Phù chân khi mang thai: 5+ Cách giảm phù chân đơn giản hơn bao giờ hết
Cách giảm phù chân khi mang thai như thế nào? Phù chân khi mang thai là triệu chứng không hiếm gặp ở nhiều bà bầu. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu mà còn tiềm ẩn nguy cơ chứng tiền sản giật nguy hiểm.
Nội dung bài viết dưới đây bác sĩ Nguyễn Thị Vân sẽ cung cấp những thông tin xung quanh nguyên nhân và cách khắc phục phù chân khi mang thai. Hy vọng sẽ giúp chị em bỏ túi kinh nghiệm cải thiện triệu chứng này hiệu quả.
Phù chân khi mang thai là như thế nào?
Trong quá trình mang thai, thai phụ sẽ trải qua nhiều thay đổi và gặp nhiều khó khăn. Trong đó, phổ biến là tình trạng chuột rút, đau và phù nề vùng chậu, giãn tĩnh mạch âm hộ…
Phù chân cũng là một trong những triệu chứng sinh lý ở chị em mang thai. Mẹ bầu khi bị phù chân sẽ to hơn bình thường, chân có màu đỏ thẫm. Dân gian thường gọi triệu chứng này là xuống máu.
Triệu chứng phù chân biểu hiện rõ nhất từ cổ chân trở xuống, bàn chân sưng lên. Mặc dù tình trạng này không gây đau đớn nhưng sẽ gây nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt.
Phù chân ở bà bầu xuất hiện khi nào?
Theo bác sĩ Vân, phù chân khi mang thai có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ. Tuy nhiên, triệu chứng này diễn ra phổ biến hơn vào những tháng cuối của thai kỳ.
Nguyên nhân do trọng lượng thai nhi lớn, chiếm thể tích lớn trong khoang bụng thai phụ. Từ đó, tạo sức ép lên tĩnh mạch dưới khiến máu khó lưu thông và gây phù nề.
Nguyên nhân gây phù chân ở bà bầu
Có 3 nguyên nhân chính gây phù chân ở mẹ bầu. Trong đó, phải kể những nguyên nhân dưới đây:
Bị phù chân khi mang thai tuần 37 do những thay đổi trong máu
Khi mang thai, cơ thể của thai phụ sẽ đẩy mạnh khả năng sản xuất máu. Do đó, lượng máu được tạo ra nhiều hơn 50% so với phụ nữ không mang thai.
Lượng máu này bao gồm những dưỡng chất để nuôi dưỡng thai nhi. Tuy nhiên, tình trạng này cũng góp phần gây sưng phù cơ thể thai phụ.
Bà bầu bị phù chân sớm do sự cản trở máu trở về tim
Càng về những tháng cuối của thai kỳ, thai nhi sẽ lớn dần và tăng áp lực ở ổ bụng. Do đó, sẽ tạo sức ép lớn lên tĩnh mạch vùng chậu, lượng máu sẽ khó chảy về tim.
Rối loạn nội tiết- Nguyên nhân bà bầu bị phù chân tháng thứ 7
Mang thai khiến trọng lượng của mẹ bầu tăng lên đáng kể. Có những trường hợp tăng từ 9, 12 đến 20kg. Sự tăng đột ngột về trọng lượng này khiến cho chân mẹ bầu phù nề.
Ngoại ra, nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu thay đổi cũng dẫn đến lượng máu dồn về bàn chân nhiều hơn. Đồng thời, hàm lượng muối trong cơ thể tăng, hàm lượng kali giảm đi nên sẽ khiến chân, tay mẹ bầu bị phù nề.
Nguyên nhân khác
Ngoài 3 nguyên nhân chính trên, tình trạng phù nề khi mang thai còn do những nguyên nhân sau:
Thói quen đi giày cao gót khi mang bầu;
Do đứng lâu;
Chế độ ăn ít kali;
Tiêu thụ nhiều caffeine;
Ăn nhiều natri (muối);
Làm việc quá sức;
Thời tiết nóng bức.
Phù chân khi mang thai là bình thường hay bất thường?
Như đã chia sẻ ở trên, phù chân khi mang thai là hiện tượng sinh lý bình thường, có thể xuất hiện ở hầu hết nữ giới mang thai. Sau khi sinh, hiện tượng này sẽ mất đi nên chị em không nên quá lo lắng.
Tuy nhiên, bác sĩ Vân khuyến cáo đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể gặp những bất thường nghiêm trọng. Do đó, nếu có những triệu chứng dưới đây chị em cần đi kiểm tra sớm.
Sưng phù kéo dài trong nhiều ngày, mặc dù đã nghỉ ngơi nhưng không thuyên giảm.
Tình trạng sưng phù ngày càng nghiêm trọng hơn.
Tay và mặt cũng bị phù.
Đau dữ dội ở xương sườn.
Đau đầu nghiêm trọng.
Thị giác giảm, nhìn lờ mờ.
Nôn.
Bác sĩ Vân lý giải, đây là dấu hiệu của tiền sản giật. Tiền sản giật là hội chứng huyết áp cao trong thai kỳ, kèm theo đó là sự tăng protein trong nước tiểu. Tình trạng này thường xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ.
Tiền sản giật nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra chứng co giật, đe dọa đến cả mẹ và con. Để kiểm soát tình trạng này, cần phải thường xuyên theo dõi huyết áp thai phụ, nhịp tim của thai nhi.
Còn nếu một chân của thai phụ sưng hơn so với chân còn lại có thể mẹ bầu đang gặp vấn đề về tĩnh mạch, điển hình như huyết khối tĩnh mạch sâu. Đây là hiện tượng đông máu xuất hiện ở tĩnh mạch sâu dưới chân. Thông thường, nữ giới mang thai sẽ có nguy cơ mắc cao hơn.
Phù chân có phải là dấu hiệu sắp sinh không?
Phù chân có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào trong thai kỳ, nhưng phổ biến nhất là ở 3 tháng cuối. Nguyên nhân do trọng lượng thai nhi lớn nên chiếm nhiều diện tích trong khoang bụng. Từ đó, tạo sức ép lên tĩnh mạch dưới, khiến máu khó lưu thông và gây phù nề.
Vậy phù chân có phải là dấu hiệu sắp sinh không? Nếu phù chân diễn ra ở tháng thứ 9 cũng được xem là triệu chứng cho thấy em bé sắp chào đời. Ngoài ra, lúc này mẹ bầu còn xuất hiện một số triệu chứng khác như ra nhiều khí hư, đi tiểu thường xuyên, bụng bầu bị tụt xuống, cơn co tử cung…
Cách giảm phù chân khi mang thai
Hiện tựng phù chân khi mang thai sẽ biến mất sau khi sinh. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ khiến mẹ bầu không thoải mái, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Để khắc phục tình trạng này, mẹ bầu có thể áp dụng một số cách giảm phù chân khi mang thai dưới đây:
Uống nhiều nước:
Mẹ bầu nên uống nhiều người mỗi ngày giúp thận bài tiết tốt hơn. Nhờ đó, giữ được nước trong cơ thể và giảm tình trạng phù nề.
Lời khuyên cho các thai phụ đó là nên uống từ 8 – 10 cốc nước mỗi ngày.
Thay đổi tư thế ngồi:
Nếu mẹ bầu đứng, ngồi, nằm một tự thế quá lâu sẽ khiến chân bị phù, đau nhức và mỏi. Do đó, mẹ bầu cần phải thay đổi tư thế liên tục, không nên đứng quá lâu.
Đồng thời, chỉ nên đi dày bệt, không nên qua giày cao gót. Một mẹo khác đó là kê cao chân khi ngủ sẽ hạn chế được tình trạng phù nề và giảm sưng.
Hạn chế dùng các chất kích thích:
Những chất kích thích như rượu bia, cafe, nước ngọt có ga đều gây hại tới sức khỏe của thai nhi và thai phụ. Cụ thể, những loại nước này sẽ khiến cơ thể mất nước, triệu chứng sưng phù sẽ nặng nề hơn.
Bổ sung các chất dinh dưỡng:
Cách giảm phù chân tiếp theo mẹ bầu nên lưu ý đó là bổ sung các chất dinh dưỡng. Cụ thể là canxi, magie, natri, kali, sắt… Tuy nhiên, mẹ bầu cần bổ sung hợp lý thông qua lượng thực phẩm ăn mỗi ngày.
Tốt nhất, thai phụ nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra và bổ sung thực phẩm theo hướng dẫn của bác sĩ.
Ngâm chân với nước ấm, muối:
Mẹo giảm phù chân khi mang thai được nhiều người lựa chọn đó là ngâm chân với nước ấm và muối, gừng. Tinh chất trong gừng và nước ấm, muối sẽ giúp bàn chân thư giãn, giảm sưng phù hiệu quả.
Cắt giảm lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày:
Mẹ bầu nếu ăn quá mặn, cơ thể sẽ tích trữ và cần nhiều nước hơn. Do đó, tình trạng phù chân sẽ diễn ra nghiêm trọng và kéo dài hơn. Ngoài ra, thói quen ăn mặn cũng sẽ ảnh hưởng đến thận và huyết áp của thai phụ.
Tập thể dục:
Lời khuyên của các bác sĩ sản phụ khoa đó là thai phụ nên đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày để cải thiện sức khỏe, hạn chế phù chân. Đặc biệt, từ tháng thứ 4, thai phụ nên tập Yoga sẽ giúp cải thiện phù chân, đau mỏi vai gáy và cơ khớp hiệu quả.
Massage chân:
Cách đơn giản để giảm phù chân khi mang thai đó là massage chân mỗi ngày. Mẹ bầu có thể tự xoay cổ chân, gập bàn chân, bóp chân hoặc xoay từng ngón chân.
Mỗi ngày, mẹ bầu massage chân từ 2 – 3 lần, mỗi lần khoảng 10 phút.
Chườm đá:
Mẹo cuối cùng đó là chườm đá vào vùng bị phù nề. Thai phụ chuẩn bị 2 – 3 viên đá, dùng khăn bọc lại và nhẹ nhàng chườm lên chân từ 10 – 15 phút. Mỗi ngày chườm 1 – 2 lần, tình trạng phù chân sẽ giảm đáng kể.
Phù chân khi mang thai khi nào thì nên gặp bác sĩ?
Trường hợp chị em đã nghỉ ngơi, áp dụng một số mẹo trên nhưng tình trạng phù chân không thuyên giảm. Hoặc xuất hiện thêm các triệu chứng bất thường khác như đau đầu, buồn nôn, sưng ở mặt, tay thì nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra.
Bên cạnh triệu chứng phù chân ở những tháng cuối, thai phụ sẽ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe khác. Do đó, mẹ bầu cần kiểm tra và theo dõi tình trạng sức khỏe thuyền gian. Trong thời gian này, nên lưu ý một số vấn đề sau:
Nhận biết triệu chứng chuyển dạ để đến các cơ sở y tế kịp thời.
Phân biệt dịch âm đạo và rỉ ối để xử lý kịp thời, tránh tình trạng sinh non, suy thai hay thai chết lưu.
Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, nếu chảy máu bất thường cần thăm khám ngay để đảm bảo tính mạng cho mẹ và bé.
Theo dõi cân nặng của thai nhi trong 3 tháng cuối, nhằm đánh giá sự phát triển của bé và phát hiện các nguy cơ có thể xảy ra khi sinh.
Theo dõi lượng nước ối liên tục.
Phân biệt cơn gò sinh lý, cơn gò chuyển dạ và thai máy để đến bệnh viện kịp thời.
Đặc biệt, với những trường hợp nhau tiền đạo, thai nhi chậm phát triển cần được theo dõi sát sao và có những chỉ định phù hợp.
Lời kết
Trên đây là những thông tin về phù chân khi mang thai. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ hữu ích cho các mẹ bầu, giúp hành trinh mang thai diễn ra thuận lợi hơn. Trường hợp phù chân diễn ra nghiêm trọng, kèm theo các triệu chứng bất thường hãy thăm khám kịp thời.
Các tìm kiếm liên quan đến phù chân khi mang thai
Cách giảm phù chân khi mang thai
Bị phù chân khi mang thai tuần 37
Hình ảnh phù chân khi mang thai
Bà bầu bị phù chân sớm
Phù tay khi mang thai
Bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không
Bà bầu bị phù chân tháng thứ 7
Phù chân khi mang thai 3 tháng đầu