Bài Viết 4

Cà Phê Cầu Mát

Hôm nay là ngày thứ ba nghĩ lễ của các cháu ngoại. Như đã hứa từ ngày hôm qua, sáng nay tôi đưa các cháu đi thư giản ở khu du lịch Riverside Ngọc Phát, nằm cạnh sông Cái, nhánh sông Đồng Nai bao quanh Cù Lao Phố, gần làng cá bè Tân Mai. Hôm trước Tết, chị Hà Thị Nhung và các anh chị CHS. NQ khóa 5, đã tổ chức họp mặt ở đây và tôi vinh hạnh được tham dự. Khu du lịch nầy do một gia đình doanh nhân quê gốc Chợ Đồn đầu tư, sau khi thành công ở lảnh vực kinh doanh vàng bạc và địa ốc.

Dịp được nghi lễ nầy, quý tử tôi cũng về nhà chơi với gia đình. Sẳn tiện, tôi chở con trai cùng đi với các cháu. Khi các cháu lớn lên, và có nhận thức, các cháu cũng thích, quý mến con trai tôi, và gọi là Cậu Năm. Dù sau cũng là máu thịt. 9 giờ sáng, cha, con, ông cháu đã đến nơi. Khu du dịch nầy đã có vài năm về trước, nay được đầu tư, mở rộng thêm. Điều thuận lợi là nằm cạnh bờ sông, bên kia là xóm Bình Tự của cù lao Phố, phía trước là làng cá bè Tân Mai...nên không khí mát mẻ, trong lành. Nhờ vậy, nhiều người biết đến. Hồ bơi ở đây lúc trước được thiết kế dành cho người lớn nên hơi sâu, có một khu vực nhỏ dành cho các cháu. Chủ nhân cũng sắp đặt một người bảo vệ ứng trực tiếp cứu khi có sự cố. Có sự khác biệt nửa là hồ bơi ở KDL Bửu Long dành cho con em công nhân viên chức, còn ở đây dường như dành cho quý tộc, vì các gia đình đến đây bằng xe hơi đời mới, giá cả cũng cao hơn. Hôm nay thời tiết cũng nóng nực, các cháu được gia đình đưa đến vui chơi khá đông. Ông bà ngồi canh chừng cháu, còn cha mẹ chúng ngồi uống cà-phê, ăn sáng thư giản. Sau khi các cháu vào hồ bơi ở khu vực trẻ em, tôi và con trai ngồi uống cà-phê, ăn sáng. Thỉnh thoảng, tôi mang chai nước đóng chai đến cho các cháu và giám sát. Cha con cùng bàn thảo về cuộc sống. Cháu đã tốt ngiệp nên tôi đở vất vả hơn. Cuộc sống dần đi vào ổn định, tôi dành thì giờ cho các cháu nhiều hơn. Tôi hỏi cháu trai lớn, ngày mai là ngày nghĩ lễ cuối cùng, các cháu thích đi đâu thì ông chở đi. Cháu buồn bả trả lời, ba má con bảo ngày mai phải ở nhà ôn bài, ngày mốt đi học. Thực tế, tuần lễ sau là các cháu sẽ vào thi học kỳ để chấm dứt năm học, bắt đầu vào kỳ nghĩ hè. Trong 3 tháng hè, các cháu cũng được cha mẹ chở đến nhà thiếu nhi rèn luyện thể chất, học bơi, học hát, hoặc học văn hóa. Phải làm có tiền thì mới đủ sức đầu tư cho con cái. Tội nghiệp trẻ em vùng xa, vùng cao thì thiếu thốn hơn. Cháu trai lớn của tôi sẽ vào lớp 3 cho năm học sau, rồi một cháu lên lớp 2. Cháu gái năm tới nửa sẽ vào lớp một. Thời gian nhanh quá, mái tóc ông giờ đã có nhiều tóc bạc hơn.

Hơn 11 giờ, các cháu rời hồ bơi, dù còn hơi luyến tiếc, để thay quần áo về nhà. Buổi cơm trưa ấm cúng gia đình bà ngoại đang chờ sẳn ở nhà. Thời gian còn dài, ông ngoại còn sức khỏe thì còn cố gắng đưa các cháu vui chơi. Rồi theo luật tuần hoàn, các cháu lớn lên và tiếp tục công việc mà ông dành cho các cháu. Dòng đời trôi lặng lẽ.

Biên Hòa, ngày 30/4/2013

Đỗ Công Luận

Hồ bơi với bãi xe hơi phía sau.

Quý tử đang ăn sáng.

Bên kia là xóm Bình Tự của cù lao Phố.

Sáng nay, ngày nghĩ lễ thứ nhì của các cháu, ông cháu tôi đã lên kế hoạch là đi uống cà-phê ở Lộc Vừng. Thực tế là ông uống cà-phê đá, ngồi trông chừng các cháu vui chơi, sợ các cháu chạy nhảy bị té vào hồ nước. Hồ nước là nơi hồi đó lấy đất ruộng làm gạch ngói, giờ đây con cháu bác Hồng Tám tận dụng lại, làm hồ nuôi cá để kinh doanh. Thời nào cũng vậy, cái đầu là quan trọng để đẻ ra tiền.

Như thường nhật, sáng sớm là tôi đã ra chợ gom tiền hàng và giao tiếp hàng hóa cho bạn hàng có nhu cầu. Những ngày lễ lộc, được nghĩ, người ta tổ chức ăn uống ở gia đình, nên đắt hàng, chợ đông vui. Nhất là các siêu thị thì tấp nập, cũng có lý do là để tránh nắng. Gần chợ BH thì có siêu thị Co.op Mart, Vinatext, Metro...Ngoài xa lộ có Big C, Lotteria Mart...Đến 9 giờ sáng, xong việc, tôi mới đến Tân Mai để chở cháu gái về Chợ Đồn chơi. Hôm qua, con trai lớn của gái út về nội, hôm nay ông ngoại phải đèo theo 3 cháu, hai cháu 17 tháng tuổi và 8 tháng tuổi còn nhỏ, nên ông ngoại phải để ở nhà. Ông cháu lên đến nơi gần 10 giờ, khách đã về bớt. Trên đường đi, tôi đã ghé mua cho các cháu bọc bánh mì cũ, 10 ổ, 10.000 vnđ. Đến nơi, các cháu chia nhau thả cho cá ăn. Cháu trai lớn nay đã 8 tuổi, như vậy ông cháu tôi đã có 7 năm làm khách VIP cho điểm cà-phê nầy. Tiền bánh mì tính cả bạc triệu. Các cháu đòi ăn kem ly để giải nhiệt. Một ly cà-phê đá cho ông và ba ly kem cho ba cháu. Sau khi cho cá ăn xong, các cháu bắt đầu vui chơi, chạy nhảy. Có khu nhà banh, thú nhún, đu quay, cầu tuột...để các cháu vui chơi. Ngày lễ quốc tế thiếu nhi, 1 tháng 6 hàng năm, các cháu đến vui chơi còn được chủ quán phát quà bánh kẹo. Kinh doanh phải nhạy bén.Một số gia đình cũng rủ nhau đến đây và mang theo con cháu vui chơi. Vì vậy các cháu dễ kết bạn. Ông ngoại phải can thiệp khi các cháu có xung đột, giành trò chơi. Uống cà-phê mà ngồi đứng không yên. Cuối cùng, hai cháu trai bất hòa nhau, đánh lộn, ông ngoại phải chở cả 3 cháu về, vì cũng đã đến giờ cơm. Về nhà, các cháu nhờ bà ngoại phân xử. Nếu không chị em cũng bất hòa, vì con chị đánh con em.

Một buổi sáng vui vẻ với các cháu, tốn 84.000 vnđ ( 4 usd ), ngày mai ông cháu tôi lại tiếp tục đi tắm hồ bơi, nhưng ở một điểm khác. Phải tính toán làm sao ít tốn kém, mang niềm vui cho các cháu và không khí ấm cúng gia đình. Con gái lớn cũng vừa điện thoại,

- 16 giờ chiều nay ba lên cửa hàng cũng được, hôm nay chồng con có ở nhà, hôm qua đi nhậu.

Phải cho ông ngoại nghĩ xã hơi một chút chứ. Chiều nay, các cháu được mẹ và dì dẫn đi siêu thị, vì nơi ấy cũng có khu trò chơi cho trẻ em. Thiên đường của tuổi thơ.

Biên Hòa, ngày 29/4/2013

Đỗ Công Luận.

Thải bánh mì cho cá ăn.

Cá chép có con cở 5 ký lô.

Cháu giữa là hiếu động nhất.

Bạn mới quen.

Hôm nay chúa nhật, ngày nghĩ đầu tiên của kỳ nghĩ lễ bốn ngày đồi với các cháu học sinh. Chiều qua, cháu ngoại trai lớn đã hỏi tôi, mai ông ngoại có rảnh chở con đi tắm hồ bơi ở Bửu Long. Nơi đó, tôi đã chở các cháu đi tắm đôi ba lần nên các cháu thích thú, nhất là lúc thời tiết oi bức của những ngày cận hè. Chiều qua đã có cơn mưa giải nhiệt hơn tiếng đồng hồ đổ xuống Biên Hòa.

Sáng nay, sau khi xuống chợ gom tiền hàng xong, tôi vội lên Tân Mai để chở đứa cháu ngoại gái về cùng đi, để các cháu vui chơi thỏa thích, một cháu thì hơi buồn tẻ. Các quán cà-phê dọc theo đường mới mở ở khu đô thị Gò Me đông nghẹt khách. Bây giờ có phong trào đi uống cà-phê bằng xe hơi mới là sành điệu. Xe đời mới đậu kín các quán cà-phê. Các quán ăn sáng nổi tiếng cũng đông thực khách. Chủ nhật mà. Tôi phải chờ cháu gái ăn sáng xong rồi mới chở về Chợ Đồn. Em trai tám tháng tuổi của nó thì quấn quýt theo ông ngoại, nó quen hơi ông ngoại. Ở nhà, mẹ cháu và bà ngoại đã chuẩn bị những thứ cần mang theo, khăn tắm, quần áo bơi, nước uống...Bà ngoại còn cẩn thận gói theo bọc nho Mỹ. Từ ngã tư cầu mới ở Hóa An hướng sang Bửu Long, người xe đông nghẹt. Xe cộ chạy chậm, nhích từng mét, trong khói bụi của công trường xây dựng cầu Hóa An mới. Những người thợ cầu vẫn miệt mài, không có ngày nghĩ lễ. Ba ông cháu đến cổng chào hai con rồng Bửu Long còn hơi thưa vắng. Hồ bơi nằm trong khu du lịch nên phải mua vé vào cổng. Ba ông cháu tốn 40.000 vnđ (2 usd) tiền vé vào cổng. Hai đứa cháu nôn nóng đòi đi tắm xong mới đi chơi. 9 giờ sáng, hồ bơi chưa đông người. Hồ bơi dành cho trẻ em, chỉ sâu độ 5 tất nước. Hai đứa cháu mua vé vào bơi kèm mượn 2 phao cao su hết 40.000 vnđ. Lần lượt, các gia đình, đa phần công nhân viên chức, cũng đưa con em đến hồ bơi giải nhiệt. Nghĩ lễ dài ngày, có gia đình muốn tiết kiệm, chỉ đến những điểm vui chơi gần trong thành phố. Các điểm du lịch xa như Nha Trang, Mũi Né, Vũng Tàu, thường người ta tổ chức theo đoàn, hoặc xe cá nhân gia đình. Các cháu bơi đùa dưới nước, ông ngoại đứng trên bờ làm giám sát và tiếp tế lương thực, nước uống. Trời về trưa, nhiệt độ càng cao. Đã tắm ở đây nhiều lần nên các cháu dạn dĩ, nhảy cầu, tuột cầu...thoải mái. Trẻ thơ vô tư và hồn nhiên. Hãy cho các cháu hưởng giây phút thần tiên sau những ngày tháng học tập. Kêu khát là ông ngoại tiếp tế nước uống đóng chai. Kêu đói là có nho Mỹ của bà ngoại gởi theo. Sau hai giờ tắm, các cháu chưa chịu lên vì có bạn mới làm quen. Hơn 11 giờ, các cháu mới chịu lên thay đồ để tiếp tục sang khu vườn thú. Ở đây người ta cũng tổ chức vườn thú nhỏ cho khách tham quan. Thú rừng chỉ có vài loại chim, công, khỉ, nai... Có những con khỉ được thả rong ra ngoài để được du khách cho ăn. Vài trái nho Mỹ dành cho mấy chú khỉ. Đến khu trò chơi xe điện, các cháu đòi vào chơi. Một lượt đi 5 phút là 20.000 vnđ. Lại phải tốn tiền cho hai lượt chơi. Chai nước đóng chai mang theo đã cạn, tôi phải tiếp tế thêm hai ly nước mía " siêu sạch ".

Ông cháu ra về và về đến nhà đúng 12 giờ trưa. Buổi trưa, đường vắng xe vì là ngày nghĩ, trái lại trời nóng bức như thiêu đốt. Bửa cơm đã được dọn chờ sẳn. Riêng ông ngoại được bà ngoại thưởng công cho một tô bún riêu mới nấu. Buổi sáng chủ nhật vui vẻ qua nhanh. Các cháu có buổi vui chơi thỏa thích. Còn 3 ngày nghĩ lễ nửa, chắc ông ngoại mệt đứt hơi.

Biên Hòa, ngày 28/4/2013

Đỗ Công Luận

Ở cổng chào hai con Rồng của KDL.

Con công xòe đuôi ở khu vườn thú.

Trò chơi xe điện.

Mấy hôm rày, đúng là những ngày bận rộn của tôi, cháu ngoại bị bệnh. Tuần rồi cháu vừa lú 2 cái răng cửa hàm dưới, nay lại tiếp tục mọc 2 cái răng cửa hàm trên, khiến cháu sốt li bì, có hôm là 39 độ C, lại còn bị tước liên miên. Ông ngoại đẩy xe cho cháu đi chơi chút xíu, cháu lại gây, phải đưa cho mẹ bồng, cho bú. Bởi ông ngoại chỉ có vú da. Mỗi lần sốt cao là phải cho uống thuốc hạ nhiệt. Suốt đêm cháu gây, mẹ không ngủ được với cháu. Cha cháu đi làm, cũng về sớm, xem quý tử thế nào. Có như vậy mới biết sự cực nhọc với con cái. Mẹ cháu mắc bán hàng, cận lễ mà, cha cháu đèo ông ngoại theo ẳm cháu để đi bác sĩ. Hôm qua, mẹ cháu phát hiện dưới bìu dái cháu nổi cục hạch hơi cứng, hai vợ chồng bối rối thêm. Chàng rễ lo lắng, sợ bị mất giống. Chiều qua đi khám bệnh về, bác sĩ bảo không sao, chừng hai, ba tuổi cục hạch sẽ biến mất. Hai vợ chồng thở phào nhẹ nhỏm, bởi vì đi khám ở bệnh viện nhi đồng Sài Gòn cũng mất một ngày. Chiều tối qua, cháu đã bớt sốt, vui chơi trở lại. Theo kinh nghiệm nuôi con trẻ, khi răng mọc nhú lên làm nứt nướu khiến hành hạ cháu nhức, sốt, nhất là mọc răng cấm.

Nghĩ lại, bây giờ nuôi con sướng thật, đầy đủ tiện nghi. Có sửa bột, ngoại nhập cũng có, có sửa tươi đóng gói. Tả thì xài tả giấy, xong lại bỏ đi. Hồi sanh quý tử, buổi sáng trước khi ra chợ, tôi phải xuống sông giải quyết một thau đồ, quần áo, tả lót. Lại có khăn giấy ướt để xài. Nói chung, có money là có tất cả.

Bây giờ cháu ngoại đã tươi tỉnh, ăn ngủ được, mọi người trong gia đình an tâm. Ăn nhanh chóng lớn nhe cháu ngoại của ông.

Biên Hòa, ngày 26/4/2013

Ông ngoại

Nhân dịp cháu nội đích tôn từ nước Úc xa xôi về thăm ông bà nội, trước khi cháu và cha mẹ về lại xứ sở Kangaroo vào cuối tháng tư, bạn Ngô Hồng Tâm, Tâm nhủi, tổ chức tiệc mừng thôi nôi cho cháu với gia đình, thân hữu vào 17 giờ chiều ngày 20/4/2013. Trước đó, bạn đã có lời mời bạn bè nhân dịp gặp gỡ bạn Đinh Hoàng Vân, tiếc rằng vợ chồng bạn Vân đã đáp chuyến bay về Cali lúc 12 giờ trưa nay.

Một bàn tiệc dành cho thân hữu. Anh 12, Huê, Tâm khỉ, và tôi, cùng vài thân hữu thường gặp gỡ nhau khi có tiệc tùng với Tâm nhủi. Tôi lúc nầy bận rộn với cháu ngoại suốt buổi chiều, dự định không đi dự, dù tôi và Tâm nhủi, cũng như Võ Hà Mỹ là bạn bè thân thiết, gắn bó nhau từ hơn 40 năm về trước. Con gái đã cố gắng sắp xếp, nhờ người trông nôm con trai để cha vui tiệc với bạn bè. Cám ơn con gái nhiều lắm.

Riêng Chiếu thì bận việc riêng, Long đen thì đang còn vui vẻ ở Long Xuyên. Bàn tiệc nầy đặc biệt, được chiêu đãi bằng 2 chai vang do cháu trai mang từ Úc về, kèm thêm chai vang Pháp do Huê mang đến. Tôi lúc đầu cũng dự định mang đến 2 chai vang, nhưng lu bu không mua kịp, nên gửi bao lì xì cho cháu, chúc cháu đích tôn ăn nhanh, chóng lớn. Chúc sức khỏe, chúc mừng thôi nôi đích tôn,..vô...vô. Tôi và Tâm nhủi, Võ Hà Mỹ là bộ ba, gắn bó nhau từ cấp ba trung học Ngô Quyền, những ngày trọ học đại học ở Sài Gòn, nơi căn gác xếp của chợ Bàn Cờ, ăn cơm bụi ở quán cơm Nam Sơn, góc Nguyễn Thiện Thuật, hoặc ở đường Trần Quí Cáp. Hai năm trời kỷ niệm. Rồi tôi vào quân đội, rồi về Huấn khu Thủ Đức học ngành, rồi về lại Vạn Hạnh đăng ký học năm thứ ba. Bạn bè vẫn gặp gỡ. Lúc đó, Tâm nhủi và Mỹ vẫn ở chung nơi khu Trương Minh Giảng, nhà thờ ba chuông. Biết bao là kỷ niệm. Lần lượt ba đứa lập gia đình, cũng chỉ ba thằng chia sẽ cùng nhau. Đến khi Mỹ đi tị nạn, chỉ còn tôi và Tâm nhủi chia sẽ buồn vui, giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Thắm thoát nay đã 40 năm. Đầu năm 2009, khi Mỹ cùng vợ con về BH vì việc riêng, cũng chỉ có 3 thằng gặp gỡ trong thời gian ngắn ngủi, ngồi uống cà-phê nơi góc phố Lê Lợi, một buổi tiệc nơi Phú Thọ Hòa, rồi chia tay. Bên nầy, chỉ còn tôi và Tâm nhủi chia sẽ vui buồn. Vì vậy bằng cách nào tôi cũng đến dự để chia vui với bạn bè. Thắm thoát 3 chai vang dành cho 7 người đã cạn đáy. Chai Chivas 12 xách tay về được bật nắp. Rượu xách tay mới là rượu quý, không lầm hàng giả. Dù tửu lượng yếu, tôi vẫn vui vẻ với bạn bè, rồi xin phép bàn tiệc về trước vì còn 3 cây số đường đi xe gắn máy.

Bạn bè chia tay, hẹn gặp lại vào tháng 6 ta, dịp bạn Tâm tổ chức lễ hỏi cho con gái.

Thắm thoát bạn bè đã có dâu, rể, có cháu ẳm bồng. Thời gian nhanh quá. Bọn tôi cùng đồng quan điểm, còn sức khỏe, còn cơ hội gặp nhau thì hãy cứ vui, trong giới hạn sức khỏe cho phép. Mùng 4 Tết năm Tân Mão, sau khi dự tiệc tân niên ở nhà Tâm nhủi về, tôi nghĩ ngơi. Bạn bè rủ đi ăn mì ở Biên Hòa, con gái đến báo có xe lửa đụng ở Cầu Gành. Tôi bấm điện thoại cho Tâm nhủi, nó nói tụi tao đã về nhà. Tôi thở phào nhẹ nhỏm. Mỹ ơi, tụi tao chờ dịp trở về của mầy để bạn bè hội ngộ. Tâm nhủi hứa sẽ sang Cali lần nửa, với điều kiện bà xã cùng đi. Sống cuối đời để hưởng thụ, xuôi tay cũng chẳng mang theo được gì. Bạn bè ơi gặp gỡ lần sau nhé. Tôi viết bài nầy sau khi tỉnh rượu.

Biên Hòa, ngày 20/4/2013

Đỗ Công Luận

Hôm nay ngày lễ giổ tổ Hùng vương, buổi sáng tôi rảnh, dành thời giờ còn lại để tâm sự tiếp về cháu ngoại. Người ta nói, cháu ngoại mới là cháu ruột, máu thịt với mình, không biết đúng không?

Ngày lễ, mấy đứa cháu được nghĩ học, tôi lên Tân Mai chở đứa cháu gái về chơi bên ngoại. Chỉ có đứa con trai lớn của cô gái út ở nhà, ngày mai cháu về nội chơi. Thế là ông ngoại xách xe máy chở hai đứa cháu lên Cà-phê Lộc Vừng để các cháu thư giản. Đầu tiên là ghé mua 5 ổ bánh mì cũ, giảm giá 50%, để cho cá ăn. Nếu tính ra, tiền bánh mì các cháu nuôi cá tra, cá chép, cá diêu hồng ở ao cá quán cà-phê nầy khá bộn. Cá tra, cá chép, có con cũng nặng cở 5 ký lô, nuôi để làm cảnh mà thôi. Ông ngoại kêu ly cà-phê đá ngồi nhâm nhi, trông chừng sợ cháu ngoại lọt xuống ao bị cá rỉa. Điện thoại rủ Long đen, nó đang ở trường trung học Cái Dầu, Long Xuyên, được học trò mời về dự họp mặt. Làm thầy sướng thật, học trò nó giờ có em có chức, có quyền, thầy cũng dựa hơi. Hai đứa chạy giởn với các cháu cùng lứa tuổi, con nít dễ làm quen. Ông ngoại uống ly cà-phê đá, hai cháu uống 4 ly trà đá, không biết quán có lỗ không mà mỗi năm không gian mở rộng. Ly cà-phê đá giá chỉ sơ sơ...20.000 vnđ...(1 usd ). Ba ông cháu về nhà là vừa có cử cơm trưa.

Cháu ngoại 8 tháng tuổi của tôi thì giống mẹ, tức giống phía bà ngoại nhiều hơn. Chỉ có đứa cháu trai, con thứ nhì của gái út, cùng tuổi Tân Mão với ông ngoại, thì thật sự giống ông ngoại nhiều hơn, cở 90%. Cách nay hơn tháng, con gái út và tôi cũng đi ăn sáng ở Lộc Vừng, con gái ngồi ăn, ông ngoại giữ cháu. Có hai cô gái trẻ ngồi bàn bên cứ nhìn hai ông cháu, rồi thầm thì với nhau. Đến lúc cháu ngoại làm rớt nón, tôi nói, để ông ngoại lượm cho, và khum xuống lượm. Một trong hai cô gái nói:

- Nãy giờ tụi con tưởng con chú.

Chết chửa, cở tuổi nầy mà có con mọn chắc ông ngoại chạy dài, không dám có đệ tam phòng.

Bây giờ ngoài trời đang mưa, có lẽ trời đang chuyển mùa. Cơm nước đã chín xong, ông ngoại phải ăn cơm, nghĩ ngơi một chút, rồi tiếp tục công việc vú em.

Biên Hòa, 19/4/2013

Đỗ Công Luận

4 CHÁU NGOẠI. SU-GÔN, SU- BIN, SU-MÔN, ÔNG NGOẠI, SU-RI

HAI ÔNG CHÁU SINH NHẬT CÁCH NHAU 2 TUẦN LỄ, CÙNG TUỔI TÂN MÃO

ÔNG NGOẠI LÀM VÚ EM

Đọc tựa đầu bài các anh chị đã thấy "sốc" rồi. Hôm trước, chị Thêm có kể chuyện giữ mấy đứa cháu ngoại một ngày đã thấy xỉu. Hôm nay ông ngoại kể chuyện làm vú em lại càng thấy mệt thêm.

Số là như vầy. Năm rồi, năm Nhâm Thìn, con gái lớn tôi đã có đứa con gái đầu lòng nay được 5 tuổi. Cháu tính kiếm thằng con trai Nhâm Thìn rồi nghỉ sanh luôn. Khi đi siêu âm có kết quả con trai, hai vợ chồng cười tươi như ngày mới cưới. Rồi đến ngày đi sanh, phải nhờ bà chị bạn dâu từ Định Quán lên nhà bảo sanh săn sóc dùm một tuần lễ. Khi về nhà, phải nhờ một cô mụ quen săn sóc cho lúc còn trong tháng nằm ổ. Khi cháu đầy tháng, nhờ người quen giới thiệu dùm một cô bảo mẫu quê ở Miền Tây săn sóc cho quý tử để hai vợ chồng đi làm ăn. Tiền công một ngày là 100.000 vnđ, một tháng là 3 triệu vnđ. Tính luôn tiền bao ăn ngày 3 bửa, tối ở lại tổng cộng khoảng 5 triệu vnđ/tháng. Trước Tết một tuần lễ, cô ta xin về quê sớm vì sợ cận Tết không có xe cộ đi lại. Cháu gái phụ bán hàng cũng xin phép về quê trước. Thế là cháu ngoại phải bồng ra tiệm cho ông ngoại giữ, mẹ cháu bán hàng. Sau Tết, cô bảo mẫu tiếp tục lên giữ cháu được một tháng, rồi xin về quê 2 tuần lễ để làm giấy tờ. Con gái tôi thấy con trai mình đã hơn 7 tháng, đã dễ chăm sóc hơn lúc còn bé, nên quyết định cho cô bảo mẫu nghĩ dài hạn. Tạm thời, buổi sáng con gái ở nhà giữ con, làm công việc nhà. Trưa 14 giờ, ông ngoại lên giữ cháu để mẹ ra cửa hàng. Như vậy, một tháng tiết kiệm được 5 triệu vnđ, bằng lương một người công nhân. Thế là mỗi ngày, cứ đúng 14 giờ ông ngoại lên nhà con gái, cháu ngoại đang ngủ say trong phòng máy lạnh. Ông ngoại vừa đưa võng cho cháu ngủ, vừa bật tivi xem thời sự, xem phim...Nhưng nhớ bật âm thanh vừa đủ nghe, kẻo cháu ngoại thức giấc, ông ngoại không biết hát ru. Hơn 15 giờ, cháu ngoại trở mình thức giấc, nhìn thấy ông ngoại là cười tươi. Thế là hai ông cháu chơi trong phòng máy lạnh, vì cả tháng nay trời oi bức, người già em bé tốn tiền cho bác sĩ khá bộn. Hai tuần trước, cháu ngoại bị cảm ho, ông ngoại phải chở hai mẹ con đến phòng khám chuyên khoa nhi. Một ngày, từ 16 giờ đến 20 giờ, hai ông bà bác sĩ khám cho hơn cả trăm em bé. Một lần khám tiền công là 50.000 vnđ, một ngày, mỗi bác sĩ kiếm vài triệu. Hôm tổ chức tiệc gặp gỡ vợ chồng bạn Vân ở nhà bạn Nguyệt Ánh, cháu ngoại bị bệnh phải đi bác sĩ nên ông ngoại đành hy sinh cuộc vui. Sau đó, hơn 16 giờ, trời dịu mát, ông ngoại lấy cái xe đẩy, đẩy cháu ngoại đi vòng vòng trong xóm hứng mát. Hơn 17 giờ, cha cháu về nhà, thế là hai ông cháu ra cửa hàng. Ông ngoại vừa làm bảo vệ giữ xe, vừa làm bảo mẫu giữ cháu. Khi nào cháu ngoại gây gỗ, đó là triệu chứng buồn ngũ hay đói bụng, đòi ăn. Có hôm chén bột được khuấy lên, khách hàng ra vô nhiều, thế là ông làm nhiệm vụ đút ăn cho cháu. Chọc cho nó cười, mở miệng ra, muổng bột cho vào miệng, kèm thêm muổng nước. Cháu ngoại buồn ngũ, ông ngoại cho vào cái nôi có xe đẩy, đẩy tới đẩy lui, thế là cháu ngoại có giấc ngủ thần tiên một tiếng đồng hồ. Như vậy là ông ngoại làm bảo mẫu nay đã gần một tháng mà chưa có lảnh lương. Tối về mệt quá, check mail xong là ngủ khò, đâu có thì giờ để làm thơ, tâm sự bạn bè.

Nhưng ông ngoại còn nhớ rõ, ngày mai mùng 10 tháng 3 Âm lịch, ngày giỗ tổ Hùng Vương, cũng là kỷ niệm 38 năm ngày cưới của ông ngoại, bà ngoại, nếu tính theo lịch âm. Còn theo dương lịch là 21 tháng tư. Hồi đó, ba má tôi đã tính định ngày cưới là rằm tháng ba, tức 26/4, lúc đó tình hình đã bắt đầu lộn xộn. Nếu không, bà ngoại đã xù ông ngoại, làm gì có 5 đứa cháu ngoại để ông ngoại phải mệt mỏi. Khoảng 3 tháng nửa, con gái giữa sẻ cho ra đời một công chúa nửa, trai Nhâm gái Quí, lại đúng dịp đáo tuế bà ngoại. Sau Su-Gôn, Su-Bin, Su-Ri, Su-Môn, Su-Sport, rồi đến Su-Su, chắc đủ rồi, mỗi công chúa một cặp, ông ngoại muốn xỉu. Mệt mà vui.

Biên Hòa, ngày 18/4/2013

Đỗ Công Luận

Xe đẩy cháu ngoại đi chơi ở nhà

Cháu ngoại đang say ngủ trên nôi trước cửa hàng

HÔM NAY, ĐÁM GIỖ NHẠC GIA

Hôm nay ngày 11 tháng hai Âm lịch, ngày giỗ của nhạc gia tôi, thân sinh của chị lớn. Thời gian nhanh quá, nhạc phụ tôi mất đã hơn 10 năm. Tôi hỏi con gái,

- Ông ngoại mất bao nhiêu năm rồi con?

Cháu trả lời.

- Thì chừng đó tuổi của quý tử cậu tư.

Cháu nay học lớp chín, đích tôn của ba vợ tôi, khi đó cháu vài tháng tuổi.

Khi ông ngoại mất, vì bệnh cao huyết áp kéo dài hơn 10 năm, con gái đến báo cho tôi hay. Tôi vội về Tân Phước Khánh, cách nhà hơn chục cây số để thăm viếng lần cuối. Dù rằng, tôi và chị lớn đã chia tay hơn mười năm trước, vì bất đồng trong cuộc sống, nhưng tình cảm với gia đình phía vợ tôi vẫn giữ vuông tròn. Tôi ở phụ đám cho đến buổi chiều tẩn liệm xong, rồi về báo cho ba má tôi để lo việc cúng bái. Trên mặt pháp lý, tôi và chị lớn đã chia tay, tôi đã có gia đình khác. Nhưng về mặt đạo lý, tôi cũng đã là con rể, vì vậy ba má tôi vẫn đi viếng tang sui gia đầy đủ lễ vật, trà, rượu, trầu cau, nhang đèn, hoa quả...Nhưng danh nghĩa là đi cúng bái, chớ không phải PHÚNG ĐIỂU, vì nếu phúng điếu, phần nghi thúc sau cùng, con gái và rể, phải đồng cúng lạy người chết, tức song thân phụ mẫu. Sau khi ba tôi và ông dượng, người hồi trước đứng ra mai mối, trình bày với má vợ tôi và cậu vợ thứ năm, đến phần cúng lạy. Dù rằng ba ruột tôi lớn hơn anh sui gái một con giáp, ba tôi vẫn quỳ lạy đủ 4 lạy, khiến má vợ tôi trở tay không kịp. Sau đó, ba tôi giải thích, dù anh sui gái nhỏ tuổi hơn ba tôi, nhưng vì anh sui đi trước là làm lớn, nên ba tôi vẫn quỳ lạy đủ lễ. Rồi đến ngày đưa tang, tôi cũng về đưa ba vợ đến nghĩa trang gia tộc, nơi trước đó hơn hai chục năm, khi tôi và chị lớn thành thân được hơn một tháng, bà ngoại vợ mất cũng đưa về đó an nghĩ. Rồi sau nầy khi má tôi, rồi ba tôi lần lượt qua đời, gia đình phía vợ vẫn đi viếng tang đầy đủ theo đạo lý. Dù sao, giữa hai gia đình còn ràng buột bởi ba đứa cháu, bên nầy gọi là ngoại, bên kia gọi là nội.

Đến ngày kỵ giỗ đầu tiên của ba vợ, bà ngoại căn dặn các cháu, con mời ba con về dự giỗ ông ngoại. Không có lời mời, tôi vẫn về. Nhạc phụ tôi là người Hoa chính gốc, tiếng Việt nói lơ lớ, rất chịu khó và hiền lành. Khoảng thời gian tám mấy, kính tế còn khó khăn, buổi chiều sau khi nghĩ làm việc, ông lấy chiếc Dame, xuống cửa hàng ăn uống ở Chợ Đồn, mua 1 lít bia hơi, phải mua kèm một đĩa mồi, để ngồi nhâm nhi. Đến thời mở cửa, bia lon có nhiều, nhưng còn hơi đắt, ông bị bệnh huyết áp nên không uống bia được. Lao động, tạo ra của cải cho gia đình, con cái, rồi đến cuối đời chẳng được hưởng thụ. Chỉ có lần duy nhất, trước khi ông mất vài năm, đứa em vợ thứ sáu về nước, mua vé máy bay, đưa ông bà già vợ về thăm quê hương, ở Trung Hoa lục địa, lần đầu và lần cuối. Đó cũng là điều an ủi ông cụ, vì chỉ còn duy nhất cô em gái út. Đời người là vậy.

Gia đình phía vợ tôi tôi ở, ngày trước là vùng quê, dù nay đã đô thị hóa, nhưng mỗi lần cúng giỗ hơn chục bàn. Khách mời là trong gia đình, từ gia đình của dì hai, cậu năm, dì út...tất cả con, dâu, rể, cháu...đều đi đầy đủ. Rồi người vai lớn của má vợ tôi, gồm cô, chú, cậu, dì...Rồi họ hàng gần, bà con lối xóm. Về phía ba vợ tôi, tức phía nội, duy nhất chỉ có người chị dâu, dâu của bác ba trai, từ Chợ Lớn về dự. Lúc trước chị ở Rạch Giá, khi anh vợ tôi, mất, chị đưa các con lên Chợ Lớn, nhờ bà con giúp đở lập nghiệp. Nói chung , người Á Đông chúng ta, Việt hay Hoa, đều có mối ràng buột huyết thống.

Về đến nơi, đầu tiên là đốt cho cha vợ nén nhang tưởng niệm, và khui cúng cho ông một lon bia, để hương hồn ông được an ủi. Rồi hỏi thăm sức khỏe nhạc mẫu, các dì, cậu...Nói chung bà con bên vợ vẫn quý trọng tôi, cũng như phía gia đình ba má tôi. Đối với các con, khi các cháu thành thân, tôi vẫn về chủ hôn, nói chuyện lễ nghĩa với sui gia, do đó các con, rồi sau nầy là rể, vẫn quí trọng tôi. Đến nay, tôi đã có 5 cháu ngoại,sắp đứa nửa, tôi vẫn tới lui với chúng, chở đi chơi, đưa rước đi học...nên chúng quí mến ông ngoại. Tôi nghĩ, đó là nhờ giáo dục của gia đình, nhận thức về cuộc sống, cũng như giáo lý nhà Phật, gieo quả nào, nhận quả ấy...

Hôm nay, trời nắng gắt, các con gái nói, ba đi xe hơi với tụi con cho mát mẻ. Các con phải đánh xe sang BH để rước hai đứa cháu ngoại đi học, rồi chở hai cháu đi dự giỗ ông cố, vì vậy lên đến nơi, mọi người đã nhập tiệc. Tôi phải chào bàn mấy ông cậu họ, các rể của dì hai, dì út...nói chung một mớ bòng bong, dây mơ rể má. Mỗi năm, gặp gở một lần. Tôi cũng yên tâm, về nhà đã có rể lái xe chở đi, vì vậy cứ thoải mái. Rồi cả đứa em rể cột chèo, đứa chèo mủi, đứa chống lái. Rồi hai cậu em vợ, nâng ly chúc sức khỏe và còn nói thòng một câu, anh hai nay phát tướng. Hồi anh hai chưa làm sui, nặng 61 ký. Nay anh hai đã có 6 cháu ngoại, con trai đã tốt nghiệp, tăng trọng thêm 8 ký lô. Thịt người ta đắt lắm, nhưng quý nhất là sức khỏe, sức khỏe là vàng. Tôi tâm đắc điều nầy nên cố gắng giữ gìn sức khỏe. Bạn tôi uống một lần 7 lon bia, còn tôi, 7 lon bia tôi uống 7 ngày. Xong tiệc, tôi ngồi nói chuyện với má vợ, với các em, sau đó theo các con về nhà. Rồi lại được má vợ "lại quả" hai bọc trái cây, bánh tét. Cám ơn má vợ.

Về đến nhà, tôi trãi ghế bố nằm nghĩ ngơi. Cái quạt điện làm việc tối đa, liên tục vì trời nóng. Hơn 16 giờ, tôi tỉnh giấc, con gái điện thoại sang,

- Hôm nay con mệt, thôi nghĩ bán một hôm, ba ở nhà nghĩ ngơi.

Ăn buổi giỗ, lỗ buổi cày. Riêng tôi, có thì giờ ngồi gõ bài viết để gửi đến bạn bè cùng chia sẻ. Hôm nay, đám giỗ nhạc gia.

Biên Hòa, ngày 22/3/2013

Đỗ Công Luận.

VUI VÀ BUỒN

Sáng nay đi qua Biên Hòa, tôi ghé ăn tô hủ tiếu giò heo Tuyết Hồng quán của anh Giao, đồng thời nối máy cho hai anh già nói chuyện. Hai anh nói chuyện cười rôm rả, "hết cặp nầy rồi cặp nửa...", làm tôi cũng vui lây. Bạn bè lâu ngày gặp nhau mà. Mai mốt hai anh nhậu, tôi chỉ xin tiền cò một xị thôi. Vui quá là vui.

Mấy tuần lễ trước Tết, tôi chạy áp-phe vắt giò lên cổ để phục vụ mấy bà bạn hàng. Cứ một hóa đơn 500.000 vnd sản phẩm của Procter Gamble là được một phiếu rút thăm. Tôi làm sơ sơ hơn chục phiếu. Trước Tết vài hôm, có giọng oanh thỏ thẻ điện thoại cho tôi.

- Anh Luận ơi, em là người của P&G, anh may mắn rút thăm trúng được giải tư, một cái lò microwave, chúc mừng anh.

Đang rầu thúi ruột vì thêm một tuổi, hàng sáu bó chớ ít chi, nghe được kêu anh, mừng hết lớn. Sáng nay có anh chàng điện thoại cho tôi.

- Em là người của P&G, xe em đang đi trao giải thưởng cho khách hàng ở Vũng Tàu, anh hướng dẫn cụ thể, em đến nhà phát giải thưởng.

Đực rựa hả, tôi đổi giọng.

- Nhà chú ở ngã tư Chợ Đồn, cháu đến đó điện thoại cho chú.

Bây giờ, thời buổi kinh tế thị trường, làm kinh tế phải nhạy bén, khách hàng là thượng đế, trúng thưởng được đưa đến nhà trao giải. Người và xe của Công Ty Nghiên Cứu và Tiếp Thị, đối tác của P&G, đến nhà trao giải và chụp hình. Rồi họ tiếp tục đến BH, vì còn có 49 người nửa trúng giải như tôi. Trước đó con gái đã đặt hàng rồi.

- Ba để cái lò đó cho con xài, cái của con bị hư.

- Ừ, cha con chỉ lấy phân nửa giá thị trường. Có tiền ba uống cà-phê cầu mát, nay có thêm món hủ tiếu ăn sáng nửa.

Niềm vui đầu năm.

Trưa nay, hơn 14 giờ, tôi lên cửa hàng con gái. Đoàn rước cộ Lễ hội Chùa Ông đã khởi hành. Hôm trước, em Hát Bình Phương có dặn tôi, anh ráng chụp ảnh gửi cho em. Tôi cố lách qua dòng người, đến đầu cầu Hiệp Hòa, chỉ chụp được khoảng giữa đoàn. Bon chen đến chợ Hãng Dầu, đoàn đi đầu đã đến ngã tư Công Lý. Tôi chạy bộc đầu theo hướng chợ BH, đứng ngay cua quẹo ngã ba Thành, chờ đoàn diễu hành đến. Đoàn diễu hành dài cả cây số, gồm nhiều Hội Quán của Chợ Lớn và cả BH, khoảng hơn ngàn người. Đa số người Hoa, khi kiệu Ông đến trước nhà, họ đặt bàn hương án, nhang đèn khấn lạy, giống như rước Bà Thiên Hậu ở Thủ Dầu Một mà năm rồi tôi có xem. Tuy nhiên, lân, rồng, cù diễn hành ít hơn ở Thủ. Vì là lần đầu tiên tổ chức, các người diễn hành mặc trang phục, giày dép mới tinh. Chánh quyền đã chi 2 tỷ vnđ cho chi phí nầy. Tôi chụp được hơn 50 tấm ảnh. Có lẽ nhờ Ông độ trì, hôm nay trời không nắng, mát mẻ, vì ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới ở Nam Biển Đông. Chớ nếu đầu tuần, nắng cháy da, nhiệt độ 36 độ.

Lên đến cửa hàng con gái, tôi mở máy ra xem lại, lựa chọn một số ảnh để tối về gửi đi. Những tấm không ưng ý, tôi định xóa. Loay xoay thế nào, tôi bấm nhầm nút DELETE ALL, vài giây sau màn hình hiện chữ MEMORY NO IMAGE. Uổng công cóc, khôn ba năm, dại một giây.Tất cả ảnh trong thẻ nhớ bị xóa, may là những ảnh củ tôi có lưu trong máy. Thôi đành sáng mai lên trang mạng tìm hình ảnh gửi gửi cho bạn bè. Nếu không, gửi hình ảnh rước Bà ở Thủ năm rồi mà tôi có tham dự. Ở BH có Lễ nghinh Ông, ở Thủ có Lễ rước Bà.

Riêng tôi, buồn năm phút!!!

Biên Hòa, ngày 13 tháng giêng Quí Tỵ

Đỗ Công Luận

MỪNG QUÁ

Sáng nay, tôi hơi buồn vì công sức bỏ ra chụp ảnh bị xóa mất. Hát Bình Phương cũng có lời an ủi tôi. Đi uống cà-phê Lộc Vừng với rể út, nó khoe hình lễ hội chụp qua Iphone. Mừng quá, tôi kêu nó tải qua cho tôi để đưa lên blog. Hai cha con lui cui làm không được. Nó nói, ba cầu cứu thằng cháu. Tôi trực nhớ, đứa cháu rất rành tin học, nó chỉ là Kỷ thuật viên tin học, nhưng nhờ thao tác nhiều nên tay nghề cứng. Tôi nhờ nó phục hồi hình ảnh trong thẻ nhớ đã bị xóa, thuật ngữ là CỨU DỮ LIỆU, có bài bản, phần mềm để thao tác. Nó nói, hi vọng 70%. Tôi nói cứ làm, cần là hình ảnh Lễ hội Chùa Ông hôm qua. Nó lui cui làm gần 2 tiếng đồng hồ, rồi hồ hởi báo tin, được rồi bác. Kiểm tra lại hình ảnh, chỉ bị hư vài tấm. Sẳn tiện, tôi nhờ nó thao tác đưa lên blog cho các anh chị xem. Đúng là nghành IT đa dạng, phải học hỏi. Cám ơn cháu, cám ơn các nhà khoa học, cám ơn bạn bè.

SINH NHẬT CON GÁI

Hôm nay 17/2/2013, con gái giữa tôi bước vào lần thứ 36 xuân sanh. Nghĩ lại thời gian qua nhanh quá. Cuối tháng 4/77, tôi ra khỏi trại tập trung. Vợ chồng sau hai năm xa cách, nên khi đoàn tựu là thương yêu dữ dội. Kết quả, đầu năm 78, cô gái giữa chào đời khi Tàu phù đánh phá biên giới phía Bắc. Khi có bầu cháu gái nầy, bà xả tôi biết mánh mung dữ lắm. Dân mua bán mà. Khi đến trạm xá xã khám thai, bả khai với cô mụ là bị bệnh tim. Trưởng trạm xá ghi vào hồ sơ là bị tiền sử bệnh tim. Khi đến trạm xá để sinh, trưởng trạm xá cấp cho cái giấy giới thiệu để lên nhà thương Thanh Song, nhà hộ sinh của Biên Hòa. Đi xe lam đến Thanh Song, bác sĩ hộ sản thấy ghi chữ "bệnh tim", sợ quá, cấp cho cái giấy giới thiệu qua bệnh viện tỉnh. Đi xích lô đạp đến bệnh viện tỉnh, cháu cũng kịp chào đời đêm 11 tháng giêng. Hồi đó, được sinh ở bệnh viện tỉnh cũng trần ai khoai củ. Lúc đó tôi có ông dượng làm xếp sòng toán bảo vệ, tay đeo băng đỏ, BẢO VỆ, là mình ra vào cổng thoải mái. Chứ không, có giờ giấc qui định, hết giờ là bảo vệ đóng cổng. Rồi đến tuổi cập kê, tôi gã cháu nầy trước, con trai cháu nay đã lớp hai. Rồi năm sau, tôi gã cháu út. Hai năm sau nữa, tôi gã cháu gái đầu lòng, cháu đến thăm tôi khi còn trong bụng mẹ. Khi tôi về, cháu đã tập kêu ba ba... Dù rằng tôi với mẹ chúng đã chia tay, nhưng tôi vẫn được hân hạnh đứng làm chủ hôn, lên sân khấu phát biểu cùng họ hàng, quan khách. Trong thiệp mời đám cưới, tên bả nằm trên, tên tôi nằm dưới. Hồi mới làm sui, ông sui gái nặng có 61 lý lô. Khi gã hết 3 cô con gái, ông ngoại nặng có 69 ký lô. Hôm qua 5 đứa cháu ngoại về, quậy muốn bung cái nhà bà ngoại, may mà bà ngoại đi Mũi Né chưa về. Con gái giữa thấy năm nay năm rắn, nên đang kiếm đứa con gái cùng tuổi Quí Tỵ như bà ngoại.

Tối hôm qua, tiết trời mát mẻ, cháu tổ chức sinh nhật, mời cha, chồng con và anh chị em cùng dự. Chỉ cần đặt trước nơi hiệu bánh Siu Siu cái bánh kem, đến nhà hàng, quán ăn, cạnh bờ sông Đồng Nai, để nhớ Đồng Nai là nơi sinh ra, đặt một bàn tiệc, thế là có buổi sinh nhật vui vẻ, đầm ấm gia đình trong những ngày Xuân. Có bạn bè thắc mắc, cái thằng Cu Luận nầy, chuyện gì gia đình nó cũng kể hết, chuyện gì đến tai nó rồi cả thế giới đều biết. Xin thưa, nói để cho lòng thanh thản, lũ mai mà bị gì, không nói, không viết được lòng cũng buồn lắm.

Tôi muốn trãi lòng với mọi người.

Xem đời như gió thoảng, mây trôi.

Một mai lầm lũi vào thiên cổ.

Gửi lại trần gian một tiếng cười.

Hãy vui để mà sống. Thời gian thắm thoát nhanh quá. Như tôi nhìn hình vợ chồng thằng Cu Đạo hồi mới cưới, sao trẻ đẹp, bây giờ, thấy phát rầu. Ôi, thời gian!

Đỗ Công Luận