c. Trần Xuân An - Tưởng niệm Mẹ (tập thơ tự tuyển) - Tệp 3: Phụ lục: Điếu văn

 

Trần Xuân An

Tưởng niệm Mẹ 

tập thơ tự tuyển theo đề tài

 

(tự chọn lại từ những tập thơ của tác giả đã xuất bản,

đã công bố trên mạng vi tính toàn cầu

cùng một ít bài mới viết và cũng đã đăng tải)

 

 

Ngày làm bản thảo tự tuyển này:

18-03 HB10 (2010)

 

 

 

 ____________________________________

 

 Phần 3

 

 

KHẤP ĐIẾU VĂN

 

THÀNH KÍNH THƯƠNG TIẾC MẸ

Nhũ danh PHAN THỊ TRỊNH

Pháp danh Nguyên Niệm

Mẹ kính yêu,

Trong những giây phút trước khi tiễn biệt Mẹ đến nơi yên nghỉ cuối cùng và cõi vĩnh hằng xa thẳm, chúng con và các cháu vô vàn thương tiếc Mẹ.

Cả cuộc đời 82 năm như hiện rõ trong tâm trí con cháu.

Con cháu của Mẹ được biết tuổi thơ, thời con gái Mẹ qua ánh mắt quý trọng và hồi ức trong sáng của bà con, bạn bè Mẹ, từ những ngày tháng con cháu hãy còn ấu thơ cho đến lúc con cháu trưởng thành, tưởng như khắc in trong tâm khảm. Tất cả những di sản đức hạnh và kỉ niệm đến trường ấy về Mẹ cùng những mẩu chuyện từ lời Mẹ kể, Mẹ có ngờ không, là những hạt vàng, viên ngọc di sản Mẹ để lại.

Con cháu còn được biết về thuở lấy chồng, sinh con, dạy cháu của Mẹ, qua những ấn tượng thường ngày hồn nhiên mà sâu sắc như thế.

Khi lớp con cháu hầu hết đã khôn lớn, về những năm tháng Mẹ bước vào chặng cuối tuổi già cho đến những tháng ngày ngắn ngủi Mẹ lâm bệnh, con cháu cảm nhận bằng tất cả tri giác, trong đời sống gia đình, họ tộc hằng ngày.

Trọn 82 năm cuộc đời Mẹ đã thành thơ ca lưu hành trên cõi đời này, từ ngày đứa con trai còn lại của Mẹ biết làm thơ, và Mẹ sẽ còn là nguồn thơ ca cao quý nhất:

Con cháu còn biết kể đến bao giờ cho cạn, sống lại những ấn tượng với bao cảm xúc thành kính, thương tiếc đến bao giờ cho vơi những gì đã trở thành di sản tình cảm và gia phong Mẹ đã để lại, mà về mức độ rõ nét, khắc sâu vào tâm khảm con cháu, đồng hương, láng giềng, hẳn Mẹ không ngờ đến.

Mẹ kính yêu,

Hôm nay đây, trong những giây phút cuối trước linh cữu Mẹ, trong ngôi nhà thân yêu của Mẹ, ngôi nhà của ngọn cỏ huyên – biểu tượng Người Mẹ trong cổ thi –, nơi đang nghi ngút khói hương, lung linh ánh nến, và bổng trầm trong âm vực sâu lắng là tiếng kinh kệ, chuông mõ của các nhà sư, biết bao niềm thương tiếc dâng đầy!

Hôm nay đây, trong giây phút này, trước khi con cháu, bà con nội ngoại, đồng hương, láng giềng thành kính, vô vàn thương tiếc tiễn biệt Mẹ về nơi yên nghỉ cuối cùng, cõi vĩnh hằng xa thẳm, biết bao giọt nước mắt đã ứa tràn trên mí mắt và trong những trái tim thân thuộc, quen biết Mẹ!

Mẹ kính yêu,

Con cháu quỳ lạy trước linh cữu Mẹ, trầm thống suy tưởng về biểu tượng ngọn cỏ huyên – biểu tượng Người Mẹ –, ngọn cỏ khiêm tốn thay, mà lớn lao, cao quý thay, ngọn cỏ chứa cả suối ngàn, biển lớn mênh mông tình thương con cháu, thực chất chính là cây cổ thụ toả rợp công ơn đến vô cùng, mãi mãi.

Với sự hiện diện của quý tăng sư, con cháu và bà con nội ngoại xin cùng đồng hương, láng giềng, đạo hữu của Mẹ thành kính tiễn biệt Mẹ!

 

TP.HCM., sáng ngày 24 tháng 10 năm HB7

(14-9 năm Đinh hợi HB7)

Thứ nam (quyền trưởng nam của Mẹ):

Trần Xuân An, thành kính viết.

Ngày đọc:

27-10 HB7 (17-9 năm Đinh hợi HB7).

 

 

 

 

I. VỀ BẢN THÂN:

 

1. Vài nét về hộ tịch (xác thực):

Tên thật: Trần Xuân An (họ gốc: Nguyễn Văn, làng An Cư, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong).

Đôi khi dùng bút hiệu Trần Ngôn Sử, Phan Huyên Đình, Trần Nguyễn Phan.

Sinh ngày 10 - 11 - 1956 tại Huế.

Nguyên quán: Quảng Trị.

Dân tộc: Kinh (Việt Nam)

Tôn giáo: không (thờ cúng gia tiên, anh hùng, liệt sĩ Việt Nam xưa nay)

Nơi thường trú: 71B Phạm Văn Hai, Phường 3, Tân Bình, TP.HCM.

 

ĐT.: (08) 3 8453955  &  0908 803 908

Điện thư: tranxuanan.writer@gmail.com 

&  tranxuanan_vn@yahoo.com

Website cá nhân: http://tranxuanan.writer.googlepages.com 

& http://www.tranxuanan-writer.net

 

2. Học tập & giảng dạy:

+++ Trải qua các trường tiểu học và trung học đệ nhất, đệ nhị cấp, tại Huệ Đức, Long Xuyên (An Giang), Quốc Anh (Sài Gòn), Mai Khôi, Hải Lăng (Quảng Trị), Hàm Nghi (Huế), Trần Cao Vân (Tam Kỳ, Quảng Nam), Phan Châu Trinh (Đà Nẵng).

+++ Tốt nghiệp khoa ngữ văn Việt, Đại học Sư phạm Huế (1974 – 1978).

+++ Dạy học tại Lâm Đồng, 1978 – 1983 (các trường: PTCS. Lộc Ngãi, Bảo Lộc; Phân hiệu PTTH. Bảo Lộc tại Đa Huoai; PTTH. Đức Trọng). 

+++ Từ 1991 đến nay, thường trú tại TP. HCM., chuyên sáng tác, nghiên cứu.

+++ Hội viên Hội Nhà văn TP. HCM..

 

3. Sáng tác, nghiên cứu:

+++ Năm 1971, cùng bạn bè chủ trương tập san “Đất Vàng”, trong giới học sinh ở Tam Kỳ (Quảng Nam). Bài thơ lần đầu tiên đăng trên tuần báo Tuổi  Ngọc, vào năm 1973: "Tiếng chuông xưa". 1975, được tặng thưởng "Một trong mười bài thơ hay nhất trong năm" của tuần báo "Văn Nghệ Giải Phóng". Năm 1991, nhận giải “Sáng tạo trẻ”, Hội Văn học - Nghệ thuật Quảng Trị.

+++ Cộng tác với nhiều báo, tạp chí (gồm cả một số tạp chí điện tử).

+++ Có thơ trong khá nhiều tuyển thơ nhiều tác giả đã được xuất bản tại Huế, Lâm Đồng, TP. HCM., Đồng Nai, Hà Nội…

+++ Hoàn tất 24 tác phẩm (9 tập thơ, 5 cuốn tiểu thuyết, 1 bộ truyện kí - khảo cứu tư liệu lịch sử [4 tập], 5 tác phẩm biên khảo, 1 cuốn phê bình thơ, 3 cuốn tiểu luận, phê bình…). Trong đó, 15 cuốn sách, bộ sách đã được xuất bản bằng hình thức in giấy. Đã công bố toàn bộ 23 tác phẩm sáng tác, nghiên cứu trên mạng liên thông toàn cầu / internet / www. (ngoại trừ 1 cuốn sưu tuyển tư liệu sử kí) (*) (**).

 

II. VỀ DANH MỤC TÁC PHẨM:

 

1. Nắng và mưa, tập thơ,

Hội VHNT. Quảng Trị, 1991.

2. Hát chiêu hồn mình, tập thơ,

Nxb. Đồng Nai, 1992.

3. Tôi vẫn ở trên đường, tập thơ,

Nxb. Văn Nghệ Tp. HCM., 1993.

4. Lặng lẽ ở phố, tập thơ,

Nxb. Trẻ, 1995.

5. Kẻ bị ném vào bão, tập thơ,

Nxb. Trẻ, 1995.

6. Hát với đời ơi thương mến, tập thơ,

Nxb. Trẻ, 1996.

7. Quê nhà yêu dấu, trường ca thơ,

Nxb. Văn Nghệ Tp. HCM., 1998.

8. Có một nơi lá mãi xanh, tiểu thuyết, 1998;

Nxb. Hội Nhà văn, 1999.

9. Ngôi trường tháng giêng, tiểu thuyết, 1998;

Nxb. Thanh Niên, 2003.

10. Sen đỏ, bài thơ hoà bình, tiểu thuyết, 1999;

Nxb. Thanh Niên, 2003.

11. Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886), truyện – sử kí – khảo cứu tư liệu lịch sử, trọn bộ 4 tập, 2002 – 2003;

Nxb. Văn Nghệ TP. HCM., 2004;

Tạp chí điện tử Giao Điểm tháng 11-2005.

12. Ngẫu hứng đọc thơ, phê bình thơ, 2003;

Nxb. Văn Nghệ TP. HCM., 2005;

Tạp chí điện tử Giao Điểm tháng 7-2005.

+++        

13. Mùa hè bên sông (Nỗi đau hậu chiến), tiểu thuyết, 1997; hai bản đã sửa chữa và bổ sung, 2001 (lần hai) và 2003 (lần ba);

Tạp chí điện tử Giao Điểm tháng 6-2005.       

14. Thơ những mùa hương, tập thơ, 1998 & 2002;

Điểm mạng cá nhân (tranxuanan-writer.blogspot.com), 2005 (**)

15. Giọt mực, cánh đồng và vở kịch điên, tập thơ, 1998;

 Tạp chí điện tử Giao Điểm, 2005.

16. Nước mắt có vị ngọt, tập truyện ngắn liên hoàn, 1999;

 Tạp chí điện tử Giao Điểm, 2005.

+++

17. Thơ Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886) – Vài nét về con người, tâm hồn và tư tưởng (biên soạn – nghiên cứu, phản bác, và tập hợp một số bản dịch, bài khảo luận văn học và sử học về NVT.), 2000 & 2003;

Tạp chí điện tử Giao Điểm, 2005;

Nxb. Thanh Niên, 2008.

18. Tiểu sử biên niên phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường – kẻ thù không đội trời chung của chủ nghĩa thực dân Pháp (từ Đại Nam thực lục, rút gọn), dạng niên biểu, sách dẫn chi tiết, phần I, 2001;

Điểm mạng cá nhân (tranxuanan-writer.blogspot.com), 2005 (**)

Nxb. Thanh Niên, 9-2006.

19. Những trang “Đại Nam thực lục” về phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886) và các sự kiện thời kì đầu chống thực dân Pháp… (Quốc sử quán triều Nguyễn, Tổ Phiên dịch Viện Sử học VN.), chọn lọc, phần II, 2001.

20. Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886), một người trung nghĩa, khảo luận và phê bình sử học, 2002 & 2003;

Tạp chí điện tử Giao Điểm, 2005;

Nxb. Thanh Niên, 9-2006.

21. Suy nghĩ về một số vấn đề trong lịch sử cổ đại nước ta, khảo luận, 7.2004;

Tạp chí điện tử Giao Điểm, 2005.

+++

22. Luận về thời chúng ta, một số vấn đề trong chiến tranh và hậu chiến, đăng trên mạng vi tính toàn cầu, từ 3-2005 – 11-2009.

23. Bàn thêm về mấy vấn nạn sử học, đăng trên mạng vi tính toàn cầu, từ 3-2005 – 11-2009.

24. Thời sự văn hóa và suy nghĩ, đăng trên mạng vi tính toàn cầu, từ 3-2005 – 11-2009.

25. Đọc văn chương và cảm nghĩ, đăng trên mạng vi tính toàn cầu, từ 3-2005 – 11-2009 (**)

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/danh_mtpham-tranxuanan

http://www.tranxuanan-writer.net/Home/danh-muc-tac-pham-txa

_________________________

 

(*) Tiểu sử này cùng với chùm thơ tự chọn, đã đăng trên Trang Thông tin điện tử Hội Nhà văn Việt Nam:

http://hoinhavanvietnam.vn/News.asp?cat=36&scat=&id=1622

( ngày 04-8-2009 lúc 16:31:25 chiều )

Đã cập nhật dăm tên sách (xem ở phần "Nhận xét" cuối trang web này).

(**) Bổ sung link đầu sách 14, 18 & thêm đầu sách 25 (TXA.) ...

 

 ________________________

 

Địa chỉ tác giả:

 

71 B Phạm Văn Hai

Phường 3

Tân Bình

Tp. HCM.

 

Điện thoại:

[08] 38453955

& 0908 803 908

 

Điện thư

(từ 3-2005):

tranxuanan.writer@gmail.com

tranxuanan_vn@yahoo.com

 

Điểm mạng toàn cầu

(từ 3-2005):

http://tranxuanan-writer.blogspot.com (4.2005)

http://c.1asphost.com/TrXuanAn/web_index.htm (3.2006) http://tranxuanan.writer.googlepages.com (3.2007)

http://txawriter.wordpress.com (2008)

 

http://www.tranxuanan-writer.net (6 & 8.2009)

http://tranxuanan-poet.net (6 & 8.2009)

 

__________________________

 

 

Tưởng niệm Mẹ

(tập thơ tự tuyển theo đề tài về Mẹ)

Trần Xuân An

 

MỤC LỤC

 

Phần 1

1. Tóc bay sương trắng (1973)

2. Bài tháng giêng (1976)

3. Tạ ơn mảnh đất quê nhà (1982)

4. Thưa với Mẹ (1985)

5. Lời thiêng (1988-1989)

6. Bài Thơ ru búp bê (1990)

7. Thoáng xưa (1990)

8. Huế và ngày sinh (1984)

9. Tự trấn an trong đêm về phép (1980-1981)

10. Cơn bão và cây sầu đông (1985)

11. Ba hát và con ru (1989)

12. Giọt lệ của Mẹ trong những ngày con bệnh (1988)

13. Hương lam chiều hôm (1991)

14. Tôi vẫn yêu trái đất này (1993)

15. Tạ ơn (1991)

16. Giữa vô cùng (1993)

17. Tin quê (1992)

18. Hình dung khi định lập nghiệp ở Sài Gòn (1991)

 

Phần 2

19. Làng cũ ở Sài Gòn (1994)

20. Quê nội những đứa con của Mẹ (1994)

21. Mặc niệm mới: Người Mẹ Việt Nam (1994)

22. Tranh Người Mẹ (1994)

23. Mùa bưởi (1994)

24. Từ hình tượng cổ (1994)

25. Dốc Mạ ơi! (1980-1981)

26. Đừng lo cho con Mẹ ơi (1987)

27. Quê hương trong giọt sữa mẹ (1988)

28. Mẹ là cõi đời (1984)

29. Gia phả (2008)

30. Nghĩa trang (2008)

31. Mồ côi (2008)

32. Tứ tuyệt tiểu đối kính ghi ở bia phụ (2007)

33. Mẹ vô cùng (2010)

34. Thơ cuối tập: Tạ ơn ca dao (1988)

35. Thơ cuối tập: Cõi người ta sẽ đẹp sao (1990)

 

Phần 3

36. Phụ lục: Điếu văn (2007)

 

& Vài nét về tác giả

 

17:51, 18-03 HB10 (2010)

 

 

 

 

 

Tưởng niệm Mẹ

(tập thơ tự tuyển theo đề tài về Mẹ)

Trần Xuân An

 

 

 

NHÀ XUẤT BẢN:

 

2010

 

CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN:

 

 

BIÊN TẬP:

 

 

BÌA:

 

 

CHỮA BẢN IN:

 

 

In 500 cuốn, khổ 14 x 20 cm,

tại xí nghiệp in:

Số đăng kí kế hoạch xuất bản:

do Cục Xuất bản cấp ngày:

Quyết định xuất bản:

In xong và nộp lưu chiểu trong tháng:

 

 

GIÁ:

 

 

 

 

 http://www.tranxuanan-writer.net/Home/danh-muc-tac-pham-txa/tuyenthoveme/tuyenthoveme-p1 

  http://www.tranxuanan-writer.net/Home/danh-muc-tac-pham-txa/tuyenthoveme/tuyenthoveme-p2  

http://www.tranxuanan-writer.net/Home/danh-muc-tac-pham-txa/tuyenthoveme/phuluc-dieuvan

 

_____________________________________ 

 

 

Google Sites /  host

WORDPRESS, GOOGLE PAGE CREATOR, DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE