Tường Thuật 4

- GẶP GỠ CHỦ NHÂN " CHAI DẦU GIÓ XANH "

- CÙNG VUI BÊN NẮNG CHIỀU PHAI

- NGỒI XÍCH LẠI GẦN NHAU

- BUỔI ĂN TRƯA ẤM TÌNH

- NGÀY CHỦ NHẬT VUI VẺ

- HÔM NAY NGÀY 8 THÁNG 3

- ĐÁM GIỖ

- XÍCH LẠI GẦN NHAU

- CÀ-PHÊ SÁNG THỨ HAI

- HỌP MẶT ĐẦU NĂM

GẶP GỠ CHỦ NHÂN " CHAI DẦU GIÓ XANH "

Buổi sáng ngày đầu tháng 9/2013, tôi đang ở nhà, chuông điện thoại cầm tay reo vang.

- A-lô, xin lỗi ai ở đầu máy?

Tôi hỏi như vậy vì thấy số máy lạ.

- Dạ, em là Tường Vi, Vi Bình Định trong nhóm caphecaumat.blogspot.com. Chào anh Luận.

Tôi nhận ra bạn bè trong nhóm. Trước đó, tôi cũng đã biết tin sẽ có cuộc gặp gỡ bạn bè phương xa.

- Dạ, chào cô Tường Vi.

- Em vừa có chuyến công tác ở Huế về. Xin mời anh Luận ngày mai họp mặt cùng em và bè bạn. Anh Luận mời anh Phạm Văn Đạo dùm em. Địa điểm và thời gian do "chú" Thông thông báo.

- Cám ơn Tường Vi, ngày mai tôi rảnh rổi, chắc chắn sẽ đến được.

Tôi điện thoại hỏi "chú" Thông. Buổi họp mặt được ấn định lúc 11 giờ ngày 2/9/2013 tại Nhả Viên Hội Quán. Tôi điện thoại cho Đạo. Dù nhằm vào ngày ca trực, Đạo sẽ cố gắng sắp xếp công việc để đến hội ngộ với bạn bè.

Thế là trong vòng đúng bốn tuần lễ, tôi có cơ hội hai lần gặp gỡ bạn bè trong nhóm blog do nhóm thân hữu BH, cũng là CHS NQ khởi xướng. Trong nhóm blog, bạn Tường Vi và bạn Nguyễn Thị Hồng phụ trách mục Clinic Dầu Gió Xanh, ai có vấn đề về sức khỏe sẽ được hai bạn tư vấn cho qua comment. Ngoài tình thân hữu mới quen biết, hai bạn cũng là đồng môn ở trung học Ngô Quyền BH, gặp gỡ nhau trên mạng. Người là CHS NQ khóa 9, người là CHS NQ khóa 10. Thôi thì, còn gặp nhau thì hãy cứ vui...

Đúng 11 giờ, tôi đến điểm hẹn. Chú "Thông" và chú "Thọ" đã có mặt. Đó là bạn Trần Văn Thông và Đinh Thiên Thọ. Thông đang ngồi bàn luận với nhóm bạn cùng học ở khóa 14 Quốc Gia Thương Mại, Phú Thọ.Thọ chào tôi rồi ra cổng để tiếp đón bạn bè đến dự. Nhân dịp ngày lễ, nhóm bạn lên chơi với Thông và cùng dự tiệc. Thông đã có lần nói với tôi,

- Khóa học của tao tốt nghiệp đều được tuyển vào ngành thuế vụ và được lưu dụng đến lúc nghĩ hưu.

Ai cũng có phần số cả.

Cũng vì mối quan hệ bạn học ngày xưa, Thông và Thọ được quý phu nhân theo hộ tống đến dự tiệc. Hình và bóng không rời nhau.

Phạm Văn Đạo đến với bạn bè trong vòng một tiếng đồng hồ rồi về nhiệm sở. Vui nhưng không quên nhiệm vụ.

Đến dự có anh Nguyễn Thái Hải, CHS NQ khóa 6, vừa là dược sĩ, là nhà văn, và cũng là thầy phụ đạo cho Tường Vi những ngày ở trung học. Không có thầy làm sao em được ngày nay. Xóm Phúc Hải, và xóm Lò Than, Tân Hiệp cách nhau hơn cây số. Nhưng bây giờ, xóm Phúc Hải và Houston cách xa nhau nửa quả địa cầu. Riêng anh Hải và tôi, đã có lần gặp gỡ trên chuyến xe về Sài Gòn dự đêm tri ân thầy cô 25/11/2012.

Bạn Lê Quang Hùng, bạn thân cùng lớp với Thông và Thọ, dù sức khỏe kém, đang điều trị ở BH, vẫn đến dự với bạn bè. Tuần lễ sau, các em gái của bạn sẽ trở lại đảo quốc phương Nam.

Bạn Nguyễn Văn Khánh trong ban đại diện học sinh NQ niên khóa 1970-1971, khi ấy tôi đã ra trường, lại gặp những người bạn của Thông, cùng anh của Khánh làm việc trong ngành tài chánh, thế là "nối vòng tay lớn", chai rượu lại được bật nắp.

Bạn bè cũng không quên mời Nguyễn Văn Đạo, vì cùng học chung khối với Tường Vi, cũng như bạn Trầm Ngọc Sương tôi đã có đôi lần gặp gỡ.

Bạn Tường Vi, đi cùng các bạn Thanh Hằng, Linh Cơ...từ Sài Gòn về Biên Hòa, xe hơi do con trai bạn Thanh Hằng điều khiển. Thế là hai thế hệ gặp nhau trong buổi họp mặt.

Bạn bè tham dự trên 30 người, ngồi vây quanh dãy bàn dài để dễ nối trọn vòng tay.

Chủ nhân "Chai Dầu Gió Xanh", đồng thời cũng là người tổ chức buổi hội ngộ có đôi lời với thầy Thái Hải, chú Thọ, chú Thông và mọi người đến dự. Bạn về lần nầy để công tác trong vòng 10 ngày ngắn ngủi. Vừa hội thảo đề tài bệnh ung thư ở Huế. Chiều nay lại có buổi họp mặt ở Sài Gòn. 5 giờ sáng mai, 3/9/2013, bạn đáp chuyến bay tạm biệt quê hương. Nhưng bạn vẫn không quên những ngày tháng, những kỷ niệm ở BH.... Đúng rồi, những khách được mời hôm nay đã nói lên điều đó. Đó là thầy Thái Hải, dù là thầy phụ đạo, các chú tinh thần, bạn chung lớp, bạn bè qua net...cũng đã góp phần cho cuộc sống tươi đẹp của bạn hôm nay. Còn sức khỏe là còn phục vụ cho xã hội. Tôi cảm phục ý chí vươn lên của bạn, cũng như y đức của người thầy thuốc. Qua trang web, bạn bè xích lại gần nhau hơn. Chai rượu mạnh Hennessy do bạn Hồng mang về lần trước được Thông mang ra chiêu đãi bè bạn. Rượu tình nghĩa uống thấy ngon, dù tửu lượng yếu, tôi phải pha soda để uống.

Sau phần tiệc mặn, một số bạn bè có việc gia đình nên về sớm. Số còn lại khoảng 20 bạn ở lại để uống cà-phê tâm sự tiếp ở gian sảnh kế bên. Thời gian không đủ để thể hiện hết tâm tư tình cảm còn chất chứa trong lòng. Ở hai đầu nổi nhớ, bạn bè chỉ tâm sự nhau qua net, công cụ hữu dụng của thời đại hiện nay. Khi tôi tìm đến bạn bè, bạn Lê Thành Tươi đã giới thiệu với mọi người, bạn nầy không biết gì về computer... Gần 15 giờ, bạn bè tạm biệt chia tay, vì bác sĩ, tiến sĩ Võ Quách Thị Tường Vi, còn có cuộc gặp gỡ bạn bè ở Sài Gòn, còn phải sắp xếp cho chuyến bay rạng sáng ngày mai. Dù không có nhiều thời gian, bạn đã cố gắng cho có cuộc họp mặt trưa hôm nay. Có cơ hội thì bạn bè gặp nhau vì quỷ thời gian chúng ta chẳng còn nhiều. Xin cám ơn những người bạn trên net của tôi, đã cho tôi niềm vui trong cuộc sống. Chỉ còn 3 tuần lễ nửa là lần họp mặt thứ nhì trong năm của bạn bè CHS NQ khóa 8, lại có những nổi buồn tiếp nối...Buồn ơi, chào mi...Niềm vui xin ở lại cùng nhau...

Biên Hòa, ngày 2/9/2013

Đỗ Công Luận

CÙNG VUI BÊN NẮNG CHIỀU PHAI

Sáng ngày 7/8/2013., Chiếu có gửi mail cho tôi và Thông, đề xuất bạn bè có buổi sáng cà-phê chia tay với bạn Nguyễn Thị Hồng, để tuần sau bạn theo chuyến bay quay về tổ ấm. Đã thành thông lệ, sau lần họp mặt với bạn bè phương xa, bạn bè quê nhà sẽ cùng nhau đóng góp tổ chức tiệc chiêu đãi chia tay để người đi nhớ mãi ân tình nơi cố hương. Tất cả đồng ý và chuyển tin đến bạn bè, càng đông càng vui. Địa điểm do Thông lựa chọn. Thời gian, 8 giờ sáng của ngày thứ năm, 8/8/2013.

Sáng hôm đó, tôi cố gắng làm xong công việc thường ngày sớm để đến điểm hẹn đúng giờ. Đang chuẩn bị đi, có điện thoại của Thông cho hay là cũng đang trên đường di chuyển. Địa điểm được chọn là quán cà- phê, kết hợp vườn sinh thái ở khu Miễu Bình Thiền. Nhả Viên Quán. Chủ nhân đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để có không gian thoáng đảng, rộng rãi cho những buổi họp mặt ấm tình hoặc đàm phán thương mại, làm ăn. Những khung nhà rường kiểu cung đình Huế, làm bằng gỗ quý, được chủ nhân mua rồi về lắp ráp lại cho tăng phần quý phái. Bàn ghế ngồi cũng vậy. Đứa cháu nói, ở Bình Dương cũng có cà-phê Hoàng Cung, phong cách như thế nầy. Tôi đến nơi, Chiếu và Thông đang ngồi uống trà chờ bạn bè. Tâm khỉ điện thoại hỏi tôi hướng dẫn đường đi, tôi bảo, đường đi trong miệng. Bạn Nghiêm Thái Bình với chiếc áo chim cò kiểu Philippine cũng đang từ cổng bước vào. Phạm Văn Đạo bận ca trực ban ngày, không đến được, vẫn điện thoại hỏi thăm. Bạn Hà Thu Thủy nhận nhiệm vụ đến nhà, dùng xe máy chở bạn Hồng đến điểm hẹn. Lần họp mặt chiều chủ nhật, bạn Hồng có nhờ bạn bè chuyển tin mời bạn Thủy, tôi ngở Thông đã mời qua điện thoại nên không chuyển mail. Không ngờ Thông bị lạc mất số điện thoại nên bạn Thủy không biết để đến tham dự. Bù lại, hôm qua bạn Thủy và Hồng cũng đã có buổi cà-phê sáng cùng một số bạn bè. Tâm nhủi sau khi sắp xếp công việc ở nơi sản xuất, cũng đến sớm. Mọi người đến gần đông đủ, buổi gặp gỡ được bắt đầu.

Bạn bè chào nhau, không cần giới thiệu cũng đã biết nhau ở lần họp mặt trước. Thức ăn, thức uống được chọn qua menu. Tôi vẫn gọi ly cà-phê đá truyền thống, dù buổi sáng ở nhà đã uống ly cà-phê sửa cúng ông địa. Bạn bè gặp gỡ nhau để nhắc nhở về kỷ niệm ngày tháng ở Biên Hòa, cũng như năm tháng học ở trường trung học Ngô Quyền. Mọi người nhắc nhau về nhà thơ lận đận Nguyễn Tất Nhiên, đồng môn Nguyễn Hoàng Hải. Những câu chuyện cuộc sống của xóm Dốc Tòa, ngã ba Cây Chàm,của chợ Biên Hòa còn hằn in trong ký ức. Những người bạn chung lớp chung trường. Mai Quỳnh Lâm học chung lớp nhì, lớp nhất với tôi ở tiểu học Chợ Đồn. Mai Phương Mai cùng học lớp ba với các bạn ở tiểu học Nguyễn Du, chung lớp ở khóa 9 NQ. Ngày xưa mỗi lần đi học, Mai ôm cặp táp, đi bộ từ rạp hát Phước Chung xuống bến xe lam ở đầu cầu Gành, nhà tôi ở ngay chợ. Tôi xem trong trang Tứ 1-2-3, do Hát Bình Phương thực hiện, có ảnh Mai chụp chung với anh Phẩm năm 2010, trong một hội nghị. Tôi nhớ ra, cả hai là anh em cô cậu. Bạn Thủy cũng cho hay, bạn có mời bạn Tùng Thư, người bạn thân cùng lớp, hiện ở Sài Gòn, đang trên đường về Biên Hòa bằng xe buýt để chung vui với thân hữu. Trong lần họp mặt ngày 7/10/2012, mừng 60 năm cuộc đời của những người bạn tuổi Rồng, bạn Tùng Thư có về tham dự. Dù từ Sài Gòn, hơn 9 giờ bạn mới lên xe buýt, thời gian xe chạy cũng một tiếng đồng hồ, nhưng bạn bè vẫn đợi. Chuyện của quá khứ, ngồi tâm sự cả ngày cũng không đủ. Bạn Trần Văn Minh, em Thông đến hơi trể một chút. Minh liên lạc với bạn Nguyễn Văn Đạo, đang ở chợ Biên Hòa, rồi lấy xe máy đến đón Đạo để chung vui. Sau buổi họp mặt chiều chủ nhật, tôi gửi hình ảnh cho bạn bè, biết sức khỏe Đạo đã khả quan, các chị đã gửi lời chúc mừng. Lần họp mặt 55 năm trung học NQ, Đạo đã từ Virginia bay sang tham dự, có ghé chơi nhà chị Tuyết. Sau đó , bạn ngã bệnh, bị mở nhiểm quấn dây thần kinh, phải về BH điều trị Đông Y. Bạn nói vui, có lẽ nhờ khí hậu nóng bức quê nhà, mở bị tan, sức khỏe hồi phục 80%. Bạn nói, mấy hôm nay bị mất ngủ. Bạn bè chỉ dẫn, dùng chùm bao nấu nước uống. Có cả kho thuốc Nam ở Hưng Bình Tự. Sau khi xong công việc gia đình, Đinh Thiên Thọ cũng đến chung vui với bạn bè. Buổi họp mặt chiều chủ nhật, Thọ cũng không dự được vì còn lo cơm áo.

Đã hơn 11 giờ trưa, mọi người cảm thấy bụng đã cồn cào, tôi nêu ý kiến dùng cơm trưa tại chỗ, dù đã có mấy ly trà đá tiếp sức. Bình đề xuất nên đến làng bưởi Tân Triều để ăn trưa và thư giản. Đề xuất nầy hữu lý, vì nói đến Biên Hòa, địa danh Tân Triều là phải nói về bưởi, vì thổ nhưởng nơi đây thích hợp cho loại trái cây nầy. Tôi liên tưởng đến bài vọng cổ " Gánh bưởi Biên Hòa " của soạn giả Viễn Châu, do danh ca Thanh Hải trình bày.

Hò ơ… sông Biên Hòa chảy ra Bãi Cát,

Bưởi Biên Hòa vị ngọt mùi thanh.

Mười năm khói lửa đao binh.

Cô em bán bưởi, hò ơ…

Cô em bán bưởi bỏ mình tại ai?

......

Người Trà Vinh còn biết bưởi Biên Hòa, huống chi mình dân Biên Hòa chính gốc. Chiếu đã hẹn có buổi cơm trưa gia đình nên phải về nhà. Thọ thì tiếp tục lên lớp. Minh đưa Đạo về với gia đình. Còn lại 8 người trực chỉ làng bưởi Tân Triều. Từ khu Miễu Bình Thiền, xe máy chạy vòng qua núi Bửu Long, con đường bọc quanh phi trường BH. Tôi nhớ, thập niên 80 của thế kỷ trước, tôi đã có lần đi qua đây với chiếc Honda Dame, hai bên đường là rừng tràm, vắng người. Nếu lỡ xe máy bị bể bánh, đành chịu. Từ trung tâm BH, đến làng bưởi khoảng gần 10 km. Đến ngã ba Cây Đào, Bến Cá, rẽ trái là vào làng bưởi, hơn cây số nửa. Trên đường vào làng bưởi, tôi có đi ngang qua nhà thờ Tân Triều. Tôi định về sẽ chụp ảnh, tiếc rằng trời mưa nên thôi. Từ ngã tư, đi thẳng là lên quận lỵ Công Thanh, thác Trị An. Dù là cư dân của BH, nhưng là lần đầu tiên tôi lên thăm làng bưởi. Khoảng năm 1960, dịp Tết, gia đình ba má tôi có thuê chiếc xe lam ba bánh, chở cả gia đình đi chơi thác Trị An. Qua khỏi cầu Rạch Đông, đến Đại An để vào thác, mấy anh lính cản lại không cho vào, vì đó là vùng cấm. Năm tôi học đệ lục, 1965, Nguyễn Trương Hoàng, bạn chung lớp, chơi thân với tôi, sau nầy là chồng Bùi Tuyết Nga, có dẫn tôi về nhà ở chợ quận Công Thanh, tôi nhớ tên là Tân Phú. Từ chợ BH lên đây bằng xe đò camionnette. Nhà mái ngói âm dương, có 3 gian. Hoàng kể, chợ Công Thanh cách chợ Tân Uyên con sông Đồng Nai, yên hùng hai bên mỗi lần gây sự là chèo đò qua sông đánh lộn. Bạn Thủy cũng biết nhà Hoàng, vì có thâm niên 10 năm dạy học vùng nầy. Ở đây có bến đò Bà Miêu, để sang Thường Tân, Lạc An. Bến đò hoạt động đến 22 giờ đêm để đưa rước công nhân sang khu công nghiệp bên nầy sông. Nhờ có bến đò nầy, bạn Phạm Bình Nguyên đã gặp cô giáo và nên duyên, khi cô giáo thay cha đưa đò. Nhưng khi bạn mất, ba tháng sau bạn bè mới hay tin. Trong ngày họp mặt khóa 8 CHS NQ đầu năm 2013, sáng hôm đó, hai bạn Trần Văn Thông, Nguyễn Khải Hoàng, đã qua bến đò nầy, đến gia đình bạn Nguyên, thay mặt bạn bè viếng thăm và gửi lời chia buồn. Sau đó hai bạn trở về BH cho kịp giờ họp mặt khóa. Bây giờ, đã có cây cầu Thủ Biên bắc qua sông Đồng Nai, nối liền Tân Uyên-Vĩnh Cửu. Cũng khoảng thập niên 80 của thế kỷ trước, tôi có đến chơi thác Trị An đôi ba lần, đến nay chưa có dịp. Quê hương ở gần mà chưa đến được, đừng nhắc chuyện xa vời.

Ngôi làng này nằm trọn vẹn trong cù lao Tân Triều, mảnh đất được bồi đắp bởi phù sa sông Đồng Nai. Theo lời kể của người dân, vùng đất màu mỡ nhờ phù sa nhưng hay ngập nước nên không thể trồng hoa màu, lúa như nhiều vùng khác. Thử nghiệm, trăn trở mãi, người Tân Triều phát hiện ra chỉ có cây bưởi là sống tốt, sống khỏe trên đất. Một nhà trồng bưởi thành công, cả làng học theo, nhà nhà trồng bưởi.

Giống bưởi được chọn là bưởi đường lá cam, vỏ xanh mịn, ruột có vị ngọt đậm pha chút chua thanh, đặc biệt không hậu đắng. Sau này, dù người dân cù lao Tân Triều đã trồng thêm nhiều giống bưởi mới, mang từ vùng khác về như bưởi da xanh (Bến Tre), bưởi Năm roi (Vĩnh Long) hay bưởi Long, bưởi Xiêm… nhưng khách phương xa về làng bưởi vẫn chỉ thích ăn nhất bưởi đường lá cam.

Mấy năm trở lại đây, người làng bưởi đã biến những vườn bưởi nhà mình thành khu du lịch sinh thái, phục vụ những người thành phố ngày ngày mệt mỏi với khói bụi giữa những khối bê tông nóng bỏng. Một trong những khu đầu tiên là làng bưởi Năm Huệ, mang tên của ông chủ vườn. Đến đây, điều thú vị nhất là du khách sẽ được thưởng thức những món ăn, thức uống từ bưởi như gỏi bưởi và rượu bưởi.(1)

Khu du lịch Làng bưởi Năm Huệ, do tư nhân bỏ vốn đầu tư, tận dụng đất vườn, và cảnh quan sông nước. Tùy số lượng thực khách, ta chọn nhà chòi thích hợp. Nếu không dùng thực đơn của họ, khách có thể thuê chòi, theo dạng picnic. Nếu cần, khách cũng có thể thuê du thuyền, vừa ăn uống, tâm sự và ngắm cảnh sông nước. Đang vào mùa nước lũ, nên dòng sông quê hương vàng đục phù sa chảy về hạ du. Ở đây có hai đặc sản không thể bỏ qua, gỏi bưởi và rượu bưởi. Rượu bưởi, cũng có cách làm như những loại rượu trái cây khác, nhưng ngon dở là do nguyên liệu làm và cách chế biến.

Ông Huỳnh Đức Huệ, thường gọi là ông Năm Huệ, chủ cơ sở Làng bưởi Năm Huệ cho biết, gỏi bưởi ở Tân Triều có vị riêng, ngon đặc biệt nhờ được làm bằng công thức và nguyên liệu truyền thống. Đó phải là các tép bưởi của giống bưởi đường da xanh vừa chín tới trong vườn, đem trộn với tôm bắt dưới sông còn tươi nguyên, cùng ớt trái, hành tây, ngò, đậu phộng. Lấy bánh tráng hay bánh phồng xúc gỏi bưởi, nhấp thêm một miếng rượu bưởi thơm nồng, nhẩn nha nhấm nháp giữa vườn lồng lộng gió sông thì thú vị vô cùng.

Nói đến rượu bưởi, người làng bưởi lại kể chuyện mình kỳ công ra sao để tạo nên thứ nước uống đặc biệt này. Theo ông Năm Huệ, để biến bưởi thành rượu như hôm nay thì ông phải mất mấy năm ròng rã hết ủ bưởi, lên men lại đến mời mọi người uống thử để lấy ý kiến tham khảo. Khen chê mãi, cuối cùng bưởi cũng thành rượu; mà lại ngon không ngờ, vừa ngọt, vừa êm, uống say lúc nào không hay.

Chưa hết, ông Năm Huệ còn muốn rượu bưởi thì phải đựng trong… trái bưởi. Vì vậy, ông chủ của mảnh vườn vài hecta trồng bưởi này lại đi nhờ thợ sành, sứ chế tạo bình đựng mang hình trái bưởi vỏ xanh, núm hơi vẹo. Ông ta cười hỉ hả giải thích: “Núm có vẹo mới đúng hình trái bưởi nhen, vì bưởi mọc thành chùm nên luôn luôn vẹo đầu”.(2)

Ông chủ vườn bưởi nầy đặt sành sứ nơi cơ sở làm gốm của em tôi, định kết thông gia nhưng không thành, dù em tôi cũng mê rượu bưởi. Làng gốm định kết thân với làng bưởi.

Đến nơi, mọi người chọn khu nhà chòi dành cho 8 người. Các nhà chòi đầy khách tham quan. Dù ngoài trời có nắng, nhưng trong vườn dịu mát vì được tàng cây bao phủ. Các cô phục vụ đều mặc áo bà ba trắng. Cũng như các cô phục vụ ở vườn sinh thái cà-phê mặc áo bà ba xanh. Chiếc áo bà ba đã được khôi phục, tạo nét duyên dáng cho các cô gái Việt Nam. Vẫn những món ăn dân giả truyền thống : gỏi bưởi xúc bánh tráng, rau luộc chấm nước mấm kho quẹt, cá bóng kho, đậu hủ chiên... Chai rượu bưởi đầu tiên được mang lên, chia đều ra các ly nhỏ để cùng nhau thưởng thức hương vị quê nhà. Vị ngọt nồng vì có men rượu. Nhưng đặc biệt không có vị đắng. Bởi vì có những cơ sở làm ăn gian dối, để thao tác nhanh không tốn thì giờ, họ không tách hết tép bưởi ra, có lẫn vỏ bưởi nên có vị đắng. Điều nầy tôi đã gặp khi có lần mua rượu bưởi ở chợ BH. Con sâu làm rầu nồi canh. Năm 2008, con trai tôi lên thăm bạn học ở Ban-Mê-Thuột, tôi có mua gởi cho cháu mang theo 2 cặp, bốn trái bưởi hồng da xanh, nặng gần 10 ký lô, để làm quà biếu. Gia đình bạn cháu xẻ ra ăn, khen bưởi BH ngon, mình cũng thấy hãnh diện. Chai rượu bưởi thứ hai được mang lên. Hết ly thứ hai rồi ly thứ ba. Tình cảm vẫn còn sâu nặng. Rượu quê hương làm ấm lòng người xa xứ trong vòng vây bè bạn.

Sau lần bạn bè gặp gỡ cách đây 3 ngày, Phạm Văn Đạo bận ca trực nên không dự được, bạn cảm thấy vấn vương, luyến tiếc. Sáng qua,10/8/2013, bạn điện thoại mời bạn bè party cà phê sáng chủ nhật, để chia tay tạm biệt bạn Hồng. Bạn bè đồng ý. Địa điểm được chọn cạnh bờ sông Đồng Nai, nơi bạn bè đã đôi lần gặp gỡ bạn phương xa. Nhìn hướng xa là làng cá bè Tân Mai. Bên kia sông là xóm Bình Tự của cù lao Hiệp Hòa.

Hướng xa là làng cá bè Tân Mai.

Xóm Bình Tự của cù lao Hiệp Hòa. Phía xa là chòm cây dầu của chùa Phước Hội.

Chiều qua, Biên Hòa hứng trận mưa lớn. Tối đến, lại tiếp tục mưa. Tin thời tiết có 2 cơn bão đang hoạt động ngoài biển Đông. Tôi hơi lo lắng. Sáng nay tiết trời trong, có cơn nắng nhẹ. Trời cũng chiều lòng bạn bè. Lần lượt các bạn đến điểm hẹn. Nữ, có bạn Hồng, cây đinh buổi gặp gỡ. Bạn Hà Thu Thủy, cùng trưởng nữ và cháu ngoại trai gần 2 tuổi. Nam, có Đạo, Thông, Chiếu, Luận, song Tâm là Tâm nhủi, Tâm khỉ. Bạn bè tâm sự tiếp những gì còn vương vấn. Tôi nối máy để bạn Hồng tâm sự, mời bạn Đinh Mỹ Chơn đến gặp gỡ. Dù sức khỏe cháu nội đã khả quan, nhưng bạn Chơn còn lo lắng, nên không đến dự được. Rạng sáng ngày kia, bạn Hồng sẽ lên máy bay, tạm biệt người thân bè bạn. Đến 9 giờ sáng, cuộc vui kết thúc để bạn còn sắp đặt công việc cho ngày đi. Bạn bè nói lời chia tay, hẹn lần gặp sau, có thể là ở Biên Hòa, có thể là ở xứ người. Những cụm mây đen mà gió mang về từ hướng biển, báo hiệu một ngày nữa thời tiết nhiều biến động.

Dòng sông quê hương vẫn lửng lờ trôi, lớn ròng theo ngày tháng. Cuộc đời cũng vậy, có vinh, có nhục. Bưng chén cơm mà nước mắt quanh tròng. Sông dài đổ ra biển lớn. Cuộc đời cũng có điểm dừng. Nhưng kỷ niệm vẫn sống hoài theo năm tháng. Cám ơn bạn bè đã cho những ngày vui. Bây giờ là tháng bảy, là mùa mưa bão ở quê hương. Ngẩu nhiên, bạn bè chia tay dịp mưa Ngâu. Mây đen kéo về, cuộc vui dừng lại khi nắng chiều phai. Chợt thấy tuổi già đến lúc nào không hay biết. Tôi chỉ có những dòng thơ, làm quà gửi tặng bạn bè. Những ngày vui qua mau, như hơn bốn mươi năm bạn bè tạm biệt trường xưa và xa cách nhau.

Cùng vui bên nắng chiều phai.

Hòa chung nhịp thở tháng ngày nhớ mong.

Cuộc đời không có, có không.

Lưởi dao kỷ niệm gọt hồng máu tim.

Bao năm chân bước đi tìm.

Lợi danh, hạnh phúc ấm êm gia đình.

Ngoan hiền con cháu thảo xinh.

Bỏ quên bè bạn nghĩa tình sớm trưa.

Nhắc nhau kỷ niệm xa xưa.

Nắng sân trường đón giao mùa yêu thương.

Vuốt tay sợi nắng hè vươn.

Dốc xưa ai đứng cuối đường em đi.

Bây giờ hai ngã phân ly.

Nửa vòng trái đất ngại gì cách xa.

Đưa tay nâng chén quỳnh hoa.

Rượu quê hương vẫn đậm đà bờ môi.

Đường mây chim sắt lưng trời.

Người đi dạ thắt bồi hồi xuyến xao.

Quê hương ngũ giữa tầng cao.

Sông quê vẫn chảy dạt dào yêu thương.

Chợt nghe, một niệm khúc buồn...

Biên Hòa, ngày 11/8/2013

Đỗ Công Luận

(1) và(2). Dẫn nguồn từ net.

Trích bài, VỀ THĂM LÀNG BƯỞI TÂN TRIỀU.

NGỒI XÍCH LẠI GẦN NHAU

Chiều ngày cuối cùng của tháng 7/2013, tôi đang trên đường lên nhà con gái ở Tân Mai, chuộng điện thoại reo.

- A lô, chào anh Luận. Em là Hồng trong nhóm Cà-phê Cầu Mát. Em mời anh và các bạn họp mặt trưa thứ hai ở quán Cây Dừa.

- Cám ơn Hồng, tôi sẽ có mặt và sẽ chuyển tin đến bạn bè.

Sáng hôm sau, tôi đang online và nhận được mail của bạn Hồng, buổi họp mặt được dời lại chiều chủ nhật, là ngày nghĩ cho thuận lợi. Tôi điện thoại cho các bạn để thông báo lại. Hoàng Minh Chiếu gọi tôi.

- Mầy rảnh thì sang đình Tân Lân uống cà-phê tâm sự.

Tôi do dự, vì 9 giờ còn nhiệm vụ đưa đứa cháu trai sang Biên Hòa học hè. Đến cửa hàng, đứa cháu chạy ra mừng hớn hở.

- Ông ngoại, hôm qua cô giáo nói con được nghĩ học hè từ hôm nay, ông ngoại không phải đưa con đi học.

Thực tế, các cháu tiểu học chỉ nghĩ hè khoảng một tháng, thời gian còn lại phải đi học thêm để chuẩn bị cho bài vở của năm học sau. Đứa cháu trai lớn thì học hè hai tháng bán trú ở Nhà Thiếu Nhi tỉnh. Sáng học văn hóa, chiều học môn năng khiếu như đá bóng, bơi lội, vẽ...Đứa cháu trai kế học thêm ở nhà cô giáo. Rồi ngày thứ bảy, chủ nhật còn đi học Anh Văn. Bây giờ, lớp 3 đã có học môn ngoại ngữ. Giữ các cháu ở nhà cũng là mối bận tâm của cha mẹ.

Tôi điện thoại báo cho Chiếu là sẽ sang BH uống cà-phê cùng bè bạn.

Tôi đến nơi, Chiếu đang ngồi bên ly cà-phê đen. Phạm Văn Đạo đang quậy ly cà-phê đá.

- Ủa, Trần Văn Thông đâu?

- Nó lấy xe máy đi rước bạn Hồng. Đinh Thiên Thọ bận việc, chắc không đến được.

Trước khi vào tiệc họp mặt 3 hôm nửa, để NGỒI XÍCH LẠI GẦN NHAU, chúng tôi bàn phải có buổi cà-phê tiền họp mặt ở...

Sáng uống cà-phê nghe gió thổi.

Nước sông buồn sóng gợn lăn tăn.

Dưới mái đình xưa tiền nhân gọi.

Giữ dùm ta mộ địa an phần...

Bạn Nguyễn Thị Hồng là CHS NQ khóa 9, tức sau tôi một khóa học. Qua những lần gặp gỡ vài năm nay, tôi có quen biết thêm một số bạn đồng môn khóa 9. Như Phạm Thị Hữu Hạnh, Hát Bình Phương, người thực hiện trang site cá nhân dùm tôi. Rồi Bùi Thị Lợi, Đinh Mỹ Chơn, Châu Thị Huệ, Võ Thị Thi...Trong nhóm thân hữu Caphecaumat. blogspot, bạn Hồng cũng là một thành viên, do Hoàng Duy Liệu giới thiệu. Tứ hải giai huynh đệ, nên Liệu đã báo trước sẽ có cuộc hội ngộ bạn bè. Trong lúc chờ Thông về, tôi bấm máy cho Chiếu, Đạo nói chuyện với Hồng Trọng. Chiếu có 3 năm học chung với Trọng , từ lục3 đến tứ3, cũng như biết nhau từ tiểu học Nguyễn Du. Đạo chỉ học chung với Trọng năm thất3, nhưng bạn bè cũng nhận ra tiếng nói của nhau sau hơn 40 năm. Giọng nói của Trọng hơi "đơ đớ". Trọng cũng báo tin về sức khỏe của anh mình, Hồng Sang, để bạn bè cùng chia sẽ. Bạn Thông cũng vừa về đến. Chiếc điện thoại được chuyền sang cho Thông. Dù Thông không học cùng chung lớp, nhưng Trọng cũng nhận ra, vì cùng dân"chợ BH" với nhau.

Sau lời chào hỏi, giới thiệu, bạn bè nhận ra nhau. Bạn Hồng cùng học chung với bà xã Thông, rồi học chung với em gái Chiếu. Bạn bè nhắc nhau nghe về thời gian khốn khó. Thập niên 80, 90, của thế kỷ trước, với cái "tràng thuốc Tây" đầu chợ BH. Lúc đó, tôi đi xe đạp thồ lấy hàng ở chợ BH, cũng gặp vài bạn bè quen. Rồi thời gian đầu định cư ở xứ người, hơn hai mươi năm về trước. Rồi theo con gái sang ở Ohio, cách anh Võ Hải Vương hai giờ xe. Thời gian khổ đã qua, cũng như anh em tụi tôi bây giờ.

- Ông xã em năm 1972 có vào TĐ, không biết khóa mấy? Ảnh mất nay khoảng 10 năm.

Hồi đó, những đêm nằm nghe tiếng pháo vọng về, hỏa châu lơ lửng trên đầu, thiếu phụ không biết người yêu dấu của mình thế nào? Hay là ngày mai anh trở về trong chiếc poncho...Ngày xưa, các nàng bị lưu ban thì không sao. Nhiều lắm là bị ba mẹ rầy. Còn các chàng mà bị lưu ban, kể như "Trung Tâm 3" rộng cửa"hốt"...

Lần họp mặt NQ đầu tháng 7, bạn có bay sang Cali tham dự để gặp bạn bè thầy cô. Rồi sau đó làm chuyến hồi hương 5 tuần, cũng có việc riêng. Bạn cũng vừa có chuyến hành trình về quê nội, Hà Tỉnh, Bắc miền Trung. Bạn vừa có một ngày vui vẻ với sóng biển Vũng Tàu cùng bạn bè. Chiếc nón lá bạn mang theo che đầu là quà của đất Thần Kinh. Bây giờ ra đường hiếm thấy chiếc nón lá, vì ngồi xe hai bánh phải có nón bảo hiểm, khăn trùm che kín mặt. Tôi nhắc đến Nguyễn Minh Tâm, Tâm khỉ, đã về ở BH hơn một năm nay.

- Em biết em gái ảnh, anh mời ảnh ra đây gặp mặt.

Tôi nối máy với Tâm khỉ.

- Mầy đang ở đâu, có bạn phương xa cần gặp.

- Tao đang ở Tam Hiệp, 15 phút nửa về tới.

Tâm khỉ về đến, quần áo đỉnh đạc, áo bỏ trong "thùng", xe máy láng "co-óng". Sau phút định thần, bạn nhớ ra.

- Có phải Hồng không?

Vẫn còn nhận ra nhau.

- Anh lúc nầy mập ra, trẻ trung.

- Hì..hì..

Có lẽ sự lạc quan, yêu đời, giúp bạn bè chúng tôi tươi trẻ, dù tất cả đã vượt qua tuổi lục tuần. Bạn Thông đã nghĩ hưu gần hai năm nay, nên có thời gian rảnh rổi nhiều hơn và sốt sắng gặp gỡ bạn bè.

- Tao mới về nhà mua tô phở cho cháu ngoại. Hồi sáng mua tô cháo, nó không thèm ăn.

Tôi nối máy cho Tâm khỉ nói chuyện với Hồng Trọng, vì cả hai thân nhau từ lúc đi học cho đến thời gian ở xứ người. Trọng đang chuẩn bị đi ngủ, để dành thời gian cho công việc ngày mai. Không bút mực nào tả hết niềm vui.

- Chiều chúa nhật, mời anh Tâm đến dự tiệc họp mặt với bạn bè. Nhớ đi nha, để gặp cố nhân...

Hồng đang cho ẩn số, chờ lời giải.

- Rồi, anh hứa sẽ có mặt.

Bạn bè tạm chia tay, sau buổi sáng cà-phê vui vẻ, hẹn gặp lại ba ngày sau...

Buổi tiệc họp mặt được tổ chức lúc 17 giờ, ngày chủ nhật, 4/8/2013, tại nhà hàng Cây Dừa, Cây Chàm. Chủ nhân nhà hàng là cột chèo với bạn Phạm Sơn Danh. Địa điểm nầy ngày xưa là lò gạch, sau nầy là lò đường Tân Thành, gần ngã tư Bửu Long. Tôi đến nơi, bạn Hồng đã có mặt ở cổng để tiếp đón bạn bè. Đến trước tôi là Trần Bích Liên, em gái Trần Hữu Huệ, CHS khóa 7 NQ. Cả hai là cháu họ, gọi tôi là cậu. Rồi bạn Nghiêm Thái Bình và phu nhân. Ngày 7/10/2012, vợ chồng bạn có đến chung vui với bạn bè khóa 8 NQ, nhân tiệc chúc mừng 60 năm cuộc đời. Chưa đầy một năm mà tôi nhận không ra, có lẽ vì sự trẻ trung.

- Dạ, em là vợ của anh Bình.

Vợ chồng Bình cũng là thân hữu hàng xóm với bạn Hồng. Rồi lần lượt bạn bè cùng đến.

Bạn Hồng về Biên Hòa đã hơn 3 tuần. Hôm nay, bạn tổ chức tiệc mừng nhiều ý nghĩa. Trước nhất, con gái tổ chức mừng mẹ tròn 60 tuổi, qua vòng cương tỏa cuộc đời. Sau nửa là hạnh ngộ bạn bè và người thân gia đình. Hai dảy bàn dài, một dành cho người thân và một dành cho bạn bè. Cũng có thể xem là party họp mặt CHS NQ.

Khóa 6 NQ có chị Nguyễn Kim Quang, tôi đã gặp nhiều lần trong các buổi họp mặt. Gần đây nhất là viếng tang bác ba gái Phạm Lung.

Khóa 7 NQ có bạn Nghiêm Thái Bình, chị Đinh Mỹ Tiên. Bạn Tiên lọt vào khóa 8 để nên duyên với Ngô Phước Thiện.

Khóa 8 NQ có Chiếu, Gái, Tâm nhủi, Tâm khỉ, Thông, và tôi. Bạn Phạm Văn Đạo sau 19 giờ mới đến được với bạn bè sau khi tan ca. Bạn Gái lại lọt vào khóa 9 NQ, để học chung với bạn Hồng, bây giờ tôi mới biết được.

Các bạn gái khóa 9 NQ, có một số bạn tôi biết qua những lần họp mặt. Bạn Đinh Mỹ Chơn, là em bạn Tiên, cháu nội bị bệnh nên không thể đến dự. Bạn Mai Hữu Huệ, lần đầu tôi gặp mặt.

- Em là hàng xóm với anh Trần Văn Khỏe, bạn khóa 8 NQ với các anh.

Bạn Châu Thị Huệ, nhà cùng ở Chợ Đồn với tôi.

Dự họp mặt, về khóa 10 NQ có các bạn : Trầm Ngọc Sương, Thanh Hằng, Trần Văn Minh và Nguyễn Văn Đạo.

Bạn Trầm Ngọc Sương là chị em bạn dì với bạn Đinh Mỹ Tiên, tôi có dịp gặp gỡ bạn Sương lần họp mặt Hướng Đạo Sinh ngày 26/2/2012 ở quán nhà cô Khương Thị Bàn.

Bạn Thanh Hằng, ngày xưa nhà ở cư xá Sĩ Quan gần cua ngã ba Cây Chàm, đối diện nhà bạn Hồng, là hàng xóm rất gần với bạn Hồng. Hiện bạn đang ở Phú Nhuận. Vì thâm tình bè bạn, Thanh Hằng đã nhờ con trai đưa bằng xe máy từ Phú Nhuận về Biên Hòa. Dù sao, mái trường trung học NQ, xóm cây Chàm của BH đã cho bạn nhiều kỷ niệm. Chợt bài thơ, bản nhạc "Ngày xưa Hoàng Thị" của thi sĩ Phạm Thiên Thư, nhạc sĩ Phạm Duy, lại hiện về trong tâm trí của những chàng học trò lớp đệ nhị B3 và cô học trò đệ tứ, khuôn mặt hiền hòa, dáng người cao ráo, có nốt ruồi nơi nhân trung.

Em tan trường về

Đường mưa nho nhỏ

Chim non giấu mỏ

Dưới cội hoa vàng

Bước em thênh thang...

.....

Em tan trường về

Đường mưa nho nhỏ

Trao vội chùm hoa

Ép vào cuốn vở

Thương ơi! Vạn thuở

Biết nói chi nguôi

Em mỉm môi cười

Anh mang nỗi nhớ

Hè sang phượng nở

Rồi chẳng gặp nhau...

....

Thanh Hằng là bạn với Nguyệt Cù Lao. Chúng tôi chơi thân với Tâm con, anh Nguyệt Cù Lao. Sau nầy, Tâm con lại là em rể Tâm nhủi. Một mớ bòng bong, dây mơ rể má. Bây giờ, ở Biên Hòa chỉ còn Nguyễn Minh Tâm, Ngô Hồng Tâm. Tôi nối máy để Hồng Trọng, Huỳnh Hữu Thọ gặp lại cố nhân. Thương sao những tà áo trắng...

Bạn Trần văn Minh, em kế bạn Trần Văn Thông, cũng là một cầu thủ bóng đá của đội bóng đá trường trung học Ngô Quyền. Năm bạn đệ tứ, tôi đệ nhị B3, làm phó ban thể thao cho Giang Hưng, Nghiêm Thái Bình học lớp đệ nhất. Bình bức xức nói.

- Hồi đó không hiểu sao đội bóng đệ nhị cấp lại thua đội bóng đệ nhất cấp.

Minh cười khoái trá.

Bạn Nguyễn Văn Đạo, qua trang web NQ, tôi biết bạn định cư ở Hoa Kỳ, bị bệnh tai biến, về BH chửa bệnh cũng khoảng năm nay. Chiếu nói,

- Hồi Đạo về BH, tao có ghé thăm. Bạn học chung lớp em gái tao.

Bây giờ sức khỏe bạn khả quan, đi đứng được, uống chút chút vui với bạn bè. Chị Võ Thị Tuyết có gửi lời hỏi thăm đàn em Nguyễn Văn Đạo.

Khi khách mời đã đông đủ, con gái bạn Hồng có lời cám ơn các cô, dì, chú, bác, đã dành thì giờ đến chung vui với gia đình và mẹ. Bạn Hồng sanh năm 1953, cũng như các bạn cùng tuổi, xem đây là tiệc mừng 60 năm cuộc đời. Mọi người cùng hát vang bài Chúc Mừng Sinh Nhật, Happy Birthday.

Thức ăn được nhà hàng mang ra. Rượu sum họp rót đầy ly. Hai chai Chivas 18 được bật nắp. Bạn ơi, hãy kể hết chuyện những ngày xa vắng. Nói hết đi những suy nghĩ khi bước vào tuổi lục tuần. Trong tiệc họp mặt, ba lần tôi đã nối máy cho bạn bè phương xa để cùng chia vui với thân hữu. 50 phút nói chuyện, 60.000 vnđ tiền cước điện thoại cũng đủ để bạn bè ấm lòng với nhau. Tâm tư tôi chùng lắng, bỗng...

CHỢT THẤY TUỔI GIÀ ĐANG ĐẾN VỘI

Cất tiếng chào đời sông núi hát.

Cha cười ngăn giọt lệ mừng rơi.

Sợ con vấp ngã, tay ôm chặt.

Mẹ cho bầu sửa nóng vào đời.

Cánh cổng thiên đường giang tay mở.

Vờn hoa bướm lượn ngạt ngào hương.

Chúng bạn nô đùa reo hớn hở.

Nào hay chân bước vội vô thường.

Năm tháng buồn vui cùng thế kỷ.

Dấu chân theo đá sỏi đường dài.

Nam nhi chí tang bồng hồ thỉ.

Rạng rở ngời ánh mắt tương lai

Quay đầu nhìn lại bờ vai mỏi.

Đôi mắt quầng thâm những vết nhăn.

Còn thấy mặt trời đang soi rọi.

Dẩu cho ngày tháng bước thăng trầm.

Chợt thấy tuổi già đang đến vội.

Bởi vòng đời quá sáu mươi năm.

Vẫn biết bạn bè đang ngóng đợi.

Chút tâm tư gửi nhớ thương thầm.

Đọc mail để biết còn hay mất.

Tin buồn, bạn chống chọi thương đau.

Chia sẽ buồn vui ngày tháng cuối.

Chút ưu tư tìm biết tin nhau.

Ngồi xích gần nhau thêm tí nửa.

Cuộc chơi đâu biết ngắn hay dài.

Gặp nhau để thấy còn hiện hữu.

Cuộc đời như úp trở bàn tay.

Đong nước mắt đầy ly hạnh ngộ.

Đếm thời gian theo tháng năm buồn.

Hạnh phúc vô ngần khi gặp gỡ.

Bạn bè thân cuối biển đầu non.

Vòng tay giữ chặt cháu con.

Sợ Đông giá lạnh không còn thấy nhau.

Đất reo vui gửi câu chào.

Theo trăng thiên cổ đi vào quán không.

Cuộc vui nào rồi cũng tàn, đã hơn 20 giờ. Những cái nắm tay siết chặt, như chuyền hơi ấm cho nhau, như không muốn rời xa. Bạn Hồng cám ơn thân hữu đã đến chung vui với gia đình. Bạn bè cám ơn bạn Hồng đã tạo cơ hội bằng hữu xích lại gần nhau. Có nhiều bạn bè, bạn Hồng không có số phone hoặc email để liên lạc mời. Hi vọng sẽ có lần sau. Bây giờ chúng ta không còn dịp họp mặt ngày 31/12 hàng năm. Nhưng những party như thế nầy cũng đủ làm tâm hồn ấm lại, những trái tim già cổi xích lại gần nhau cho đến khi ngừng nhịp đập.

Biên Hòa, ngày 6/8/2013

Đỗ Công Luận

Ng.Th.Bình-Luận-Tâm khỉ-Hồng-Thanh Hằng-Chiếu-Thông-Minh,em Thông.

Mẹ và con.

Hàng trên : Chiếu-Tâm nhủi-Thông-Đạo-Bình-Tâm khỉ-Luận

Hàng dưới: Thiện-Mỹ Tiên-Kim Quang-Hồng-Thanh Hằng-Ngọc Sương-không rõ tên-Nguyễn văn Đạo.

BUỔI ĂN TRƯA ẤM TÌNH

Trưa nay, sau nhũng công việc thường nhật buổi sáng, tôi ở nhà check mail và chuẩn bị bửa ăn trưa. Có điện thoại của bạn Trần Văn Thông gọi cho tôi.

- Bây giờ mầy có rảnh không?

- Tao đang ở nhà chuẩn bị ăn trưa, nghĩ trưa, rồi lên phụ việc với con gái. Có gì không?

Mỗi lần có cuộc gọi như vậy chắc rằng có bạn bè từ phương xa về.

- Bạn Nguyễn Thị Ngọc, lớp tứ hai, về thăm nhà và mời bạn bè đi ăn trưa. Bạn có đọc những bài viết của mầy trên trang nhà nên có nhả ý mời. Mầy thấy thế nào?

Tôi hơi lưỡng lự. Trời đang nắng chói chan, con gái đã đem sang nhà phần ăn trưa, bún riêu truyền thống, rồi công việc buổi chiều, nên định không đi. Nhưng suy nghĩ lại, bạn bè cùng khóa 8 NQ, từ phương xa về, lại có nhả ý mời chẳng lẽ từ chối. Những lần trước, chị Hà Thị Nhung, anh Đỗ Cao Tuy, anh Võ Hải Vương, chị Võ Kim Lang...mời họp mặt, tôi có từ chối đâu. Tôi trả lời để cho bạn yên tâm.

- Rồi, tao sẽ đi ngay. Nhưng gặp nhau ở Riverside Ngọc Phát gần chùa Thầy Tám thì thuận lợi hơn.

- Đồng ý.

Tôi sửa soạn tươm tất, mang theo đồ nghề, vật bất ly thân mỗi lần gặp bạn bè, là chiếc máy ảnh màu hồng hiệu Nikkon.

Ngang nhà con gái, vì đi bất ngờ, nên tôi ghé ngang báo cho con gái biết. Hôm qua, Tâm nhủi chở tôi đi uống cà-phê, xe máy để nhà, không báo đi đâu nên con gái điện thoại hỏi thăm. Tôi thích điểm sanh hoạt giải trí nầy vì phong cảnh hữu tình, nằm cạnh dòng sông quê hương nên thoáng mát. Tôi vừa đến điểm hẹn, Hoàng Minh Chiếu cũng chạy xe course tàng tàng vừa đến. Bạn bè gặp ngỡ thường nên hiểu tánh ý nhau. Bạn tôi không hút thuốc điếu đầu lọc mà hút thuốc rê vấn. Uống bia không ướp lạnh và không có đá. Đi trong nội ô thì dùng chiếc xe đạp course...Các bạn cũng đã đến đầy đủ, chọn chiếc một chiếc bàn tròn trong nhà thủy tạ để dễ hàn uyên, không bị quấy rầy. Năm 1963, khóa 8 NQ được chọn nhập học với năm lớp học sau kỳ thi tuyển, chia làm hai khối Anh và Pháp văn. Năm 1967, khi lên đệ nhị cấp, các bạn lại có sự xáo trộn nhau khi chọn theo học ban A và ban B, ban C thì không có. Lần gặp gỡ nầy, bên Anh văn có các bạn Hà Thu Thủy, Lê Thị Kim Hạnh, Trần Văn Thông và Nguyễn Đức Tường. Bên Pháp văn, có tôi và Chiếu. Bạn bè chào nhau và giới thiệu nhau. Có lẽ giữa tôi và bạn Nguyễn Thị Ngọc lần đầu biết nhau, dù rằng bạn chung lớp và chơi thân với bạn Thủy. Ngày xưa các bạn thích sinh hoạt thơ văn, văn nghệ nên tập hợp theo nhóm. Riêng tôi thì thích thể thao, nhất là môn bóng đá, dù rằng đá bóng dở. Tôi cũng có tập tành làm thơ, nhưng không sanh hoạt nhóm như các bạn. Bạn Chiếu nhắc lại, ngày xưa cũng có người ái mộ bạn Ngọc, nhưng không biết có bạn nào nhớ không? Và bạn Ngô Hồng Tâm, Tâm nhủi được mời đến. Lúc nầy, từ Tân Vạn sang Hãng Dầu, Biên Hòa, hai chiếc cầu Bửu Hòa và Hiệp Hòa đã thông xe, nên không phải đi vòng qua cầu Hóa An. 10 phút sau, Tâm nhủi có mặt, vì trưa nắng đi nên xe du lịch tránh được cái nắng chói chan. Bạn bè cũng nhận ra nhau vì hồi trước bọn tôi có chơi nhóm với Nguyệt Cù Lao, khóa 10 NQ. Nhà nội của bạn Ngọc ở xóm Bình Tự, bạn là em của chú Tư Huyền, cạnh nhà bên chồng của cô thứ sáu của tôi. Thế là bà con nhau cả. Tôi cũng bấm điện thoại mời bạn Huỳnh Văn Huê, nhà Huê ở gần chùa Thầy Tám, đến chung vui với bạn bè. Thế là những cộng tác viên của trang nhà NQ có dịp gặp nhau. Bạn Ngọc đang định cư ở Seatle, cách bạn Phạm thị Hữu Hạnh, Hát Bình Phương không xa. Các bạn cùng quê ở Cù Lao Phố. Nơi xứ người, đất rộng, người đông, bạn bè đồng hương gặp nhau là điều hạnh phúc. Với tiến bộ của khoa học kỷ thuật ngày nay, mạng internet và mạng viễn thông, mọi người đã kết nối gần nhau. Bạn Ngọc chia sẽ, khi bài viết của bạn Phạm Văn Đạo nhắc về cô Nguyệt Thu được đưa lên trang nhà, bạn đã điện thoại cho cô biết, và in ra trang giấy, gởi đến cô qua đường bưu điện. Cô cảm động quá, vì học trò còn nhớ đến cô. Mọi người lục tìm trong ký ức để nhắc nhở nhau về kỷ niệm của thời áo trắng mộng mơ và nghịch ngợm. Khóa 8 NQ nhập học nay đúng 50 năm, nửa thế kỷ, gần một đời người. Những cô cậu bé học trò ngày xưa giờ gặp gỡ nhau để nhắc về kỷ niệm. Tuổi thì quá lục tuần và mái tóc điểm trắng theo mưa nắng thời gian.

Có lẽ trời đất cũng cảm thông, nên thời tiết bắt đầu thay đổi. Những cơn gió giông mạnh vụt đến. Mây mù đen đang từ hướng ngã ba Vũng Tàu kéo về, báo hiệu cơn mưa chiều sẽ đến. Thời tiết Biên Hòa, cũng như Miền Nam những ngày qua là như vậy. Sáng nắng, chiều mưa. Mưa kèm lốc xoáy và có mưa đá như chiều qua ở Lâm Đồng, Đà Lạt. Mọi người dời vào trong đại sảnh, có phòng kính, để cùng nhau tâm sự tiếp. Mưa xối xả, gió quật ngã vài cây cao to. Bạn bè dự định sẽ có buổi chia tay với bạn Ngọc, vì tuần sau bạn sẽ rời Biên Hòa, xa Hãng Dầu, xa Cù Lao Phố. Bạn chưa hứa chắc, vì có những công việc riêng gia đình cần giải quyết. Một buổi ăn trưa, một party nho nhỏ ấm tình bạn bè, dù bên ngoài mưa gió vẫn còn.

Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở.

Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn...

Biên Hòa, ngày 10/5/2013

Đỗ Công Luận

NGÀY CHỦ NHẬT VUI VẺ

Chị Lang, anh Tuy, anh Lượm, anh Châu (chồng chị Cúc)

Chiều tối qua, chị Cúc điện thoại cho tôi.

- Trưa mai chủ nhật, cô Võ Kim Lang lên nhà chị chơi, mời chú đến ăn cơm trưa.

Chị Lang, tôi đã gặp gỡ đôi ba lần qua những lần họp mặt, nhất là hôm mùng 2 Tết ở nhà chị Cúc, có anh Tuy, anh Ẩn C, và cả anh Vương. Những anh chị nầy có thâm tình với nhau lúc ở BH, khi đó tôi còn bé tí, cho đến năm 1970, khi chị Lang định cư ở Pháp.

Sáng nay, trên đường tôi chở cháu ngoại gái đến cà-phê Lộc Vừng để vui chơi, anh Tuy điện thoại cho tôi.

- Một chút nửa cô Lang lên BH chơi với gia đình cô Cúc, mời Luận lên chơi, có anh cùng dự.

- Sẳn anh mời thêm anh Lượm nữa.

- Có anh Lượm đây.

Hôm nay ngày chủ nhật, có lẽ ngày tốt, lại đã bước sang tháng hai Âm lịch, nên đám cưới diễn ra khá nhiều. Quán hơi vắng khách, có lẽ chủ quán cũng đi dự tiệc cưới nên tôi không gặp. Thường khi, sáng thứ bảy, chủ nhật, các đàn anh thường đến uống cà-phê, gặp nhau tâm sự. Hôm nay vợ chồng con gái lớn tôi cũng vô mánh, chồng đi dự một tiệc cưới, vợ cũng đi một đám cưới. Đang trông chừng cháu ngoại, tôi có điện thoại.

- Luận ơi, chị Lang nè. Sao chị đến Lộc Vừng mà chẳng thấy ai quen, em đang ở đâu?

- Tôi thấy chị rồi, đang sau lưng chị nè.

Chị Lang đến nhà chị Cúc, vợ chồng gia chủ đang đi BH mua sắm thức ăn nên không gặp, sẳn tiện chị đến đây.

- Chú Luận hả, anh chị đã về nhà, có anh Tuy, anh Ẩn C đã sang, chú lên chơi.

- Tôi và chị Lang đang ở Lộc Vừng, anh chị xuống đón chị ấy dùm.

Tôi về nhà sửa soạn tươm thất, và mang theo chai vang, đi không cũng coi kỳ. Các anh chị đã đông đủ. Ngày mai, chị Lang sẽ lên đường về Pháp, sau một tháng hoản lại ở Sài Gòn để vui Xuân. Mục đích buổi tiệc là để chia tay chị Lang. Nói vậy, đến tháng 5 tây, chị sẽ quay sang nửa, làm sao bỏ BH và bạn bè. Chai vang được khui nắp, sớt chia nhau như chia sẽ tình cảm anh em, bạn bè. Thức ăn được mang lên bàn. Đời sống công nghiệp, có tiệc tùng, chỉ cần đến siêu thị mua thức ăn chế biến sẳn, không mất thì giờ nấu nướng. Chai vang chia đều,thức ăn mang lên, vừa ăn uống, vừa tâm sự. Chuyện xưa, chuyện nay, chuyện bạn bè ở Mỹ, Âu, Úc... được nhắc nhở để nhớ về nhau. Tình cảm khơi trào trong buổi ăn trưa ấm cúng. Bạn bè có dịp gặp gỡ, còn vui được thì cứ vui. Tàn tiệc, ăn xong dưa hấu, sương sa tráng miệng, tôi xin phép về trước, chúc chị Lang lên đường bình an. Anh Ẩn C lảnh nhiệm vụ đưa chị Lang ra bến xe buýt về Sài Gòn. Ngày chủ nhật vui vẻ qua mau.

Chị Lang, anh Tuy, anh Lượm, Luận

Biên Hòa, ngày 17/3/2013

Đỗ Công Luận

HÔM NAY NGÀY 8 THÁNG 3

Sáng nay, tôi qua phố chợ Biên Hòa, trước cổng các trường học, những người bán hoa tươi nghề tay trái khá nhiều. Phụ huynh thường mua một hai bông hồng để cho con cái vào tặng cô giáo. Nếu sang thì một bó hoa cầm tay trang trí rất đẹp. Bởi vì có những em được đưa đến lớp bằng xe hơi bốn bánh. Bây giờ, dạy cấp tiểu học và mẫu giáo thường là các cô giáo. Các shop hoa tươi đông nghẹt khách, vì người ta nghĩ mua tận gốc không bị chặt chém. Sáng qua, tôi ghẹo thằng cháu.

-Mầy ổn định tinh thần để ngày mai rửa chén, giặt quần áo, nấu cơm.

Không ngờ nó trả đủa lại.

- Bác hãy lo thân bác. Sáng phục dịch cho chị lớn, chiều phục vụ cho chị nhỏ.

Tôi chào thua.

Chiều nay, con gái nói, sáng nay cũng mua hai đóa hoa hồng ở chợ Tân Mai để cháu gái tặng cô giáo. Bởi vì mỗi lớp mẫu giáo thường có hai cô giáo phụ trách. Mẹ cháu hỏi.

- Hôm nay ngày gì con.

- Dạ, háp-pi wo-men đê.

Mẫu giáo giờ cũng đã học tiếng Anh. Tôi xem báo, lớp hai đã chen chân thi tiếng Anh quốc tế. Lớp 9 đã có có thể đạt trình độ du học. Chỉ tội nghiệp trẻ em vùng sâu, vùng xa, lúc nào cũng thua thiệt.

Tối nay tôi về theo đường Công Lý nối dài, cắt ngang khu đô thị Gò Me. Xe hai bánh chở nhau từng đôi nam nữ choáng hết mặt đường. Nhìn cảnh tượng nầy, tôi ngở hôm nay là ngày 14 tháng 2. Hồi chiều tối, từ hướng Tam Hiệp vào BH, xe cộ đã dập dìu, qua đường là cả vấn đề. Các quán cà-phê nhạc đã xập xình, các bãi giữ xe nghẹt cứng. Các quán ăn hải sản, nôm na là quán nhậu, cũng có ban nhạc sống giúp vui để khuyến mãi. Mánh lới kinh doanh. Một phần, hôm nay trời dịu mát, dự báo thời tiết hai ngày cuối tuần thời tiết khả quan hơn. Nhũng ngày đầu tuần, và trước đó, nhiệt độ giữa trưa có lúc 37 độ C. Vì vậy khi đọc bài thơ tả cảnh Trời tuyết tháng ba ở Virginia của chị Oanh, tôi đã cảm tác bài thơ Màu nắng tháng ba ở quê nhà. Những năm gần đây, những ngày lễ quốc tế cũng đã du nhập vào đời sống xã hội trong nước như Lễ tình nhân, Quốc tế phụ nữ, Lễ Halloween...Đó là dịp để giới trẻ vui chơi, các nhà kinh doanh hốt bạc. Còn những người trung niên, lớn tuổi, tổ chức ở nhà để tri ân một nửa của mình. Hôm qua là sinh nhật con gái lớn, nhưng chàng rể của tôi bận đi đám cưới ở SG, hôm nay không biết có mua gì tặng vợ? Còn tôi, trưa nay đi dự tiệc giỗ và giờ ngồi một mình gõ bài tâm sự với bạn bè. Hôm nay ngày 8 tháng 3...

Biên Hòa, ngày 8/3/2013

Đỗ Công Luận

ĐÁM GIỖ

Đứng: Tâm khỉ, Năm Huệ, Tâm nhủi, anh mười hai

Ngồi: Lê Minh Trí, Chiến, bạn Tâm nhủi, Long đen

Hôm nay ngày 27 tháng giêng Quí Tỵ, kỷ niệm 36 năm ngày qua đời của bác ba Tựu, thân phụ bạn Ngô Hồng Tâm, Tâm nhủi. Vài năm trở lại đây, bạn bè kết nối được với nhau, mỗi lần đám giỗ thân sinh, Tâm nhủi đều có mời bạn bè chung lớp, thân hữu đến dự, đó cũng là dịp bạn bè gặp gỡ đầu năm, vì còn tháng giêng, mà tháng giêng là tháng ăn chơi.

Đối với tôi, Tâm nhủi, Võ Hà Mỹ, là bạn bè thân, có nhiều kỷ niệm. Ngày 21/4/75, tôi lập gia đình, đám cưới tôi chỉ có Tâm nhủi và Mỹ tham dự. Lúc đó, nhờ mai mối, Tâm nhủi đã hỏi vợ ở Lái Thiêu. Sau ngày 30/4, bác ba không biết tình hình thế nào, vì Tâm nhủi là con trai duy nhất, con cầu tự, dù bác ba có đến 3 phu nhân, nên quyết định làm đám cưới cho con trai khoảng cuối tháng 5/75. Đám cưới Tâm nhủi cũng chỉ có tôi, và Mỹ tham dự. Rồi hai thằng tính toán thế nào, khi vợ tôi sanh con gái đầu lòng, từ nhà bảo sanh tư về, thì vợ nó vào sanh con trai đầu lòng, hai đứa bé cách nhau một tuần lễ. Hôm qua, ngày 7/ 3, con gái tôi tròn 37 tuổi tây. Đến cuối tháng 4/77, tôi từ Đồng Pan về, thì bác ba quá vãng, khi đó cháu đích tôn của bác gần thôi nôi. Đó là mốc thời gian dễ nhớ.

Hôm nay ngày kỵ giỗ, bạn bè thân hữu khá đông đủ. Tâm nhủi cũng không quên mời hai anh sui gái. Anh sui gái lớn, nhà ở Tân Hạnh, là ông ngoại của cháu đích tôn nó, đang ở bên Úc, tháng sau mới về. Nó dặn anh sui phải rủ Lê Văn Mẻ cùng đi.

- Đó là bác tư của tôi.

- Nhưng là bạn học chung lớp với tôi ở NQ.

Nhờ vậy bạn bè mới có cơ hội gặp gở nhau. Tối qua, tôi điện báo mời cho Lê Xuân Sang, vì kỳ họp khóa, Sang không dự được, cũng như Lê Minh Trí. Ngồi cạnh tôi, Sang nói.

- Hồi đó trong lớp, Mẻ ngồi cạnh tao. Tao cũng muốn biết tin tức của Huỳnh văn Giỏi, thằng ngồi trái, thằng ngồi phải, tao ở giữa.

Năm 1995, khi họp phụ huynh cho con gái, tôi cũng có gặp lại bạn. Tiếc rằng tôi quên hỏi tên con gái bạn, từ đó sẽ tìm ra bạn bè. Chỉ biết rằng Giỏi vẫn còn ở ngã ba máy cưa. Mẻ cũng nói, tao cũng có gặp Bùi Trường Đông, nhà ở Tam Hiệp. Trái đất tròn, bạn bè vẫn còn có cơ hội gặp nhau. Mẽ vẫn còn phong độ, nhìn hình, ai có biết đó là ông chủ tịch hội nông dân xã Tân Hạnh. Nông dân thời @ cũng phải xài di động, lên mạng để học hỏi thêm.

Bạn bè nâng ly, chúc sức khỏe nhau. Vài hôm nửa, đám giỗ ba Tâm con, sui gia bác ba Tựu, bạn bè lại có cơ hội gặp nhau. Còn gặp nhau thì hãy cứ vui...

Biên Hòa, ngày 8/3/2013

Đỗ Công Luận

XÍCH LẠI GẦN NHAU

Anh Lượm, anh Ẩn C, cháu anh Tuy, anh Tuy, Luận

Sáng qua, tôi đi xe máy qua cầu Gành trên đường về nhà, chuông điện thoại reng. Tôi không bắt máy được, có cuộc gọi nhở, số đuôi 51. Lúc nầy ở trong nước, trên các phương tiện truyền thông có lời cảnh báo về việc ăn cắp tài khoản cước điện thoại qua các cuộc gọi nhở, thường là đầu số 04 và 08. Bọn xấu dùng thiết bị, thường là 8 đầu nối, để thực hiện các hành vi trên. Tôi cảnh giác nên không mở máy. Anh Tùng gọi cho tôi, có người anh bà con cần nói chuyện với tôi. Có báo trước như vậy mình mới dám nối mạng.

Anh Lượm, cô cậu với anh Tùng, bảo là qua bài Nhật ký ngày Xuân của tôi post trên trang BH, anh mới biết tin tức của anh Vương, anh Tuy và anh Ẩn C. Về anh Vương, anh Lượm biết lúc còn ở BH và cùng trang lứa, dù anh học ở Khiết Tâm, và không học NQ. Tuy nhiên, người em bà con của anh, tên Phước, nhà ở cư xá Đoàn văn Cự, giờ ở Bình Dương, bạn thân với anh Vương, cần biết tin tức về bạn mình. Hôm mùng một Tết, anh Phước có điện thoại nhắc nhở, nếu lúc đó biết tin tức thì hay quá. Vì cùng là đồng hương BH, ở ngay chợ BH, nên anh cũng có nhiều kỷ niệm với anh Tuy. Tôi cho anh số điện thoại anh Tuy, vì nghe nói anh Tuy còn ở BH để chửa bệnh guôt. Còn anh Ẩn C, anh không có tin tức từ 38 năm nay. Tôi bảo, tôi không có lưu số điện thoại của anh Ẩn C, nếu cần thì tôi xin cho, hoặc hỏi anh Tuy.

Sáng nay, anh Lượm điện thoại mời tôi qua chợ BH uống cà-phê với anh Tuy, và anh Ẩn C. Như vậy là các anh đã liên lạc được với nhau sau bao năm dài xa cách. Những cái bắt tay xiết chặt. Đối với tôi, đó là niềm hạnh phúc khi tạo cầu nối cho bạn bè xích lại gần nhau.

Cũng như năm vừa qua, qua bài viết của tôi về họp mặt HĐS, có nhắc đến cô Bàn, đồng hương Đào Quang Mỹ có mail cho tôi, nhờ xin số điện thoại để liên lạc với cô Bàn, vì hai người là bạn học tiểu học ở trường Nguyễn Du của 60 năm về trước. Tôi đến nhà cô Bàn, gặp cô và đứa con trai út, có cho tôi số điện thoại bàn, có lẽ sai số nên anh Mỹ không liên lạc được. Vài tháng sau, qua bài viết của tôi có nhắc đến anh Hai Biền, thầy Khương Văn Biền dạy Pháp Văn ở trường NQ. Nhưng vì chỗ thâm tình nên tôi gọi thầy là anh cho thân mật. Anh Mỹ mail cho tôi, cần liên lạc với anh hai Biền vì hai người thân nhau từ tiểu học, dù một ngưởi ở Cù Lao, một người ở ở Hãng Dầu. Tôi đến nhà anh hai Biền, rồi nối máy cho hai người nói chuyện. Nhìn cảnh hai ông bạn già trao đổi nhau qua điện thoại, cách trở một đại dương, bao năm trời xa cách, giờ mới biết tin tức nhau, tôi cảm thấy vui lây và hạnh phúc.

Cũng trong năm qua, qua mục nhắn tin tìm bạn cũ của trang BH, anh Trương Minh Lộc đang định cư ở Úc, cần tìm bạn cũ là Võ An Dân, nhà ở Tân Vạn. Tôi nhớ ngay, anh Dân là chú út của Võ Việt Hùng, bạn chung lớp thời trung học NQ với tôi. Anh Dân cũng là chồng chị Phương, con chủ nhà may Hoa Mỹ ở BH và cùng học khóa 8 NQ với tôi. Tôi mail trả lời anh Lộc, và hứa sẽ đến nhà xin số điện thoại. Nhưng Trần Văn Thông đã nhanh tay hơn, đã cho số điện thoại trước, vì ngày trước, chị Phương cùng học chung Quốc gia Thương mại với Thông. Có số điện thoại, anh Lộc gọi sang nhà anh Dân từ sáng sớm. Thế là bạn bè lại biết tin tức của nhau.

Con người ta sống trên đời, theo như nhà Phật nói, sinh lão bệnh tử. Sau bao năm thăng trầm của cuộc sống, dường như giờ chúng ta hoài niệm về quá khứ đã qua, trong đó vui buồn lẫn lộn. Còn ai để tâm sự, khi lốc xoáy cuộc đời cuốn mỗi người đi mỗi ngã. Xung quanh giờ là những người trẻ, xa lạ. Gặp được tri kỷ, biết tin tức của nhau là liều thuốc cho ký ức hồi sinh. Phương tiện truyền thông hiện đại là cầu nối cho bạn bè xích lại gần nhau. Hãy xích lại gần nhau trước khi xa nhau, vì đâu có ai cưởng lại được thiên mệnh. Xích lại gần nhau dù là giây phút.

Biên Hòa, ngày 7/3/2013

Đỗ Công Luận

CÀ-PHÊ SÁNG THỨ HAI

Trong năm vừa qua, bạn bè có qui ước, mỗi sáng thứ hai cách tuần là có cử cà-phê sáng lai rai ở đình Tân Lân. Diễn biến được nhiều lần, sau Tết ta, bắt đầu tăng tốc, mỗi sáng thứ hai đầu tuần là có cử cà-phê lai rai, địa điểm vẫn chỗ cũ. Bạn bè nào rảnh rổi thì cứ đến, không bắt buột, không gọi điện nhắn tin. Hôm nay sáng thứ hai, 4/3/2013, cử cà-phê diễn ra.

Hơn 7 giờ sáng tôi đến nơi, Hoàng Minh Chiếu đang ngồi bấm điện thoại cho ai đó. Ở nhà, trước khi đi, tôi đã làm ly cà-phê sửa đá 3 trong 1. Thời hiện đại, đời sống tiện nghi. Nấu nước bằng cái ấm điện, không như hồi ở quân trường, nấu bằng cái điện trở inox trong lon guigoz. Sau nầy, trong trại tạm giam, mấy phạm nhân nấu bằng cách nước đổ nửa chai nhựa PET, cột treo khỏi mặt đất một chút, đốt giấy báo cũ hoặc túi nylon đựng đồ ăn, đến khi nào nước sôi. Cái chai nhựa biến dạng nhưng không lủng. Có gian khó mới có sáng tạo. Xong, cắt gói cà-phê, từ 20g, rồi 18 g, rồi 17 g, giảm lượng nhưng không tăng giá, chế nước sôi vào. Muốn ép-phê, đậm đà hơn thì "chơi" hai gói. Thế là có ly cà phê sửa đá, giá 5.000 vnđ. Xong tôi xuống tiệm, ngồi chơi với đứa cháu ngoại, rồi hai ông cháu hưởng xái ly cà-phê sửa đá do "chị lớn" pha phin, ngon tuyệt vời. Hôm ăn ở tiệm mì Chú Di, ngay ngã tư Chợ Đồn, tôi nói với mấy cô chủ, cháu nội Chú Di.

-Mấy em thêm món cà-phê pha vợt, đựng trong siêu đất, lúc nào cũng nóng.

Mấy em trả lời, làm thì được, nhưng phải có mặt bằng. Lúc trước, mấy em mướn mặt bằng gần bên, rộng rãi, để xe thoải mái. Chủ đất thấy vậy, hết hợp đồng lấy lại mặt bằng, cho con gái bán phở. Ế nhệ. Quan trọng là ngon, hợp khẩu vị và rẻ. Bây giờ, loại hình cà-phê pha vợt có vài tiệm đã phục hồi ở Chợ Lớn, thường lấy tên hai chữ đuôi là...trà gia, như Hồng Phát trà gia, Lâm Kinh trà gia...Như hiệu thuốc Bắc, chữ cuối là Đường, Vĩnh Sanh Đường, Thiên Hòa Đường...Bây giờ, ở Sài Gòn, ngay ngã sáu Phù Đổng, đã khai trương cửa hàng cà-phê Startburg, muốn uống phải sắp hàng, giá 70.000 vnd một ly. Tâm khỉ còn nói, rẻ. Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn. Người ta cũng xài sang khi có rủng rỉnh đồng tiền. Như cháu ngoại tôi hôm Tết lấy tiền lì xì bao ông ngoại ăn mì Chú Di, tiệm mì có tiếng ở Chợ Đồn. Như Tân Vạn có mì Xí Mứng mà Dũng con ăn 2 tô chưa đã.

Ngồi hồi lâu, Trần Văn Thông đến, xe máy treo rủng rỉnh thức ăn chưa chế biến.

-Chờ bả đi họp xong, tao chở về nhà, làm cơm.

Sướng thật, cơm nước chỉ có hai ông bà, con cái ra riêng.

Đinh Thiên Thọ chở bà xã đi chợ về ngang, giơ tay chào, sẽ ghé sau. Rốt cuộc có bốn thằng ngồi tán dóc, bàn thảo về buổi họp mặt hôm qua. Thọ khiếu nại, không có hình tao. Tại mầy ngồi đầu bàn, không làm dáng để chụp hình như thằng Thông. Anh em ca ngợi Thông, bươn chải. Nghe mấy chị nói, có nhóm thất 5 đang họp mặt gần bên, có chị Việt kiều nào về. Nó tức tốc chạy lại, kêu gọi mấy chị hợp tác, đùm túm mấy bọc thức ăn, chất lên xe Trịnh Khắc Hà, rồi chở lại chỗ họp mặt. Nhờ vậy cũng có trên ba chục bạn, nửa nam nửa nữ. Nếu không bể sô, vì nhiều bạn còn bận rộn và đi du lịch, như vợ chồng Nguyệt Ánh, Lê Minh Trí...Mấy chị nửa thì đi chùa Bà Châu Đốc. Phạm văn Đạo thì vào ca. Một tuần ca đêm. Một tuần ca ngày. Tháng giêng là tháng ăn chơi mà.

Tôi đang thao thao bất tuyệt, có điện thoại của Ngô Hồng Tâm, Tâm nhủi, gọi.

- Mầy rảnh, đến cà-phê Thảo Nguyên Xanh, uống với tao. Tâm Khỉ, và Tám Cang đang chờ.

Sáng thứ hai đắt sô thật, khiến tôi bỏ luôn cử chạy hàng. Còn vui được thì cứ vui. Quán nầy mới mở vài tháng, mặt bằng rộng rãi, qui mô hoành tráng, đầu tư tiền tỉ, để cạnh tranh với Lộc Vừng. Cả hai cách nhau vài trăm mét. Tôi đến nơi, bạn bè đã đông đủ. Bấm máy gọi Tốt già, nó đang ở ngã tư Bình Chuẩn, đang vui vẻ với gia đình em gái, vì vài hôm nửa em gái nó trở lại San Jose. Nhà em gái nó gần nhà Tâm con. Hôm Tâm nhủi qua nhà Tâm con, Duyên đến chơi, hỏi anh có nhớ ra em không. Vài hôm nửa, đám giỗ ba Tâm con, Nguyệt Cù Lao sẽ mời. Lở rồi, mang tiếng ăn nhậu thì tới bến luôn.

Tâm nhủi nói.

- Thứ sáu nầy đám giỗ ông già, tao mời tụi bây trước.

Hôm qua, trong tài khoản cell phone của tôi còn gần 50.000 vnd, tôi nối máy cho anh em nói chuyện thoải mái với Hạnh. Hôm nay trong máy còn mấy ngàn, tôi nối máy để anh em nói chuyện với Thọ Huỳnh Hiệp. Nó nói, tao và bà xã đi Úc mới về. Thôi bạn bè có điều kiện thì về BH gặp nhau. Tâm khỉ đã về BH dưỡng già với mẹ già. Tám Cang đã bỏ Riverside, về Bà Rịa đầu tư. Nói chuyện được 5 phút, hết tiền, máy cúp. Anh em ngồi nói chuyện xưa, chuyện nay, đến 12 giờ về nhà lo cho cái bao tử. Cơm nước đã có sẳn. Tôi về nhà, bắt cái nồi cơm điện nấu cơm. Sáng thứ hai đầu tuần trôi qua nhanh chóng. Chiều, con gái điện thoại sang.

-Hôm qua tụi con đi Vũng Tàu-Long Hải về, còn mệt, thôi nghĩ bán một buổi nha ba.

Nhờ vậy, tôi có thì giờ ngồi gõ mail, tán dóc. Hôm qua, tôi không đi cùng các con để vui với bạn bè, vì mỗi năm gặp gỡ hai lần.

Còn gặp nhau thì hãy cứ vui.

Làm sao kéo lại thụt lùi thời gian...

Biên Hòa, ngày 4/3/2013

Đỗ Công Luận

HỌP MẶT ĐẦU NĂM

Như thông lệ những năm về trước, lớp thất 4 Anh Văn, K.8 CHS NQ, khóa học 1963-1970, tổ chức họp mặt sau Tết Nguyên Tiêu. Năm vừa qua, các bạn lớp thất 1, thất 3, Pháp văn, kết nối với các bạn thất 4 để tổ chức họp mặt bạn bè. Năm nay, buổi họp mặt được ấn định tổ chức vào ngày 22 tháng giêng Quí Tỵ, nhằm ngày chủ nhật 3/3/2013. Sau khi có quyết định cuối cùng, trước buổi họp mặt một tuần lễ, qua điện thoại, email, bạn bè thông báo cho nhau để về gặp gở đông vui.

Đúng 11 giờ ngày họp mặt, bạn bè lần lượt tề tựu về địa điểm gặp gở như đã hẹn. Trước đó, qua điện thoại báo tin, bạn bè mới hay biết bạn Phạm Bình Nguyên đã lìa xa thầy cô, bạn bè hơn bốn tháng về trước. Đã có những lời phân ưu, điện thoại chia buồn gửi đến gia đình bạn. Sáng nay, hai bạn Trần văn Thông và Nguyễn Khải Hoàng, thay mặt bạn bè cùng lớp, cùng khóa, đến tư gia bạn ở Thường Tân, Tân Uyên, để thăm viếng và chia buồn. Chị Bé, hiền thê bạn Nguyên, đã cảm kích tấm lòng bạn bè dành cho gia đình. Nghĩa tử là nghĩa tận. Mỗi khi bạn bè điện thoại đến gia đình hỏi thăm, chia buồn, chị đều đốt cho chồng mình một nén nhang tưởng niệm. Có bạn bè ở phương xa, như bạn Trần Văn Khỏe, đã điện thoại hỏi thăm, chia buồn. Quý mến là những tấm lòng gửi đến cho nhau. Bạn bè biết nhau nay đúng 50 năm, nửa thế kỷ dài, từ khi vào đệ thất trung học Ngô Quyền.

Dù đã có báo trước, nhưng có những bạn bè bận việc riêng không đến dự được. Vũ Trung Hòa, phải về Bến Tre, dự giỗ một năm ngày mất má vợ. Phạm Thiện Tâm đang lo tiệc cưới cho cháu gái... Trịnh Ngọc Đồng lỡ "xỉn" trước khi nhập tiệc. Lê Xuân Sang chuẩn bị cho hôn nhân quan trọng của con gái. Phạm Văn Đạo vào ca trực. Ngô Hồng Tâm đi núi Bà, Tây Ninh. Ngô phước Thiện bận công việc làm ăn...Xa xôi, có Trịnh Khắc Hà về từ Bình Long, An Lộc. Phạm Duy Mở, về từ Thủ Đức...Các bạn nam tham dự có gần 20 người. Về phía nữ, đến sớm trước tiên có bạn Tống thị Kim Hoa, Dương Thúy Phượng, Hà Thu Thủy, Kim Hạnh...Dù bận việc riêng, bạn Ngọc Lan vẫn đến sau với bạn bè. Các bạn cũng báo, có nhóm nữ của lớp thất 5 tổ chức họp lớp cách đó không xa. Trần Văn Thông làm công tác vận động tư tưởng, mời các bạn đến cùng họp chung vui. Như vậy, kể từ lần họp mặt sau, sau trung thu tới, các bạn của 5 lớp đệ thất K.8 NQ, sẽ có mặt đầy đủ, có thể xem là buổi họp mặt CHS K.8 NQ. Vấn đề là ngày càng bạn bè kết nối với nhau khi đã qua tuổi lục tuần. Lần họp mặt tới, có thể xem là lần họp mặt kỷ niệm 50 năm bạn bè K.8 NQ gia nhập đại gia đình Trung học Ngô Quyền. Thời gian nhanh quá.

Sau khi bạn Thông có lời phát biểu ý nghĩa lần họp mặt, mọi người dành một phút cho bạn bè đã đi trước, đi xa. Một ly rượu, thức ăn, bạn bè ơi, hãy về chung vui với mọi người có mặt hôm nay. Họp mặt, cũng là lần điểm danh, ai còn, ai mất. Có tin không vui về bạn Nguyễn Văn Đẹp, Tân Hạnh. Vài hôm nửa, bạn sẽ vào ca mổ tim, hở van tim. Ở Việt Nam hiện tại, các bệnh về tim đều chửa được, nhưng chi phí khá cao. Bạn bè sẽ cố gắng để bạn vượt qua khó khăn của cuộc sống. Bạn Trịnh Khắc Hà cũng có ý kiến sẽ cùng nhau lập ra một quỷ tương trợ, giúp đở nhau khi hoạn nạn, quan hôn, tang tế. Mọi người đồng ý, và đóng góp tùy khả năng. Dường như khi sắp xa rời nhau, người ta lại quyến luyến nhau. Chiếc điện thoại cầm tay được kết nối, để bạn bè tâm sự với nhau. Bên nầy, bên kia vòng trái đất vẫn nhớ về nhau. Dù thời gian có phôi pha, nhưng kỷ niệm không thể phai nhòa. Hơn ba mươi mái đầu bạc nhắc nhở nhau về kỷ niệm. Nguyễn Minh Tâm, Trần Hoàng Ân, cùng nâng ly với bạn bè vì đây là lần tìm đến nhau. Trước khi lưu luyến chia tay, những tấm ảnh chụp chung, những cái bắt tay hẹn lần gặp gở sau. Các bạn ơi, vấn đề là sức khỏe để đến với nhau lần gặp gỡ tới, định kỳ một năm hai lần. Đừng quên các bạn nhé!

Biên Hòa, ngày 3/3/2013

Đỗ Công Luận

TÌNH BẠN

Bạn cũ vẫn là vốn quý nhất trên đời, nhất là những người bạn của tuổi học trò thơ ngây, của một thời áo trắng. Những người bạn đã đến với tôi đêm nay dù cách xa một đại dương, có được là cả niềm hạnh phúc.

Từ giã gia đình người bạn cùng lớp, trên đường về với một chút hơi men, tôi miên man thả hồn theo bản nhạc “ Tình Bạn” của đàn anh Phạm Chinh Đông qua tiếng hát của Thanh Hoa với một chút xót xa, một chút ngậm ngùi. Mất rồi, tôi đã mất những người bạn khi đã chọn nơi nầy làm quê hương thứ hai...

Chuông điện thoại reo hiện lên những hàng số chi chít cho tôi biết phone được gọi từ Việt Nam.

- Alô Luận đây ...

Người bạn cùng khóa 8 của trường trung học Ngô Quyền. Gì đây hay thêm một Việt kiều nào đang mò mẩm về thăm lại quê hương họp mặt bạn bè. Nghe tin đàn anh Võ Hải Dương đã về Mỹ bình an rồi mà...

Với sự vui mừng, Luận cho biết đang họp mặt các bạn cùng khóa và nhắc đến tôi. Sung sướng biết bao chỉ trong phút giây ngắn ngủi, được Luận chuyển phone nói chuyện với bạn bè. Đinh Thiên Thọ qua bút danh Đinh Thiên Phương tập tểnh văn chương cùng Nguyễn Tất Nhiên, Trịnh Khắc Hà cùng tôi còn sót lại trong vần chữ H, Trần văn Thông vẫn hiên ngang ngạo nghễ trước thời gian. Đinh Quang Huyên, Trần Quốc Nam của một thời quậy phá. Phạm Duy Mỡ, Lê Thành Vạn, Nguyễn Khải Hoàng,Nguyễn Đức Tường, Nguyễn Ngọc Ẩn vẫn còn nhớ đến tôi nhớ cả khi nghe tiếng cười. Lại thêm Tâm khỉ bên Pháp Văn mãi mê bạn bè Việt Nam quên đường về Mỹ. Và tiếng nói của Trần Hoàng Ân thằng bạn 12B2 nhưng rất gần gủi đã biệt tâm từ năm 1972. Ân vào Thủ Đức 3/72 và khói lửa chiến trường đã cướp đi một phần ánh sáng. Tiếng nói của Ân đượm một chút ngập ngừng nhưng không dấu che được sự cảm xúc trong tình đồng môn, tình chiến hữu.

Được biết bạn bè khóa 8 đã lên Tân Uyên thăm gia đình Phạm Bình Nguyên, Nguyên mất nửa năm rồi bạn bè Biên Hòa không biết tin. Lại thêm tin Nguyễn văn Đẹp Tân Hạnh sức khỏe không tốt nữa. Không biết các bạn 12B2 còn nhớ Đinh Đoài Chính không, dân Bắc kỳ Tân Mai, khi nhắc đến kỷ niệm trường lớp, Chính chỉ nhớ đến Lê thị Ngọc Lan và Lê thị Kim Hạnh, vừa rồi tôi có dự đám tang tiển Chính tại Nam California.

Được nghe tiếng nói của Dương Thúy Phượng ái nữ của thầy Dương Hòa Huân. Hạnh phúc hơn cả gặp lại hai cô em bạn cùng lớp 12B2 ngày nào: Kim Hạnh và Ngọc Lan...43 năm còn gì nữa. Nhớ thời hai em luôn bới tóc vào lớp học đã trót nghe lời buông xỏa mái tóc ngang vai, cùng tôi đi rao bán báo Xuân cho trường. Vẫn là một kỷ niệm đẹp, dù ai có thể quên riêng tôi muôn đời vẫn nhớ...

Xin cho sống lại những ngày xưa cũ, với ngôi trường với những kỷ niệm thân thương. Được nói với nhau một lần với những lời chân thật. Bạn bè của tôi kẻ còn người mất, hay xa cách một đại dương. Xin được một lời cám ơn trường lớp, cám ơn Thầy Cô đã hun đúc và dạy dổ chúng tôi nên người, biết sống với tha nhân, biết quý vốn quý nhất trên đời ... TÌNH BẠN

NGUYỄN HỮU HẠNH

TÌNH BẠN - Nhạc & Lời: Phạm Chinh Đông, Hòa Âm: Đỗ Hải. Ca Sĩ: Thanh Hoa