l. Trần Xuân An - Ngôi trường tháng giêng - Tệp 12

author's copyright

 

TRẦN XUÂN AN

 

06/30/09

12 tháng 3 năm HB6 (2006)

           

 

        Phần 1

 

        Phần 2

 

        Phần 3

 

        Phần 4

 

        Phần 5

 

        Phần 6

 

        Phần 7

 

        Phần 8

 

        Phần 9

 

        Phần 10

 

        Phần 11

 

        Phần 12

 

        Phụ lục

 

 

 

 

 

 

 

trần xuân an

 

 

ngôi trường

tháng giêng

 

tiểu thuyết

 

 

 

 

 

 

 

 

nhà xuất bản

THANH NIÊN

 

2003

 

 

 

            

 

xem

http://tranxuananngoitruongthgieng.blogspot.com/

( phần 12 )

 

44

 

Đêm Đa Công, cuối năm học ấy.

Cuối tháng năm theo lịch mặt trời, khi các rẫy nương đang đâm chồi vào mùa một cách náo nức, ở Đa Công, xã huyện lị, chúng tôi quen gọi với một chút mơ ước là thị trấn, lại vắng khách xa đi chợ. Chợ huyện với các phố chợ buổi chiều hôm tẻ ngắt nhưng vẫn xôn xao đối với những người từ nông thôn về như chúng tôi. Mua một ít quà, chủ yếu là trà hương ngâu, đặc sản của quốc doanh, ở các cửa hàng quốc doanh huyện lị Đa Công, loại trà không nơi nào sánh được theo nhận xét của Lộc Biếc, và cũng đã chào ba mạ Hoán, chúng tôi về nhà Ka Kring.

Đó là ngôi nhà nhỏ của ông bà ngoại Ka Kring, nay gửi lại cho một gia đình người Bắc di cư. Người cha ruột Chiau Mạa của Ka Kring thỉnh thoảng ghé thăm con gái ở đây, những năm cô còn học tiểu học, trung học, và các dịp hè thời Ka Kring theo Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt. Ngôi nhà được xây kiểu xưa, vách dày, có căn gác gỗ, lợp ngói, nằm giữa khu vườn gồm các loại cây bơ, sầu riêng, mít và cà phê.

Ba mẹ nuôi người Bắc di cư đã già. Những người con của họ đã ra riêng, ở đâu dưới Đa Tiến, Đa Châu.

Chúng tôi, cả Hoán nữa, bước lên căn gác gỗ tối om và ẩm sau bữa cơm tối. Bật ngọn đèn ống trắng, Ka Kring mở các cánh cửa kép, một lá sách bên ngoài, một lồng kính trong. Chúng tôi ngơ ngác khi ngắm các khung ảnh đã quá cũ, nước thuốc trên ảnh đã lỗ chỗ các đốm loang lỗ, trắng mốc, ghi hình những cụ ông, cụ bà, ông bà, cha mẹ của Ka Kring. Các vị hầu hết là chiến sĩ quốc tế vô sản, và một, hai người trong họ chỉ là thường dân. Lâu nay, Nam cứ ngỡ Ka Kring vờ hoang tưởng về nguồn gốc xuất thân. Bây giờ, qua một số cuốn lưu ảnh, gương mặt họ với cờ Quốc tế Cộng sản, chân dung các lãnh tụ vô sản thế giới làm phông, chụp ở nhiều nước, cùng các khung ảnh trên vách kia, anh đã hơi tin.

Ka Kring còn đưa mấy xấp thư của mẹ cô từ Thụy Điển gửi về, bức viết bằng tiếng Việt, bức bằng tiếng Anh cho Nam đọc. Những tờ thư vàng ố lẫn mới tinh. Đó là những bức thư viết bằng ngoại ngữ của mẹ cô, với các từ ngữ thông dụng, chả qua Ka Kring chỉ biết hai ngôn ngữ Anh, Việt ấy (và tiếng cha đẻ, Chiau Mạa). Tiếng Pháp của mẹ, cô chỉ lõm bõm.

Nhưng điều bàng hoàng nhất là các bức tranh do Ka Kring vẽ bằng sơn dầu, màu nước và mực nho!

Tôi ngồi trên chiếc ghế xa lông gỗ mun ngắm sững sờ bức tranh cô mới vẽ gần đây, trong các buổi sáng chủ nhật từ Bảo Nghĩa ra thăm nhà – bức sơn dầu Ka Kring đặt tên: Bão táp và số phận.

Chính Hoán cũng không ngờ, mặc dù Ka Kring khá quen với anh từ tấm bé. Hoán ngắm các bức ảnh cũ kĩ, mươi bức ảnh màu mới, đọc vội dăm bức thư, ngồi sững sờ ngắm tranh như tôi. Không hỏi, nhưng mọi người đều biết chừng, qua bao dâu bể của lịch sử, thư và ảnh vẫn còn bởi không ai ngờ ông Tây, mang hai dòng máu thuộc hệ gần nhất là Nga và Pháp, có bà vợ Tàu lai Nhật, đi khập khiễng với cái tẩu thuốc dưới hàng ria mép rậm, bạc trắng kia lại là cộng sản từng chiến đấu ở các chiến trường tại Trung Quốc và Việt Nam. Hoán chỉ biết qua lời kể của các người già tại Đa Công, ông Tây kia vì tàn tật nên chỉ sống đạm bạc, chẳng kinh doanh gì, chẳng có nhiều mẫu trà như các ông Tây khác.

Tôi ngồi đó chừng đến mươi phút trong cảm xúc đến mức rợn gai ốc về bức tranh của cô giáo lai Ka Kring, bức mới vẽ. Không ai khác, đó là các gương mặt của chúng tôi, có cả ông Binh, cả anh Trà. Ka Kring có trí nhớ khá tinh về diện mạo mỗi người cô hiểu. Những gương mặt bị quay cuốn trong bão táp dữ dội nhưng ngấm ngầm của lịch sử. Lá và hoa vẫn xanh, vẫn thắm trong các luồng gió xoáy mãnh liệt!

Đúng như Ka Kring ước, mưa bỗng rơi xối xả ngoài bóng đêm, trên cây lá quanh nhà, sau các khung cửa kính. Mưa vào mùa! Xôn xao. Náo nức. Chúng tôi nghe tiếng tụng kinh của hai vợ chồng già trước bàn thờ Phật Thích Ca bên dưới. Hình như đây là tuần kinh kệ mỗi tối. Tiếng tụng niệm già nua với tiếng chuông ngân rung, thanh thoát, tiếng mõ trầm đục, khô nặng, trong hương nhang phảng phất lẫn với tiếng mưa đêm, vang vọng.

Ka Kring lặng lẽ pha trà. Cô lại cắm những cây nến hồng, nến trắng vào ba chiếc dĩa lớn, dễ chừng hơn mười cây, đặt trên bàn nước, đặt giữa sàn gỗ và đặt trước một tủ sách. Cách phối trí nến, sau khi tắt đèn ống trắng, tạo nên một không gian ảo giác, vừa cổ kính, vừa hoang đường.

Chúng tôi hầu như không ai nói gì cả một lúc rất lâu. Bất giác, tôi nghĩ, chẳng lẽ Ka Kring đang thiết kế một sân khấu, mà những bức ảnh về những chiến sĩ quốc tế cộng sản kia, bức tranh “Bão táp và số phận” kia, những bức thư, tập ảnh của bà mẹ tóc vàng ở Thụy Điển kia, và cả những lời cô thuật sự nữa, chỉ là những gì tạo nên không khí, phông màn, bối cảnh. Nhất là khi các dĩa nến hồng, nến trắng được thắp lên, rõ ràng chúng tôi đang hiện diện một cách bất ngờ trên một sân khấu. Tôi sực nhớ đã đọc và xem ở đâu đó những trang sách, đoạn phim phản ánh, thể hiện những dạ hội hóa trang, những đêm diễn xuất thi ca.

Tôi đảo mắt tìm xem hình tượng cây thập giá và lưỡi gươm (47), hoặc chính xác hơn, hình tượng cây thập giá và khẩu súng thực dân, đế quốc, ở đâu trong căn gác gỗ đã trở thành không gian suy ngẫm này, nhưng chẳng thấy. Hẳn Ka Kring cảm thấy, ai cũng đã biết quá rõ rồi, nên ở đây không cần nói đến tác nhân kinh khiếp gây nên bão táp và số phận suốt một trăm mười bảy năm  (1858 – 1975) và những năm chiến tranh biên giới hiện tại …

Ka Kring thấy im ắng quá, cô muốn đêm chia tay này có chút không khí thơ. Cô nói về bức tranh mới vẽ – bức cô định đặt tên: Nỗi đau chiến tranh, nhưng sau đó đã tạm đặt lại: Bão táp và số phận. Cô nói, trong không gian lung linh ánh nến, khi tuần kinh kệ đã dứt nhưng mùi hương trầm còn thoang thoảng, khi tiếng mưa rơi ngoài vườn đều hạt, về suy tưởng, tâm trạng cô muốn thể hiện vào tranh. Cô không cho là mới, mới gì đâu khi vẽ lại tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, khát vọng hòa bình, độc lập, tự do, khát vọng sống cho ra sống với một lẽ sống hướng thượng. Cô không cho là mới, mới gì đâu ý định thể hiện nỗi đau của những con người cô thương mến. Mới gì đâu khi muốn ghi lại khát vọng, nỗi đau hiện thực ấy, không phải để khơi dậy hận thù chiến tranh, hận thù sắc tộc, hận thù tôn giáo, ý hệ, giai cấp, mà để loài người, mỗi con người nhân hậu hơn, bởi quá khứ lẫn hiện tại được nghiền ngẫm và tái hiện. Đấy là tâm sử của cô từ cảm nhận cuộc sống này, Đa Công này, Bảo Nghĩa này với bao bạn bè từ nhiều miền Tổ quốc đến. Cô nói như một thi sĩ.

Chúng tôi không biết nói gì, chỉ bàng hoàng xúc động, lắng nghe. Tôi vẫn thấy một Ka Kring cũ xưa nhưng mới mẻ một cách táo bạo … Bấy giờ, nhãn quan, thái độ lắm người bị nhiễm nặng chủ nghĩa Mao, với cách tư duy đóng khung và đúc khuôn cứng nhắc trong khái niệm đấu tranh giai cấp (bất cứ cái gì cũng được “dịch” là biểu hiện đấu tranh giai cấp, ngay cả việc đánh giặc, cứu nước). Người ta có thể phê phán Ka Kring đã rơi vào hố bùn của triết thuyết siêu giai cấp, tính người chung chung!

Dẫu sao, đó cũng nỗi niềm chân thành của Ka Kring!

Sau một vài bài thơ, trong đó có thơ Phùng Quán, Trần Quang Long, là một vài bài hát, trong đó có “Sơn nữ ca” của Trần Hoàn (Nam đã mạn phép đặt thêm lời hai, ngọt ngào, nồng ấm, hạnh phúc). Tôi nghĩ lời hai ấy như một lời cầu chúc, ước vọng của Nam dành cho Ka Kring, cô giáo lai xinh đẹp, mực thước, mới, lạ và nghệ sĩ. Có phải đó là lời hứa hẹn giữa Nam và Ka Kring?

Trong một thoáng nào đó, tôi lén nhìn Lộc Biếc trong ánh nến lung linh. Tôi yêu Lộc Biếc da diết với nỗi buồn lặng lẽ.

Đêm ấy, sau khi Lộc Biếc, Ka Kring xuống nhà dưới đi ngủ, tôi nằm cạnh Nam, Hoán và Huyện, dưới tấm chăn bông nhẹ tưng có mùi ẩm mốc. Tôi thao thức mãi. Tôi ôn lại những chặng đường rời làng quê Thuận Xá, Quảng Trị vào Huế, rồi lên Đà Lạt nhận nhiệm sở, bến xe Đà Lạt một sáng sớm có Lộc Biếc, Khúc Văn và hoa diếp vàng trên vách ta luy đá, chuyến lên Đà Lạt lần thứ hai với Nam, những ngày Bảo Nghĩa, cái Tết thành phố Hồ Chí Minh, những ngày có Ka Kring về trường, lại hình dung những chặng đường về lại quê nhà, chỉ ngàn cây số nhưng bao nhiêu vất vả với các tàu, xe rệu rã, các bến xe, bến tàu chật ních người, hôi hám, nhếch nhác. Tôi nhớ cha mẹ, nhớ các em tôi, bà con ruột thịt ở làng quê, “đất không nuôi nổi người, người không nuôi nổi đất” (41) ấy. Nỗi nhớ mênh mang, nỗi nhớ thâm thiết và tiếng mưa, tiếng gió xào xạc dìm giấc ngủ tôi vào khuya, nâng sự bừng thức của tôi trong ánh xanh hồng của nền trời sắp hé rạng.

Tôi tỉnh giấc, nhìn ra cửa sổ, trong tiếng đọc thơ của Nam, lại là bài NGÔI TRƯỜNG THÁNG GIÊNG. Tôi vẫn nằm im, mở mắt nhìn ánh nến hắt vào vách tường, nơi treo những ảnh, những tranh. Nam lại nói, hình như với riêng Lộc Biếc: “Phải có những năm gian khổ thế này để chúng mình tự tin hơn trong các bài giảng, thây mặc những ai vun quén cá nhân”. Tôi tỉnh hẳn, trỗi dậy, xếp lại chăn, cuốn lại chiếu. Ba dĩa nến trên bàn lung linh, sáng rỡ. Hóa ra các bạn đã dậy từ lâu. Tôi ngỡ chưa hề có giấc ngủ với đêm tối, vì nến vẫn chưa lụn, vẫn như đang là buổi tối đầu đêm hôm qua. Tôi xấu hổ xuống nhà sau, đánh răng, rửa mặt. Có lẽ do tôi thao thức quá khuya nên ngủ mê man, dậy muộn.

Chúng tôi lại chào hai vợ chồng già đang mang áo thụng lam chuẩn bị tuần kinh kệ sớm. Trong khi ra cửa, lúc này tôi mới thoáng thấy chân dung Bác Hồ cùng Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ trên vách, một chân dung khác trên cửa ra vào – Trần Hưng Đạo.

Ra nhà ngang, Ka Kring mở cửa cho tôi, Nam và Hoán lấy xe đạp. Trời còn tối mịt, nền trời he hé ánh hồng, đất ướt, cây lá còn đẫm mưa, lành lạnh.

Đến bến xe Đa Công, Hoán vào mua vé với ba chúng tôi, để Lộc Biếc nói chuyện với Ka Kring trong những phút sắp chia tay.

Bên cốc cà phê uống vội, tôi thấy Ka Kring nhìn Nam đam đắm, hồn hậu, với một tình yêu trong sáng, chân thành và công nhiên. Nhưng Nam, cũng như tránh đèo Ka Kring, Nam lại tránh nhìn ánh mắt cô!

Chúng tôi năn nỉ Lộc Biếc cầm giúp chút quà mọn về biếu gia đình.

Đưa Lộc Biếc lên xe về thành phố Hồ Chí Minh trước, tôi cố gắng nói được một câu, như một học trò không thuộc được bài:

- Nghỉ phép một tháng thôi, tháng sau gặp lại nhé.

Lộc Biếc mỉm cười, gật đầu. Thuận miệng, tôi nói thêm:

- Cho gửi lời thăm hai chú thím, Thủ, Thuận cùng Hoàng Lan, Hoa Hồng, cả Tiệp nữa nhé.

Lộc Biếc lại mỉm cười, gật đầu. Cô cũng gửi lời thăm ba gia đình ba mẹ chúng tôi ở Huế, ở Quảng Trị như vậy. Chúng tôi lại chúc Hoán đỗ vào kì thi tuyển sắp tới.

Hoán vẫn đứng bên cạnh xe của Lộc Biếc, còn Ka Kring bước tới chiếc xe về Nha Trang, chiếc ba anh em chúng tôi sẽ đi (về Nha Trang rồi mới mua vé xe hoặc tàu ra Huế, Quảng Trị được). Hai chiếc xe đạp của tôi, của Nam đã gửi nhờ Hoán, Ka Kring dắt về nhà Hoán gần đó, đang dựng kề anh.

Khi tôi và Huyện đã lên xe ngồi, Nam vẫn còn đứng bên cạnh Ka Kring dưới đất. Chiếc váy thổ cẩm hôm nay Ka Kring mặc cũng vẫn cùng màu, cùng vải với áo và mũ: màu đen, làm nổi bật làn da trắng hồng của cô. Lọn tóc bối tó của cô vẫn để lộ chiếc gáy trắng tròn xinh đẹp. Nam, với chiếc mũ kép pi xám tro, áo bỏ vào thùng quần, đôi dép lốp quai vải sợi ni lông bắt chéo. Cả hai trông rất đẹp đôi. Huyện bấm khẽ vào vế của tôi, cười khẽ. Tôi mong cuộc sống trần gian này cứ dễ thương như Ka Kring ước.

Trời hửng sáng, tiếng loa điều phối gióng giả, rè rè. Người phụ lái giục khách lên xe. Lúc Ka Kring đứng bên cạnh cửa sổ của xe, tôi thấy đôi mắt màu nâu trong vắt của cô đỏ hoe, chảy tràn nước mắt trên hai gò má phơn phớt những chấm tàn nhang nhạt màu. Nam cũng rưng rưng, nghẹn ngào. Rồi xe rồ máy, chầm chậm lăn bánh. Tôi mải nhìn theo xe Lộc Biếc chạy phía trước. Tôi nghe loáng thoáng tiếng Ka Kring. Và tiếng Nam rất rõ, nhưng tôi không hiểu gì cả! Chẳng lẽ chỉ là đồng nghiệp, đồng chí, là tình bạn sâu đậm thôi sao! Chẳng lẽ lời hứa hẹn thuộc về nghìn vạn năm sau! Yêu nhau, phải bình đẳng nhân phận trong sự bình đẳng chung? Tôi và Huyện chỉ biết để mặc cho Nam chảy ràn nước mắt, khi xe lăn bánh khá xa, khuất dần bóng dáng Ka Kring (một cô gái lai cụ thể, đâu phải là biểu tượng!). Đến bao giờ, đến bao giờ mới bình đẳng tuyệt đối giữa các quốc gia, nhân tộc, chủng tộc, để bi kịch  “tình yêu đương và màu da” (48) không còn nữa? Nam như một người đã chết. Bàn tay vẫy của tôi cơ hồ cũng chết cứng trong gió sớm. Nam ơi, sơn nữ hiện thân của dòng suối Đạ Nga ơi! Tôi lay Nam, ngỡ đang lay một cái xác bất động.

Đến ngã ba Phuốc, tôi mới chợt tỉnh, lắng lại chút xúc động bàng hoàng, một xúc động chẳng hiểu sao lại vượt quá thực tại!

Lộc Biếc đang ngồi trên chiếc xe ngược chiều, hẳn lúc này đã ra khỏi những khúc phố huyện lị, nhưng đã chiếm lĩnh cả tâm hồn tôi, một tâm hồn vừa qua cơn rồ dại!

Xe vẫn băng băng qua những đồi trà trong nắng ban mai. Tôi thở dài. Có lẽ tình cảm đơn phương trong trái tim tôi đã quá ngưỡng nên trở thành lố bịch! Tôi buồn rầu mỉm cười một mình khi thấy mình chưa hề có một người yêu nào cả, chỉ là tình thầm, riêng một mình tôi đắm say, đau đớn.

- Những gã làm thơ đều vớ vẩn cả, Khoai à!

Tôi chợt nghe Nam phàn nàn sau tiếng thở như nấc. Tôi biết Nam tự trào một cách thành khẩn. Sao tôi không nghiên cứu toán học với niềm đam mê như với văn chương?– Câu nói của Nam khiến tôi tự hỏi –. Tôi thấy Huyện mỉm cười.

Xe vẫn bon bon qua các đồi trà xanh lóng lánh, các thửa đất tươi màu đang “bung ra”, nẩy bật chồi từ bao hạt bắp mới gieo như muôn ngàn cây bút. Tôi lại nhớ đến chiếc đũa bị gãy ở bàn học sinh tại chái đầu hồi nhà tập thể trường Bảo Nghĩa, chiếc đũa Huyện đã chua xót bẽ gãy một cách bất giác. Tôi xòe ra trước mặt bàn tay của mình. Cũng vô thức, tôi co lại ba ngón, để ngón trỏ và ngón giữa mở ra hình chữ V. Đó là hai, Lộc Biếc và Ka Kring. Đó vẫn là năm chúng tôi … Đó cũng là chiến thắng của Việt Nam (VN.’s Victory) … Tôi lại liên tưởng quá xa, quá rộng, với một cảm xúc như cảm xúc trước câu chúc của Nam gửi lại cho Ka Kring trong phút chia tay cuối cùng! Một xúc động vượt quá thực tại, như thể nhìn ngắm một cụm mây trắng sáng ngoài khung cửa xe, tôi tưởng như thấy cả bầu trời. Nhưng dẫu sao cũng như cụm mây kia, cả bầu trời Tây Nguyên đang rực nắng thật.

Nhìn mông lung, chìm vào suy ngẫm một lúc khá lâu, tôi lại nói một cách bâng quơ, vớ vẩn, không phải để động viên Huyện lúc này, tuy điều muốn nói lạiï bao ngày da diết trong tôi:

- Một niên khóa dạy học, buồn cười thật đấy, bởi phát hiện ra anh em giáo viên mình còn qua kém về thực tiễn sản xuất, lao động nơi này … Cả hồn, cả xác chưa ra gì!

Tôi thấy bàn tay đã lơi lỏng của tôi bất giác lại mở ra hình chữ V như hồi nãy, cơ hồ chẳng thể khác được. Tôi mỉm cười:

- Huyện à, chính khoa học thực nghiệm, cụ thể là hóa dược của ông, sẽ cứu rỗi tình yêu đương, cứu rỗi Con Người, nỗi đau màu da … cứu lấy tương lai … Và vật lí, sinh học … Đúng vậy, “khoa học – kĩ thuật là then chốt”.

Cùng một trường cảm xúc, Huyện nắm lấy bàn tay tôi, nét mặt chưa bao giờ bày tỏ niềm chấn động sâu và mạnh đến thế. Huyện không cho tôi phi thực tế, rồ dại!

Nam cũng nắm chặt bàn tay năm ngón, có hai ngón đang mở ra hình chữ V của tôi, cười rạng rỡ, rân rấn nước mắt.

Có ai nghĩ ba anh em chúng tôi đang chơi trò con nít buồn cười không? Lúc này, tâm trạng tôi quá đỗi ngổn ngang!

Chiếc xe khách cũ kĩ vẫn chạy trên quốc lộ Hai mươi loang loáng nắng. Tôi ngỡ đang nao nức chèo ghe đua thuyền trên làn nước yêu thương xa lắc, tuy hiện giờ ba chúng tôi ngồi bên nhau lặng lẽ trên xe.

Đó là buổi sáng nơi bến xe Đa Công và trên chuyến xe về Nha Trang năm  ấy. Năm ấy đến năm nay, đã gần trọn hai mươi năm, ngỡ trong một chớp mắt!

Trong chớp mắt đó, nổi rõ lên trên nền kí ức một hình ảnh từ câu tục ngữ nghìn xưa, “năm ngón tay có ngón dài ngón ngắn”, cũng từ câu thơ của một nhà thơ, “như năm ngón tay trên một bàn tay”, càng khắc sâu hơn bức tranh về những gương mặt trong bão táp cách mạng, hoa vẫn thắm, lá vẫn xanh trong bão táp đó – bức tranh  của Ka Kring. Bức tranh ấy mãi còn ở trong sâu thẳm tim tôi. Tôi áp bàn tay mình lên lồng ngực mỗi khi hồi tưởng như lúc viết những dòng chữ này.

 

45

 

Và làm sao tôi quên được buổi xế chiều trên bờ sông Nhùng, Quảng Trị quê hương, năm ấy.

Về đến làng Thuận Xá quê nhà, tôi phải thay chân xã viên của mẹ để bước vào vụ gặt. Hai bàn tay lại chai rát, đôi vai lại mỏi ê ẩm. Khi bao hạt lúa mới đã phơi vàng trên sân hợp tác xã, tôi vui sướng lãnh phần chăn ba con trâu cày của đội sản xuất thay cha, để sống lại những năm thơ ấu giữa cánh đồng trơ gốc rạ, hai bên quốc lộ cũ đã bỏ phế từ lâu, cỏ mọc cằn cỗi.

Một tay cầm cuốn tiểu thuyết đang đọc dở, một tay cầm chiếc roi hóp mỡ, tôi cho trâu bơi qua sông Nhùng trong nắng xế chiều. Ngồi trên lưng trâu, hai chân thả vào nước mát, thật thú vị.

Ở bến nước, sau khi tắm xong, ngồi trên bậc cấp có lót mấy phiến đá xanh, tôi ngắm trâu dầm mình, quất đuôi vọc nước, đuổi dăm con nhặng cứ chờn vờn trên lưng chúng.

Tôi nghe có tiếng động phía sau, vội quay mặt lại. Nam! Nam đang dựng xe đạp bên khóm dứa dại, nét mặt hết sức thảng thốt. Tôi đứng dậy, chưa kịp hỏi Nam, anh đã kéo tay tôi cùng ngồi xuống bậc bến.

Nắng chiều đỏ ối trên mặt sông, hắt lên gương mặt Nam đang đau đớn, bàng hoàng. Nam không nói gì cả, rút từ túi áo ra một mảnh giấy gấp tư. Một bức điện tín!

Mở vội ra để đọc, tôi sững sờ:

 “Ka Kring về quê cha ở Đạ Ân, đã bị FULRO. bắn chết vào tối 15.06 vừa rồi. Đã mai táng tại mảnh vườn nhà cô ấy. Hoán”.

Tôi lặng người, đọc ba dòng chữ của bưu điện đến mấy lần cũng không rõ.

Hai dòng nước mắt của Nam ròng chảy. Nam úp mặt vào hai tay, nấc lên, rồi òa khóc với tiếng khóc Nam cố bưng lại bằng những ngón tay run rẩy.

Tôi cũng không thể không khóc. Hình ảnh cô gái lai Ka Kring xinh đẹp, dễ thương, thông minh, sâu sắc, tài hoa bỗng chói sáng trong niềm tưởng tiếc. Trong hoài niệm của tôi, Ka Kring vẫn hát bài ca hôm nào ngập ánh trăng B’Kẽh! Sao cô lại tha thiết, tin yêu cất giọng giữa vòng tay của những người bạn lai thuở cấp một, cấp hai ở làng Đường Đàn quê Nam, dưới mái trường thời tuổi nhỏ của anh và tôi! Sao Ka Kring lại ngời sáng như cô đang còn sống giữa vài ba gương mặt đậm nét Ma-rốc (Maroc), Pháp, Trung Hoa, mãi còn hồn nhiên nơi lí ức tôi! Những bạn lai ấy trong thời tấm bé của chúng tôi cô nào có dịp gặp gỡ, cũng không bao giờ còn dịp về làng Đường Đàn của Nam để chuyện trò rồi thân quen như bà con, ruột thịt!

Tôi biết nói gì, cũng chẳng thể nói được gì với Nam lúc này. Nam Tây Nguyên K’Hor, Châu Mạ đã cho cô một dòng máu, nuôi dạy cô khôn lớn và đã bắn chết cô, người con gái có tên Ka Kring của chính Nam Tây Nguyên K’Hor, Chiau Mạa.

Tôi khóc, lau nước mắt mặn chát, rồi nước mắt lại chảy tràn. Ba con trâu vẫn vô tư nhơi lại cỏ trong làn nước đã sẫm chiều, nhòa đi trước mắt tôi.

- Mình sẽ vào Đa Công ngay sớm mai.– Nam chợt nói, giọng nghẹn ngào –.

Tôi quay lại nhìn Nam, giọng tôi cũng nằng nặng:

- Dẫu sao cũng muộn rồi, Nam à. Đợi mươi ngày nữa, hai đứa mình cùng vào?

Nam lắc đầu, thở dài não nuột:

- Mình phải vào trước, chỉ để thắp cho Ka Kring một nén nhang. Ừ, thì rõ là đã muộn …

Khi dắt trâu về chuồng, trên đường làng đã nhập nhoạng tối, tim tôi bỗng lóe lên một hi vọng. Tôi nói với Nam, trong chớp lóe ấy:

- Biết đâu, Hoán và Ka Kring đùa Nam đấy! Đã có bao bức điện tín đùa như vậy trên đời!

Nam ớ lên như một chú bé đần độn chợt vỡ lẽ. Nam thốt ra trong tiếng cười đầy hi vọng:

- Ừ, biết đâu! Biết đâu! Mai, ngày mai, mình phải vào lại Đa Công! Biết đâu! Mình vào nhé!– Nam nắm lấy cánh tay tôi, siết chặt bằng hai bàn tay của anh –. Mình sẽ sống suốt đời với Ka Kring tại Đa Công! Cũng có thể, mươi năm sau, đủ tiêu chuẩn, chúng mình sẽ xin về thành phố Hồ Chí Minh, dạy học, làm văn nghệ, và sẽ mở một quán cà phê nho nhỏ, sẽ sinh một hai đứa con. Lớn lên, chúng học xong đại học, sẽ làm nghề cá thể nào đó …– Nam nói như thể anh đã suy nghĩ, trăn trở từ lâu, giọng hơi ríu lại vì nghẹn ngào, hi vọng –. Nhưng trên cả tình yêu đương, hạnh phúc riêng tư, vẫn là tác phẩm, tác phẩm và tác phẩm, Khoai à …– Nam nói, như thể anh ngăn chặn trước những lời can gián từ tôi –.

Và Nam nhảy lên xe đạp, đạp nhanh vào làng Đường Đàn, tưởng chừng muốn bay ngay vào Đa Công.

Tôi hiểu, anh đoán là tôi không thể không nói, nên chặn trước như thế, mặc dù Nam thừa biết tôi cũng như anh và nhiều người khác, vừa quý mến Ka Kring như một người bạn, mong muốn cho cô những điều tốt đẹp, hạnh phúc như bao người chung quanh, vừa ngần ngại những ác cảm vô thức của cộng đồng từng là nạn nhân của thực dân da trắng …

Gió nam nóng mùa hạ đã tắt từ lâu, ngọn nồm lay những tre với hóp một điệu ru êm ả, mát rượi. Con trâu bên cạnh tôi bỗng nghé ngọ trong chiều hôm tĩnh mịch làng quê.

Chính tôi, chính Nam, cùng những bạn bè khác, cũng được Ka Kring “soi sáng”. Tôi mong Ka Kring không bị bắn chết bởi Nam Tây Nguyên K’Hor, Chiau Mạa của cô bao giờ. Tôi cũng mong Ka Kring, biết đâu, đã bay qua Thụy Điển với mẹ, cô gái tóc vàng thuở nào đã chạy trốn cô đơn, ngả vào vòng tay người tài xế Chiau Mạa, nhưng đành lòng bỏ cô lại giữa cô đơn, lạc lõng! Không cô đơn, lạc lõng đâu, Ka Kring! Và đừng, Ka Kring đừng chết để khẳng định mình ở quê hương Đạ Ân với cái chết thảm khốc bởi họng súng Phuyn-rô (FULRO.) như thế! Tôi biết, Ka Kring càng sẵn sàng hơn để lao tới thách thức trước họng súng của bất kì lũ thực dân, phát xít, đế quốc, bành trướng mang màu da nào, nếu chúng trở lại, chưa từ bỏ ý đồ đen tối. Còn có bao nhiêu cách để khẳng định tư tưởng đoàn kết nội bộ dân tộc rất Việt Nam trên đất nước này! Còn có bao nhiêu cách để khẳng định lòng yêu Tổ quốc Việt Nam và riêng Tây Nguyên ruột thịt của Ka Kring! Tôi bỗng nhiên thấm thía nỗi niềm bi kịch đằng sau vẻ hồn nhiên, tự tin, tươi tắn của Ka Kring như một thức ngộ về một Con Người. Nhưng tôi vẫn hi vọng bức điện tín ấy chỉ là trò đùa của thương nhớ. Ka Kring chẳng bao giờ có ý tưởng bi đát đến vậy đâu, Nam Tây Nguyên K’Hor, Chiau Mạa cũng chẳng bao giờ tàn nhẫn với cô như thế. Cô gái lai mực thước, sâu sắc lại rất tài hoa, nghệ sĩ ấy đã sống rất dỗi bản lĩnh với một “chất thép rất tình”. Ka Kring như thế, và chỉ như thế. Tôi trách mình đang suy diễn quá đáng về cái chết của cô,  nếu như bức điện tín là đúng.

Tôi bỗng dưng chán ghét biểu tượng cho vạn năm sau, nhưng lại thương mến Ka Kring, một cô gái lai cụ thể, thương mến đến vô ngần. Tôi yêu biết bao chủ nghĩa quốc tế trong sáng, không vụ lợi, không đồng hóa dân tộc, một chủ nghĩa quốc tế không hề mâu thuẫn với chủ nghĩa dân tộc, sự trường tồn của dân tộc và bản sắc dân tộc, trong tình chan hòa các nhân tộc trong nước! Tôi gọi thầm, Ka Kring, Ka Kring, lại liên tưởng đến K’Bẻo, em học sinh mắc bệnh bạch tạng của Nam và của chúng tôi, chợt nghe mình ứa tràn nước mắt …

Đột nhiên, tôi tỉnh người, nghe máu dồn lên đầu, bước chân sững lại, rồi lạnh dọc xương sống … Tôi chẳng dám đạp xe ngay vào làng Đường Đàn để nói với Nam một ý tưởng chợt lóe lên, hình thành rõ nét trong tôi, mặc dù từ lâu chúng tôi đều nhận thức được nhưng nỡ nào quả quyết … Tôi hiểu tâm thức dân tộc mình, và đến lúc này, vẫn thấy đồng bào mình hoàn toàn đúng … Vâng, cho dẫu lí lịch Ka Kring thế nào đi nữa, con cháu của Nam với cô gái lai tuyệt vời ấy, mãi đến muôn đời, vẫn là khách (ngoại kiều) trên đất nước Việt Nam ruột thịt! … Chợt nhận ra mình đang đứng sững, tôi vội rảo bước … Tôi không muốn người bạn thân thiết nhất đời tôi phải rơi vào bi kịch đau đớn nhất, bi kịch hơn mọi bi kịch trên đời này: trở thành khách trong ngôi nhà Tổ quốc! Tôi quyết đêm nay phải mượn xe đạp cho được hoặc đi bộ để vào làng Đường Đàn, nói hết với Nam mọi lẽ … Và Ka Kring ơi, có hiểu giùm tôi không … Vâng, chúng tôi chấp nhận mọi thua thiệt, nhưng làm sao chấp nhận nổi mình là khách trong vòng tay đồng bào! Xin hiểu giùm nhau, Ka Kring … Tôi phải tàn nhẫn đến độc ác để nói với Nam, rồi tùy Nam …

Hơn lúc nào hết, tôi chợt thấy rõ, cũng như ở đáy sâu trái tim Nam, ở thăm thẳm tâm thức bao dân tộc khác trên thế giới, tận trong sâu xa hồn phách tôi vẫn tồn tại một mâu thuẫn, đúng hơn, một giới hạn, giới hạn chính đáng, cho dẫu tôi chả là gì cả!

Tôi đã tự trấn tĩnh lại, chân vẫn chậm bước trên đường làng. Dưới bóng tre pheo, nắng chiều hôm dần tắt càng trở nên mờ tối. Cảm xúc về Ka Kring ngỡ như từ lồng ngực dâng lên, sáng bừng đầu óc. Tôi trở nên tỉnh táo rất bất ngờ. Trong tôi lại có những lóe chớp của suy tưởng. Duy lí. Hơi lạ thường.

Hơn bao giờ hết, lúc này tôi như một kẻ đốn ngộ. Ý tưởng tôi mênh mang rồi đọng lại ở một điểm sáng. Tôi nghĩ đến huyết hệ với mã di truyền phiêu bạt … cũng như bao loài cây cỏ hoa trái. Cây mít thân thương, ruột rà, nghe đâu lại có gốc gác là đất Ấn Độ huyền bí, chói ngời văn minh từ bao ngàn năm trước. Cây dương liễu yêu dấu rất Quảng Trị trắng cát, nghe đâu lại có quê hương nguyên thủy là châu Phi rực rỡ nắng và văn hóa cổ đại. Cũng như nhiều sản vật Việt Nam khác vốn có căn cước là châu Âu tuyết trắng, nhạt nắng và uyên bác, một loài củ ngọt ngào đã trở nên máu thịt Việt Nam, tôi được mang tên chúng, khoai lang, nghe đâu cũng có bản quán là Nam Mỹ xa xôi, đồng hương với những thổ dân da vàng Tân lục địa, phì nhiêu và phong hóa tươi đẹp (49)! Hơn lúc nào hết, tôi cảm nhận được rất rõ, thật rõ sự thiêng liêng của máu, mồ hôi, của bao khúc ca dao, dân ca, bao huyền thoại, cổ tích tự bao giờ đã được sáng tạo và mãi còn đọng lại ở bao làng quê đồng bào Việt Nam, cùng với chất đất, khí hậu, lịch sử độc đáo Việt Nam, thời gian đằng đẵng nghìn đời với sức mạnh Việt hóa vừa sôi nổi, sinh động, vừa êm ả, thầm lặng, một cách rất Việt Nam, là những gì hun đúc nên bản lĩnh, cốt cách dân tộc cho mỗi nhân phận trong năm mươi ba nhân tộc, trên đất nước Việt Nam. Hơn lúc nào hết, tôi hiểu thấu sự khác biệt giữa con người với các sản vật, sinh vật không phải con người. Con người Việt Nam, mấy ai lai với người có gốc nước ngoài! Đồng thời tôi vẫn nghĩ đến thời lượng, chất lượng, mức độ bản địa hóa, dân tộc hóa và tính thuần túy Việt Nam. Hơn lúc nào hết, tôi thấm thía hiểu rõ ý nghĩa của hai chữ Việt Nam bằng chính lịch sử dân tộc: Năm mươi ba nhân tộc từ nhiều nguồn đã cao vượt hơn người về nhân văn, đã vượt (Việt) núi rừng, biển cả để đến xứ sở phương nam, Phù Nam (Nam), rồi cùng bao người dân Phù Nam cổ xưa tạo nên một dân tộc, một hiệp tộc quốc, sau nhiều biên thiên, suốt bốn nghìn năm lịch sử. Vâng, nước hiệp tộc Việt Nam, Việt Nam hơn lúc nào hết!

Tôi đang chậm bước về nhà, nghe lòng mênh mang sau phút choáng váng, trong nỗi suy tưởng hòa lẫn niềm cảm xúc về Ka Kring. Sáng tỏ. Bâng khuâng. Rồi lại phân vân. Và luẩn quẩn. Rồi dứt khoát. Biết làm sao được! Ka Kring ơi, Nam ơi, đêm nay tôi phải bằng mọi cách vào làng Đường Đàn, để tàn nhẫn đến độc ác, nói cho Nam rõ, rồi tùy Nam …

Một lần nữa đôi chân lại sững bước, bởi sức nặng của khối mâu thuẫn đột nhiên trĩu nặng trong tôi. Tôi thầm bảo, có sao đâu, nếu Nam trở thành khách thường trú (kiều dân) trong vòng tay đồng bào hiếu khách, cho dù luật pháp không đành xem là khách. Tôi lại muốn chúc mừng hạnh phúc của Ka Kring và người bạn thân nhất đời tôi, chúc mừng những dự định tốt đẹp Nam đã thốt ra trong bàng hoàng, hi vọng hồi nãy. Tôi chẳng từng khát vọng, xót xa trước bao trăn trở về hạnh phúc của Nam với Ka Kring đó sao! Tôi lại rảo bước. Con đường làng dẫn về nhà sao dài quá đỗi!

Dẫu sao, những dấu cảm vẫn rơi trong đầu, trong tim tôi như mưa từ những chớp lóe của ý nghĩ trên đường làng. Tôi đi nhanh, giục ba con trâu mau về chuồng dưới tiếng tre pheo xào xạc.

Sau khi dẫn trâu vào chuồng, tôi ăn vội chén cơm, liền mặc áo quần dài, đi nhanh qua nhà người anh họ để mượn xe, đạp vào nhà Nam. Đêm đó, tôi chưa kịp nói gì, Nam đã thú thật với những giọt nước mắt, anh không thể nào không tự cấm lòng mình (anh không thể tiếp tục yêu một cô gái lai, lai Nga, lai Pháp, lai Mỹ, lai Tàu, lai Nhật!…), dẫu anh quý trọng Ka Kring đến vô ngần và mong cô suốt đời hạnh phúc. Tôi biết Nam vẫn là người đam mê bốn chữ: thuần túy Việt Nam, kể cả về tư tưởng, tâm linh, nhưng trái tim, đôi mắt anh luôn mở rộng ra với nhân loại!

Đã gần hai mươi năm, từ buổi chiều hôm mùa hạ bên bờ sông Nhùng quê nhà Thuận Xá, và đêm gần khuya tại làng Đường Đàn, Quảng Trị năm bảy chín ấy …

Bây giờ, bên con đường như dòng sông đời ở Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh, lòng tôi đã mở rộng với cuộc sống, một cuộc sống thoáng đãng hơn, trong hơn mười năm mở ra những chân trời mới, mở ra những trang sử mới, những đúng, những sai mới, những vui, những buồn mới, những mừng, những đau mới. Bao niềm vui, bao nỗi đau, bao ý tưởng đúng đắn nhưng hơi quá khích của nhiệt tình thuở xa xưa ấy cũng đã trở thành kỉ niệm tẩm mật, chất mật nhân hậu của thời gian, vốn có trong tâm tưởng con người. Thương và yêu biết mấy tuổi hai mươi của chúng tôi ngày tháng đó.

 

  

§   Khởi viết lúc chín giờ sáng ngày 28.10.1998 (mùng chín tháng chín Mậu dần), viết xong lúc mười bốn giờ mười phút xế trưa 12.12.1998 (hai mươi bốn tháng mười Mậu dần).

§   Vì lí do kĩ thuật (đĩa mềm vi tính bị mất chữ), phải xếp chữ lại lần thứ hai.

§   Tác giả tự xếp chữ xong vào lúc mười giờ kém hai phút, ngày 06.04.2003 (05.03 Quý mùi HB.3).

§   Sửa chữa lỗi xếp chữ xong vào lúc năm giờ mười phút ngày 13.04.2003 (12.03 Quý mùi HB. 3).

 

 

CHÚ THÍCH

 

 

(1)     Vương quốc được gọi là Sơ Ma hoặc Châu Mạ, phiên âm từ hai chữ: Chiau Mạa, có nghĩa là người Mạ. Cư dân thuộc nhân tộc Chiau Mạa cũng như tuyệt đại đa số trong các tộc người K’Hor chỉ có một họ: K’ (đọc là Cơ), với nam giới; Ka (đọc là Ca), với nữ giới; chẳng hạn: K’Đăng, Ka Kring … Xem thêm mục từ Cơ Ho, Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập I, TTBS. TĐBKVN., Hà Nội , 1995, tr. 614; Đào Duy Anh, Đất nước Việt Nam qua các đời, bản in lần thứ hai, Nxb. Thuận Hóa, 1997, tr. 211 – 213.

(2)     Thơ bông đùa của Trần Xuân An.

(3)     Kì thi tú tài duy nhất được tiến hành theo hình thức trắc nghiệm và chấm bằng máy điện toán IBM., vào cuối năm học 1973 – 1974.

(4)     Tên đầy đủ: Đội Thanh niên Ánh sáng văn hóa.

(5)     Tác giả: Nguyễn Dữ. Ở đây, nhắc đến yếu tố hoang đường.

(6)     Ca dao.

(7)     “Ngã hữu thốn tâm vô dữ ngữ”: Ta có chút lòng không biết nói với ai.

(8)     Ngôi trường tháng giêng, thơ của tác giả tiểu thuyết (TXA., tập Lặng lẽ ở phố, Nxb. Trẻ, 1995); sử dụng để hư cấu nhân vật Nam và nhân vật xưng “tôi” (Đỗ Khoai)... Xin lưu ý thêm: Tất cả các nhân vật trong tiểu thuyết này, đều là hình tượng hư cấu theo phương thức phản ánh hiện thực của văn học. Xin được khẳng định rõ như thế để tránh những ngộ nhận đáng tiếc.

(9)     Thơ TXA. (bản phác thảo).

(10)  Viết tắt của các chữ: Đội 6, Hợp tác xã xã Bảo Nghĩa, huyện Công.

(11)  Nhắc lại câu nói có chơi chữ của Bác Hồ: “Mỹ mà xấu!”.

(12)  Nguyên văn: “Tha hương ngộ cố tri”; “Mặt em là quê hương”.

(13)  “Lời mẹ dặn”, “Chống tham ô lãng phí” là hai bài thơ của Phùng Quán, in trong tuyển tập Nhân Văn giai phẩm, đã được diễn ngâm trong đêm thơ tưởng niệm Phùng Quán, 17.12.1998, tại Cung Văn hóa Lao động Tp. HCM., do Hội Đồng hương Huế tại Tp. HCM. và Hội Cựu Thiếu sinh quân LK. IV tổ chức.

(14)  Bài nói chuyện của nhà văn Vũ Hạnh tại giảng đường I, ĐHSP. Huế, 1977 – 1978.

(15)  Nhạc và lời: La Hữu Vang. Các ca từ trong tiểu thuyết này đã được tra cứu lại theo sưu tập của Nguyễn Ngọc Khôi, Trần Đức Tâm.

(16)  FULRO.: Front Unifié de Lutte des Races Opprimées (Mặt trận liên minh chiến đấu của các nhân tộc bị áp bức).

(17)  Tên thật của một con suối chảy ngang qua huyện Bảo Lộc, Lâm Đồng. Đi trên quốc lộ Hai mươi, từ Đà Lạt về Sài Gòn, ở đoạn sắp đến thị trấn B’Lao, xe phải qua chiếc cầu bắc ngang con suối này.

(18)  Nhạc và lời của Trần Chung.

(19)  Nhạc Phan Huỳnh Điểu, thơ Bùi Công Minh.

(20)  Bài tháng giêng, Tóc bay sương trắng, thơ Trần Xuân An, trong tập Nắng và mưa, Hội VHNT. Quảng Trị xb., 1991.

(21)  Thơ Xuân Diệu.

(22)  Nhạc Liên Xô.

(23)  Nhạc X-trốt-x (J. Strauss, Áo): Beau Danube bleu; nhạc Quy-r-tít-x (E. Curtiss, Ý): Back to Sorriento.

(24)  Nguyên văn đã đăng báo sau khi tác giả tự sửa lại: “Cây xanh tình Bác, thiêng liêng” (1976).

(25)  Quan niệm thẩm mĩ có tính lịch sử – cụ thể, như trong các tục nhuộm răng, xăm mình (Kinh …), đàn ông xõa tóc dài (châu Âu …), đàn ông mặc váy (Nhật …) …

(26)  Câu thơ này chưa tra cứu lại được.

(27)  “Tháng chín mưa thơm mùa rét cũ”, thơ Trần Xuân An, trong tuyển thơ ĐHSP. Huế, 1976, bản ronéo, (đã trích in lại trong tập Kẻ bị ném vào bão, Nxb. Trẻ, 1995).

(28)  Sống như anh, tác phẩm của Trần Đình Vân, ghi theo lời kể của chị Quyên, vợ liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi.

(29)  Tác phẩm của Nhất Linh.

(30)  Tên một loại thuốc lá, để kỉ niệm Ngày 30.04.1975.

(31)  Ka Đum, thơ Trần Xuân An, trong tập Tôi vẫn ở trên đường, Nxb. Văn Nghệ Tp. HCM., 1993. xem thêm chú thích (46).

(32)  Sài Gòn, trưa đi lạc, thơ Trần Xuân An trong tập Hát chiêu hồn mình, Nxb. Đồng Nai, 1992.

(33)  Đại cáo bình Ngô, Nguyễn Trãi.

(34)  KTM.: [Vùng] kinh tế mới (vùng khai hoang lập ấp).

(35)  Cái bóng, truyện ngắn Endersen, giải thích một cách hồn nhiên, ngây thơ về màu da đen …

(36)  Samuel Berket, Trong khi chờ Goldot.

(37)  Nhạc và lời: Trương Quang Lục, Định Hải.

(38)  Một khoảnh rừng già được làm nghĩa trang, còn được để lại giữa đồn điền trà, trông thật chơ vơ, lẻ loi, nên người ta gọi là Rừng mồ côi.

(39)  Trước Cách mạng Tháng tám, vua nước ta chỉ được Trung Hoa phong vương, bị xem như vua chư hầu. Trong thực tế, vua nước ta thuộc các triều đại đều tự xưng đế (hoàng đế), với sự khẳng định chủ quyền Đất nước, sự bình đẳng dân tộc, quốc gia, ngang với hoàng đế Trung Hoa.

(40)  B’Lao, một thoáng tiếng hát, thơ Trần Xuân An, trong tập Tôi vẫn ở trên đường, Nxb. Văn Nghệ Tp. HCM., 1993.

(41)  Thơ Chế Lan Viên.

(42)  “Cử đầu, vọng minh nguyệt; Đê đầu, tư cố hương”.

(43)  Thơ Trần Xuân An (bản phác thảo).

(44)  Quốc tế ca của Quốc tế Cộng sản: Internationale ([thế giới] có tính quốc tế): Thế-giới-rất-đại-đồng-văn-minh (bảy âm tiết).

(45)  The United States of America: Liên bang [ấy] của [:ở] châu Mỹ.

(46)  Khúc vào mùa, thơ Trần Xuân An trong tập Hát với đời, ơi thương mến, Nxb. Trẻ, 1996; Ka Đum, thơ TXA., trong tập Tôi vẫn ở trên đường, Nxb. Văn Nghệ Tp. HCM.. Một vài từ thuộc tiếng Chiau Mạa: Pạp: người cha, người bố; sá: gùi mang sau lưng.

(47)  Thập giá và lưỡi gươm, đó là một cụm từ xưa nay được dùng để chỉ mối quan hệ giữa Thiên Chúa giáo và chủ nghĩa đế quốc, thực dân. Trần Tam Tỉnh (linh mục viện sĩ Viện Hàn lâm Canada) sử dụng cụm từ này để đặt tên cho cuốn sách của ông, nguyên bản tiếng Pháp, bản dịch của linh mục Vương Đình Bích, Nxb. Trẻ, 1988. Nhan đề cuốn sách đúng nguyên văn là: Dieu et Çésar  (Thiên Chúa và Xê-da [hoàng đế đế quốc La Mã]).

(48)  Nhan đề tác phẩm của A-lăng Pa-tông (Alan Paton).

(49)  Khoai lang: batatas. Các thông tin khác ở đoạn này, tác giả dẫn theo học giả Trần Quốc Vượng.

 

 

TIỂU THUYẾT HƯ CẤU

NGÔI TRƯỜNG THÁNG GIÊNG

TÁC PHẨM THỨ MƯỜI HAI

CỦA TRẦN XUÂN AN

71B PHẠM VĂN HAI

PHƯỜNG BA, QUẬN TÂN BÌNH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VIỆT NAM

ĐT.: [08] 8453955

VIẾT XONG VÀO CHIỀU THỨ BẢY

MƯỜI HAI THÁNG MƯỜI HAI

MỘT CHÍN CHÍN TÁM

TÁC GIẢ GIỮ BẢN QUYỀN

TỪNG CHỮ VÀ TỪNG Ý TƯỞNG CỦA MÌNH

KỈ NIỆM SINH NHẬT BA TRĂM TUỔI CHẴN

THÀNH PHỐ SÀI GÒN – HỒ CHÍ MINH

(12.12.1698 – 12.12.1998)

TƯỞNG NIỆM NĂM THỨ BA

NGÀY MẤT CỦA NHÀ THƠ XỨ HUẾ

PHÙNG QUÁN (ĐÊM THƠ, TP.HCM., 17.12.1998)

KỈ NIỆM SINH NHẬT LẦN THỨ MỘT TRĂM CỦA

NHÀ VĂN ĐỨC E.M. RƠ-MÁC

(ERICH MARIA REMARQUE, 22.06.1898 –22.06.1998)

ĐÂY LÀ BẢN XẾP CHỮ VI TÍNH LẦN THỨ HAI.

TÁC GIẢ TỰ XẾP CHỮ XONG VÀO LÚC MƯỜI GIỜ KÉM HAI PHÚT,

NGÀY 06.04.2003 (05.03 QUÝ MÙI HB.3).

 

Trần Xuân An

Sinh ngày 10. 11. 1956 tại Huế;

Nhân tộc: Kinh (Việt Nam);

Quê gốc: Quảng Trị;

Tốt nghiệp khoa ngữ văn Việt ĐHSP. Huế (1974 – 1978);

Dạy học tại Lâm Đồng, 1978 – 1983;

Hiện nay, chuyên sáng tác, nghiên cứu

(Hội viên Hội Nhà văn TP. HCM.).

Tác phẩm đã xuất bản và đã đăng kí bản quyền tại Cục bản quyền tác giả văn học nghệ thuật Việt Nam:

1. Nắng và mưa, thơ, Hội VHNT. Quảng Trị, 1991.

http://www.giaodiem.com tháng 7-2005

http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/705_index.htm

2. Hát chiêu hồn mình, thơ, Nxb. Đồng Nai, 1992.

3. Tôi vẫn ở trên đường, thơ, Nxb. Văn Nghệ Tp. HCM., 1993.

4. Lặng lẽ ở phố, thơ, Nxb. Trẻ, 1995.

5. Kẻ bị ném vào bão, thơ, Nxb. Trẻ, 1995.

6. Hát với đời ơi thương mến, thơ, Nxb. Trẻ, 1996.

7. Quê nhà yêu dấu, trường ca thơ, Nxb. Văn Nghệ Tp. HCM., 1998.

8. Có một nơi lá mãi xanh, tiểu thuyết, Nxb. Hội Nhà văn, 1999.

9. Ngôi trường tháng giêng, tiểu thuyết, 1998, Nxb. Thanh Niên, 2003.

Blogger tháng 11-2005

http://tranxuananngoitruongthgieng.blogspot.com/

10. Sen đỏ, bài thơ hoà bình, tiểu thuyết, 1999, Nxb. Thanh Niên, 2003.

11. Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886), truyện – sử kí – khảo cứu tư liệu lịch sử, trọn bộ 4 tập, 2002 – 2003; Nxb. Văn Nghệ TP. HCM.

http://www.giaodiem.com tháng 11-2005

http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_IV05/1105_index.htm

12. Ngẫu hứng đọc thơ, phê bình thơ, 2003; NXB. Văn Nghệ TP. HCM., 2005

http://www.giaodiem.com tháng 7-2005

http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/705_index.htm

Tác phẩm đã hoàn tất bản thảo:

13. Mùa hè bên sông (Nỗi đau hậu chiến), tiểu thuyết, 1997; hai bản đã sửa chữa và bổ sung, 2001 (lần hai) và 2003 (lần ba).

Website Giao Điểm:

http://www.giaodiem.com tháng 6-2005

http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/605_index.htm

14. Thơ những mùa hương, thơ.

Blogger tháng 11-2005

http://tranxuanantthitap9.blogspot.com/

15. Giọt mực, cánh đồng và vở kịch điên, thơ.

http://www.giaodiem.com tháng 9-2005

http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/905_index.htm

16. Nước mắt có vị ngọt, tập truyện ngắn, 1999.

http://www.giaodiem.com tháng 10-2005

http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_IV05/1005_index.htm

Soạn phẩm biên khảo đã hoàn tất bản thảo:

17. Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886), thơ – Vài nét về con người, tâm hồn và tư tưởng (biên soạn – nghiên cứu, phản bác, và tập hợp một số bản dịch, bài khảo luận văn học và sử học về NVT.), 2000 & 2003.

http://www.giaodiem.com tháng 8-2005

http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/805_index.htm

18. Tiểu sử biên niên Kì Vĩ phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường – “kẻ thù lớn nhất của chủ nghĩa thực dân Pháp” (từ Đại Nam thực lục, rút gọn), dạng niên biểu, sách dẫn chi tiết, phần I, 2001.

19. Những trang Đại Nam thực lục về Kì Vĩ phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886) và các sự kiện thời kì đầu chống thực dân Pháp… (Quốc sử quán triều Nguyễn, Tổ Phiên dịch Viện Sử học VN.), chọn lọc, phần II, 2001.

20. Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886), “những người trung nghĩa từ xưa, tưởng không hơn được”, khảo luận và phê bình sử học, 2002 & 2003. Website Giao Điểm:

http://www.giaodiem.com

http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/505_index.htm

21. Suy nghĩ về một số vấn đề trong lịch sử cổ đại nước ta, khảo luận, 7.2004.

http://www.giaodiem.com tháng 9-2005

http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/905_index.htm

Tặng thưởng, giải thưởng:

1. Báo Văn nghệ giải phóng, 1975.

2. Giải Sáng tạo trẻ, Hội VHNT. Quảng Trị, 1991.

Xin truy cập thêm :

http://tacphamtranxuanangiaodiem.blogspot.com/

http://tranxuanantthitap9.blogspot.com/

 

 

TÁC GIẢ GIỮ BẢN QUYỀN

TỪNG CHỮ, TỪNG Ý TƯỞNG CỦA MÌNH.

TRÂN TRỌNG VÀ THÀNH THẬT BIẾT ƠN.

 

 

XIN TÌM ĐỌC

CÁC CUỐN SÁCH KHÁC CỦA TÁC GIẢ

KÍNH CẢM ƠN

 

 

1998

(bản sửa chữa, bổ sung – 2003)

 

NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN

2003

(có kiểm duyệt vài dòng trong bản đã xuất bản)

 

 

 

 

 

 

Để tìm hiểu một giai đoạn lịch sử

và một nhân vật lịch sử:

NGUYỄN VĂN TƯỜNG

(1824 – 1886),

kẻ thù lớn nhất của chủ nghĩa thực dân Pháp”,

“những người trung nghĩa từ xưa,

tưởng không hơn được”,

 

 

 

 

XIN TÌM ĐỌC:

 

 

PHỤ CHÍNH ĐẠI THẦN

NGUYỄN VĂN TƯỜNG

(1824 – 1886)

 

(truyện – sử kí – khảo cứu tư liệu lịch sử)

trọn bộ 4 tập (985 tr. 16 x 24 cm)

 

Tác giả:

TRẦN XUÂN AN

 

Hội đồng Tư vấn, Phản biện & Giám định

thuộc Hội Khoa học lịch sử Việt Nam giám định.

Tổng Thư kí Hội Khoa học lịch sử Việt Nam

DƯƠNG TRUNG QUỐC

viết lời giới thiệu.

 

NXB. VĂN NGHỆ TP. HCM. ấn hành, 12. 2004

FAHASA phát hành

 

 

 

 

 

( xem tiếp phần phụ lục )

 

Trở về trang chủ

THÔNG BÁO

              Cập nhật: 06/30/09

              (tháng / ngày / năm)

______________________________________________________________________________________________________________

 

 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/home

 

 

Google page creator /  host

 

GOOGLE BLOGGER, DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE  

 

    lên đầu trang (top page)   

 01-5 HB7 (2007) = 15-3 Đinh hợi HB7