Số pi cuối cùng bằng bao nhiêu?

Số pi chính là giá trị so sánh giữa chiều dài của chu vi đường tròn với chiều dài của đường kính của nó. Cho dù đường kính của hình tròn không giống nhau, có to có nhỏ, nhưng đối với các hình tròn mà nói, số pi đều bằng nhau. Nói từ góc độ này, số pi là số liệu quan trọng nhất của việc vẽ hình tròn. Trong toán học, số p đọc là "pi", nó là chữ cái đầu tiên của từ "chu vi" trong tiếng Hy Lạp.

Trong cuộc sống thường ngày và trong lao động, số pi được dùng rộng rãi, đồng thời nó cũng là một số rất kỳ lạ. Giá trị chính xác của pi là bao nhiêu?

Ngay từ 3500 năm trước, người Babylon đã biết chiều dài chu vi bằng ba lần đường kính, họ nhận được giá trị của p là 3. Điều này thống nhất với cách nói "đường kính 1 chu vi 3" mà nhà toán học đầu tiên của Trung Quốc đã đưa ra trong "Chu bễ toán kinh". Người Ai Cập cổ sử dụng số p là 3.16, người La Mã cổ thì dùng 3.12, người Hy Lạp cổ lấy số p

3 x 1/7.

Các nhà toán học cổ đã làm thế nào để tìm ra được giá trị pi như trên, quả thật cũng khó biết được. Nhà toán học Trung Quốc Lưu Huy có cách này, ông sáng tạo nên phương pháp dùng hình tròn không chia cắt để tìm ra số pi, chiếm vị trí quan trọng trong lịch sử toán học, người sau gọi là "thuật cắt đường tròn Lưu Huy". Lưu Huy dùng hình 192 cạnh nội tiếp đường tròn để đại diện cho chiều dài chu vi, đạt được giá trị của số p là 3,14. Để kỷ niệm công lao thành tích của ông, mọi người lấy 3,14 gọi là "pi Huy".

gia sư hà nội

Đến thời kỳ nam bắc triều Trung Quốc, nhà đại toán học Tổ Xung Chi đã tính toán số pi chính xác tới con số nhỏ 7 đơn vị sau dấu phẩy: 3.1415926 <p<3.1415927. Phương pháp tính toán mà Tổ Xung Chi áp dụng gọi là "thuật tô điểm", đáng tiếc đã sớm bị thất truyền, cho nên không biết ông đã tính toán ra chữ số này như thế nào. Giá trị 3.1415926 được mọi người gọi là "pi Tổ".

Mọi người lần lượt biết đến, pi là số nhỏ vô hạn không tuần hoàn, tính đi tính lại, càng tính càng không hết, không thể tính đến cuối cùng được.

Một nhà toán học nước Đức thế kỷ 16, đã bỏ cả đời tính số pi đến 35 đơn vị sau dấu phẩy. Sau khi ông chết, số pi 35 đơn vị được khắc trên bia mộ của ông.

Trước khi máy tính điện tử ra đời, mọi người đã tính toán số pi đến 808 đơn vị. Vào năm 1949, có người chỉ trong một ngày một đêm tính ra 2048 đơn vị. Đến năm 1989, mọi người đã tính ra hơn 10 tỷ đơn vị.

Số pi được tính đến mức độ chính xác như vậy, chắc là tổ tiên của chúng ta không thể tưởng tượng ra được. Thế thì, tại sao những nhà toán học lại đi tính toán nó không ngừng nghỉ như vậy? Bởi các nhà toán học đang nghiên cứu trên dãy chữ số của pi có quy luật gì, đáng tiếc là cho đến nay vẫn chưa làm rõ ra được.