Hội chứng thận hư : 10+ thông tin triệu chứng, cách chăm sóc, chế độ ăn uống...
Nội dung bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích xung quanh hội chứng thận hư. Bao gồm biến chứng của hội chứng thận hư, chăm sóc hội chứng thận hư ở trẻ em. Cũng như giải đáp bị hội chứng thận hư có quan hệ được không, hội chứng thận hư nên ăn gì ?
Thận là cơ quan có chức năng lọc máu và bài tiết chất độc hại ra ngoài. Đồng thời, giữ lại những chất cần thiết cho cơ thể. Do đó, những bất thường ở thận như thận hư sẽ ảnh hưởng nặng nề đến chức năng này.
Chính vì thế, người bệnh cần nắm rõ những biểu hiện, nguyên nhân, cách điều trị. Cũng như chế độ dinh dưỡng, chăm sóc bệnh thận thư. Từ đó, có phương pháp phòng ngừa và chữa trị kịp thời.
Hội chứng thận hư là gì ?
Thận hư là tình trạng rối loạn của thận khi bài tiết quá nhiều nước tiểu và protein ra khỏi cơ thể.
Thông thường, khi thận khỏe mạnh sẽ đào thải chất độc hại ra ngoài. Đồng thời, giữ lại những chất quan trọng được gọi là protein trong máu.
Tuy nhiên, khi thận hư sẽ loại cả protein và các chất thải khác khi tiểu tiện. Đặc trưng của bệnh thận hư là sưng phù, đặc biệt ở bàn chân và mắt cá nhân.
Hội chứng thận hư có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nhưng phổ biến nhất là ở trẻ em.
Triệu chứng thận hư
Triệu chứng thận hư rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Theo các bác sĩ chuyên khoa, để nhận biết bệnh thận hư, người bệnh có thể dựa vào những triệu chứng sau:
Triệu chứng hội chứng thận hư lâm sàng
Các triệu chứng lâm sàng bao gồm:
Hiện tượng sưng phù: Triệu chứng này thường xuất hiện đột ngột. Người bệnh sẽ xuất hiện sưng phù toàn thân, phù mềm, ấn lõm.
Tiểu ít: Lượng nước tiểu cũng sẽ ít đi, khoảng 400 ml trong 24 giờ. Lâu dần có thể dẫn đến tình trạng vô niệu. Ngoài ra, nước tiểu có đặc điểm sủi bọt do có nhiều protein.
Da xanh, mệt mỏi, chán ăn.
Huyết áp có thể giảm, bình thường hoặc tăng tùy thuộc theo mức độ tăng tiết angiotensin.
Triệu chứng thận hư cận lâm sàng
Biểu hiện cận lâm sàng của chứng thận hư là kết quả xét nghiệm protein niệu cao (trên 3.5g trong 24 giờ). Ngoài ra, trong nước tiểu có trụ trong, hạt mỡ.
Trường hợp phát hiện hồng cầu có trong nước tiểu thì có thể chẩn đoán thận hư do viêm cầu thận.
Nguyên nhân hội chứng thận hư
Theo các bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân gây thận hư là do sự phá hủy của các mạch máu nhỏ (cầu thận) của thận.
Thông thường, những mạch máu này có tác dụng lọc máu trong cơ thể khi đi qua thận. Do đó, khi bị tổn thương, cầu thận sẽ tiết nhiều protein trong máu đi qua màng lọc dẫn đến hội chứng thận hư.
Ngoài ra, còn có nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn đến chứng thận hư. Bao gồm:
Bệnh đái tháo đường: Bệnh lý này gây tổn thương đến thận. từ đó, ảnh hưởng đến cầu thận và gây chứng thận hư.
Viêm cầu thận xơ hóa khu trú từng phần: Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này là do khiếm khuyết di truyền. Hoặc do bệnh lý, lý do không xác định gây sẹo ở cầu thận.
Bệnh cầu thận màng (Membranous nephropathy): Biến chứng của tình trạng màng cầu thận bị dày lên.
Lupus ban đỏ hệ thống: Làm tổn thương thận nghiêm trọng.
Bệnh amidan: Bệnh lý này ảnh hưởng đến thận, làm hư hại hệ thống lọc của thận.
Cục máu đông trong tĩnh mạch thận: Xảy ra khi cục máu đông ngăn chặn tĩnh mạch kết nối với thận.
Ngoài ra, một số bệnh lý khác như viêm gan B, lupus ban đỏ, sốt rét, và ung thư cũng gây nên tình trạng thận hư.
Biến chứng của hội chứng thận hư
Như đã chia sẻ ở trên, thận đóng vai trò quan trọng trong việc bài tiết của cơ thể. Do đó, khi thận hư sẽ dẫn đến một lượng lớn protein trong máu bị thất thoát. Lâu dần, tình trạng thiếu hụt protein có thể gây ra mộtsố biến chứng như:
Phù:
Tình trạng giảm protein máu có thể giảm sức kéo và giữ nước từ các mô kẽ vào trong lòng mạch. Từ đó, gây ứ nước ở mô kẽ và dẫn đến phù.
Biến chứng phù thường xuất hiện ở quanh mắt, mu bàn chân - cẳng chân. Sau đó, sẽ lan dần sang các bộ phận khác trên cơ thể.
Nhiễm trùng:
Được biết, một số protein trong máu đóng có tác dụng kháng thể và chống nhiễm trùng. Tuy nhiên, với những người mắc chứng thận hư, những protein này bị mất đi. Do đó, sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng, cơ thể mệt mỏi, ốm yếu, ăn uống kém đi.
Thay đổi trong nước tiểu:
Sự xuất hiện của protein trong nước tiểu có thể khiến nước tiểu có màu đục, có bọt. Một số trường hợp khác sẽ đi tiểu ít hơn bình thường.
Cục máu đông:
Protein còn có nhiệm vụ ngăn chặn sự hình thành cục máu đông trong cơ thể. Nhưng sẽ bị thất thoát qua nước tiểu ở những bệnh nhân mắc bệnh thận hư.
Điều này dẫn đến tăng nguy cơ gây ra cục máu đông. Tình trạng này rất nguy hiểm đối với sức khỏe tim mạch.
Bị hội chứng thận hư có quan hệ được không?
Bị hội chứng thận hư có quan hệ được không? Ngoài các biến chứng kể trên, người bệnh còn lo lắng bệnh ảnh hưởng đến đời sống tình dục. Vậy thực hư vấn đề này như thế nào?
Theo lý giải, ở nam giới, bệnh thận hư làm suy giảm các hoocmen sinh dục nam là androgen. Dấn tới suy giảm ham muốn, không còn hứng thú chuyện giường chiếu. Không những thế, sự xuất hiện những cơn đau ở thắt lung và xương chậu sẽ khiến nam giới không còn hứng thú chuyện yêu.
Lâu dài, nam giới sẽ bị suy nhược cơ thể, đua vùng thắt lưng, mệt mỏi. Nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể mất dần khả năng quan hệ.
Còn đối với nữ giới, tuyến thượng thận là nơi đào thải cặn bã và là nơi sinh sinh hormone sinh dục. Nên khi mắc chứng thận hư, chị em sẽ cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ, ăn không ngon…
Ngoài ra, bệnh còn khiến chị em rối loạn nội tiết tố, giảm dịch nhầy âm đạo, rối loạn kinh nguyệt. Từ đó, suy giảm chức năng sinh lý và ham muốn tình dục.
Như vậy, bệnh thận hư ảnh hưởng nặng nề đến ham muốn tình dục, đời sống chăn gối. Do đó, người bệnh cần nhanh chóng gặp các bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Các phương pháp điều trị hội chứng thận hư
Để điều trị chứng thận hư, người bệnh cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa. Tùy vào mức độ và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp.
Điều trị đặc hiệu
Với phương pháp điều trị đặc hiệu, bác sĩ sẽ sử dụng liệu pháp corticoid để chữa trị.
Ở đợt phát bệnh đầu tiên, trong giai đoạn tấn công, bác sĩ sẽ sử dụng prednisolon (nhóm corticoid). Sau đó, nếu xét nghiệm nước tiểu 24 giờ không thấy protein niệu. Sẽ được tiếp tục điều trị với prednisolon cách ngày trong vòng 4 đến 6 tuần. Liều dùng sau đó sẽ giảm dần.
Với phương pháp này, người bệnh phải kiên trì sử dụng trong thời gian dài. Trường hợp người bệnh không đáp ứng với prednisolon. Cần phải tiến hành sinh thiết thận và dựa vào kết quả sẽ có hướng điều trị tiếp theo.
Trong trường hợp điều trị tái phát, người bệnh có thể chỉ định như sau:
Thể ít tái phát (dưới 1 lần trong 6 tháng): Điều trị như đợt đầu.
Thể hay tái phát (2 lần tái phát trong 6 tháng): Sử dụng liều tấn công như đợt đầu cho đến khi hết tình trạng protein niệu. Sau đó, dùng liều duy trì kéo dài và giảm dần liều cho đến một năm sau.
Điều trị triệu chứng
Trường hợp bệnh nhân chưa đáp ứng với điều trị, bác sĩ có thể chỉ định điều trị triệu chứng. Nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng đến cơ thể người bệnh.
Một số điều trị triệu chứng bao gồm:
Giảm phù: Nếu phù mức độ nhẹ, người bệnh nên ăn nhạt tương đối. Trung bình 4g đến 6g Natri, tương đương 15 g muối. Còn nếu phù nặng, người bệnh nên ăn nhạt tuyệt đối.
Dùng thuốc lợi tiểu theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều protein cho cơ thể.
Hạ huyết áp: Sử dụng nhóm thuốc hạ huyết áp theo chỉ định của bác sĩ giúp bảo vệ thận hiệu quả.
Sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn.
Các thuốc khác như Vitamin D2, canxi, các yếu tố vi lượng... Nhằm hạn chế tác dụng phụ của corticoid và hậu quả do protein niệu.
Thuốc nam chữa hội chứng thận hư
Thuốc Nam chữa hội chứng thận hư cũng là giải pháp được nhiều người bệnh lựa chọn. Tuy nhiên, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, để việc dùng thuốc hiệu quả hơn.
Một số cây thuốc Nam được sử dụng để chữa bệnh thận hư phải kể đến như:
Cây kim tiền thảo
Kim tiền thảo hay còn gọi là cây mắt trâu, có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Ngoài ra, đây còn là cây thuốc quý chữa nhiều bệnh lý, trong đó có bệnh thận hư.
Nguyên nhân do trong kim tiền thảo có chữa hoạt chất soyasaponin I. Có tác dụng giải độc, tiêu viêm, lợi thủy, tăng khả năng bài tiết nước tiểu… Đồng thời, còn giúp phòng chống các bệnh thận hư, sỏi niệu đạo, sỏi thận, nhiễm khuẩn đường tiết niệu…
Chuẩn bị:
40g kim tiền thảo;
Muối biển.
Cách thực hiện như sau:
Rửa sạch kim tiền thảo cùng với muối, sau đó để ráo nước;
Lấy kim tiền thảo sắc cùng với 800ml trong 45 phút;
Khi nước cạn còn 400ml thì tắt bếp;
Chia hỗn hợp nước cốt thành 3 phần để uống hết trong ngày.
Thực hiện liên tục trong khoảng 20 ngày.
Lưu ý: Cây kim tiền thảo chống chỉ định với phụ nữ có thai.
Bài thuốc từ cây thục địa
Thục địa có vị đắng, tính lành, được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh như: đau lưng, tăng lưu thông máu, chân tay yếu… Ngoài ra, người mắc chứng thận hư cũng có thể sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh.
Chuẩn bị:
16g thục địa;
Câu kỷ tử, hoài sơn, thỏ ty tử, cao quy bản, lộc giác giao mỗi loại 12g;
4g ngưu tất;
6g sơn thù.
Cách thực hiện:
Rửa sạch các nguyên liệu trên;
Cho nguyên liệu vào ấm sắc cùng với 2 lít nước;
Đun sôi đến khi còn 600ml thì tắt bếp;
Chia hỗn hợp nước cốt trên thành nhiều phần để uống trong ngày.
Râu ngô chữa hội chứng thận hư
Từ lâu, râu ngô được biến đến là bài thuốc Nam có tác dụng thanh nhiệt, giải độc hiệu quả. Chính vì thế, nhiều người đã tận dụng tác dụng này để khắc phục tình trạng thận yếu.
Cách thực hiện:
Rửa sạch râu ngô, để ráo nước;
Đun sôi râu ngô với 1 lít nước trong 7 phút;
Chắt lấy nước cốt và uống mỗi ngày.
Sử dụng trong 10 ngày và ngưng 1 tuần mới dùng tiếp.
Cây cỏ mực và đỗ đen chữa hội chứng thận hư
Nói đến bài thuốc Nam chữa thận hư thì không thể không kể đến bài thuốc từ cỏ mực và đỗ đen.
Đỗ đen có vị ngọt, tính hàn, chứa nhiều nước, có tác dụng bồi bổ cơ thể. Ngoài ra, còn tác dụng bổ thận tráng dương, giải độc cơ thể, bài tiết các độc tố trong thận. Hỗ trợ điều trị chứng thận hư.
Cỏ mực có vị ngọt, tính hàn, lành tính. Đây là thành phần không thể thiếu trong bài thuốc chữa bệnh thận hư.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị 20g cỏ mực và 40g hạt đỗ đen.
Rửa sạch 2 nguyên liệu trên, sau đó đem đi sao vàng;
Cho cỏ mực và đỗ đen đã sao vàng sắc cùng với 2 lít nước trong khoảng 15 phút.
Lấy nước uống trong ngày.
Hội chứng thận hư nên ăn gì?
Hội chứng thận hư nên ăn gì? Đây là vấn đề cần được chú trọng trong quá trình chăm sóc bệnh nhân hội chứng thận hư.
Dưới đây là nhóm thức phẩm người bệnh nên bổ sung, giúp quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Thức ăn cung cấp nguồn đạm dồi dào
Nhóm thức phẩm đầu tiên đó là đạm. Tuy nhiên, người bệnh nên lưu ý không nên ăn quá quy định vì có thể dẫn đến suy thận.
Theo đó, để biết được lượng đạm bổ sung mỗi ngày. Người bệnh có thể dựa vào công thức sau:
Lấy cân nặng nhân với 0,7.
Ví dụ, nếu cân nặng là 60kg thì lấy 60 x 0,7 = 42g. Có nghĩa là mỗi ngày chỉ cần bổ sung 42 gam.
Chất đạm có nhiều trong các thực phẩm sau:
Thịt nạc;
Tôm;
Cua;
Cá;
Trứng;
Gạo;
Sữa;
Các loại đậu và hạt…
Thức ăn có chứa nhiều protein
Bệnh nhân mắc chứng thận hư sẽ mất một lượng lớn prrotein. Do đó, cần bổ sung các thực phẩm chứa nhiều protein để bù lại lượng protein đã mất.
Một số thực phẩm nên bổ sung như: đậu, lúa mì, gạo, tôm, cá…
Thực phẩm giàu đường và tinh bột
Hội chứng thận hư có thể khiến người bệnh mệt mỏi, kiệt sức. Nên việc bổ sung tinh bột và đường là điều cần thiết.
Các thực phẩm chứa nguồn tinh bột dồi dào phải kể đến như:
Đậu nành;
Đậu xanh;
Các loại rau như súp lơ xanh;
Măng tây;
Cà rốt…
Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý chỉ nên ăn tinh bột với lượng vừa đủ. Nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến bệnh tim và tiểu đường..
Thực phẩm dồi dào khoáng chất và vitamin
Nhóm thực phẩm chứa vitamin và khoáng chất là nguồn thức ăn rất tốt cho sức khỏe người bệnh. Giúp bồi bổ sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Ngoài ra, nhóm dưỡng chất này còn giúp loại bỏ chất độc từ cơ thể ra bên ngoài và cải thiện hoạt động của thận.
Một số thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất như:
Các loại rau xanh như rau ngót, rau đay, rau muống;
Thực phẩm chứa nhiều chất sắt như sữa, ngũ cốc, vừng, lạc;
Nhóm thực phẩm chứa vitamin A có rau bina, cà rốt, bí đỏ và khoai lang;
Vitamin B6 có trong gan bò, thịt gia cầm, đậu xanh…
Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây như cam, quýt, bưởi.
Thức ăn có chất béo không bão hòa
Chất béo không bão hòa là nguồn dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của cơ thể. Nhóm thực phẩm này không chỉ mang đến nguồn năng lượng dồi dào. Mà còn mang đến những lợi ích cho sức khỏe.
Cụ thể, chất béo không bão hòa sẽ hấp thụ vitamin A, B, C, D, K cho cơ thể. Đồng tăng cường hệ miễn dịch, giảm chất độc. Cung cấp các dưỡng chất cần thiết, không chứa nhiều các cholesterol xấu đến cơ thể.
Nhóm thực phẩm chứa chất béo không bão hòa gồm:
Dầu oliu;
Dầu đậu nành;
Dầu cá;
Bơ;
Đậu phộng, đậu xanh…
Chăm sóc hội chứng thận hư ở trẻ em
Trẻ em làm nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc hội chứng thận yếu. Bên cạnh điều trị theo phác đồ của bác sĩ, cha mẹ cũng cần có kế hoạch chăm sóc hội chứng thận ở trẻ em. Giúp hỗ trỡ quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Theo khuyến cáo, phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề sau:
Thử nước tiểu cho trẻ vào buổi sáng theo hướng dẫn của bác sĩ. Nhằm phát hiện sự bất thường của protein niệu trong nước tiểu.
Nên cho trẻ ăn nhạt, hạn chế ăn muối tối đa nhằm tránh tình trạng phù nề. Đồng thời, hạn chế thực phẩm năng lượng cao, nhiều dầu mỡ, đóng gói và chế biến sẵn. Tốt nhất, nên cho trẻ ăn các món thanh đạm, dễ nuốt, dễ tiêu, có năng lượng thấp.
Tuyệt đối không để trẻ tiếp xúc với bệnh nhân bị sởi hoặc thủy đậu.
Hướng dẫn trẻ tập luyện nhẹ nhàng để nâng cao sức đề kháng.
Cho trẻ tiêm đầy đủ các mũi phòng bệnh ngoại trừ vắc xin chống lao, sởi, thủy đậu.
Lời kết
Trên đây là tổng hợp những thông tin xung quanh hội chứng thận hư mà chúng tôi đã tổng hợp và chia sẻ. Bệnh lý này ảnh hưởng nặng nề sức khỏe của nguy bệnh, thậm chí có thể gây suy thận. Do đó, người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế khi có biểu hiện nghi ngờ. Để có phác đồ điều trị phù hợp, hạn chế biến chứng.