Dấu hiệu bệnh trĩ : có 10+ biểu hiện này thì bạn nên đi thăm khám ngay!
Trĩ là một trong những bệnh lý vô cùng phổ biến. Tuy nhiên, nhiều người còn chủ quan trong cách nhận biết các dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ. Khiến bệnh dần xuất hiện các triệu chứng bệnh trĩ nặng. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin về dấu hiệu bệnh trĩ ngoại, trĩ nội. Từ đó, giúp người bệnh chủ động đi thăm khám, và điều trị sớm.
Dấu hiệu bệnh trĩ không thể bỏ qua
Các chuyên gia sản phụ khoa cho biết, trĩ là một trong những bệnh lý phổ biến, rất thường gặp ở người trưởng thành và người cao tuổi. Bệnh trĩ xảy ra khi áp lực ở tĩnh mạch trực tràng – hậu môn tăng lên, dẫn đến tình trạng giãn phình, ứ máu và tạo thành búi trĩ.
Trĩ thực chất là một bệnh lý tương đối lành tính, tiến triển chậm. Và không gây nguy hiểm đến sức khỏe tổng thể và tính mạng. Tuy nhiên, nếu chủ quan không điều trị, bệnh có thể gây ra nhiều tác hại không tốt đến sinh hoạt và tâm lý. Càng để lâu, bệnh còn ảnh hưởng đến sức khỏe.
Để làm giảm mức độ ảnh hưởng của bệnh trĩ gây ra. Chúng ta cần biết cách nhận biết các dấu hiệu bệnh trĩ ở giai đoạn đầu. Khi các triệu chứng nhẹ, thì việc điều trị sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn. Dưới đây là các triệu chứng bệnh trĩ điển hình như:
Chảy máu hậu môn – triệu chứng bệnh trĩ
Búi trĩ xuất hiện, sưng và xung huyết, khi bị cọ sát rất dễ gây chảy máu. Ban đầu, hiện tượng chảy máu rất kín đáo, nên người bệnh khó nhận biết. Thường người bệnh chỉ tình cơ phát hiện thấy có máu ở giấy vệ sinh.
Càng về sau, máu chảy nhỏ giọt hay bắn thành tia.
Những trường hợp nặng, khi người bệnh đi lại, ngồi xổm, vận động mạnh cũng khiến máu chảy ra.
Có trường hợp máu chảy ra đọng lại trong lòng trực tràng. Sau mỗi lần đi cầu thì thấy máu ra thành từng cục.
Dấu hiệu bệnh trĩ – sa búi trĩ
Sau một thời gian xuất hiện chảy máu hậu môn, dần dần búi trĩ sẽ phát triển và sa ra ngoài.
Giai đoạn đầu sau khi sa ra ngoài, búi trĩ đó có thể tự co lên. Tuy nhiên, càng để lâu búi trĩ sa ra ngoài và không thể tự co lên được, phải dùng tay đẩy lên.
Trong trường hợp nặng, búi trĩ sa ra ngoài và dùng tay đẩy cũng không lên, dẫn đến sa nghẹt trĩ.
Nếu không vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn sẽ bị nhiễm trùng và hoại tử búi trĩ gây đau đớn.
Người mắc bệnh trĩ thường đi cầu khó, kèm theo đau rát, ngứa hậu môn.
Đau rát hậu môn – Dấu hiệu bệnh trĩ
Người bệnh trĩ thường đi đại tiện ra máu, đau rát vùng hậu môn.
Vì vậy, hệ thống thần kinh quanh khu vực hậu môn khá mẫn cảm, khi bị kích thích sẽ dẫn đến cảm giác đau.
Khi phân cứng cọ vào búi trĩ dễ bị xung huyết cũng khiến bệnh nhân cảm thấy nóng rát ở vùng hậu môn.
Dấu hiệu bệnh trĩ - Chảy dịch
Thông thường, trong hậu môn có tiết ra chất dịch để việc đi vệ sinh dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, khi bị sa búi trĩ, cơ vòng hậu môn bị hở, chất dịch chảy từ trong hậu môn ra kèm theo phân, khiến khu vực hậu môn lúc nào cũng ẩm ướt khó chịu.
Ngứa hậu môn – dấu hiệu bệnh trĩ
Việc vùng hậu môn ngứa ngáy, khó chịu chủ yếu là do hiện tượng chảy dịch, cũng là do các búi trĩ hình thành bên ngoài hậu môn khiến người bệnh thấy cộm và ngứa.
Các dấu bệnh trĩ nội ở giai đoạn đầu
Gọi là trĩ nội vì chân búi trĩ nằm ở trên đường lược. Trĩ nội là những búi trĩ được hình thành bên trong ống hậu môn (nơi thường không có thần kinh cảm giác). Trĩ nội được phân thành 4 mức độ khác nhau. Càng ở mức độ cao, bệnh càng trở nên nguy hiểm.
Triệu chứng nhận biết rõ rệt nhất của bệnh trĩ giai đoạn đầu chính là:
Đi đại tiện thấy máu dính vào phân hoặc giấy vệ sinh.
Đi đại tiện phân lỏng, có tia máu, thậm chí máu có thể thành giọt thì người bệnh có nguy cơ mắc bệnh trĩ khá cao.
Búi trĩ nhỏ và niêm mạc cực mỏng, vì là trĩ nội nên không thể sa ra ngoài nhưng cũng gây khó khăn cho việc đi đại tiện và hậu môn dễ bị tổn thương khi có phân cứng đi qua.
Triệu chứng bệnh trĩ ngoại
Trĩ ngoại là búi trĩ xuất phát từ khoang cạnh hậu môn dưới da, chân búi trĩ nằm ở dưới đường lược (hay dưới cơ thắt hậu môn).
Trĩ ngoại là những búi trĩ bị phồng to, sẫm màu, xơ cứng bởi các đám rối tĩnh mạch căng giãn, gấp khúc tạo nên và thường thò ra ngoài hậu môn. Trĩ ngoại thường gây khó chịu khi đi lại, nhất là có kèm theo xuất tiết, ẩm ướt. Vì vậy dễ gây phù nề, viêm nhiễm, đau đớn khi đi đại tiện.
Các dấu hiệu bệnh trĩ ngoại thường gặp như:
Viền hậu môn bị sưng và tấy đỏ là hiện tượng thường xảy ra đối với những trường hợp trĩ ngoại.
Có cảm giác xung quanh rìa hậu môn có dấu hiệu sưng tấy, khi sờ vào có biểu hiện như những bọng máu. Ngoài ra còn có cảm giác gây viêm, tấy và cực kì khó chịu nhất là khi đứng lên và ngồi xuống.
Các búi trĩ mới bắt đầu hình thành nên kích thước còn rất là nhỏ và khiến cho người bệnh chỉ có cảm giác hơi gợn cộm ở vùng hậu môn hay còn gọi là sa búi trĩ.
Người mắc bệnh trĩ đi đại tiện phát hiện khối thịt nhỏ bị trồi ra khỏi hậu môn và có thể tự thu trở lại thì đó chính là búi trĩ. Búi trĩ có thể tự co lại chứng tỏ trĩ mới hình thành.
Dấu hiệu bệnh trĩ hỗn hợp không thể bỏ qua
Dấu hiệu bệnh trĩ hỗn hợp giai đoạn đầu như thế nào? Các chuyên gia y tế cho biết, các giai đoạn của bệnh trĩ hỗn hợp tương đương với các cấp độ như bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại.
Thực chất, trĩ hỗn hợp chính là sự kết hợp của bệnh trĩ nội giai đoạn cuối và bệnh trĩ ngoại. Vì thế rất khó để xác định hay phân định được chính xác các giai đoạn, cấp độ của bệnh trĩ hỗn hợp.
Bệnh trĩ loại này thường có mối liên kết rất chặt chẽ giữa các búi trĩ với nhau và có các biểu hiện như:
Phần trên có màu đỏ tươi, mềm.
Phần dưới có màu sậm, khô ráo.
Hiện nay, số người mắc bệnh trĩ không ngừng gia tăng và đối tượng có thể mắc căn bệnh này ngày càng phong phú, đa dạng.
Tuy nhiên vì bệnh vùng kín “tế nhị” lại e thẹn, ngại ngùng, khó nói. Nên mọi người thường không đi khám mà chỉ mua thuốc về uống. Khiến cho bệnh ngày càng trở nên nặng hơn. Gây khó khăn cho việc điều trị.
Nguyên nhân bệnh trĩ
Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh trĩ. Trong đối, những đối tượng dưới đây là những người có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao. Cụ thể như:
Những người ít hoạt động như: người làm nghề lái xe, kế toán, nhân viên văn phòng. Hay những người thường xuyên phải đứng gác sẽ có nguy cơ mắc trĩ cao. Những người phải ngồi làm việc lâu sẽ khiến cho phần hậu môn trực tiếp chịu áp lực, từ đó gây cản trở dòng máu quay trở về, dễ gây xa hậu môn.
Đối tượng thường xuyên sử dụng chất kích thích cũng dễ gây ra bệnh trĩ.
Phụ nữ mang thai và cho con bú cũng là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao.
Cách chữa bệnh trĩ hiệu quả
Khi bạn phát hiện ra các dấu hiệu bệnh trĩ giai đoạn đầu, đừng chủ quan. Hãy chủ động đi thăm khám càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ bệnh và tư vấn cũng như chỉ định cho bạn phác đồ điều trị bệnh trĩ phù hợp.
Thông thường, với những trường hợp mới có dấu hiệu bệnh trĩ giai đoạn đầu, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách thay đổi thói quen sinh hoạt. Cụ thể như:
Điều chỉnh thói quen đại tiện
Đại tiện cũng là việc rất quan trọng, bạn không nên dặn để tránh làm các búi trĩ bị xa ra ngoài nhiều hơn. Thậm chí là gây tổn thương nứt hậu môn hoặc chảy máu khiến bệnh thêm trầm trọng. Thay vào đó bạn nên ăn các thực phẩm nhuận trạng và cố gắng tạo thói quen đi đại tiện vào khung giờ nhất định.
Tập thể dục đều đặn
Thể dục thể thao có tác động tích cực đến sức khỏe nói chung, có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt. Nên không chỉ riêng với bệnh trĩ mà mọi người đều nên dành thời gian tập thể dục để nâng cao sức khỏe cho bản thân.
Tùy thể trạng bạn có thể lựa chọn cho mình bài tập thích hợp như hít thở, đi bộ, bơi lội, đạp xe...Nó sẽ giúp tinh thần thỏa mái, cơ thể khỏe mạnh từ đó hỗ trợ điều trị bệnh trĩ tốt hơn.
Cân bằng lại chế độ ăn uống
Nguyên nhân dẫn tới bệnh trĩ lên quan khá lớn tới chế độ ăn uống của người bệnh, ăn uống không đúng cách dẫn tới bệnh nhân mắc chứng bệnh về hệ tiêu hóa ảnh hưởng tới vấn đề đại tiện cũng gây hình thành bệnh trĩ. Ngoài ra ăn uống không đúng cách còn gây ra bệnh táo bón ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe.
Uống nhiều nước
Ngoài tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ thì bạn còn cần đảm bảo duy trì uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày. Nó sẽ giúp cơ thể dễ dàng tiêu hóa và đào thải chất cặn ra ngoài dễ dàng hơn tránh làm hậu môn đau rát.
Mặc quần áo thoáng mát
Các bạn bị trĩ nào cũng đều có nỗi niềm khó nói riêng nhưng khó chịu hơn cả là các bạn bị trĩ ngoại và búi trĩ sa ra ngoài. Vì thế bạn không nên chọn các bộ quần áo quá chật sẽ khiến nóng ẩm và khó chịu hơn cho vùng hậu môn.
Chưa kể trong quá trình di chuyển cọ sát nhiều mồ hôi ra sẽ làm cho búi trĩ sưng đau thậm chí chảy máu. Nên lời khuyên là bạn nên chọn các loại quần áo mỏng nhẹ cotton thoáng mát rộng dãi để mặc nếu đang bị trĩ
Thuốc chữa bệnh trĩ
Với những người mắ bệnh trĩ giai đoạn đầu, ngoài việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt. Sử dụng thuốc điều trị trĩ là một trong những phương pháp được nhiều bác sĩ áp dụng. Thuốc bôi trĩ chủ yếu là thuốc dạng bội tại búi trĩ, có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh trĩ, và bảo vệ tĩnh mạch ở hậu môn.
Ngoài ra, với những người thường xuyên bị táo bón, dẫn đến xuất hiện trĩ. Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị người bệnh sử dụng thêm các loại thuốc từ thảo dược thiên nhiên. Làm giảm việc táo bón, từ đó hạn chế được các tác hại của bệnh trĩ.
Phẫu thuật bệnh trĩ
Trong trường hợp bệnh trĩ của bạn đã ở mức độ nặng, lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng phương pháp phẫu thuật cắt trĩ. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp cắt trĩ hiện đại như: cắt trĩ bằng phương pháp Longo, cắt trĩ Laser, cắt trĩ bằng phương pháp HCPT,…
Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, bạn có thể lựa chọn phương pháp cắt trĩ phù hợp.
Lời kết
Hi vọng rằng, với những thông tin bài viết mà chúng tôi chia sẻ, mỗi chúng ta sẽ biết cách nhận biết các dấu hiệu bệnh trĩ. Từ đó, có hướng đi thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Tránh được những biến chứng nguy hiểm.
Các tìm kiếm liên quan đến Dấu hiệu bệnh trĩ
Dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ
Dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ
Nguyên nhân bệnh trĩ
Hình ảnh bệnh trĩ
Dấu hiệu bệnh trĩ ngoại
Cách chữa bệnh trĩ
Cách phòng bệnh trĩ tại nhà
Thuốc chữa bệnh trĩ