khỉ (khởi)

Vô ngạc nguyên phi vi ngạc bi

Hữu ngạc năng vô nhân ngạc hỉ

                         5.   Nam trung địa sản tố vi nhiêu

Ngạc sinh kì gian nhất vật nhĩ

Mậu đức phổ đồng cảm nhược thiên

Noãn dục tằng kinh kỉ niên kỉ

Quy giao lượng bất thiểm sở sinh

                       10.   Khởi loại trường xà dữ phong thỉ

Tuy phi (a) giảo sính vi uyên khu

Tha tộc khẳng linh bức xứ thử

Giang hồ hoành khí thiếu tuần nhân

Miếu điện hoàn kham cung hưởng tự

                       15.   Tuế thường sung cống phi hảo trân

Vật chí thổ nghi bất khả dĩ

Tam thập niên lai nhị (b) thập niên

Truy ức tích kim hồ bất tự

Phong kình kết võng thiết thần tư

                       20.   Hạ quý hải môn phương tuần thị

Long đĩnh phi tường cáp lộ gian

Tiên tất tạm đình Thai Dương chỉ

Giải ngư hà bạng tranh hiến tiền

Đế giám bồi hồi vị vô nhĩ

                       25.   Phi tiềm ngưu chữ đãi hà thanh

Tương nhiếp long môn đồng dược lí

Cự tòng dương ngoại khóa thân lai

Quản tận phong đào thiên vạn lí

Tố du bất tùy Tây thượng ngư

                       30.   Triều tôn đãn hướng Đông lưu thủy

Mỗi hoài thủy thổ bất thăng (thắng) tình!

Cố thác tha nhân khắc (c) quyết phỉ

Gian lao hạnh đắc kiến quân vương

Hoàng tuất thử gian sinh dữ tử

                       35.   Tiến tân thiếu ủy cửu trùng tâm

Tứ dư hạ cập bách khanh sĩ

Thác vật thiên chương cảm khái thâm

Thôi thực quân ân đa thả chỉ

Hòa canh cửu tự quý phi tài

                       40.   Kim ngư duy nguyện lao đắc mĩ

Niệm ngạc đương niên thẩm phục

                                        nhung

Kim lai tưởng dĩ thức hành chỉ

Hoàn trung bằng ngạc báo bách xuyên

                       44.   Giải giáp vô (d) vi bất trạo (1) vĩ.

 

            (a) Phụng châu điểm.

            (b) Phụng châu phê: “Thấu hối”.

            (c) Phụng châu phê: “Chí khí”.

            (d) Phụng châu phê: “Khủng (khúng) hối”.

(1) [điệu].

                                               

NGUYỄN TÔN NHAN

phiên âm và dịch nghĩa

 

65

 

KÍNH HỌA THƠ NHÀ VUA LÀM:

“ĂN [THỊT] CÁ SẤU”

 

1.    Chỉ có ngươi, cá sấu! Chừ! Cớ sao lại ngươi?

Nhìn vật khiến người nhớ lại, [việc] cũ khơi dậy

Không có [sự hiện hữu] cá sấu, đâu làm cá sấu buồn

Có [sự hiện hữu] cá sấu, có thể không là nguyên nhân         

                [giúp] cá sấu vui

5.    Đất giữa [cõi trời nước] Nam sản nở, vốn trước đây               

                          [sản vật] phong phú

Cá sấu sinh ra, [cũng] giữa chốn ấy, y như [các giống]          

               vật mà thôi

Đức lớn (: đạo lí tốt thịnh) trải khắp, đồng đều [của

     Đất nước], làm cảm động, ví như [đức lớn của] Trời

Trứng [được] dưỡng nuôi, từng trải qua bao nhiêu                    

                        năm, [bao nhiêu] kỉ (1)?

Sự rộng lòng của rùa, rồng đất, chẳng xấu hổ [gì]

                         cho đời sống [ngươi] vốn có chăng?

10.  Há loài rắn lớn cung cấp cho cương giới [đất nước ta]               

                loài heo sao?! (*a)

Tuy chẳng (a) giảo hoạt, múa may, bởi vực sâu bức                 

                       bách [ngươi trong phạm vi]

[Ngươi vẫn bị] các loài tộc khác khiến sai, ép buộc                       

                    [: chia ghép] sống ở nơi này

Tính khí ngang tàng [chốn] sông nước [của ngươi]                     

          thiếu sự tuân phục loài người

Miếu điện (2) quay về [tế ở] núi gò, chịu dâng [ngươi             

                làm vật] tế lễ, thết rượu khách

15.  [Hằng] năm sung cống [ngươi], tuy [ngươi] không                 

                            [hẳn] là món ngon

Sách chép [các] sản vật, [các] việc làm thích ứng với    

           đất nước [về địa lí], không thể thiếu [tên ngươi]

     (hoặc: tìm tòi ghi chép các sản vật hợp thủy thổ

      [cũng có ngươi] là điều không thể bỏ)

Ba mươi năm qua, [ít ra là] (b) hai mươi năm

Truy tìm kí ức, xưa nay giặc giã chẳng

                                  [có bọn nào] tương tự...

Phong tước cho cá voi (3), kết lưới, [nhằm] cắt mối lo        

                  [của] nhà vua

20.  Ba tháng mùa hè, cửa biển mới [được]

                                                qua lại xem xét

Chiếc thuyền rồng (4) nhỏ bay vút, bay liệng giữa             

                                 đám hàu (: nghêu) [và] cò (*b)

Lối cấm của tiên tạm dừng [ở] đền Thai Dương (5)

Ba ba, cá, tôm, sò tranh hiến lễ vật trước

Hoàng đế xét trông (: chép việc hỏng để răn), [lòng]      

            quẩn quanh (: bồi hồi), bảo rằng không có ngươi!

25.  Không phải [ngươi] ẩn lặn [ở] bến trâu [quấy đục],                  

                           chờ nước trong [của] sông

Toan kiêm [cả] Long môn (6) giống như cá chép [đã]         

                   nhảy qua (6)

Há theo [bọn] ngoại dương cỡi thân [ngươi] đến sao!

[Nhà vua] sửa trị tất cả sóng gió vạn ngàn dặm (7)

Ngược sông đi lên không tuỳ thuộc [bọn] Tây trên                        

                     [lưng] cá [, cá ấy là ngươi]

30.  Triều đình, tôn thất (hoặc: chầu về ngôi cao,) chỉ cầu,

                       chỉ hướng về [dòng] nước chảy [phía] Đông                                 

Mỗi khi lo nghĩ [về] Đất Nước, khôn xiết tình!

Cho nên vén tay áo cất người khác lên, [để] có thể  

                 đánh (c) gục đầu [những] cái thùng đậy kín (8)

Gian lao may được thấy nhà vua

Thong thả [vẫn] bận lòng (: thương lo) [đất này] giữa              

               khoảng sống gần kề với chết ấy

35.  Tiến dâng lễ vật lên tổ tiên [mà lại] ít an ủi

                                           lòng cửu trùng (9)

[Người trên ban đến mức] thừa thãi ân huệ, [một         

                 cách] nhún nhường, [cho] gần trăm khanh sĩ

[Nhà vua] vén tay cất vật lên (hay: mượn hình tượng   

      cá sấu), [khiến] bài văn của Trời (10) cảm khái

           (: niềm cảm xúc có động lòng thương) sâu sắc

[Vua] giục ăn, ơn vua nhiều, [vua lại] chậm rãi

                                       [ban] vị ngọt

Tài “hòa canh” (: tài nấu canh vừa miệng) (11), lâu                

               nay [kẻ bề tôi] tự thẹn là không tài

40.  Cá vàng, chỉ một ước nguyện mò tay [xuống sông                 

                           biển] bắt được cái đẹp [đó]

Nhớ cá sấu, năm gánh vác công việc [ấy], [thần] xử    

             đoán bọn giặc (12) chịu tội [là sấu]

Nay hồi tưởng [việc] đã qua, nhận thức ra [nên] dùng         

                  [hay nên] ngừng

Trong cõi lớn rộng, cậy vào cá sấu [để giúp chúng] báo           

                         đáp trăm dòng sông

44.  [Rồi sẽ] cởi bỏ áo giáp (d), [bọn phỉ là sấu] không làm                  

                  gì (theo kiểu “vô vi”) (13),

                [chúng] không quay ngoắt đuôi (làm phản) (14).

 

            (1) Kỉ: 12 năm hoặc 100 năm (“thập” kỉ, thế kỉ).

            (2) Miếu điện: nơi thờ vua, nơi vua ở, tức là Triều đình.

            (3) Người Việt mình có lệ phong thần và thờ cá voi, ở các vùng ven bờ biển. Xem chú thích (5).

            (4) Thuyền vua.

            (5) Thai Dương là tên xã, thuộc huyện Hương Trà (địa giới thời Tự Đức), Thừa Thiên. Ở đó có Miếu Nam hải Long vương (ĐNNTC., sđd., tập 1, tr. 72 - 73). Xem chú thích (3), bên trên.

            (6) Cá chép vượt Vũ môn sẽ thành rồng (theo điển tích cổ): thi đỗ, đạt danh cao, tước lớn (TĐTNTN., sđd., tr. 383).

            (7) Dặm: đơn vị đo độ dài đường sá.

            (8) Những thùng đựng súng đạn, muối ăn và hàng cấm nói chung, hoặc xe, tàu của Pháp.

            (9) Cửu trùng: chín tầng, chín cửa, chín bệ; chỉ hoàng đế.

            (10) Chỉ thiên tử, tức nhà vua (trong khuôn khổ ý hệ nho giáo đương thời của tác giả).

            (11) Chơi chữ; nghĩa thực (nấu canh vừa miệng), và nghĩa bóng (điều hòa, điều động trong chính trị, kinh tế, văn hóa nội bộ xã hội; an ninh trật tự, chống ngoại xâm trong quân sự...), nhằm bày tỏ sự khiêm tốn. Xem: chú thích (17) bản dịch nghĩa bài số 56; chú thích (4) bản dịch nghĩa bài số 7; và chú thích (3) bản dịch thơ bài số 6.

            (12) “Thẩm phục nhung”, có thể dịch: xử đoán quân giặc mai phục; xét cho theo quân.

            (13) “Vô vi bất nhi bất vi”: “Vô vi” không phải không làm gì cả, mà thực ra là làm tất cả, ví như khoảng trống không của cái hộp để đựng đồ đạc, có khi, thường là, quan trọng hơn gỗ để làm cái hộp ấy: công dụng của cái “vô”. Xem chú thích (4), bản dịch nghĩa, bài thơ số 34. Tạm hiểu: cho những kẻ trót theo giặc Pháp, nhưng đã biết phục thiện, lập công chuộc tội, được làm các công việc không có thực quyền, hoặc được phép điều trần như Nguyễn Trường Tộ (1830 - 1871)...

(14) Chính hai chữ cuối: “trạo vĩ”, với hình ảnh cái đuôi cá sấu quay ngoắt – toan làm phản (nghĩa bóng, TĐHV., sđd., tập hạ, tr. 477), đã làm sáng tỏ hình tượng “ngạc ngư”: ngụy tặc... Nhưng trước hai chữ “trạo vĩ” ấy, đã có chữ “bất” (không), “vô vi”, “giải giáp”, “báo bách xuyên” và đặc biệt là “bằng ngạc” (căn cứ vào [việc đền đáp trăm sông của] sấu; cậy sấu – một cách nói nhã ngữ – [để giúp sấu chuộc tội bằng cách lập công]). Rõ ràng đây là một bài thơ mượn hình tượng vật để nói về bọn ngụy, tả đạo ở Bắc Kì trước đó đã theo giặc Pháp, vào năm 1873, khi Françis Garnier và giám mục Puginier tuyển mộ. Trong số ấy, có những tên đã được giặc Pháp cất nhắc lên làm tổng đốc, án sát như tên thợ rèn tổng đốc Trương chẳng hạn!

            Trước tình hình đó, đành phải mềm dẻo với bọn này, ở cấp thấp. Và chính vua Tự Đức cũng hiểu rằng, Nguyễn Văn Tường đã “xin hãy để lại, đợi để sai phái, cho yên lòng phản trắc” của bọn chúng (ĐNTL.CB., tập 33, sđd., tr. 83). Quả thật, bọn chúng “bèn đến xin thú, hết sức làm việc” (sđd., tr. 84). Đến lúc tình hình ở Bắc Kì trở lại ổn định, Trần Đình Túc, Cơ mật viện dâng tập tâu, làm phiếu nghĩ định cho bọn ngụy, tả đạo ấy (có tên là hào phú, lắm đồ đệ; có tên đã đỗ tú tài) được “chiểu hàm thất phẩm cấp lương, theo quân tỉnh, phái đi đánh giặc” (tập 33, sđd., tr. 84). Nhưng vua Tự Đức lại đổi ý kiến, không đồng ý, và lệnh cho Nguyễn Uy “sai phái, đợi có công trạng thực, do Nguyễn Uy xét tâu lục dụng, mới cho. Nguyễn Uy cũng phải khéo kiềm chế vỗ về, xét có tình tiết phản nghịch thì trừ bỏ trước khi việc xảy ra, có lẽ mới là ổn thỏa cả”; Trần Đình Túc và Nguyễn Uy tuân lệnh (ĐNTL.CB., tập 33, sđd., tr. 85; xem thêm sđd., tr. 9 - 10; tập 32, sđd., tr. 363).

Đấy là cơ sở hiện thực lịch sử của bài thơ này, 12.1873 - 8.1874, trong đó có nguyên tắc và nghệ thuật dùng người.

               (a) “Kính [nhận] nét điểm bút son [của nhà vua].

               (b) “Kính [nhận] lời phê bút son [của vua Tự Đức]: “Quá tối [nghĩa]””.

               (c) “Kính [nhận] lời phê bút son [của vua Tự Đức]: “Chí khí (rất khí khái)””.

               (d) “Kính [nhận] lời phê bút son [của vua Tự Đức]: “Tối [nghĩa] kinh khủng”, “sợ [rằng] tối [nghĩa]”” (*c).

           

65

 

“ĂN THỊT CÁ SẤU”

 

                                                Kính họa thơ hoàng đế Tự Đức

 

                         1.   Chỉ ngươi, sấu! Hề! Sao lại ngươi?

Nhìn vật, xui người kí ức khơi

Không sấu, vốn đâu làm buồn sấu

Nào vì hiện hữu sấu vui tươi!

                         5.   Trong cõi nước Nam, sản vật lắm

Sấu sinh, thế đó, một loài thôi

Đức Tổ Quốc trải – động lòng Trời

Trứng nuôi từng qua mấy niên kỉ?

Tâm rùa, rồng giúp... xấu chi nhỉ?

                        10.  Rắn lớn há đẻ heo xứ này?

Tuy chẳng (a) múa may, vực bó hẹp

Loài khác buộc ngươi sống nơi đây

Sông hồ ngang tàng thiếu phục phép

Triều đình tế đàn, lễ là ngươi

                       15.   Thường năm sung cống

                                                     (chưa ngon nhất!)

Chép vật, tục đất, thiếu sao thôi!

Ba chục năm qua, hai (b) chục năm...

Truy nhớ, giặc xưa đâu tương tự!

Ngăn kình, kết lưới, cắt lo thầm

                       20.   Mùa hè, cửa biển, tuần xét đủ

Thuyền giữa trai cò: rồng bay vươn (*d)

Lối tiên tạm dừng đền Thai Dương

Ba ba, cá, tôm tranh hiến trước

Xét răn: vắng ngươi! Vua bảo buồn

                       25.   Không lặn bến trâu, chờ sông trong

Cùng kiêm cửa rồng, như chép nhảy

Ngươi theo, bọn ngoại cỡi thân sao!

Vua trị cả sóng vạn dặm ấy

Ngược nguồn không tùy Tây trên ngươi

                       30.   Triều, tôn một hướng nước Đông chảy

Khi nghĩ đất nước, khôn xiết tình!

Mượn người cố đánh (c) gục “thùng” đậy

Gian lao may được thấy nhà vua

Đất này, ngẫm thương giữa chết sống

                       35.   Dâng lễ, thiếu yên lòng cửu trùng

Thừa ơn, cúi tặng trăm lương đống

Mượn vật, văn trời cảm khái sâu

Giục ăn, vua ban, lại ngọt thết

“Hòa canh” vốn thẹn, tài nào đâu

                       40.   Cá vàng, chỉ ước vớt cái đẹp!

Nhớ sấu... Năm xưa, xét sấu hàng

Tưởng lại, hiểu dùng hay ngừng hẳn

Trong cõi, giúp sấu đáp trăm sông

                       44.   Cởi giáp, vô (d) vi, hết ngoắt phản.

                                                           

TRẦN XUÂN AN

chuyển lại thơ

           

            (a), (b), (c), (d) Xin xem cuối phần chú thích của bản dịch nghĩa bài này.

 

 

Cước chú của bài thơ số 65, thuộc phần thứ III (Thi tập Nguyễn Văn Tường):

(*a) Trường xà phong thỉ: [nghĩa đen là] rắn dài heo to.

 

(*b) Cáp, lộ: Cáp Châu (Hạp Châu) và Lộ Châu, hai điạ danh, cũng là hai đồn phòng thủ mặt biển ở cửa biển Thuận An (Huế).

 

(*c) Xin lưu ý: “Thấu hối” còn có nghĩa là “thấu suốt [sự] tăm tối”; “khủng hối” còn được hiểu là “kinh khủng (sợ hãi)! tăm tối!”. Chúng tôi nhận thấy những dòng thơ của Nguyễn Văn Tường được châu phê này không có gì khó hiểu (tối nghĩa) cả.  Hẳn là vua Tự Đức lo sợ sự phản trắc (“trạo vĩ”) của các quan ở những tỉnh thành quan yếu, như tên thợ rèn tổng đốc Trương, Nguyễn Hữu Độ, Nguyễn Thân? Căn cứ vào nội dung, vào vị trí số 65 của bài thơ, chúng tôi đoán năm sáng tác hẳn là trước 1877 hoặc 1878. “Ba mươi năm đã qua”, ứng vào giai đoạn 1847 - 1877. 1847 là năm hai chiến hạm Pháp, Victorieuse và Gloire, pháo kích vào Đà Nẵng. Pháp thực sự tấn công xâm lược nước ta năm 1858, ứng với “hai mươi năm...”. (Xem NĐNĐDVPVTH., sđd., tr. 98 - 99, tr. 69 - 71). Hoặc có thể Tự Đức dùng chữ “khủng” với âm “khúng” (lo sợ ý ở ngoài lời sẽ xảy ra), [HVTĐ., sđd., tr. 202].

 

(*d) Cáp, Lộ, thuyền len: rồng bay vươn.

 

Bài 66

 

HẠ TRẦN TRỌNG CUNG

THẤT THẬP THỌ

 

                        Thủy hữu Tam Hà động (đỗng) hữu

                                                                              “chiềng” (1)

                        Địa Linh chung phúc phỉ kim nhiên

                        Đới cừu (cầu) tọa trấn ưu vi lão

                        Bàn thác phân đầu động tắc viên

                        Hổ bái phi đan phùng khánh điển

                        Long biên lưu tuyết tá kì niên

                        Gian nan hồi ức tương tùy nhật

                        Bán tại giang hồ bán nhật biên.

 

NGUYỄN TÔN NHAN

phiên âm và dịch nghĩa

 

            (1) Xin xem chú thích (3), bản dịch nghĩa bài này.

 

66

 

MỪNG TRẦN TRỌNG CUNG (1)

THỌ BẢY MƯƠI [TUỔI]

 

Nước [nguồn quê hương] có Tam Hà (2), bản, xóm (của      

          người đồng bào thiểu số) có chiềng (3)

Địa Linh (4) (sự thiêng liêng của đất) un đúc nên phước

       lành, đâu phải [khi không] ngày nay [mới được] vậy

Đai áo, áo cừu (5), ngồi gìn giữ (nơi trấn nhậm cho            

              dân); [việc] tốt đẹp nhờ cứng bền

Cái bàn, viên đá mài (6), rối bời [mà] hợp [nhau] (trong

       công việc của nước); [sự] hoạt động tất nhiên trọn vẹn

Hổ (7) trao chức, khoác [áo] điều, gặp điển lễ lớn

Rồng ghi chép (8), lưu lại tuyết [trắng], vay [lại] tuổi                       

                sáu mươi (9)

Gian khó, nhớ lại ngày theo [cạnh] nhau [để làm

             việc nước]

[Cảm thấy tâm hồn] một nửa ở nơi ao hồ sông nước,                   

                           một nửa ở cạnh mặt trời.

 

            (1) Trần Đình Túc (1808 - 1892), ĐNLT., sđd., tập 4, tr. 235 - 238.

            (2) Sông Hiền Lương; đoạn cuối sông Thạch Hãn; và sông Hiếu (Do Linh, Quảng Trị; xem bản đồ). Tam Hà còn là điạ danh ở Quảng Trị thời Nguyễn bấy giờ (tên huyện lị) [xem ĐNTL.CB., tập 37, sđd., tr. 174).

            (3) Tác giả phiên âm chữ “chiềng” (một từ tiếng Việt cổ)? “Chiềng”, theo nghĩa từ điển, là từ để gọi người bậc trên; là bản, mường lớn; hoặc là trung tâm của một khu vực. Ở đây, theo nghĩa thứ ba, trung tâm của các bản, làng nhân tộc thiểu số thuộc huyện Địa Linh (nay là Do Linh), Quảng Trị. [Xem ĐNNTC., sđd., tập 1, tr. 101; Pierre Pigneaux de Béhaine, Tự vị Annam – Latinh (1772 – 1773), sđd., tr. 77; và Viện Ngôn ngữ, Từ điển tiếng Việt, sđd., tr. 152 - 153 và tr. 334]. Về chữ “chiềng”, tác giả đã có một lần sử dụng ở bài “Cùng thống đốc Hoàng lên đài cột cờ, cảm xúc” (bài 30 trong sách này).

            (4) Địa Linh, xem chú thích (3) ở trên.

            (5) Đai áo, áo da (cừu): biểu trưng cho lúc còn làm quan với sắc phục quy định; đây chỉ là chi tiết hoán dụ. Xin xem thêm chú thích (8) của bản dịch nghĩa bài thơ số 11.

            (6) Cái bàn, viên đá mài: chi tiết biểu trưng cho thời cầm gươm tiễu phỉ, đánh thực dân Pháp (bàn mưu tính kế ở cái bàn, mài gươm ở đá mài). HVTĐ., sđd., tr. 707, định nghĩa chữ “thác”: Kinh Thi có câu: “tha sơn chi thạch, khả dĩ vi thác” (đá ở núi khác, có thể lấy làm đá mài). Ý nói: bè bạn hay khuyên ngăn để cứu lỗi lầm cho mình. Xin xem thêm chú thích (8) của bản dịch nghĩa bài thơ số 11.

            (7) Hổ, chỉ tướng cầm quân.

            (8) Rồng, chỉ vua. Vua Tự Đức thường làm thơ, trong đó có nhiều bài kí sự bằng thơ. Long Biên cũng là địa danh.

            (9) Già rồi, Trần Đình Túc vẫn phải nhận chức của Triều đình, như ở những năm 1873, 1874. Ở đây tác giả nhắc đến thời 1874 (với địa danh Long Biên, Hà Nội). Nguyễn Văn Tường viết bài thơ này, chắc chắn là vào cuối năm 1877 hoặc trong năm 1878, dịp mừng thọ bảy mươi tuổi của Trần Đình Túc. Năm 1874, Trần Đình Túc đang ở tuổi sáu mươi, chính  xác là 66 tuổi.

 

66

 

MỪNG TRẦN ĐÌNH TÚC

THỌ BẢY MƯƠI TUỔI

 

                        Nước chảy Tam Hà, bảnchiềng

                        Đất linh đúc phúc, nên phần riêng

                        Áo, đai, ngồi giữ, bền nhờ vững

                        Bàn, đá, hợp tranh, động hẳn yên

                        Hổ tặng, khoác điều, gặp lễ lớn

                        Rồng ghi, lưu tuyết, mượn thời quyền!

                        Gian nan, nhớ thuở theo nhau bước

                        Nửa tại sông hồ, nửa ánh thiên.

 

TRẦN XUÂN AN

                                                            chuyển lại thơ

 

 

 

 

 

 

 

 

Xem tiếp:

http://tranxuanan.writer.2.googlepages.com/tho_nvt-vnvcnthvttuong_16.htm

 

Cũng có thể xem tại:

http://www.tranxuanan-writer-5.blogspot.com  

http://www.tranxuanan-writer-6.blogspot.com

Trở về trang

danh mục tác phẩm -- muc lục:

 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/danhmtphamtxa_googlepcreator.htm

 

bài mới -- sách mới -- tin tức mới: 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/baimoi-sachmoi-2

______________________________________________________________________________________________________________

 

 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/home

 

 

Google page creator /  host

 

GOOGLE BLOGGER, DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE  

 

    lên đầu trang (top page)   

 01 & 02-5 HB7 (2007) = 15 & 16-3 Đinh hợi HB7