Điện Thư 1

Chuc em và gia dinh Mung Têt Van su nhu y.

Bàn tho nhà em thât là dung theo truyên thông cua nguoi VN. Bên Canada

nhà anh cung lâp bàn tho dê cung Tô Tiên và Cha Me.

Anh Minh

Cám ơn anh Long. Trong số anh em, ba tôi và cô Năm sống thọ nhất. Cô năm tôi thọ 86 tuổi, cô vừa mất đúng 2 tuần sau thì rủ ba tôi theo. Năm rồi, vừa giáp năm ba tôi thì sang ngày sau chú út tôi mất. ĐCL.

Ba má anh Luận sống thọ quá , gia đình anh chắc có phước lớn lắm . Bác trai cũng mới mất chưa được bao lâu , nổi buồn thương nhớ cha chắc cũng còn sâu đậm lắm . Bài thơ anh làm hay quá . Cám ơn anh .

Long

Xin cám ơn Kim Thi. Chợ Đồn, Biên Hòa giờ tốc độ đô thị hóa khá nhanh, đất hẹp, người đông. Căn nhà hai gian của ba má tôi giờ đã được đứa em út cất lên 3 tầng lầu, nên mỗi lần có tiệc tùng, đám giỗ đều tổ chức ở tầng thượng. Lên cao thì mệt, mỏi chân, bù lại có gió mát, ngắm cảnh sông Đồng Nai và thành phố BH. ĐCL.

Kim Thi cam on anh Luan da chuyen.

Anh Luan lam tho cam dong, hay qua.

Nguyen xin huong linh bac trai luon an vui

noi mien lac canh.

Cac anh chi deu la con hieu thao, tho cung

cha me rat tuom tat; la tam guong sang

tot dep cho Kim Thi noi theo.

Than kinh.

Kim Thi

Đọc bài viết và bài thơ này thật xúc động.

Người con hiếu thảo như Luận, như chị Oanh chắc song thân rất vui lòng. Bên này tui để tang mẹ chồng ba năm, nhưng ba ruột tui thì để có 49 ngày vì ta tui xuất gia.

Hai năm tang khó xong rồi.

Rước cha về ngự giữa nơi bàn thờ.

Cha đang ở cỏi hư vô.

Chấp tay con nguyện "Nam Mô Di Đà"

Thêm

Cảm ơn Anh Luận Đỗ đã cho đọc bài thơ thật xúc động này !

Theo TP , việc để tang có quy định về thời gian cả đấy , thế nhưng sự thật lòng thương tưởng đến người thân mới là điều quan trọng .

Thân .

TP

Xin cám ơn anh Minh đã chia sẽ. Tùy theo mỗi người, như các con, các cháu của tôi đều xã tang khi chôn cất về hoặc 49 ngày. Riêng tôi, các chị và các em trai để đúng hai năm mới xã tang. Thầy tụng cúng xong, đồ tang chế đem thiêu đốt. ĐCL.

Em Luân thân mên ,

Gia dinh và em con giu duoc nhu vây là niêm hanh phuc .Bên dây Canada hay noi chung là hoàn canh xa quê huong phân dông chi làm nghi thuc cung thât'

49 ngày là duoc xa tang muôn tiêp tuc tho Cha Me tai nhà hay nhà Chuà thi tuy nghi theo môi gia dinh...

Anh xin Câu nguyên cho hai bac som duoc vê coi Phât.

Anh Chi Minh Phung

Đúng như chị Oanh đã dự đoán, tôi vừa nặn óc viết bài thơ nầy để tưởng nhớ 2 năm ngày mất của cha tôi. Lễ cúng chính thức sẽ là ngày thứ năm, 24/10/2013, nhằm 20/9 Âm lịch. Thợ ảnh cũng vừa giao cho gia đình tôi tấm di ảnh của cha mẹ. Sau ngày mãn tang tôi sẽ lập bàn thờ riêng ở nhà, để ngày Tết, lễ giỗ, con cái, sui gia, bạn bè sẽ thắp nhang tưởng niệm. Riêng lễ giỗ chính thức hàng năm vẫn tổ chức ở nhà từ đường, do em trai út tôi làm quản từ. Theo tục lệ người Việt Nam mình, sau ngày mãn tang, di ảnh cha mẹ tôi mới thượng lên bàn thờ, thờ chung. Bàn thờ, bộ lư, các thứ đều do các con tôi mua sắm để thờ cúng ông bà nội.Trước đó vẫn còn là bài vị và ngày cúng cơm 3 buổi. Thời gian nhanh quá, cha tôi mất đã 2 năm, mẹ tôi mất 7 năm. Mẹ tôi mất khi 88 tuổi, cha tôi mất lúc 95 tuổi. Gia đình tôi hạnh phúc khi cha mẹ sống thọ, vốn quí trời ban. Một điều hạnh phúc nửa là khi con đường cao tốc Mỹ Phước(Bến Cát)- Tân Vạn xây dựng, khu mộ gia tộc không bị giải tỏa mà còn nằm song song đường cao tốc, chỉ dừng xe, bước vào vài bước là đến khu mộ. Cha mẹ tôi nằm cạnh nhau nơi nghĩa trang gia tộc, như lời ước nguyện của song thân. Hôm nào viếng mộ, tôi sẽ có ảnh gửi đến ACE để cùng chia sẽ. Hôm nay, tôi xin gửi bài thơ nầy đến các anh chị trước, để cùng chia sẽ nổi buồn với tôi.

Trân quý. ĐCL.

Xin cám ơn Hạnh, anh đã có xem. Ba ngày nửa mới là lễ cúng chính thức. Nhưng bài thơ viết xong, lại có di ảnh do thợ tiệm ảnh Thái Bình mang đến, nên ảnh chuyển đến cho bạn bè chia sẽ. Ngày thứ sáu, sau ngày cúng giỗ, anh sẽ cùng anh bạn đi du lịch đảo Ngọc Phú Quốc. Đã mua vé máy bay khứ hồi là 1.500.000 vnđ, ăn ở khu nghĩ dưỡng người quen, đi về 4 ngày. Khi về, anh sẽ có hình ảnh và bài chi tiết sau. ĐCL.

KỶ VẬT CỦA THẦY

Khi tôi và Nguyễn Mai nối lại được liên lạc, tôi có cho địa chỉ email của Thầy để Mai liên lạc, và đây là tâm tư của Mai và kỷ vật của thầy.

Thưa Thầy.

Thật vui mừng khi đọc bài viết GẶP LẠI THẦY LÊ QUÝ THỂ của Anh Nguyễn Hữu Hạnh, cảm xúc bồi hồi dâng trào mãi đến ngày hôm nay để thỏa lòng trên trang giấy nầy khi được Anh Đỗ Công Luận cho biết địa chỉ của Thầy, Người Thầy Kính mến của hầu hết CHS NQ Biên Hòa.

Bao hình ảnh hiện rõ, những kỷ niệm không bao giờ phai mờ trong ký ức của em đối với Thầy, Người Thầy thân yêu mà em luôn ngưỡng mộ.

Niềm vui được lũy thừa khi biết Thầy vẫn đầy phong độ như ngày nào.

Mong gặp được Thầy.

Nguyễn Mai với kỷ vật của Thầy.

Kính thưa thầy,

Em vừa liên lạc lại được bạn Nguyễn Mai, qua tin tức của bạn bè. Bởi vì địa chỉ email trước Mai không còn xử dụng. Em đã chuyển thư trả lời của thầy cho Mai đọc. Dù sao, tình cảm, kỷ niệm của thầy trò ta vẫn không phai nhòa.

Hôm trước, lá thư em viết gửi cho thầy, THƯ VIẾT CHO THẦY TÔI, THẦY LÊ QUÍ THỂ, cũng là dạng một bài viết, để nhắc nhau về kỷ niệm, tình cảm của thầy trò ta. Ý nghĩ của em là muốn bày tỏ cho thầy cô, CHS NQ biết về tâm tư, tình cảm của thầy trò trường ta một cách đại trà. Nhưng không hiểu vì lý do gì các bạn trong ban điều hành trang web nhà không cho phổ biến, vì trang web NQ là đại gia đình của thầy trò ta, buột lòng em phải post lên blog Caphecaumat.blogspot.com , do một số CHS NQ và đồng hương BH thiết lập để trao đổi tin tức cho nhau. Từ trang blog nầy, bạn bè chúng em đã gặp lại bạn Mai.

Em cũng xin phép chuyển tiếp cho thầy mail của Mai gửi cho em, để thấy rằng học trò vẫn còn nhớ đến thầy. Cuối thơ, em xin kính chúc thầy được mạnh khỏe và an vui.

Học trò Đỗ Công Luận.

Anh Luận.

Cám ơn Anh đã cho tôi xem thư của Thày Lê Quý Thể. Một Người Thầy Kính mến của tôi.

Không dấu gì Anh, khoảng trung tuần tháng 8, trong bài viết của Anh Nguyễn Hửu Hạnh, GẶP LẠI THẦY LÊ QUÝ́ THỂ, tôi như bừng tỉnh... vì tôi nghĩ, Thầy đã mất...

Tôi có nhiều kỷ niệm riêng với Thầy lắm, trong đó có 3 điểm mà không bao giờ tôi quên được :

- Đội tuyển Ngô Quyền đấu với đội Thiếu niên Biên Hòa, tôi đang học lớp đệ tứ 4 , các đàn anh NQ không cho tôi tham gia và tôi phải khoác áo bên kia... và tôi luôn tránh khi thấy bóng Thầy.

- Thầy là Phó trưởng Ty Giáo Dục Biên Hòa, tôi là nhân viên...Sau khi trường Bửu Long bị pháo kích, Thầy ký Sự Vụ Lệnh thuyên chuyển cho Vợ chưa cưới của tôi về trường Dục Đức.

- Sau tháng 4/1975, tôi có đem tiền lương và quà đến trại cải tạo B5 phát cho các Thầy, ngoài Thầy Thể còn có Thầy Thân Trọng Hưng, Ông Lương Minh Nhan và hầu hết Thanh tra, Trưởng Phòng của Ty Giáo dục Biên Hòa... và nghĩ tôi là người của chế độ mới. Gần 40 năm ...

Cám ơn Anh thật nhiều, chúc Anh luôn vui khỏe để nối những nhịp cầu CHS NQ trên năm châu.

Thân ái. NM

Kính thưa thầy,

Trước hết, em xin thành thật cám ơn thầy đã gửi mail trả lời thư em. Đây cũng là lá thư dưới dạng bài viết mà em gửi gấm tâm tư, tình cảm vào đó, để chuyển tải đến thầy và mọi người.Thư thầy gửi cho em, em cũng có chuyển tiếp cho bè bạn để đón nhận tình cảm của thầy.

Thưa thầy, sau chặng đường dài vật lộn với cuộc sống, những kỷ niệm mình đã trãi qua không bao giờ làm em quên được. Ở trường học có thầy cô, bè bạn. Ở chiến trường có đồng đội. Ở trường đời có những người ơn đã tiếp sức trong cuộc sống. Trong gia đình có cha mẹ, con cái.

Bây giờ cuộc sống gia đình em tạm ổn. Ba cô con gái đã có gia đình ấm êm, sáu đứa cháu ngoại trai gái đủ cả. Đứa con trai út đã tốt nghiệp đại học, đang đi làm. Em vẫn theo nghề truyền thống gia đình là mua bán. Nhưng bây giờ chỉ mua bán một buổi, thời gian còn lại thì phụ giúp các con. Rảnh rổi thì lên mạng, liên lạc bạn bè, thầy cô.

Tết Nhâm Thìn, em có cơ hội gặp gỡ thầy Huỳnh Bá Hạnh, trường Minh Tân, vì thầy trò có liên lạc nhau. Họp mặt CHS NQ 31/12/2011, em có gặp thầy Túy, dù em không có học môn toán thầy Túy, năm đệ nhất em đã chuyển qua ban A.

Thời gian từ 1980 đến ngày Nguyễn Mai đi định cư, em có qua lại với Mai. Mai rất tốt bụng, giúp em những ngày khốn khó. Lúc trước bạn bè có liên lạc nhau, sau nầy không có tin tức, dù biết Mai còn ở Texas. Để em hỏi lại Nguyễn Liễu. Đinh Công Hoàng, em chỉ có cell phone. Hoàng hiện đang ở Sài Gòn, theo nghề bóng đá, dẫn dắt đội bóng. Võ Hà Mỹ thì ở Cali, nó là bạn thân với em những ngày còn ở BH. Bây giờ, chỉ còn em, Bình, Hòa, thường gặp gỡ để nhắc về kỷ niệm.

Sở dĩ em nghĩ thầy vừa bình phục sau bệnh, vì thấy thầy cười hơi méo miệng bên trái, nghĩa là có vấn đề thần kinh mặt bên phải. Hồi đó học vạn vật, cô Huê, thầy Văn đã dạy như vậy. Dù sao, thấy thầy mạnh khỏe là học trò vui mừng lắm.

Vài hàng kính thăm thầy, chúc thầy và gia đình an vui mạnh khỏe, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống để theo dỏi bước chân của học trò.

Học trò Đỗ Công Luận.

Thư trã lời trò, trò Đổ Công Luận.

Rất cảm động khi đọc thư anh.

Chúng ta có quá nhiều kỹ niệm mà thời gian không thể xóa nhòa, dù muốn quên cũng không thể quên được.

Khi bước chân vào nước Mỹ, hình ảnh lớp học, trường học vẫn quanh quẩn trong đầu tôi không thể quên được. Thôi thì không còn được làm thầy thì làm trò vậy, tôi đã cắp sách trở lại trường học, ngày làm đêm học. Cứ thế kéo dài chín năm. Như anh biết nhiều nhà giáo trở thành nhà báo, còn tôi giáo sư trở thành kỹ sư.

Trong thư anh có nói " ...bịnh, vừa bình phục", không phải như thế đâu anh. Có thể máy chụp hình quá xấu, thợ chụp hình quá dỡ hay tại tôi chụp hình không ăn ảnh, tôi ngoài đời còn "trẻ" lấm, sức khỏe còn dồi dào.

Cuộc đời tôi luôn luôn muốn được bận rộn. Không việc thì bày ra việc, có một việc thì bày ra hai việc. Dù năm nay đã 75 tuổi, tôi vẫn đi làm việc. Bạn bè hỏi: " Bao giờ thì anh về hưu?", câu trã lời của tôi là: " Khi nào tôi kiếm được việc làm mới". Những ngày nghỉ hằng năm, ở nhà cũng không yên, phải đi đây đi đó, tôi có thể nói tôi đã đi du lịch khắp năm châu vì Mỹ, Âu, Á, Phi, Úc châu nhiều chổ tôi đã lê chân tới, trên đường đi nhiều người lạ đã trở thành người quen, có người trở thành quá quen.

Đó là cuộc đời tôi. Tôi muốn và hy vọng giử được như vậy năm năm nữa, mười năm nữa hay lâu hơn thế nữa.

Anh có nhắc đến Mai và Hoàng, nếu có liên lạc được cho tôi có lời thăm hỏi vì tôi có cơ hội gặp Mai và Hoàng nhiều lần sau 75.

Tôi xin dừng bút, chúc anh và gia đình khỏe mạnh và sống vui.

Thế.

Xin cám ơn chị Huệ. Khi đọc xong bài viết của Hạnh trên trang NQ, tôi mới tin là sự thật, thầy đã đến với học trò. Từ ý tưởng đó, tôi đã viết lá thư nầy, dạng một bài viết, gửi tâm tư của mình đến với thầy và mọi người. Năm 1978, sau khi ở trại tập trung về, tôi nghe bạn bè nói, có lúc thầy phải đạp xích lô, có đúng không? Nếu không có gì trở ngại, chị Huệ cho tôi xin số cell phone của thầy, để hôm nào uống cà-phê, tôi sẽ nối máy để bạn bè nói chuyện với thầy. Trời cao có mắt, kết cuộc bao giờ cũng có hậu.Hi vọng sẽ có thêm bài viết của Nghiêm Thái Bình. Bình sống cũng tình nghĩa lắm.

Xin cám ơn Hát Bình Phương, anh đã có xem bài được post vào trang site của anh.ĐCL.

Vừa gửi mail cho các bạn, tôi đã có mail trả lời của thầy . Xin chuyển tiếp cho các bạn. Đối với tôi, chẳng có gì là riêng tư, cần chia sẽ với mọi người. Thư trả lời thầy tôi sẽ gửi tiếp sau. Anh nhờ H.B.P post vào mục điện thư của trang site dùm anh.ĐCL.

Vua moi xem bai tho LO MAI QUEN NHUNG HEN HO...cua anh... o trang web Bien Hoa ...kem voi bai hat minh hoa bai tho...!!!hay ..HET Y!!! luon...Cam on anh Luan da tang cho moi nguoi cuoi tuan ...cam giac ...that dam am ...thoai mai!!!!

Hue

Cam on anh Luan da viet la thu gui cho Thay ..phai noi la... QUA HAY!!!...day xuc dong...!!!...TUYET VOI!!!

Hue

THƯ VIẾT CHO THẦY TÔI, THẦY LÊ QUÍ THỂ.

Kính thưa thầy,

Điều em muốn nói trước tiên khi viết thư nầy cho thầy, là đã có một sự diệu kỳ xảy ra để tạo cơ hội cho thầy trò ta xích lại gần nhau sau 43 năm xa cách.

Thưa thầy, em đã về sinh hoạt với đại gia đình trường ta nay gần 3 năm. Khi biết được một số thầy cô còn sống và sinh hoạt với học trò, em rất vui mừng. Một số bạn bè nhận ra em sau thời gian dài xa cách và đã có gửi thư thăm hỏi. Lần đầu tiên ở nhà bạn Lê Thành Tươi, CHS NQ K7, bạn đã mở cho em xem trang ngo-quyen.org. Em hỏi về tin tức thầy, bạn nói hãy tìm trong mục liên lạc thầy cô. Mở mục nầy ra, chỉ thấy có tấm ảnh của thầy, ngoài ra không có số phone hay địa chỉ email để cần liên lạc. Hỏi thăm một số bạn bè, em chỉ biết thời gian đầu thầy có liên lạc với đại gia đình ta, sau đó không có tin tức. Em hơi hụt hẳng.

Thưa thầy, ngoài tình nghĩa thầy trò, vì năm em học lớp 12 A1, niên khóa 1969-1970, thầy đã phụ trách môn lý hóa. Quyển thành tích biểu em còn lưu giữ với bút phê của thầy, "giỏi" cho cả hai lục cá nguyệt. Cả lớp có 32 học sinh, mà môn lý hóa và vạn vật có hệ số 4. Chữ ký của thầy là hai vần tê-hát "th" vút cong. Trong sinh hoạt học đường, thầy là giáo sư hướng dẫn thể thao toàn trường. Năm học 1968-1969, bạn Giang Hưng ở lớp đệ nhị B2 làm trưởng khối thể thao, em là Đỗ Công Luận ở lớp đệ nhị B3, làm khối phó. Cả hai chúng em rất ăn ý nhau trong việc tổ chức các hoạt động thể thao của trường, nhất là môn bóng đá. Giang Hưng thì có năng khiếu về môn bóng rỗ và bóng chuyền. Trên sân cỏ, em đá bóng dở, nhưng ở vòng ngoài sân lại rất nhiệt tình săn sóc cho cầu thủ, và cổ vũ cho tinh thần đội bóng nên được bạn bè trìu mến đặt biệt danh "Ông Bầu Luận". Năm đó đội bóng của trường ta rất mạnh. Hàng tiền đạo có cặp bài trùng, Nguyễn Liễu và Nghiêm Thái Bình, đàn anh học lớp đệ nhất B3 Pháp văn, bạn chung lớp với Diệp Cẩm Thu, Tô Anh Tuấn, Nguyễn Thanh Tùng, Phạm Sơn Danh, Mai Quỳnh Lâm.... Thủ thành có đàn em Ái, đồng thời cũng đá cặp hậu vệ với Nguyễn Văn Tiên. Bạn học chung lớp với Giang Hưng là Vũ Trung Hòa, đá vai tiền vệ rất cứng. Cả ba đều có nhà ở xóm ga Biên Hùng. Rồi có Nguyễn Văn Tú, sau em một lớp.Năm đó, thầy đã dẫn dắt chúng em đi dự đại hội thể thao học sinh Đông Nam Bộ ở Vũng Tàu.

Sang năm học 1969-1970, trong ban đại diện học sinh, em phụ trách khối thể thao, bạn Nguyễn Mai là em bạn Nguyễn Liễu, là khối phó. Hai anh em Liễu, Mai đang định cư ở Texas. Lớp đàn anh đã ra trường, một số đàn em được bổ sung cho đội bóng. Võ Hà Mỹ đá vai tiền đạo với Nguyễn Văn Thoan, học sinh mà thầy đã xin cho chuyển trường từ trường Khiết Tâm về trường ta. Rồi Huỳnh Kế Hiếu, Đinh Công Hoàng, Nguyễn Hữu Nghiên, Trần Văn Minh...cùng Ái, và Tiên cũng cố cho đội bóng. Sau nầy Đinh Công Hoàng nổi tiếng là tuyển thủ quốc gia. Thầy đã dẫn dắt đội bóng đi đấu giao hữu với các trường bạn như Lasan Mossard (Thủ Đức), trường Trịnh Hoài Đức(Bình Dương)...Các đội bóng trường bạn cũng đã đến sân vận động Biên Hòa đấu giao lưu với trường ta. Kinh phí các buổi thi đấu nầy được thầy xin duyệt của CPS (Chương trình Phát triển Sinh hoạt học đường).Thầy trò ta đã hòa đồng với nhau trong những lần sinh hoạt thể thao. Những kỷ niệm đáng nhớ em không thể nào quên.

Cuối tháng 5 vừa qua, bạn bè báo tin thầy có ghi danh tham dự họp mặt toàn trường ở Nam Cali, lòng em mừng hớn hở. Một bài thơ nhớ về "THẦY TÔI" ra đời.

THẦY ƠI!

- Cảm tác khi nhận tin thầy Lê Quí Thể

sẽ tham dự họp mặt trường xưa 4/7/2013-

Đọc bài viết của bạn bè.

Ngỡ rằng nửa tỉnh nửa mê rối đời.

Bàng hoàng tin tức thầy tôi.

Bao năm sóng gió cuộc đời vùi sâu.

Nhớ thương vầng trán hói đầu.

Làn da sạm nắng úa màu thời gian.

Dép lê không rời đôi chân.

Bước đi cao thấp in hằn dấu xưa.

Những ngày đội nắng dầm mưa.

Dắt dìu đội bóng thắng thua không màng.

Vũng Tàu nắng lửa chói chan.

Hàng cây bóng mát La-San trường dòng.

Dạy cho chữ nghĩa tinh thông.

Cân bằng phản ứng vị nồng mặn chua.

Cõng lưng chữ số chơi đùa.

Vươn cao thành tích cuối mùa phượng say.

Nhìn trông chữ ký của thầy.

Hai vần tê-hát (TH) cuối ngày vút cong.

Bút phê, học giỏi, hai vòng.

Vũ Môn cá chép hóa rồng bay cao.

Trường xưa cánh cổng khép chào.

Thầy ơi, có biết ngày nào gặp đây?

Tìm trong hơi ấm bàn tay.

Ngô Quyền hội ngộ nắng say hương lòng.

Nửa vòng trái đất uốn cong.

Chờ nghe tiếng nói theo dòng điện phôn.

Bao năm chờ đợi mõi mòn.

Nhịp tim vẫn đập, hãy còn gặp nhau.

Cho xin kính gửi câu chào.

Thầy tôi, bạc trắng tóc màu nắng mưa...

Biên Hòa, ngày 29/5/2013.

Đỗ Công Luận.

Vài hôm sau, bạn Nghiêm Thái Bình có viết bài văn, " Nhớ về thầy Lê Quí Thể và một trận cầu". Có lẽ thầy có theo dỏi trang ngo-quyen.org, để biết rằng học trò vẫn còn nhớ đến thầy?

Ngày tổ chức họp mặt có trực tiếp truyền hình trên trang web NQ. Buổi trưa ở Cali là khuya ở Biên Hòa. Em háo hức và chờ đợi để theo dỏi, để nhận ra thầy cùng các thầy cô khác và bè bạn. Em dự định sẽ nối máy điện thoại cầm tay, nhờ bè bạn chuyền tay, để nói chuyện với thầy. Bởi vì bè bạn cũng không biết số phone của thầy. Đến khi hội nghị bắt đầu khai mạc, tin tức cuối cùng, phút thứ 89, thầy không đến dự được. Lòng em buồn vời vợi, hi vọng vuột khỏi tầm tay...

Thứ ba tuần qua, chị Ngọc Huệ có gửi mail cho em.

- Tôi mới liên lạc được với thầy Thể, thầy có cho địa chỉ email, nên lật đật gửi riêng cho anh...

Mừng quá, em viết vài dòng điện thư gửi cho thầy.

Thưa thầy,

Qua chị Ma thị Ngọc Huệ, em đã có địa chỉ email của thầy. Em là Đỗ Công Luận CHS NQ K.8, 1963-1970. Năm lớp đệ nhất, em là trưởng khối thể thao của trường ta. Năm trước đó, Giang Hưng là trưởng khối. Em có lời hỏi thăm thầy, xin thầy hồi đáp. Chúc thầy có nhiều sức khỏe.

Học trò Đỗ Công Luận.

Hôm sau, thầy hồi âm cho em.

-Cám ơn anh còn nhớ đến những ngày xưa và đã gửi lời thăm hỏi.

Thể.

Thế là thầy trò ta đã liên lạc được nhau rồi.

Trong cuộc đời em, những năm tháng gần đây, khi liên lạc được với bạn bè, người thân, có hai sự kiện em đáng ghi nhớ.

Lần em về miền Tây sông nước Cửu Long, em có về nơi chốn xưa và hỏi thăm tin tức của đơn vị trưởng. Bạn bè nói ông ta còn sống, đã đi H.O và sẽ cố gắng xin số phone để em liên lạc. Em cảm thấy lòng lâng lâng, thanh thản. Khi hai đầu máy điện thoại nối thông, nghe tiếng nói của "ông thầy", lòng mừng vô tả. Con người ta có già theo năm tháng, nhưng giọng nói không thay đổi nhiều. Mấy tháng sau, ông ta về quê thăm mẹ già, bạn bè báo tin. Em và một anh bạn cùng đơn vị, từ Sài Gòn xuống nhà tìm ông ta. Ba "thầy trò" gặp nhau, ôm nhau mà nước mắt lăn dài trên má. 37 năm, thuộc cấp và thẩm quyền gặp lại, tưởng đã không còn cơ hội...Sau chiến tranh, xã hội có thay đổi, nhưng tình người thủy chung vẫn còn nguyên vẹn, và biết rằng trái đất tròn nên vẫn còn cơ hội gặp nhau...

Đối với thầy em cũng nghĩ vậy. Hi vọng em sẽ có số phone của thầy, để khi nào bạn bè uống cà-phê cùng tâm sự, em sẽ nối máy để bạn bè cùng vấn an thầy. Hi vọng ngày nào đó trên quê hương Biên Hòa, học trò chúng em được uống ly hạnh ngộ cùng thầy, sau hơn 40 năm xa cách.

Hôm nay, ngồi đọc bài viết và hình ảnh đưa lên trang nhà, kể về buổi tiệc gặp gỡ của bạn bè phương xa với thầy, em cảm động quá. Em vẫn nhận ra dáng thầy, có"da thịt" hơn xưa, và cũng như em, có thêm cặp kính trăng. Thầy trò mình đã già hết rồi. Thầy đã hơn thất thập? Em cũng quá lục tuần. Nhìn nụ cười của thầy, em nghĩ thầy cũng đã trãi qua thời gian bệnh, vừa bình phục? Gần đến tuổi xế chiều, ai cũng cố gắng vượt qua bệnh tật. Qui luật "sinh, lão, bệnh, tử" muôn đời vẫn là vậy. Em cũng cầu mong thầy có nhiều sức khỏe để tay bắt mặt mừng với đồng nghiệp, học trò.

Thời gian trôi qua nhanh quá. Thầy trò mình chia tay khi em đậu tú tài phần hai để vào giảng đường đại học. Thời gian chuẩn bị thi tú tài, mỗi tối thứ bảy, bọn em gồm Võ Hà Mỹ, Ngô Hồng Tâm, và em, thường đến xe hủ tiếu cháo tiều của Giang Hưng ở chợ Biên Hòa để ăn tối, rồi đi nghe nhạc ở cà-phê Tuyệt. Chúng em thả hồn theo những bản tình ca hoặc những bài nhạc quê hương chiến tranh. Rồi hai năm ở đại học, có thời gian em ở trọ chung với Giang Hưng. Xong hai năm ở cao đẳng điện Phú Thọ, nó lại chạy đôn, chạy đáo để có tờ giấy hoản dịch học vấn. Hết lên đại học Cao Đài, xuống đại học Hòa Hảo , rồi trụ lại ở phân khoa giáo dục Vạn Hạnh. Giữa năm 1972, cũng như bao bạn bè khác phải vào quân đội, kiếm tìm hoài chẳng thấy Giang Hưng ở đâu, hỏi bạn bè,

- Nó theo tàu viễn dương đi nước ngoài rồi.

Rồi bây giờ, đôi chân phiêu bạt không biết dừng ở bến nào...

Riêng em, em đã tìm được tin tức của thầy và bao bạn bè khác.

Kính thưa thầy,

Nước sông vẫn miệt mài chảy ra biển lớn, gặp đại dương nơi cửa biển muôn trùng. Mặt trời tỏa sáng buổi bình minh, chói chan giữa trưa nắng lửa và xuống dần theo bóng xế hoàng hôn. Thầy cũng vậy, em cũng thế thôi. Rồi cũng có điểm dừng. Biết được tin tức thầy, em mừng rỡ lắm. Gặp được thầy lại càng vinh hạnh hơn. Bàn chân "trần" của thầy chắc có lẽ cũng dừng chân nơi bến đỗ "trung học Ngô Quyền" để cùng đồng liêu theo dỏi nhịp thở của học trò. Không biết nói gì hơn nửa, em cầu mong thầy có nhiều sức khỏe, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Bao giông tố đã qua rồi, những gì còn lại tốt đẹp sẽ mãi theo thầy tôi nơi miền đất dung thân.

Biên Hòa, ngày 26/8/2013.

Đỗ Công Luận.