Bài Viết 6

NGƯỜI CHẾT KHÔNG YÊN

VIẾT VỀ NGÀY LỄ TÌNH NHÂN

BẠN BÈ CÙNG DỰ TIỆC CƯỚI CUỐI NĂM

CÀ-PHÊ KẾT NỐI YÊU THƯƠNG

CHỊ TUYẾT ĐI PHÒNG TRÀ

MÙA XUÂN, QUÊ HƯƠNG, VÀ CHỊ TÔI

HỌP MẶT TÂN NIÊN 2014 - KẾT NỐI YÊU THƯƠNG

CHỢ ĐỒN CỦA TÔI

BUỔI TỐI ĐI SIÊU THỊ

BUỔI SÁNG ĐẦU NĂM MỚI 2014

NGƯỜI CHẾT KHÔNG YÊN

Ông nội tôi mất giữa năm Canh Dần, 1950. Tôi sinh ra cuối năm 1951, tức hơn một năm sau ngày mất nội tôi. Do đó, tôi cũng chẳng hình dung được gì về nội tổ. Nhưng qua lời kể của cha tôi và các cô chú, tôi hiểu được dòng họ mình. Một dòng tộc sống lâu năm ở đất Chợ Đồn. Ông sơ tôi người miền ngoài, vào Nam theo dòng người khẩn hoang lập ấp nơi vùng đất mới phương Nam, mà trạm dừng chân là vùng đất Đông Nam Phần. Ông bà sinh được 2 người con trai. Ông cố tôi sinh cơ lập nghiệp ở vùng Chợ Đồn, rồi con cháu sinh ra tản lạc ở Tân Vạn, Cù lao Phố, Bến Gỗ, do dựng vợ gã chồng...Người con trai kia định cư ở Tân Uyên, Lái Thiêu. Sinh thời, cha tôi thường nói, họ Đỗ ở Tân Uyên cũng có thể là dòng tộc nhà ta.

Ông bà cố tôi sinh được 9 người con, theo thứ tự thì ông nội tôi thứ tám, ông Tám Quế đánh xe ngựa. Nhà nghèo, đông con, nên ông cố và ông nội chẳng có gì để lại cho con cháu. Chỉ có miếng đất trước mặt tiền Chợ Bửu Hòa hiện tại, nhờ cha và các cô chú tôi lưu giữ, khi chợ Bửu Hòa dời về đây năm 1958, đất biến thành phố chợ. Đó là địa lợi. Cám cảnh cái nghèo của mình, ông nội tôi cũng chẳng chịu chụp hình để con cháu sau nầy biết mặt, vì sợ cái nghèo bám đuổi theo con cháu. Sau thời gian lâm bệnh nặng, ông nội tôi từ giã cỏi đời sau ngày rằm tháng bảy một ngày, thọ 66 tuổi. Ông nội tôi sinh năm 1885, khi cầu Gành và cầu Rạch Cát được xây dựng năm 1903, ông có tham gia.

Bà cô Sáu tôi, tức người chị thứ sáu của nội tôi, là sui gia với phía gia đình bác Sáu Sử, cây xăng Biên Hùng, nơi công viên Biên Hùng ngày nay. Ba anh em bác sáu Sử có mua miếng đất ở Chợ Đồn, đối diện chùa Hút Gió, bên kia đường, phía sau là đám ruộng, kéo dài đến lò gạch Phước Mai, đi tới là mã Thằng Tây, tên dân gian thường gọi. Miếng đất nầy dùng làm khu thổ mộ dòng họ. Vì vậy, bà cô Sáu tôi đã xin cho em mình được một phần mộ và an táng nơi nầy. Mộ phần nằm nơi đầu lô đất, cách đường tỉnh lộ 16 không xa, khoảng 100 mét. Mộ phần được các con cháu xây bằng gạch, nền tam cấp, nắp mộ là 2 tấm xi măng cốt thép ghép lại và quét vôi.

Thời điểm đó, đất nước còn chiến tranh với người Pháp, dân cư sinh sống cũng thưa thớt. Theo những người lớn tuổi kể lại, khu vực đó gọi là xóm Rễ Tranh, ít nhà cửa. Phía sau cây xăng bác Sáu Nhược sau nầy, còn những cây dầu cao. Người ta đồn có con quỷ cái ở đó, tối đêm hoặc sáng sớm ra chọc ghẹo người đi chợ.

Có lần, nó ru con ngủ trên cây...

- À ơi, con ngủ cho say, để mẹ đi chợ mua bánh về cho con ăn...

Có anh say rượu nọ đi ngang qua, nghe vậy chửi thề,

- Đi chợ mua cái con c...nè...

- Ừ để mẹ đi chợ mua cái con c...cho con...

Thế là cái mình rớt xuống, rồi đầu, rồi tay chân...ráp lại, rượt anh ta chạy thụt quần, hết say.

Đó là giai thoại.

Sau trận chiến Mậu Thân, người dân ở vùng Tân Tịch, Bình Cơ, Bình Mỹ, Tân Phước Khánh... của Tân Uyên lánh cư xuống, dựng tạm nhà ở bằng vật liệu nhẹ. Đàn ông thì sắm xe lam chạy mưu sinh, hoặc làm công nhân các lò gạch gần bên. Sau năm 1975, người dân tứ xứ, miền Tây lên, miền Bắc vào, họ chiếm đất cất nhà, ngay cạnh mồ mã. Mộ nào nào không có thân nhân chăm sóc, họ san bằng cất nhà, chủ đất cũ thì lo sợ, không dám khai báo. Rồi họ tìm cách hợp thức hóa giấy tờ. Như ngay ở ngoài lề đường cạnh sân banh Chợ Đồn, hai bên đường vào rạp hát Phước Chung, các ngôi mộ bị san bằng cất nhà. dưới nền nhà là hài cốt. Cạnh đó có "Đài Chiến Sĩ" của họ đạo Cao Đài cũng bị lấn chiếm. Họ đạo phải đem ra thưa kiện với chính quyền.

Mộ phần của nội tôi không nằm ngoại lệ. Họ cất nhà sát bên, phóng uế tại chỗ. Gia đình phải xây hàng rào kẽm gai, rào lưới B40, để không bị xâm hại. Tội nghiệp nội tổ tôi quá, mồ mã sao giống trường hợp lăng mộ Đức Tả Quân bị vua xích xiềng.Vài năm gần đây, khi gia đình đi viếng mã, lại thấy phần mộ của nội tôi lọt thỏm vô nhà của họ. Lý do là cần nhu cầu cho sản xuất, cưa xẽ gỗ đóng bao bì xuất khẩu, họ nới rộng nhà xưởng, phần mộ nằm trong nhà. Được cái là che mưa che nắng, nhưng ngôi mộ bị thấp hơn vì họ nâng nền nhà cao lên. Thấy sự việc ngày càng phức tạp, chủ nhà cũng gợi ý, chú Tám của tôi đi đến quyết định cải táng cha mình. Trong dòng tộc, bây giờ chú Tám được xem như trưởng thượng, cô Sáu thì đau yếu.

Hôm đám giỗ ông nội tôi vừa qua, chú Tám có đưa ý kiến ra cùng con cháu, định ngày trùng cửu, mùng 9 tháng 9 ÂL, là thuận lợi, tốt ngày để cải táng. Nhưng sau đó chị tôi nhờ thầy tử vi phong thủy xem lại, tuy tốt ngày nhưng sát chủ. Do đó ngày cải táng được tiến hành sớm hơn 3 tuần lễ. Giờ hoàng đạo là từ 11 giờ đến 13 giờ. Dự lễ cải táng có chú Tám và các cháu nội. Cháu ngoại thì ít. Gia đình mời thầy tụng cúng vái vong linh, nhang đèn, hoa quả, tam sên cúng đất đai, người khuất mày khuất mặt. Con cháu cùng đốt nhang khấn vái. Sau hồi tụng niệm của sư thầy, các phu bốc cốt bắt đầu công việc. Dù nắp mộ là tấm đan xi măng mỏng, nhưng gia đình không cho đập, sợ động mồ, động mã. Họ dùng cưa máy điện cưa cắt. Bây giờ công việc làm của phu bốc mộ rất chuyên nghiệp, đầy đủ dụng cụ, có hệ thống. Sau đó là đến lớp cát. Theo chú tôi nói lại, lớp cát và đất đến đáy mộ dày khoảng 3 mét. Đào sâu được 2 mét là đến lớp bùn nhảo. Vùng đất nầy thấp, và có đất sét , ngày xưa thuận lợi cho việc làm gạch ngói. Đào thêm vài lớp đất nửa thì tìm được 2 miếng gỗ quan tài. Theo chú tôi, hồi đó nội nghèo nên áo quan làm bằng cây bằng lăng dễ mục. Sau đó đụng đến lớp đất đen, chú tôi nói là xương cốt đã hóa đất, nên hốt một số cho vào quách cùng 2 miếng ván quan tài. Đã 65 năm qua, nội tôi yên nghĩ dưới lòng đất, cũng bằng thời gian tuổi thọ của nội, thì xương cốt, răng cửa cũng chẳng còn gì. Theo thỏa thuận, phần bốc cốt, vận chuyển đất cát, gia đình tôi lo liệu. Phần dọn dẹp, đỗ đất lấp lại, do chủ nhà đảm nhận. Họ cũng muốn mình cải táng để thuận lợi làm ăn. Dù sao họ cũng có chút tự trọng. Họ cũng kể lại, phía trước mộ phần nội tôi, có cái mã không xây, còn bia đá. Thời gian trước có người chăm sóc, bây giờ không thấy đến nữa. Trong quá trình nâng nền nhà, mộ và bia đã bị lấp. Chú Tám tôi nhớ ra, khi nội tôi mất khoảng 100 ngày, cháu ngoại trai của bà cô Sáu tôi bị bệnh mất, chôn phía trước mộ phần nội tôi. Do đó, chú tôi về báo lại cho con cháu họ để đến cải táng, Người chết nầy lớn hơn chú Tám một tuổi, vai vế gọi chú tôi là cậu. Cũng như mồ mã bà cô mười, em gái thứ mười của nội tôi, thân mẩu của thầy giáo Lung ở cù lao Phố, đã được con cháu cải táng hàng chục năm nay.

Sau đó, chú tôi và các cháu đưa chiếc quách về bến sông Chợ Đồn cũ, để đưa ra sông Đồng Nai thủy táng. Ngày xưa, khi Chợ Đồn cũ còn tọa lạc nơi đây, đây là bến sông cho ghe thuyền chở thủy hải sản, trái cây, hàng hóa...đem lên chợ. Tàu đò về Bến Gỗ cũng có cập bến cho khách lên xuống. Chú tôi kể lại, trận bão lụt năm Nhâm Thìn 1952, sau buổi chiều gió bão thổi vào, đến tối là nước lũ dâng. Có chiếc tàu đò Bến Gỗ bị chìm gần Bến Gỗ, khách đi tàu bị chết gần hết. Bây giờ những người lớn tuổi mất đi, chúng ta chẳng còn ai để nhắc nhở chuyện ngày xưa. Theo đã thỏa thuận, 2 chiếc xuồng câu nhỏ từ xóm chài Ông Tỏ, Cầu Thủ Huồng đến, để đưa hài cốt và mọi người ra giữa sông thủy táng. Sư thầy cũng đọc kinh tụng niệm, rồi chú tôi là con trai, bốc những nấm đất chứa xương cốt cha mình rãi xuống sông. Nội tôi đã 66 năm sống cạnh sông nước Đồng Nai. Nước ngọt sông Đồng đã hòa vào cơ thể, thì bây giờ chút xương cốt còn lại cũng nhấp nhô theo sóng nước Đồng Nai. Sư thầy nói, có cụ ông 86 tuổi chết, nhà gần đây, 2 ngày nửa là hỏa táng. Nguyện vọng người chết là tro cốt sẽ được con cháu rãi xuống sông Đồng Nai, vì cha ông và ông là thợ giăng câu, tháng ngày lênh đênh cùng sóng nước.

Xin nói thêm về trường hợp mồ mã của bà ngoại tôi.

Năm 1985, sau đám giỗ ông nội tôi một tuần lễ, bà ngoại tôi từ Long Thành lên thăm con gái, là má tôi, và các cháu ngoại. Hôm đó ngày chủ nhật, buổi chiều sau khi đài truyền hình chấm dứt chương trình phát sóng, má tôi đem bánh xèo cho ngoại ăn. Ăn được vài miếng, ngoại tôi ôm đầu kêu chóng mặt, nhức đầu. Má tôi đở mẹ nằm xuống đi-văng, xức dầu thoa bóp, và mời chú Sáu Kiến, y tá lâu năm, nhà ở phía sau, ra chẩn bệnh. Chú sáu ra đến nơi, bấm tay, đo mạch, rồi lắc đầu. Bà đã đi rồi. Sự việc diễn biến trong vòng nửa tiếng đồng hồ. Sau nầy mới biết, ngoại bị đứt mạch máu não và đột tử. Thời điểm đó phương tiện đi lại cũng khó khăn, phương tiện truyền thông liên lạc, điện thoại, cũng hạn chế. Hai đứa em trai tôi phải lấy chiếc Yamaha cà tàng chạy xuống Long Thành báo cho cậu Sáu tôi biết. Chiều hôm đó cũng ảnh hưởng cơn bão nên mưa gió tầm tả. Đứa cháu là tài xế chiếc xe 9 chỗ của công ty gốm Đồng Nai có ghé thăm. Chú Tám tôi đi làm về cũng ghé và bàn với ba má tôi,

- Bác gái chết ở đây cũng là phần số. Sẳn có cháu Thanh và xe ở đây, mình mượn cháu chở tôi xuống Long Thành bàn luận với anh Sáu. Nếu làm đám tang ở Chợ Đồn thì chở chiếc hòm về đây tẩn liệm. Nếu anh Sáu muốn làm đám tang ở Long Thành thì mình quay về chở thi thể bác gái về dưới.

Trước đó, để lo hậu sự cho mẹ, cậu tôi có mua cây gỗ tốt, nhờ thợ mộc đóng cái hòm cho ngoại, chưa sơn phết. Tối đó, gia đình cậu tôi theo xe lên Chợ Đồn và chở theo cái hòm. Đám tang tổ chức ở nhà ba má tôi. Nhiều người không biết, tưởng ba hoặc má tôi thất lộc, chứ đâu biết đó là tang lễ "má vợ ông Ba Trầm".

Cậu tôi muốn an táng mẹ già gần nhà để cậu và các con chăm sóc mồ mã thuận lợi. Dù rằng nơi quê nội, xã Thuận Giao, Bình Dương có Nghĩa trang Gia tộc họ Lưu, nhưng vì xa xôi nên cậu không chịu, dù bà con đã khuyên bảo, họ hàng sẽ chăm sóc thay cho. Gần nhà cậu ở Long Thành có cái nghĩa địa làng, cở vài chục mồ mã. Cậu làm đơn xin phép chính quyền địa phương. Họ bảo khu vực đó đã được qui hoạch cho nông trường cao su nên đã ngừng chôn cất. Cậu tôi thuyết phục mãi, họ cũng đồng ý với điều kiện là gia đình phải làm tờ cam kết, nếu giải tỏa sẽ không đền bù, khiếu nại. Cậu tôi đồng ý. Sau mấy ngày tổ chức tang lễ ở Chợ Đồn, gia đình cũng tổ chức di quan về Long Thành, quàng ở nhà vài tiếng đồng hồ để hàng xóm phúng viếng. Thế là ngoại tôi về với cát bụi, dù chỗ yên nghĩ không là quê hương. Thế rồi qui hoạch cũng bãi bỏ, "qui hoạch treo". Một khu công nghiệp ở gần đó do người Nhật đầu tư, nông trường cao su bị thu hẹp, vì mủ cao su rớt giá. Phần mộ ngoại tôi được các cháu nội, con cậu tôi, vì cậu tôi đã mất, xây dựng đẹp đẽ, bề thế. Khi cậu tôi mất, vì sợ rơi vào trường hợp như mẹ mình. nên trước đó cậu đã nhắn nhủ các con là hỏa táng. Tro cốt đựng trong hủ sành, xây trước sân nhà một cái am, như nhà mồ, để hủ tro cốt trong đó cho con cháu phụng thờ. Thấm thoát ngoại tôi mất đã 30 năm, giờ mồ yên mã đẹp nhờ thoát qui hoạch.

Bà cố tôi, tức bà nội má tôi, sanh 6 người con, ông ngoại tôi thứ bảy, là con trai út. Có lẽ được cưng chiều nên ông ngoại không làm gì cả, tối ngày say xỉn. Trái lại người anh trai thứ sáu, bác Sáu má tôi, học giỏi, được ra Hà Nội học, rồi được bổ nhiệm tri huyện một huyện của tỉnh An Giang. Bà cố tôi theo xuống ở với ông Sáu để được săn sóc về già. Khi bà cố mất, đám tang tổ chức ở An Giang và an táng dưới đó. Sau nầy, khi nghĩ hưu, ông Sáu tôi về ở Lái Thiêu cùng vườn tược, con cháu ở Sài Gòn. Sau năm 1975 vài năm, dòng tộc họ Lưu ở Thuận Giao, phía nội má tôi, bàn thảo xuống An Giang cải táng hài cốt bà cố về Nghĩa trang Gia tộc. Khi đào mộ lên để cất bốc, cái hòm vẫn còn nguyên vẹn, có lẽ do được làm bằng gỗ quí. Thế là quan tài bà cố được rửa ráy sạch sẽ, chở về Thuận Giao, cùng 2 cây thốt nốt. Theo tục lệ, người chết không chôn 2 lần, quan tài được đặt trên gò đất cao của nghĩa trang, nơi cổng vào, rồi dùng đất đấp phủ lên cao, tròn như mã người Hoa. Hai cây thốt nốt được trồng cạnh bên, đến giờ vẫn sống, nhưng không xanh tốt như ở miền Tây, vì thổ nhưởng, dù đó là đất gò cát.

Năm 2006, má tôi mất, theo nguyện vọng của má, các con đem về an táng ở Nghĩa trang Gia tộc. Ba tôi thấy chỗ nằm thoáng đảng, rộng rãi, nên có xin phép bà con bên vợ cho an táng ba cạnh má sau nầy.

Năm 2011, ba tôi mất, và anh chị em tôi làm theo ước nguyện, dù trước nữa, ba tôi đòi hỏa táng, vì sợ người chết không yên. Mộ phần ba má tôi được xây sóng đôi, nam tã, nữ hửu, có hàng rào bao bọc. Nhưng ba tôi căn đặn, không xây nóc nhà mồ, vì sống giữa trời đất thì ngủ giữa đất trời với trăng sao, thiên địa.

Khoảng 2 năm nay, khi đường cao tốc Mỹ Phước (Bến Cát) - Tân Vạn được xây dựng, nền đường lấy nền của đường xe lửa Sài Gòn - Lộc Ninh cũ, mở rộng ra. Thế là Nghĩa trang Gia tộc được nằm ra mặt tiền. Khi vào viếng mã song thân, chỉ cần dừng xe bên vệ đường, bước vào khoảng 15 mét là gặp mộ phần.

Sau bao năm chiến tranh, sau bao nhiêu bể dâu của thế sự, dân số nước ta ngày nhiều hơn. Hồi tôi học lớp nhất, dân số nước ta là 26 triệu. Hơn 50 năm sau, đã là hơn 90 triệu. Diện tích đất nước vẫn là 330.000 cây số vuông. Dù có phá rừng, lấp sông, lấn biển, con số chẳng là bao nhiêu. Ngày xưa, khi người thân mất, người ta có thể an táng trong đất nhà. Bây giờ không được phép, vì ô nhiểm môi trường. Nghĩa trang có khi bị phá bỏ để lấy đất xây dựng công trình. Như trường tiểu học Bửu Hòa đã quá chật hẹp, được xây dựng trên nền nghĩa địa Mỹ Khánh ở Dốc núi, nghĩa địa được chôn cất từ năm 1957. Rồi có những nghĩa trang được xây dựng, với cái tên mỹ miều, Công Viên Vĩnh Hằng, Nghĩa Trang Lạc Cảnh...ở Bình Dương, Vĩnh Cửu...với giá mỗi phần mộ từ vài trăm triệu đến bạc tỉ, vì được xem đó là nhà của người chết. Sống có nhà, thác có mồ. Mồ yên, mã đẹp...Một hình thức kinh doanh trên xác chết. Lại có những chỗ giá cả bình dân, vừa túi tiền. Đường vào chùa Hóc Ông Che, trên phần đất cao gần dốc chú Hỏa, có nghĩa trang do một công ty ở Sài Gòn xây dựng. Khi chôn cất ở đây, giá một phần mộ là 35 triệu đồng, tính luôn việc xây dựng mộ phần. Họ dùng xe máy xúc đất móc dài như giao thông hào, sâu khoảng 1,5 mét, rồi xây kim tỉnh cách nhau 2 mét. Khi cần an táng người thân, đến làm thủ tục với họ, rồi nhận huyệt mộ theo thứ tự, không có việc chọn phong thủy. Khi an táng xong, người của công ty sẽ xây dựng mộ phần ngay, theo cùng một qui cách. Chỉ khác là người nhà được chọn màu gạch men để ốp lát theo sở thích. Mỗi mộ phần có số thứ tự, số lô, để thân nhân nhớ chỗ khi thăm viếng. Khi đóng tiền đủ, họ cấp giấy chứng nhận, sổ đỏ. Và mỗi năm đóng mấy trăm ngàn tiền phí chăm sóc. Cô Năm và chú Út tôi được an táng ở đấy, nay mới 3 năm mà mộ chí đã đầy.

Người Việt Nam ta lấy nhân nghĩa làm trọng, lấy đạo lý làm gốc. Uống nước nhớ nguồn, công đức tổ tiên. Nhưng với cuộc sống xô bồ, sống hiện thực hôm nay, truyền thống cũng bị đảo lộn. Người chết như tội đồ, bị trục lợi. Người chết không yên. Buồn thay. Buồn thay.

Biên Hòa, ngày 12/10/2015.

Đỗ Công Luận

VIẾT VỀ NGÀY LỄ TÌNH NHÂN

Ngày Valentine, Valentine's Day, còn được gọi là ngày Lễ Tình Nhân, đặt theo tên thánh Valentine, một trong số những thánh tử vì đạo đầu tiên của Kitô Giáo. Đó cũng là ngày người ta tôn vinh tình yêu đôi lứa. Họ gửi tặng cho nhau thiệp Valentine, hoa hồng và chocolat. Trước đây, ngày Valentine chỉ là ngày nghĩ lễ hàng năm ở Bắc Mỹ và Châu Âu. Sau nầy phổ biến toàn thế giới, ngày 14 tháng 2 hàng năm.

Valentine là một vị linh mục dưới thời Hoàng Đế Claudius đệ nhị. Thế kỷ thứ ba, Đế quốc La Mã phải tham gia nhiều cuộc chiến chinh đẩm máu, không được dân chúng ủng hộ, do đó gặp khó khăn khi bắt các chàng trai trẻ gia nhập quân đội. Hoàng đế cho rằng các chàng trai không muốn rời vợ con, người yêu, và hôn nhân đã làm cho họ yếu mềm. Ông ra lệnh cấm tất cả đám cưới, đính hôn, để thanh niên tập trung cho cuộc chiến. Linh mục Valentine ở thành La Mã đã bí mật tổ chức thánh lễ kết hôn cho các đám cưới. Khi bị phát hiện, ông đã bị bắt, và kết án tử hình bằng cách kéo lê và ném đá cho đến chết. Buổi chiều trước khi bị đưa ra pháp trường, ông gửi tấm thiệp Valentine đầu tiên cho cô con gái của viên cai ngục trước đó ông đã trị hết bệnh mù lòa với cụm từ"From your Valentine". Dần dần, ngày 14 tháng 2 trở thành ngày trao đổi các thông điệp đôi lứa yêu nhau, của tình yêu, với cụm từ đó. Thánh Valentine đã trở thành thánh bổn mạng của lứa đôi. Và người ta kỷ niệm ngày nầy bằng cách gửi cho nhau những bài thơ, tặng nhau hoa hồng và chocolat.

Đó là nói về Lễ Tình Nhân của phương Tây.

Tết Nguyên Tiêu, rằm tháng giêng, đêm rằm đầu tiên của năm, được xem là lễ thiêng liêng của đầu năm mới, còn được gọi là Lễ Hội Hoa Đăng, bắt nguồn từ tục cúng tế thời Hán Vũ Đế. Hồi đó, sau Tết Nguyên Tiêu, các cung nữ đều nhớ cha nhớ mẹ, muốn về thăm, nhưng vua cho canh phòng cẩn mật. Đông Phương Sóc nghe tin nầy, hiến kế bằng cách tung tin, Hỏa Thần sẽ cử người đến phóng hỏa Trường An, khiến mọi người hoang mang. Đông Phương Sóc tâu với Vua rằng, tối ngày Rằm mọi người trong cung phải đi lánh nạn ở ngoài cùng Vua. Khắp nội thành, ngõ hẽm, trước sân nhà dân đều treo đèn lồng đỏ, tạo nên cảnh giả Trường An lửa cháy hừng hực. Do đó Hỏa Thần bị đánh lừa. Hán Vũ Đế đồng ý với phương kế nầy, và các cung nữ lẻn về gặp người thân. Từ đó ngày Rằm tháng Giêng phải treo đèn lồng đỏ.

Ngày Rằm tháng giêng, Tết Nguyên Tiêu hàng năm, được xem là ngày Lễ Tình Nhân của phương Đông, sau ngày Thất tịch, mùng 7 tháng 7, Ngưu Lang-Chức Nữ gặp nhau.

Năm nay, có sự trùng hợp lạ kỳ. Ngày 14/2/2014, lại là ngày rằm tháng giêng Giáp Ngọ, Tết Nguyên Tiêu. Cả hai ngày chung một một tờ lịch. Tình yêu Phương Tây và, tình yêu Phương Đông gặp nhau. Lịch phương tây thì tính theo vòng xoay trái đất quanh mặt trời. Lịch phương Đông tính theo chu kỳ mặt trăng quay quanh trái đất. Ở quê tôi, Lễ Cầu An của Miễu Bà Ngũ Hành ở Chợ Đồn cũ, diễn ra hai ngày 15-16 tháng giêng. Ban Quí Tế đã chuẩn bị từ hôm Tết, đèn lồng đỏ đã được treo giăng đầy hai bên Miếu Bà và ra tận đường lộ. Hàng đêm, đèn lồng đỏ cao cao, sáng rực, với ý nghĩa cho ngày Tết Nguyên Tiêu như điển tích trên.

Từ ý tưởng đó, tôi có hai bài thơ nói về Lễ Hội Tình Yêu của của hai nền văn hóa. Đông -Tây hòa hợp.

Bài thứ nhất.

THÁNG HAI NGÀY LỄ TÌNH NHÂN.

Mùa Xuân của những yêu thương.

Cho nhau khúc hát miên trường nhớ mong.

Nắng lên đôi má em hồng.

Trăm hoa đua nở vời trông em cười.

Gửi em một đóa hồng tươi.

Hôm nay lễ hội yêu người mùa Xuân.

Tháng hai ngày lễ tình nhân.

Tôi ngồi đong đếm đo cân sắc màu.

Chiều hoang tím những thương đau.

Hoa sim sắc tím nhớ nhau ngàn trùng.

Ti-gôn nước mắt rưng rưng.

Pensée cũng đủ ngập ngừng nhớ thương.

Rực vàng sắc thắm hướng dương.

Nhặt hoa trinh nữ ven đường trao ai.

Vòng hoa thay lược trâm cài.

Để em nhớ mãi tháng ngày yêu nhau.

Hoa bất tử, xin đừng trao.

Hải đường, chẳng nói câu nào hởi em.

Hoa lài tình bạn thơm mềm.

Mimosa giấc ngủ yên sớm chiều.

Sen hồng thơm ngát hương yêu.

Lưu ly đừng để nói điều xa nhau.

Lay-ơn hẹn gặp hôm sau.

Nửa đêm thức giấc nói chào đầu môi.

Nàng Tiên yêu dấu tôi ơi.

Xin đừng hờn trách dổi lời thở than.

Tường vi anh gửi tặng nàng.

Yêu em mãi dẩu gian nan dậm trường.

Ba nàng Công Chúa mến thương.

Hãy nghe thiên sứ nhún nhường tin yêu.

Nhọc nhằn ánh mắt đăm chiêu.

Ngàn sau nước vẫn theo chiều chảy xuôi.

Mùa Xuân thiên địa dần trôi.

Mùa Xuân vĩnh cửu sáng ngời máu tim.

Bao năm xuôi ngược đi tìm.

Sáu ba năm đủ dài thêm cuộc tình.

Giao mùa trời đất lặng thinh...

Đỗ Công Luận.10/2/2014.(184)

Bài thứ nhì.

ĐÊM RẰM ĐẦU TIÊN CỦA NĂM.

Đèn lồng dây đỏ giăng cao.

Trắng đêm lễ hội bay vào tâm linh.

Nguyên tiêu trăng nước hữu tình.

Giang tay đón nhận bóng hình hư vô.

Chắp tay câu niệm Nam Mô.

Từ bi vô lượng kim cô sắc màu.

Phật nằm nghe trái tim đau.

Chúng sanh vô ngã giữ sao tâm bền.

Đò xuôi qua giấc mơ Tiên.

Bến Mê cũng lắm lụy phiền trầm luân.

Giữ câu tâm lạc an thần.

Trăm năm nước mắt nhọc nhằn nhân gian.

Ngày Xuân giữa chốn Phật đàn.

Đốt nhang khấn lạy vái van cửu trùng.

Làm sao tránh được kiết hung.

Con đường sinh tử chập chùng gian truân.

Đêm rằm đầu tiên của năm.

Tình nhân chào đón ánh trăng diệu kỳ.

Phật cười tránh ngã sân si.

Chung tay đón lửa từ bi đạo mầu.

Valentine lại gặp nhau.

Đông-Tây hội ngộ trong màu lịch chung.

Trái tim đôi lứa nhịp rung.

Hòa theo hơi thở tận cùng nhân văn.

Đêm rằm đầu tiên của năm...

Tết Nguyên Tiêu Giáp Ngọ.

Đỗ Công Luận.14/2/2014.(185)

BẠN BÈ CÙNG DỰ TIỆC CƯỚI CUỐI NĂM

Hôm nay ngày thứ bảy, 18 tháng chạp Quí Tỵ, chỉ còn 12 ngày nửa là bước sang đầu năm mới Giáp Ngọ. Theo tập tục người Việt của mình, sau ngày đưa Ông Táo về trời, 23 tháng chạp, các đám cưới không còn diễn ra. Nếu các cặp trai gái năm nay không được tuổi kết hôn, ngày cưới có thể diễn ra vào mùng 8 tháng giêng năm sau. Như vậy có thể nói, hôm nay là ngày hoàng đạo cho nhà gái. Ngày mai là họ nhà trai rước dâu và đãi họ. Có thể xem đó là những tiệc cưới cuối mùa.

Cách nay đúng hai tuần lễ, nhân tiệc họp mặt tân niên ở nhà bạn Nguyệt Ánh, bạn Ngô Hồng Tâm, Tâm nhủi, đã gửi thiệp mời bạn bè dự tiệc cưới con gái. Đó là trưởng nữ của bạn, đã tốt nghiệp đại học ở Úc, nhưng có bạn trai thời trung học ở BH, nên cháu quyết định về Biên Hòa làm việc và kết hôn với người mình yêu dấu. Cha mẹ hai bên đồng ý tác hợp cho hai trẻ, và định ngày thành thân. Bạn bè được mời gồm hai bàn, hầu hết là CHS khóa 8 NQ. Bên lớp thất 4 Anh Văn có bạn Trần Văn Thông, Đinh Thiên Thọ, Vũ Trung Hòa, những khuôn mặt thân quen. Còn lại là bạn học lớp thất 1 và thất 3. Riêng hai em Nguyệt Cù Lao và Cúc, cũng là CHS NQ khóa đàn em, nhưng đại diện bên thông gia. Có những người bạn, lần đầu đến gặp gỡ bạn bè.

Trần Văn Tốt, Tốt già, tôi phải đến xóm đình Bình Long chở đến tiệc cưới. Bạn bè nhận không ra vì sự tàn nhẩn của thời gian. Đúng như biệt danh bạn bè đặt cho. Lứa tuổi sinh năm 1949, sau Mậu Thân, sau học kỳ một năm đệ tam, bị hạ tuổi hoãn dịch nên phải vào quân ngũ, dù rằng bạn Tốt là trong số 14 bạn từ thất 3 chuyển sang lục 1. Ngần tuổi nầy còn phải nuôi con mọn chuẩn bị vào đại học.

Lê Văn Mẻ, do sui gia Tâm nhủi chở từ Tân Hạnh đến tiệc cưới, vì Mẻ có họ hàng với thông gia Tâm nhủi. Hôm đám giỗ ở nhà Tâm nhủi cách đây vài năm, lần đầu bạn bè gặp lại Mẻ. Lê Xuân Sang từ Bình Dương về BH cho trọn vẹn nghĩa tình. Trưởng lớp Tô Minh Quang, Quang mập, dù to con, mập mạp, nhưng trong người mang nhiều chứng bệnh. Bạn chỉ có hai ngày rảnh rổi là thứ bảy và chủ nhật. Nhiều lần bạn bè tổ chức họp mặt hoặc cà-phê sáng tâm sự, bạn không đến được. Riêng Nguyễn Ngọc Long, Long đen, sức khỏe đã khả quan, uống vài ly bia được. Bạn bè đến dự đầy đủ theo thiệp mời. Đó cũng là ý nghĩa điểm danh, đừng có sự trống vắng. Sau đó, thủ tục cưới hỏi do nhà hàng tổ chức diễn ra. Mọi người nâng ly chúc mừng đôi uyên ương và gia đình hai họ. Thực đơn được thiết đãi, ly rượu tràn đầy như tình nghĩa dâng trào.

Hơn 19 giờ, tiệc cưới tạm chấm dứt, bạn bè chụp ảnh lưu niệm, hẹn sẽ gặp gỡ tiệc tất niên để bước vào năm mới. Lại thêm một tuổi đời chồng chất trên vai, nhưng gánh nặng đã quăng đi để mà vui sống. Biết nhau khi tóc còn xanh, giờ đây những mái đầu bạc vẫn mầy tao ơi ới như thưở xa xưa. Xin cám ơn tấm lòng bè bạn đến với nhau. Chúc nhau những gì tốt đẹp nhất khi Tết đến, Xuân về.

Mười tám tháng chạp Quí Tỵ.

Đỗ Công Luận.18/1/2014.

Ánh-Chánh-Quang mập-Thừa-Trí.

Luận-Tâm khỉ-Thiện-Thọ-Sang-Huê-Mẻ-Tốt già.

Những người bạn lớp thất 3 và thất 1, trừ Đinh Thiên Thọ.

Sang(cầm Đủa)-Thọ-Hòa Vũ-Thiện-Thành Tâm

Lê Minh Chánh-Lê Văn Mẻ

Ánh-Tâm khỉ-Tốt-Chánh-Chiếu-Long đen

Tâm khỉ-Sang-Quang-Luận-Thừa-Trí

Chánh-Quang-Thừa-Trí-Hòa Vũ-Thông.

Chú rể, cô dâu-Vợ chồng Tâm nhủi.

Chúc mừng cô dâu chú rể trăm năm hạnh phúc.

Tâm khỉ-Tốt-Sui gái Tâm nhủi-Mẻ-Sang.

Chánh-Quang-Thừa-Trí.

Tốt-Huê-Luận.

Tâm-Ánh-Tâm khỉ-Chiếu-Đạo-Tốt.

Sui Trai-Chú rể, Cô dâu-Sui gái.

Tâm khỉ-Tốt già-Tâm nhủi-Luận.

CÀ-PHÊ KẾT NỐI YÊU THƯƠNG

Cách nay một tuần, chị Tuyết về BH tổ chức gặp gỡ bạn bè, nhờ Mỹ Chơn cho số điện thoại nên chị liên lạc được với anh Mã Thành Tâm, và mời tham dự đông vui. Lần đầu tôi gặp gỡ anh, tay bắt mặt mừng, vì từ lâu chỉ biết qua mạng ảo. Tối hôm qua, nhân buổi tối "hát với nhau" ở nhà bạn Trầm Ngọc Sương, trong không khí ấm cúng tình thân, tôi trao đổi với anh nhiều hơn, và cho số điện thoại của nhau để dễ liên lạc. Thời buổi hiện tại, chiếc điện thoại cầm tay là vật bất ly thân. Sáng nay, anh cùng thân hữu sang Chợ Đồn uống cà-phê và có điện thoại mời tôi.

Buổi sáng thứ bảy, cà-phê Lộc Vừng tương đối ít khách. Chỉ còn 12 ngày nửa là ngày Tết dân tộc, ai cũng lo nốt những công việc còn lại, sửa sang nhà cửa. Tôi định sang Biên Hòa có chút việc, nhưng cũng nán lại, để cùng gặp gỡ với anh. Anh đi cùng vợ chồng thân hữu ở Biên Hòa, cháu trai con anh Phúc, và vợ chồng em Mã Thanh Xuân, cùng người nhà cả. Cũng như gia đình tôi biết tin tức gia đình anh qua đám tang của ba tôi. Khi đọc cáo phó và chia buồn về sự mất mát của gia đình tôi trên trang AH.NQ, chị Ngọc Huệ cho biết, ba tôi và ba chị, bác trai Ma Phiếu, cùng là đồng nghiệp ở trường Bá Nghệ BH. Có lần bác trai về BH định tìm ba tôi, nhưng không có người hướng dẫn. Tôi hỏi thăm chú tám của tôi, cũng xuất thân từ trường nầy, nên kể rõ về bác. Nhờ mạng ảo mà người quen tìm ra tin tức của nhau. Cũng như em Xuân nói, qua những bài viết của tôi mới biết về tin tức bạn bè. Lần họp mặt với bạn Nguyễn Thị Hồng, với bác sĩ Tường Vi...Lần đầu anh em biết nhau, nhưng ngày mai vợ chồng em đã lên chuyến bay về xứ xa, không được hưởng không khí ấm cúng Tết quê nhà. Riêng anh Tâm sẽ hoản chuyến bay vài hôm để chờ gặp gỡ bạn bè thân, về từ đảo quốc phương Nam. Bắc bán cầu và Nam bán cầu cách xa vạn dặm, Biên Hòa là điểm hẹn để gặp nhau. Vài năm sau mới có cơ hội gặp lại, khi trái đất vẫn quay đều trong quỷ đạo, sức khỏe con người cũng hao mòn theo năm tháng. Một suy nghĩ đúng, nán thêm vài hôm và tốn kém chút đỉnh tiền bạc, nhưng bạn bè còn có cơ hội tay bắt mặt mừng.

Cũng như phần việc của tôi là thích thú tạo cầu nối giữa hai đầu nổi nhớ xa xôi, khi cuộc sống gia đình tương đối ổn, sức khỏe còn cho phép. Ngồi bên nhau để nhắc về kỷ niệm, những món ăn thuần túy dân tộc chỉ có ở quê nhà. Đầu cá lóc hấp cuốn bánh tráng, tôm càng xanh tái chín nước dừa, mà 7 năm em Xuân đã dạy học ở Bến Gỗ. Về quê ngoại ở Thường Lang, Đất Cuốc, phải qua bến đò Bà Miêu, bây giờ chở được xe hơi...

Hơn 10 giờ, mọi người cùng chụp ảnh lưu niệm, tạm chia tay. Anh Tâm cùng em cháu đi công việc riêng, tôi về với gia đình lo phần việc của mình. Trời Biên Hòa hơi se se lạnh, dù đã có chút nắng mùa Xuân, cũng đủ ấm lòng bạn bè. Bên chậu mai vàng nhân tạo, hình ảnh Tết đến gần. Những chậu mai, cành mai đã được nhặt lá, chờ nở bung vàng khi ngày Tết cận kê. Xuân Quê Hương. Tết sum hợp.


Đỗ Công Luận.18/1/2014.

CHỊ TUYẾT ĐI PHÒNG TRÀ

Sau mấy ngày về BH ăn trái cây xã láng, rồi gặp bạn bè khóa 1 TTX và bạn bè CPCM, nhất là nhóm Xi-rô Đá nhận, chị Tuyết đã tăng thêm mấy thành công lực, bắt đầu đi du Xuân ở SG, BD, Thủ Đức, do đó cũng bỏ bê nhóm dễ thương. Chị có xin lỗi, tại mất mạng...Từ Thủ Đức, chị đánh công điện, triệu tập em út đến phòng trà ca nhạc Hoàng Trầm tối nay, ngày 17/1/2014, tức 17 tháng chạp. Chị cũng không quên mời anh Ma Thành Tâm, cũng như anh Bùi Quang Trung, anh hai bạn Kim Chi vừa về đến quê nhà. Như tôi đã giới thiệu lần trước, phòng trà Hoàng Trầm có chương trình ca nhạc vào tối thứ sáu hàng tuần. Thế là có một tối hát hò vui vẻ trong không khí ấm cúng tình thân, dù bên ngoài trời se se lạnh.

Tôi xin gửi đến các Anh Chị hình ảnh đêm sinh hoạt vui vẻ, khi chỉ còn 13 ngày nửa là chấm dứt năm Quí Tỵ, năm Giáp Ngọ bước sang...

Chị Tống thị Kim Hoa, học chung với Luận, Đạo, Nguyệt Ánh...,

ngày xưa có da, có thịt, da ngâm ngâm. Bây giờ mi-nhôn, nhìn không ra.

Mỹ Chơn đang đòi nợ anh Phú,"Anh còn nợ em".

Chị Thu, vợ Đạo, đang nhắc về "Ngoại ô buồn", khi anh đang ở vùng hỏa tuyến.

Đạo đang đang nhắc "Chuyện hẹn hò" với em Thu.

Kim Chi-Tuyết-Tiên-Thiện-Huê-Đạo-Tâm-Ánh-Q.Trung-Sương-Mỹ Chơn-Thúy Loan.

Luận-Đạo-Thúy Loan-Anh Trung-Thu, vợ Đạo-Tiên-Ánh-Sương-Tâm-Huê-Mỹ Chơn-Ma Thành Tâm-Kim Chi.

Tuyết-Tiên-Sương-Vợ Đạo-Mỹ Chơn-Kim Chi-Ánh-Tâm-Q.Trung.

Thúy Loan-Anh Tâm-Anh Trung-Kim Chi.

Anh Bùi Quang Trung,Khóa 1 NQ, áo sọc ca-rô.

Nghiêm Văn Hải, Huê, Thúy Loan...

Cô Loan, em vợ Đạo. Chị Thu, vợ Đạo. Chị Tuyết. Mỹ Chơn.

Khán giả đang nghe chủ phòng trà giới thiệu phòng trà và nhóm ACTT.

Kim Chi-Sương-Chị Tuyết-Luận.

Anh Hoàng Cao Đại, và Trầm Ngọc Sương, chủ nhân phòng trà.

Anh Đại-Anh Phú, chồng Mỹ Chơn-Mỹ Chơn-Chị Tuyết-Sương.

Ca sĩ Ngô Phước Thiện, anh rể Mỹ Chơn.

Chị Tuyết đang hát bài"Ò,e,Rô-Be, đánh đu...".

Anh Ngô Thành Tâm, phu quân Nguyệt Ánh, rể NQ.

Cô Loan, em vợ Đạo.

MÙA XUÂN, QUÊ HƯƠNG, VÀ CHỊ TÔI




Từ khi tôi làm quen trên mạng ảo, nhiều bài viết của tôi được đăng tải trên trang AH.NQ và AH.BH. Từ đó nhiều vi hữu có cảm tình với tôi. Những ngày cuối năm 2012, chị Nguyễn Thị Thêm với bài CẢM NGHĨ CUỐI NĂM, đã viết.

Tôi rất mê những bài viết của Hoàng Duy Liệu. Thật hay, dí dỏm và có duyên. Hãy viết nhiều cho cả tỉnh cùng chia sẻ. Còn Đỗ Công Luận thì mới thật là dân chịu chơi. Uống bia suốt 3 ngày Tết xong đập ly không mua ly mới, hẹn sang năm uống tiếp. Hy vọng cả năm anh Luận sẽ không uống bia bằng ly, anh uống bằng chai hi hi...

Thật thế, hồn thơ của tôi đã đôi lúc trào dâng lai láng....

ĐỐI ẨM NGÀY XUÂN

Mùng một Tết bật nắp lon bia.

Rót đầy ly chia đôi nỗi nhớ.

Trong nắng Xuân mai vàng rực rỡ.

Mời cha về uống cạn cùng con.

Mấy mươi năm đạo hiếu vuông tròn.

Chưa một lần cùng cha đối ẩm.

Niềm thương nhớ trào dâng khóe mắt.

Nghe vị bia nồng mặn chua cay.

Bật nắp lon bia ngày Tết mùng hai.

Rót tràn ly xin mời đồng đội.

Ba chín năm đường đời ngăn lối.

Nơi bọn bây nằm đất có lạnh không?

Nầy Mực, nầy Thuyên, nầy hởi Lam, Hồng.

Xuân năm nào máu tràn đất mẹ.

Tụi bây ra đi tuổi đời rất trẻ.

Cho tao đủ đầy hạnh phúc hôm nay.

Ngày mùng ba bia lại rót đầy.

Một ly nửa dành cho bè bạn.

Nầy Nghiệp, nầy Lưu, nầy Hoàng, nầy Hạnh.

Về ngồi quanh đây uống cạn ly nầy.

Đâu phải hồng đào uống để mà say.

Buồn nhân thế cạn vơi tình nghĩa.

Có ai khắc tên bây vào bia đá.

Để ngày sau đá sỏi u buồn.

Mùng bốn Tết, ly cuối nào hơn.

Rót cho đầy mình ta độc ẩm.

Uống một chút, nghe đời cay đắng.

Ngụm thứ hai, chừng đất lăn quay.

Nhắp môi thêm, chẳng thấy đêm ngày.

Bừng con mắt, Xuân ra đầu ngõ.

Giơ tay nâng đập ly vụn vỡ.

Để sang năm lại đón Xuân về.

Chợt lòng buồn giây phút tái tê.

Xuân đến, Xuân đi hồn khắc khoải.

Biên Hòa, ngày 16/12/2012.

Đỗ Công Luận.

Từ tình cảm đó, tôi và các anh chị, bạn bè trao đổi mail qua yahoo mail. Một ý kiến được nêu ra, tại sao không làm một trang blog để khi mọi người có bài viết hoặc tâm tình trao đổi, sẽ đăng tải vào đó. Thế là trang blog caphecaumat.blogspot.com ra đời. Thành viên là các anh chị em đồng môn NQ, đồng hương BH, tuổi đời đã trên sáu mươi Xuân. Có người ở trời Âu, có người ở Canada lạnh giá, có người ở đảo quốc phương Nam...Tất cả đều có niềm đam mê net, dùng mạng ảo để thổ lộ tâm tư, tình cảm của tháng ngày còn lại. Rồi qua bài ĐÀ LẠT DU KÝ của nhóm tứ 2 Khóa 9, Ông Địa chủ, một biệt danh, mời cả nhóm vào quán CPCM để cùng quậy phá. Tại sao là Cầu Mát? Vì nơi bờ sông quê hương Biên Hòa, đối diện dinh tỉnh trưởng cũ, có chiếc cầu xây dựng bằng sắt thép, mặt cầu lót ván, thiết kế hình vuông, nhô ra hướng sông, để chiều về mọi người ra hóng mát, mặt trời lặn đàng Tây. Từ ngày tôi sang Biên Hòa vào học trung học, tôi đã biết chiếc Cầu Mát đó, và nay vẫn còn hiện hữu. Một biểu tượng của quê hương.

Từ những lần trao đổi mail để tìm hiểu về nhau, cũng cần có chút cẩn trọng trên mạng ảo, chị Võ Thị Tuyết mới nhận ra rằng, người chị kế tôi, Đỗ thị Bé Nhỏ, là bạn học với chị ở trường Trần Thượng Xuyên, lúc ngôi trường đó mới thành lập và có cơ sở tạm gần Thành Kèn. Chị kể, có lần nghĩ tiết học, chị cùng chị tôi về nhà ở Chợ Đồn, một cửa hàng tạp hóa nhỏ, vách gỗ, đối diện chợ Bửu Hòa. Đúng quá rồi. Từ đó, tôi quý mến chị, cũng như chị Thêm, chị Oanh, ba bà chủ quán Cà-phê Cầu mát. Sau buổi họp mặt NQ tháng 7/2013, tôi đã nối máy điện thoại cho hai bà chị tâm sự nhau. Sau hơn 50 năm xa cách, hai người bạn nghe tiếng nói của nhau, dù chị tôi đã biết chị theo chồng xa xứ từ trước 1975. Cũng có công cán của đứa em ham vui. Nhưng không đầy tháng sau, người anh rể tôi bị bệnh mất, tôi không vội báo tin, sợ chị buồn.

Chợ Đồn của tôi.

Chị thứ 5 của tôi, con gái út, con trai trưởng, đích tôn, và chị Tuyết.

Rồi một ngày cuối năm 2013, chị báo tin sẽ về quê ăn Tết, sau lần về cách đây 6 năm. Chị cũng xin cell phone của tôi để liên lạc. Buổi trưa sau khi xuống sân bay và về nhà, buổi chiều chị đã điện thoại cho tôi. Thế là tôi có cơ hội gặp bà chị kết thân trên mạng ảo. Chị có một, hai ngày nghĩ ngơi, làm quen khí hậu quê nhà. Trước khi chị về vài ngày, thời tiết BH buổi sáng và chiều tối hơi se se lạnh. Sau đó vài hôm lại ấm dần lên. Bây giờ khí lạnh phương Bắc lại tràn về. Tôi báo cho chị, sẽ mời nhóm anh chị em thành viên CPCM gặp gỡ với chị, vì bấy lâu nay chỉ biết qua mạng ảo. Chị và và cả nhóm đồng ý ngày giờ gặp gỡ. Bạn Đinh Mỹ Chơn nhận phần việc liên lạc và mời nhóm Xi-Rô Đá Nhận, những mỹ từ mà Ông Địa Chủ ban tặng cho nhóm bạn gái tứ hai khóa 9 NQ. Tôi lại liên tưởng đến xe nước giải khát của vợ chồng chú...ở sau cuối dãy lầu trước, cổng sau trường NQ của gần 50 năm về trước. Hồi đó, mỗi giờ ra chơi, tôi thích món kem nước, thêm vào một ít nước xi rô dâu. Xi-Rô Đá Nhận, cái tên nghe dễ thương làm sao, nhắc ta một thức uống thời tuổi tóc cài nơ, vô tư ăn uống. Đứa em gái kế tôi, đã mất, lúc hơn 4 tuổi, vẫn thích đến xe nước đá của thiếm hai Tài Ký ngay ngã tư Chợ Đồn, mua 50 xu xi-rô đá nhận. Ít tháng sau, em bị xe tải cán chết trước nhà.

Sáng chủ nhật, 12/1/2014, tôi đang ở Chợ Đồn, chị Tuyết điện thoại cho tôi, chị nói sẽ đi khám phá Biên Hòa qua hướng Chợ Đồn-Tân Vạn. Mấy hôm trước chị đã về Bửu Long, xóm nhỏ Cây Chàm, ngã ba Vườn Mít...qua ngã cầu Hóa An. Tôi chỉ nhà, nhân tiện chị ghé thăm người chị kế của tôi đang ở gần nhà . Hai người ngồi trước hàng hiên tâm sự, vì bên trong nhà, thợ công nhật đang đến quét dọn, sơn phết tường, chuẩn bị đón Tết. Hai người bạn hồi trước học chung đệ thất, đệ lục ở trường bán công Trần Thượng Xuyên, không liên lạc nhau từ 1960 đến nay. 53 năm, hơn nửa thế kỷ, 2/3 đời người. Thời gian như bóng trôi qua cửa sổ. Sau đó, tôi dẫn chị tham quan chợ Bửu Hòa, Chợ Đồn của tôi, ghé thăm căn nhà nơi tôi sinh ra và lớn lên, nơi đã có lần chị ghé chơi với chị tôi. Thời gian trôi qua, cảnh vật thay đổi không ngờ. Đứa cháu trai, gọi chị là cô ruột, đưa chị sang chợ Biên Hòa, qua ngã cầu Bửu Hòa, cù lao Phố, Hãng Dầu. Ai là người Biên Hòa, không thể quên những địa danh nầy. Một buổi sáng chủ nhật vui vẻ.

Theo lịch hẹn trước, chiều nay nhóm thành viên CPCM, nồng cốt là nhóm Xi-Rô Đá Nhận, sẽ có cuộc gặp gỡ với chị Tuyết, nơi quán cà-phê nhìn ra sông Đồng Nai. Địa điểm nầy ngày xưa là nhà lồng chợ cá Biên Hòa, phía sau là khu hàng thịt. Bây giờ chợ cá đã được dời sang chợ Hóa An, khu Hóc Ông Che, để việc tiếp nhận thủy sản dễ dàng. Bến tàu ngày xưa bây giờ là bến tàu xe, dành cho xe tải hàng hóa giao nhận hàng mua bán. Tàu đò về Tân Uyên, cù lao Mỹ Quới, cù lao Bạch Đằng, Bến Gỗ...không còn hoạt động. Ngay cả bến đò ngựa từ Hóa An sang chợ BH cũng không còn. Bến tàu chỉ còn những ghe chở nông sản từ miền Tây lên neo đậu và bốc hàng. Cầu Mát nằm ở hướng trái, đối diện dinh tỉnh trưởng cũ. Dinh tư lệnh Quân Đoàn giờ là Nhà Thiếu Nhi. Nhân buổi họp mặt, chị Tuyết có mời thêm nhóm bạn học khóa 1 bán công Trần Thượng Xuyên, thưở mà cơ ngơi trường còn nằm ở khu quân cụ, xéo Thành Kèn. Buổi trưa, bạn Mỹ Chơn đã cho số điện thoại anh Ma Thành Tâm, liên lạc được nên chị có mời anh. Mỹ Chơn là bạn thân với Ngọc Lan, em anh Tâm. Các anh chị khóa 1 TTX gặp lại chị Tuyết sau 6 năm. Các đàn em khóa 8 và 9 NQ lần đầu tiên biết chị, dù có trao đổi nhau qua blog CPCM. Riêng bạn Nghiêm Văn Hải, đàn em khóa 11 NQ, nhưng nhà gần chị ở xóm Cây Chàm. Thời điểm nầy, trời mau sụp tối, mọi người sắp xếp để chụp ảnh lưu niệm, nơi công viên bờ sông bên kia đường. Ai cũng tươi cười vui vẻ. Biên Hòa vào Xuân. Sau đó mọi người vào quán dùng nước, để giải bày tâm sự. Buổi tiệc hôm nay là uống cà-phê gặp gỡ. Nhưng dù sao, tất cả đều là đồng hương Biên Hòa, nên dễ nhận ra nhau nơi quê hương một thời gắn bó.

Hơn 18 giờ, trời đã sụp tối hẳn, công viên Cầu Mát đã lên đèn, hướng Chợ Đồn-Hóa An bầu trời âm u, mưa Xuân lất phất rơi. Hạt mưa như còn luyến tiếc, dù đã chuyển mùa. Tình người cũng vậy, như chưa muốn chia xa, dù thời gian còn 3 tuần nửa. Chúng tôi có cái hẹn nửa, có thể là sau Tết Âm Lịch, vì thời gian nầy gia đình nào cũng tất bật cho không khí đón Xuân. Mỗi năm, ba ngày Tết là thời gian sum họp gia đình. Nhóm Xi-Rô Đá Nhận mời chị Tuyết đi dự cơm tối. Tôi thì về với gia đình, cũng như sợ Gươm lạc giữa rừng hoa. Trước đó một ngày, với tình cảm ưu ái dành cho chị, tôi đã chấp bút đề thơ, có một bài thơ tặng chị, bài thơ thứ 179, sau 3 năm làm quen bạn bè trên mạng ảo, như là quà Xuân dành tặng người chị về từ phương xa...

MÙA XUÂN NẦY, CHỊ VỀ THĂM QUÊ.

-Xin viết thay cho chị Võ Thị Tuyết, cũng là bạn ảo của tôi,

bạn của người chị kế tôi-

Một mùa Xuân trước chị xa quê.

Bỏ ánh trăng côi ước hẹn thề.

Nếp gấp áo thưa về xứ lạ.

Mây mù giăng mấy nẻo hương khê.

Mây trắng cuối trời, mây trắng bay.

Thương cha, nhớ mẹ, những đêm ngày.

Thăm thẳm đường xa chiều cố quận.

Thôi đành nương náu những vòng tay.

Quê nhà, quê người, xa lạ quá.

Hạt cơm chừng nuốt mãi không trôi.

Nhớ cánh đồng quê thơm gốc rạ.

Cầu ao con cá quẩy đuôi cười.

Mấy mươi năm, mùa Xuân đến muộn.

Tóc rối xanh xưa đã nhuốm màu.

Sông muôn đời chảy ra biển lớn.

Sẽ có ngày đất gọi thương đau.

Mùa Xuân nầy, chị về thăm quê.

Quẳng gánh quên đi những bộn bề.

Ngắm ánh trăng tà xa khuất núi.

Còn bao lâu nửa để đi về !!!

Cầu Hóa An đôi bờ cát lỡ.

Đò Ngựa xưa, bến bỏ con đò.

Buổi sáng thăm Cây Chàm xóm nhỏ.

Chùa Phật Bốn Tay vẩy hẹn hò.(1)

Góc phố thân quen ai đứng ngóng.

Người xưa còn dỏi mắt mong chờ.

Giữa chợ trăm năm như lạc lõng.

Còn đâu màu ngói đỏ trong mơ.

Cây Cầu Mát trơ gan đứng đợi.

Sắt gỉ màu nắng bụi thời gian.

Nghe sóng vỗ, mẹ quê vẩy gọi.

Trong nắng Xuân có cúc hoa vàng.

Những đứa em tìm qua mạng ảo.

Giang đôi tay chào đón chị tôi.

Dẩu biết rằng, đời dài cơm áo.

Ngạo nghễ cười theo lục bình trôi.

Mai mốt chị về bên tuyết trắng.

Cho em thơ nhắn gửi đôi lời.

Bằng hữu hởi, ân tình sâu nặng.

Là thiên thu chỉ có bạn bè thôi.

Qua Tết rồi, em, chị xa xôi...

Đỗ Công Luận.11.1.2014.(179)

Xin cám ơn bạn bè đã không tiếc thời gian để đến gặp gỡ chị tôi. Như các bạn tứ hai khóa 9 NQ đã nói với tôi,

- Chiều hôm nay chúng em có buổi tiệc cưới, nhưng bọn em đã cử đại diện đến gửi quà biếu, rồi tất cả đến đây gặp gỡ các anh chị.

Bởi vì cơ hội không có được lần thứ hai, dù chỉ mới quen biết nhau qua mạng ảo. Xin cám ơn tất cả bạn bè, các anh chị đã dành buổi chiều quí báu đến với người bạn phương xa. Xin cám ơn những tấm chân tình đã đến với nhau. Xin cám ơn tất cả vi hữu đã quan tâm đọc bài viết nầy.

Biên Hòa, ngày 12/1/2014.

Đỗ Công Luận.

HỌP MẶT TÂN NIÊN 2014. KẾT NỐI YÊU THƯƠNG

Sau lần họp mặt Giáng Sinh mấy hôm trước tại nhà bạn Nguyệt Ánh, dường như có sự trống vắng nào đó. Mấy hôm sau, bạn Ánh có điện thoại cho tôi, bạn sẽ mời bạn bè họp mặt tân niên 2014 tại nhà bạn, lúc 11 giờ ngày 4/1/2014, dự kiến khoảng 30 người. Tôi đồng ý với lời đề nghị đó, và gửi mail mời dùm một số bạn có xử dụng Net.

Trước buổi họp mặt vài hôm, bạn bè có uống cà-phê sáng và trao đổi về cuộc họp mặt lần nầy. Đa số mọi người đều đồng ý tham dự, không có gì trở ngại. Chiều ngày 3/1, bạn Lê Xuân Sang từ Bình Dương điện thoại cho tôi, bạn sẽ về Biên Hòa vui vẻ với nhau, và sẽ mang theo vài lít rượu đế Bình Dương. Hôm đám cưới con gái, Sang đã đem ra một xị đế, giới thiệu là đế Bình Dương, có thương thì uống. Bạn Ánh nói với tôi, ông xã nhớ hương vị đó nên nhờ Sang mang về vài lít chiêu đãi buổi tiệc. Tình cảm bạn bè đến với nhau lúc nào cũng như ly rượu tràn đầy. Hôm nay Ngô Hồng Tâm, Tâm nhủi, cũng có cuộc họp về kế hoạch xử lý môi trường khói bụi của lò gốm với đồng nghiệp. Nhưng vừa dứt cuộc họp, bạn đã không dự buổi cơm trưa chiêu đãi để đến với bạn bè. Khi bạn đến nơi, mọi người đã chụp ảnh lưu niệm xong và bắt đầu vào tiệc. Cũng như bạn Thanh Vân kịp đến khi xong công việc riêng, sau khi các bạn bắt đầu vào phần hát karaoke.

Tham dự tiệc họp mặt lần nầy có tất cả 27 bạn, gồm 14 nam và 13 nữ. Chỉ trừ bạn Bùi thị Lợi là CHS NQ Khóa 9 và là bạn học với Nguyệt Ánh lúc ở trường nữ tiểu học, tất cả còn lại là thân hữu khóa 8 CHS NQ, đại diện đủ đầy 5 lớp. Có thể xem đây là party của CHS NQ khóa 8. Hai lần họp mặt khóa trong năm vẫn duy trì với sự tham gia đông đảo nhiều hơn của bạn học. Bạn Tùng Thư từ Sài Gòn về chung vui với bạn bè, cũng như bạn Lê Xuân Sang về từ Bình Dương, dù bạn là dân chính gốc Biên Hòa. Bên lớp thất 3 Pháp văn có tất cả 10 bạn. Lớp thất 4 Anh văn có các bạn, Trần Văn Thông, Đinh Thiên Thọ, Trần Hoàng Ân. Những lần gặp gỡ gần đây, bạn Ân đều có tham dự. Xin cám ơn những tấm chân tình đã đến với nhau. Tất cả chia đều cho ba bàn tiệc, thức ăn do các bạn nữ trổ tài nấu nướng.


Mở đầu buổi tiệc, bạn Nguyệt Ánh nêu lý do có buổi họp mặt tân niên hôm nay. Sau khi đọc bài thơ của tôi, THÁNG MƯỜI HAI KHÔNG CÓ NGÀY BA MỐT, bạn nhớ ra năm 2013 không có ngày họp mặt toàn trường cuối năm. Họp mặt tân niên lần nầy là cơ hội CHS gặp gỡ, tiếc rằng không có thầy cô. Hi vọng rằng năm sau, cũng như năm 2016, kỷ niệm 60 năm ngày thành lập trường sẽ có sự kết nối sâu rộng hơn. Một chút luyến tiếc nhớ thương. Cũng như hàng năm, chiều mùng hai Tết âm lịch, bạn cũng thường có buổi họp mặt bạn bè. Thời điểm đó, mọi người đang sum họp gia đình nên họp mặt không thuận lợi. Sau đó, bạn mời mọi người dùng tiệc.

Hôm tổ chức tiệc sinh nhật chung của tôi và bạn Bạch Tuyết, có dư một thùng bia, hôm nay bạn Thông mang đến cho buổi tiệc. Ưu ái cho những bạn lần đó không dự được. Ngọt bùi chia sẽ cùng nhau.Bạn Phạm Thanh Thừa, sau lần bị tai nạn chấn thương, bạn đã ngã mặn, cần năng lượng bồi bổ cho cơ thể. Những lần trước, vì dùng chay nên bạn ngại, không dự. Gần hai năm về trước, bạn Ánh cũng có tổ chức họp mặt ở tư gia, lần đó bạn Bùi Thị Lợi cũng có tham dự. Hôm nay bạn cũng đến giao lưu với các bạn nam, vì có một vài bạn mới gặp gỡ lần đầu. Ngoài ra, còn có có bạn Huê và Sang cũng là CHS Nông Lâm Mục Bảo Lộc, nhưng là khóa đàn anh của bạn Lợi.

Đúng hai tuần lễ nửa, bạn Ngô Hồng Tâm sẽ tổ chức vu qui cho trưởng nữ, nhân dịp nầy bạn cũng gửi thiệp hồng mời dự, sẽ có hai bàn tiệc dành cho bạn bè. Chúng tôi đã có lần dự tiệc cưới của con trai bạn Lê Minh Trí, Huỳnh Văn Mão, Hoàng Minh Chiếu.... Tiệc vu qui của ái nữ Vũ Trung Hòa, Phạm Văn Đạo, Lê Xuân Sang...Đây cũng là dịp bạn bè gặp gỡ. Vui miệng, Lê Xuân Sang cũng nói, vài tháng nửa sẽ có tiệc đầy tháng cháu ngoại, mời bạn bè đến viếng tư gia. Hôm sinh nhật tôi, nhạc phụ bạn qua đời, bạn bè đã gửi mail chia buồn. Mọi người còn cơ hội gặp nhau, còn vui thì hãy cứ vui.

Sau đó, các bạn bắt đầu vào phần hát karaoke thư giản, các bạn nam cần có chút tỉnh táo để ra về. Một buổi tiệc họp mặt đơn giản, nhưng ấm áp tình nghĩa bạn bè. Mỗi bạn dự phần đóng góp 50.000 vnd, gần 2,5 usd, cho chi phí buổi tiệc. Khi bạn bè chúng tôi họp mặt tân niên, nhóm Anh Văn khóa 9 CHS NQ cũng có cuộc họp tân niên ở Bửu Long. Hi vọng rằng sẽ có sự kết nối yêu thương thêm nửa cho những lần sau, vì chúng tôi cũng đã đã có lần gặp gỡ.

Hai tuần lễ nửa, bạn bè sẽ gặp gỡ nhau nơi không gian sâu lắng hơn. Hơn năm tuần lễ nửa, kỳ họp mặt đầu năm của khóa 8 CHS NQ, sau rằm tháng giêng Giáp Ngọ một tuần lễ, sẽ được tổ chức nơi không gian rộng rãi hơn, vì sẽ có nhiều bạn bè về dự. Đó là truyền thống mọi người gắn kết từ hai năm nay. Xin chúc mừng cho nhau cùng mạnh khỏe, An Khang, Thịnh Vượng khi năm mới Xuân về. Và xin đừng có sự trống vắng nào nửa. Xin cám ơn các bạn đã đến dự buổi HỌP MẶT TÂN NIÊN 2014. KẾT NỐI YÊU THƯƠNG. Xin cám ơn các vi hữu đã quan tâm đọc bài viết nầy.


Ảnh các chú ngựa trước tiền sảnh tòa nhà PEGASUS,

cao 18 tầng, cao nhất Biên Hòa, khánh thành ngày 11/12/13.

Đỗ Công Luận.5/1/2014


CHỢ ĐỒN CỦA TÔI

Sáng nay tôi xuống chợ, mặt trời vừa lên, ngày thứ bảy đông vui, tôi lấy máy ảnh ra chụp CHỢ ĐỒN CỦA TÔI.

Chợ Bửu Hòa sáng thứ bảy. Căn nhà lầu màu tím là tiệm thuốc bắc Vĩnh Sanh Đường.

Ngã tư Chợ Đồn. Phía sau nhà lầu hướng xa là ổ nhện Ba Xuân.

Căn lầu góc phải chợ là hủ tiếu Phì Lũ. Căn nhà treo tấm bạt xanh là thuốc tây Thiện Phước.

Trường tiểu học Bửu Hòa nơi tôi theo học từ 1957. Trước đó bà chị tôi học là lợp lá vách cây.

Bây giờ là Trung tâm sinh hoạt cồng động.

Căn nhà của ba má tôi, em trai tôi đang ở. Dưới là tiệm tạp hóa, trên lầu dùng làm nơi thờ tự.

Từ năm 1958, Chợ Bửu Hòa dời về địa điểm mới, khu đất của nội tôi đối diện chợ, đắc địa.

Đây là dãy phố của Đỗ Gia. Nhà ba má tôi, chú tám, bác hai, cô năm, cô sáu.

BIÊN HÒA, ĐẤT MẸ TÔI ƠI!

Núi Bửu Long

Cảm thương " Tiết Phụ Khả Gia ".

Vì chồng, vọng trống " Tam Tòa " minh oan.

Trăm năm bia đá thử vàng.

Tiếng kêu hiền phụ âm vang cung đình.

Thanh Lương cổ tự hiển linh.

Bóng Cô Hiên mãi trầm mình núi sông.

Một câu khuyên cản Đức Ông.

-Đừng đi, để giọt máu hồng đổ tuông.

Trung thần, tôi chúa lên đường.

Thọ thương tên độc của phường Man Di.

Trăm dân Bình Kính sầu bi.

Ba trăm năm lẽ, hồn quì khóc than.

Thương đời mất nước nhà tan.

Lập Thiên Địa hội đăng đàng phò nguy.

Kiếm đao chống đở đạn chì.

Đoàn quân nghĩa dũng một đi không về.

Rừng Tam Hiệp vắng tư bề.

Mộ chung một nắm đất thề vùi chôn.

Bao năm nơi miếu Oan Hồn.

Đoàn Văn Cự nhớ nước non ngậm ngùi.

Sông Đồng nước chảy chia đôi.

Thủ Hoằng sợ kiếp luân hồi tái sinh.

Nhà Bè cứu giúp sinh linh.

Ngày sau ẩn hiện bóng hình Đạo Quang.

Vàng theo ánh tỏa đạo tràng.

Bửu Phong nắng sớm chuông vang tầng trời.

Long Thiền nhạt nắng chiều rơi.

Từ bi Đại Giác trăng soi nguyệt đình.

Đất thiêng uy vũ Tứ Linh.

Bửu Long, Châu Thới ẩn mình RỒNG bay.

Đầu LÂN, núi Đất vươn vai.

Gò Me, quắt quảy kỳ đài vẩy đuôi.

Cù lao Thạnh Hội, RÙA bơi.

Gò Công, PHỤNG vũ đất trời ngất say. (1)

Trăm năm cầu sắt oằn vai.

Đón đưa bao chuyến tàu dài nửa đêm.

Mẹ về tan buổi chợ phiên.

Con đi học chữ chiều nghiêng cuối ngày.

Trăng in sóng nước Đồng Nai.

Gió lay hoa bưởi trắng bay khắp vườn.

Ngạt ngào đất nở hoa thơm.

Để cho hương bưởi bốn phương theo cùng.

Phù sa trầm lắng bãi bùn.

Đen tuyền đất sét gốm nung đỏ hồng.

Đình làng mái ngói uốn cong.

Kỳ yên ngày hội thành hoàng chứng tri.

Biên Hòa, đất mẹ tôi ơi.

Ba trăm năm vẫn ngọt lời ca dao.

Từ con cất tiếng khóc chào.

Nâng niu bầu sửa mẹ trao từng ngày.

Quê hương nào chẳng riêng ai.

Đi xa vẫn nhớ vòng tay mẹ hiền.

Bước chân xuôi ngược khắp miền.

Vẫn thương mãnh đất tổ tiên quê nhà.

Thương sao tiếng hát Biên Hòa.

Cúi hôn đất mẹ lệ sa ngập hồn.

Hóa An, Tân Vạn, Chợ Đồn.

Sáu hai năm vẫn chưa mòn dấu chân.

Biên Hòa, ngày 2/11/2012Đỗ Công Luận

(1) Vùng Gò Công, Trau Trảu, Long Thạnh Mỹ.

Nơi tiếp giáp sông Đồng Nai, giữa sông là cù lao Ba Xê

Núi Châu Thới

BUỔI TỐI ĐI SIÊU THỊ

Vợ chồng con gái út và 2 con trai.

Ông ngoại và cháu ngoại lớn.

Hôm nay sinh nhật rể út của tôi, vợ chồng cháu cùng hai con mời ông ngoại đi dự tiệc sinh nhật ở siêu thị Lotte của Hàn Quốc. Siêu thị đã khai trương hơn một năm nay, địa điểm tại ngã tư Amata, ngoài xa lộ, khoảng giữa đường từ vòng xoay Tam Hiệp đến Cầu Sập, Hố Nai. Một chiếc bánh sinh nhật được đặt trước ở hiệu bánh Hạnh Phúc. Ở Biên Hòa hiện nay, các cơ sở bánh ngọt, lò bánh mì được mở ra khá nhiều, nướng bằng điện. Đã qua rồi thời bánh mì "thùng phuy".

Đến nơi, gia đình dùng thang máy đi thẳng lên tầng 5 của khu trung tâm thương mại, nơi dành cho khu ăn uống, giải trí chiếu phim, trò chơi...Các con và cháu ngoại tôi thích ăn bánh nướng của Pizza Hut. Đi cùng có đứa cháu ngoại lớn, con của con gái giữa. Sau khi gọi bánh, trong lúc chờ đợi, 17 phút sau mới có bánh, bánh sinh nhật được thắp nến, chụp ảnh. Ăn uống xong, 3 đứa cháu ngoại được đưa sang khu trò chơi. Vé vào cổng là 60.000 vnđ/mỗi cháu, 3 usd, vui chơi thỏa thích trong 2 giờ đồng hồ. Các cháu ngoại đã đi chơi nhiều lần nên thích lắm. Ông ngoại thì thả bộ xuống siêu thị để xem hàng, coi món nào giá rẻ thì mua một ít để sáng mai giao chợ. Tầng 4 là khu hàng hóa thực phẩm. Tầng 3 là khu hàng tiêu dùng, hóa mỹ phẩm. Hàng hóa rẽ hay không là do nhà cung cấp. Tuần lễ nầy họ ưu đãi cho siêu thị A, tuần lễ sau họ ưu đãi cho siêu thị B...Mình cứ xem cùng món hàng mà siêu thị nào rẽ thì lấy về giao chợ. Ông ngoại đi lòng vòng cũng kiếm được mấy món hàng, đủ điểm tâm sáng và cà-phê sáng với bè bạn.

Đến 21 giờ, các con cháu cùng tôi ra về, vì sợ bà ngoại ở nhà chờ đợi. Một buổi tối sinh nhật vui vẻ cùng con cháu nơi siêu thị Lotte Hàn Quốc.

ĐCL.3/1/2014.

BUỔI SÁNG ĐẦU NĂM MỚI 2014


Sáng nay tôi có chuyến đi Biên Hòa để chở hàng hóa về giao cho khách hàng. Hôm nay ngày Tết DL nên các cháu ngoại được nghĩ học. Vì vậy, đường xá BH tương đối yên lắng, không có xe cộ di chuyển nhiều. Ngược lại, ở các điểm ăn sáng, hoặc các quán cà-phê, người ta đến đông đảo, nhộn nhịp. Đây là dịp gặp gỡ, giải khuây sau tuần lễ lao động cật lực. Đến gần 9 giờ, con gái lớn điện thoại mời tôi đến cà-phê Lộc Vừng điểm tâm sáng. Các con và các cháu tôi cũng đến đó để ăn sáng, giải khuây dịp lễ. Con gái giữa và bà xã ở của hàng giao dịch mua bán.

Đang suy tư. Cuộc đời như dòng nước, chảy ra biển cả.

Điểm dừng là đại dương bao la.

5 người bạn học lớp đệ thất 3 NQ, NK 63-70.

Luận-Tâm khỉ-Huê-Chiếu-Tâm nhủi.


Tôi đến nơi, gia đình con gái lớn, gia đình con gái nhỏ tựu tề đông đủ. Ngoài ra, còn có cháu gái lớn là con đứa em trai út, gọi tôi là bác sáu, và đứa em trai thứ tám của tôi. Đỗ gia sum họp đông vui. Hôm nay ngày lễ, Tết Tây, người ta cũng đưa gia đình, con cháu đến giải trí, tràn ngập tiếng nói cười. Điểm giữ xe chật kín. Các cháu ngoại tôi thích thả bánh mì cho cá nuôi dưới hồ ăn. Cá tra, cá chép, trọng lượng không dưới 2 ký lô. Các cháu cũng thích các trò chơi cầu tuột, đu quay, nhà banh...làm ông ngoại chạy theo hụt hơi.


Đang vui cùng các con cháu, có điện thoại thoại của Ngô Hồng Tâm, Tâm nhủi, rủ tôi đi uống cà-phê sáng đầu năm ở Hoa viên Thảo Nguyên xanh, cách đó không xa.Điểm cà-phê sáng nầy mới khai trương cách đây vài tháng, không gian gian thoáng đảng, hữu tình hơn. Còn vui được thì cứ vui. Hôm nay là Tết Tây mà. Chia tay với các con và các cháu ngoại, tôi tiếp tục đến với bạn bè. Hoàng Minh Chiếu trên đường từ Thủ Đức về nên thuận lợi hơn. Rồi song Tâm, Tâm nhủi, Tâm khỉ cùng đến. Sau cùng là bạn Huỳnh Văn Huê, từ Cù Lao chạy sang. Năm người bạn học NQ của lớp thất ba, NK 63-70, ngồi quanh bàn tròn, nhắc về kỷ niệm. Còn hơn hai tuần lễ nửa là Tâm nhủi làm lễ vu qui cho trưởng nữ. Bạn nói, tao mới vừa chạy qua An Hảo thăm bà sui mới vừa bị té. Bạn bè đến chung vui sẽ ít nhất hai bàn. Bạn bè ở SG như Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Thanh Liêm, hay ở BD như Lê Xuân Sang cũng sẽ cố gắng về. Tâm nối máy cho bạn bè nói chuyện với Huỳnh Hữu Thọ, Thọ Huỳnh Hiệp. Bên ấy đang hơn 20 giờ của ngày cuối năm 2013, đang chờ chuyển giao năm cũ sang năm mới. Bạn bè hẹn sẽ có lần gặp gỡ.

Hơn 11 giờ, ngũ hổ tướng tạm biệt chia tay về với gia đình. Riêng tôi, có 2 niềm vui đầu năm 2014 với con cháu và bằng hữu của 50 năm về trước. Chào năm mới 2014 trong niềm hạnh phúc vô biên và nghĩa tình.

ĐCL.1/1/2014.