Đau thận trái nên làm gì : đây có phải là dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu
Đau thận trái nên làm gì ? Đây có phải dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu ? Nội dung bài viết dưới đây chúng tôi sẽ bật mí nguyên nhân và cách khắc phục đau thận trái. Cũng như cách làm giảm đau sỏi thận tại nhà.
Thận nằm ở vị trí gần với nhiều bộ phận khác ở khoang bụng. Do đó, cơn đau do thận thường bị nhầm lẫn với đau lưng hoặc đau dạ dày. Khiến nhiều người chủ quan và không điều trị kịp thời.
Vậy đau thận trái là biểu hiện của bệnh gì? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Vị trí và chức năng của thận
Thận là một trong những bộ phận bài tiết chính của hệ tiết niệu. Mỗi người sẽ có 2 quả thận. Vị trí của thận là ngang đốt sống ngực T11 đến đốt thắng lưng L3.
Trong đó, thận trái nằm cao hơn thận phải khoảng 1 đốt sống. Bề mặt trước của thận nhẵn bóng, còn mặt sau thì sần sùi.
Thận là cơ quan quan trọng trong cơ thể con người. Theo đó, chức năng chính của thận bao gồm:
Thận sẽ tiến hành lọc các chất thải chỉ giữ lại protein và tế bào máu. Các chất thải sau đó sẽ vào dịch lọc để hình thành nước tiểu và bài tiết ra ngoài.
Kiểm soát khối lượng dịch ngoại bào trong cơ thể bằng cách sản xuất nước tiểu.
Điều hòa nồng độ các ion có trong máu.
Hỗ trợ kiểm soát lượng icon canxi trong máu.
Đau thận ở vị trí nào?
Vị trí của thận nằm ở khoang bụng nơi có nhiều bộ phận khác. Do đó, các cơn đau do thận thường dễ nhầm lẫn với đau dạ dày hoặc thắt lưng. Vậy đau thận ở vị trí nào?
Dưới đây là một số vị trí đau thận phổ biến:
Đau ở thận trái, vị trí bên trái hông;
Đau hông phải do thận phải bị tổn thương;
Đau ở phần lưng dưới, thắt lưng;
Đau ở vùng háng.
Trong đó, vị trí đau thận trái sẽ xuất hiện ở phía hông trái, phía sau vùng bụng và dưới vùng cơ hoành. Các cơn đau có thể diễn ra âm ỉ hoặc dữ dội, thậm chí có thể lan sang các cơ quan khác.
Triệu chứng đau thận trái
Như đã chia sẻ, đau thận trái rất dễ nhầm lẫn với đau lưng hay dạ dày. Do đó, người bệnh cần quan sát những triệu chứng kèm theo. Nhằm phân biệt cơn đau là do đâu.
Theo đó, nếu đau ở thận trái, người bệnh sẽ xuất hiện thêm những triệu chứng sau:
Cơn đau lan xuống háng;
Buồn nôn;
Chân tay phù;
Sốt;
Ăn không ngon miệng.
Đau thận trái là biểu hiện của bệnh gì?
Đau thận trái là biểu hiện của bệnh gì? Theo các bác sĩ, để biết chính xác đau thận trái là bệnh gì. Người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán.
Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp đau thận bên trái là biểu hiện của những bệnh sau:
Đau sỏi thận bên trái
Bệnh lý đầu tiên cũng là bệnh phổ biến gây đau thận trái đó là sỏi thận. Theo đó, đau thận trái quặn thắt là một trong những dấu hiệu thận đã có sỏi. Có một số trường hợp sẽ đau âm ỉ do sỏi có kích thước to nên không di chuyển được.
Nguyên nhân khiến người bệnh bị đau đớn khi mắc bệnh lý này là do sự di chuyển của các viên sỏi.
Ngoài đau thận trái, khi bị sỏi thận, người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng khác như sau:
Tiểu tiện nhiều lần trong ngày, nước tiểu có bọt.
Lượng nước tiểu nhiều hoặc ít hơn so với trước đó.
Cơ thể mệt mỏi, uể oải;
Buồn nôn, nôn;
Sốt, rét run khi sỏi gây nhiễm trùng ở thận.
Viêm bể thận
Ngoài bệnh sỏi thận thì viêm bể thận cũng là bệnh lý gây đau thận trái. Theo đó, những cơn đau do viêm bể thận xuất hiện ở lưng, bụng hay cạnh sườn. Nguyên nhân dẫn đến những cơn đau này là do vi khuẩn gây ra.
Khi bị viêm nhiễm, thận sẽ bị sưng và xuất hiện các cơn đau. Ngoài ra, còn phải kể đến một số triệu chứng sau:
Tiểu nhiều lần, đặc biệt là vào ban đêm;
Cảm giác buồn nôn;
Bị chán ăn, ăn không ngon miệng;
Cơ thể mệt mỏi;
Sốt, ớn lạnh;
Sụt cân không rõ nguyên nhân.
Đau thận trái do các bệnh về cột sống
Đau thận trái cũng có thể do các bệnh lý về cột sống gây ra. Điển hình như bệnh thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống.
Đặc điểm của các cơn đau do bệnh cột sống là đau buốt, đau lưng, đau thận trái. Thậm chí, sẽ có những trường bị đau cả 2 bên thận.
Thông thường, các cơn đau chỉ xuất hiện khi bê đồ nặng trong tư thế quá lâu. Các cơn đau ở thận trái sẽ thuyên giảm nếu như được nghỉ ngơi.
Đau thận trái nên làm gì?
Đau thận bên trái nên làm gì? Câu trả lời đó là các bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân.
Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh là gì mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp.
Điều trị đau thận trái do sỏi thận
Tùy vào kích thước sỏi mà sẽ áp dụng một trong những phương pháp điều trị sau:
Điều trị nội khoa:
Điều trị nội khoa được áp dụng trong trường hợp sỏi có thích thước nhỏ hơn 7mm,, bề mặt nhẵn. Đồng thời, chức năng thận tốt, chưa gây biến chứng.
Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ kê một số thuốc giãn cơ trơn. Đồng thời, người bệnh kết hợp uống nhiều nước và vận động thường xuyên.
Điều trị nội khoa khi có biến chứng:
Sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau chống viêm, giãn cơ được áp dụng trong trường hợp sỏi to, ảnh hưởng chức năng thận. Hoặc người bệnh có thể trạng kém, không thể phẫu thuật.
Điều trị bằng các phương pháp ít xâm lấn:
Điều trị sỏi thận bằng các biện pháp ít xâm lấn được áp dụng rộng rãi hiện nay. Bao gồm một số phương pháp sau:
Tán sỏi ngoài cơ thể;
Tán sỏi qua nội soi niệu quản;
Tán sỏi qua da;
Nội soi sau phúc mạc lấy sỏi.
Điều trị phẫu thuật:
Trường hợp có nhiều sỏi san hô, sỏi kèm hẹp đường tiết niệu hay có biến chứng ở phương pháp tán sỏi. Người bệnh sẽ được tiến hành phẫu thuật gồm:
Mở bể thận;
Mở niệu quản lấy sỏi;
Dẫn lưu thận khi ứ mủ;
Cắt thận khi thận không còn chức năng.
Chữa đau thận trái do viêm bể thận
Nếu đau thận trái do viêm bể thận, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng sinh để chữa trị. Thuốc kháng sinh sử dụng có thể là thuốc uống hoặc thuốc tiêm.
Kháng sinh đường uống: Sử dụng trong trường hợp viêm bể thận không biến chứng từ 7 – 14 ngày. Đồng thời, kết hợp với thuốc giảm đau để chống co thắt.
Kháng sinh đường tiêm: Áp dụng trong các trường hợp nhiễm khuẩn nặng.
Phương pháp điều trị đau thận trái do bệnh cột sống
Nếu đau thận trái do thoát vị đĩa đệm, có thể áp dụng một số cách chữa sau:
Điều trị không dùng thuốc: Phương pháp kéo nắn xương khớp, châm cứu, massage, Yoga.
Điều trị nội khoa bằng thuốc: Bao gồm thuốc giảm đau - kháng viêm, thuốc chống động kinh, thuốc giãn cơ.
Tiêm giảm đau ngoài màng cứng corticosteroids.
Điều trị ngoại khoa.
Còn nếu đau thận bên trái là do thoái hóa cột sống, bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp sau:
Phương pháp điều trị thay thế: Châm cứu, nắn chỉnh cột sống, xoa bóp, điều trị bằng siêu âm, kích thích điện
Điều trị bằng thuốc: Thuốc giảm đau kê đơn, thuốc giãn cơ, để giảm co thắt, thuốc giảm đau thần kinh.
Phẫu thuật.
Cách làm giảm đau sỏi thận tại nhà
Theo thống kê, hầu hết các trường hợp đau thận trái là biểu hiện của sỏi thận. Trong trường hợp này, ngoài điều trị theo phác đồ được đề cập ở trên. Người bệnh cũng có thể áp dụng cách làm giảm đau sỏi thận tại nhà dưới đây.
Uống nhiều nước – “Liều thuốc tự nhiên” giúp giảm đau sỏi thận
Uống nhiều nước là giải pháp đơn giản và hiệu quả giúp giảm các cơn đau do sỏi thận gây ra. Do đó, người bệnh nên duy trì uống khoảng 2,5 lít nước mỗi ngày. Tốt nhất, nên quan sát màu sắc nước tiểu để bù lượng nước cho cơ thể phù hợp.
Một mẹo giảm đau do sỏi thận thận gây ra đó là uống ngay một cốc nước ấm. Các cơn đau sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
Uống 1 ly nước ép cần tây
Nếu đang gặp phiền toái trong cuộc sống do các cơn đau sỏi thận gây ra. Hãy thử uống một cốc nước ép cần tây và chờ đợi hiệu quả.
Các hoạt chất trong nước ép cần tây có tác dụng giảm cơn co thắt cơ trơn các mô xung quanh thận. Do đó, sau khi sử dụng, các cơn đau sẽ dịu dần ngay sau đó.
Uống 1 tách trà từ vỏ cây liễu trắng
Một mẹo tiếp theo người bệnh có thể sử dụng đó là uống trà từ vỏ cây liễu trắng.
Trong vỏ cây liễu trắng có chứa Salicin có tác dụng giảm đau nhanh chóng. Do đó, nếu bạn đang gặp cơn đau thận trái do sỏi thận gây ra. Hãy uống một ly trà vỏ cây liễu trắng.
Tuy nhiên, nếu bạn đang gặp các vấn đề về tiêu hóa thì nên thận trọng khi sử dụng.
Cách làm giảm đau sỏi thận bằng nhiệt
Sử dụng nhiệt để giảm đau là phương pháp hiệu quả tức thì, cách thức đơn giản. Cụ thể, nếu bị đau thận trái do sỏi thận. Các bạn hãy chườm miếng đệm ấm lên vùng đau khoảng 15 – 20 phút.
Nhiệt độ ấm sẽ giúp giãn cơ bắp, tương cường máu lưu thông, giảm kích thích thần kinh. Do đó, sẽ giúp giảm sưng, cải thiện đau đớn do sỏi thận.
Sử dụng tinh dầu chi cúc bất tử
Tinh dầy từ chi cúc bất tử cũng được sử dụng để giảm đau, chống co thắt do sỏi thận.
Nếu bị đau thận trái, các bạn lấy vài gọt tinh dầu. Sau đó, thoa vào vùng bị đau để làm giảm các cơn đau.
Massage giúp giảm đau do sỏi thận
Phương pháp massage mang đến hiệu quả tốt. Tuy nhiên, các bạn nên thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ.
Việc massage trong trường hợp này sẽ giúp lưu thông máu, thư giãn cơ thể. Đây được xem là phương pháp an toàn, hỗ trợ lâu dài.
Nghỉ ngơi và thư giãn
Thông thường, nếu người bệnh hoạt động quá sức sẽ gây áp lực lên thận và khiến tình trạng đau nghiêm trọng hơn.
Do đó, lúc này người bệnh nên vận đông nhẹ nhàng. Nếu tình trạng đau đớn dữ dội hãy nghỉ ngơi và bổ sung chất lỏng để hạn chế cơn đau.
Uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ
Nếu những phương pháp trên không mang lại hiệu quả, các bạn hãy sử dụng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc phải có kê đơn của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc hoặc lạm dụng thuốc.
Lời kết
Hy vọng qua những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ về nguyên nhân và cách điều trị đau thận trái. Đau thận trái chủ yếu là do các bệnh lý ở thận gây ra.
Do đó, người bệnh không nên chủ quan khi gặp các triệu chứng này. Tốt nhất, hãy nhanh chóng di chuyển đến đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Các tìm kiếm liên quan đến đau thận trái
đau thận trái nên làm gì
đau thận bên phải
đau sỏi thận bên trái
các bệnh về thận
đau thận ở vị trí nào
dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu
cách làm giảm đau sỏi thận
đau lưng thận