Khắc Mộc Sự Thân

Post date: Jun 12, 2013 6:48:17 AM

刻木事親

漢丁蘭,幼喪父母,

未得奉養,

而思念劬勞之恩,

刻木為像,事之如生。

其妻久而不敬,

以針戲刺其指,則出血。

木像見蘭,

又眼中垂淚。

蘭問得其情,

將妻出棄之。

有詩為頌,詩曰

    刻木為父母,

    形容如在時;

    寄言諸子侄,

    各要孝親幃。

Khắc Mộc Sự Thân

Hán Đinh Lan, ấu tang phụ mẫu,

vị đắc phụng dưỡng,

nhi tư niệm cù lao chi ân,

khắc mộc vi tượng, sự chi như sanh.

Kì thê cửu nhi bất kính,

dĩ châm hí thứ kì chỉ, tắc xuất huyết.

Mộc tượng kiến lan,

hựu nhãn trung thùy lệ.

Lan vấn đắc kì tình,

tương thê xuất khí chi.

Hữu thi vi tụng, thi viết:

            Khắc mộc vi phụ mẫu,

            Hình dung như tại thì;

            Kí ngôn chư tử chất,

            Các yếu hiếu thân vi.

DỊCH XUÔI

Khắc Gỗ Thờ Cha Mẹ

    Đinh Lan người đời Hán, chịu tang cha mẹ khi còn thơ ấu, không có cơ hội phụng dưỡng mà trong lòng luôn tưởng nhớ đến công ân cần lao của cha mẹ nên lầy gỗ khắc thàn tượng thờ như còn sống.

    Lâu ngày, vợ Đinh Lan trễ nãi và có lòng bất kính, lấy kim đùa giỡn đâm vào ngón tay của bức tượng, bất chợ máu liều chảy ra. Đến khi tượng gỗ gặp Lan dâng bữa thì trong khóe mắt chảy ra dòng lệ. Đình Lan tra hỏi, biết được sự tình liền đuổi người vợ đi ngay.

    Có thơ ca tụng, thơ rằng:

        Tạc gỗ làm tượng thờ cha mẹ,

        Thờ phượng giống như khi sống,

        Nhắn bảo các con cháu,

        Mọi người nên hiếu với cha mẹ

DỊCH THƠ

Đinh Lan

Hán Ðinh Lan thuở còn thơ ấu,

Bóng xuân huyên khuất dấu non xanh, 

Ðến nay tuổi đã trưởng thành, 

Cám công sơn hải, thiệt tình trân cam. 

Tưởng dung mạo khắc làm mộc tượng, 

Cứ bữa thường phụng dưỡng như sinh, 

Khi chăn gối, buổi cơm canh, 

Mấy mươi năm vẫn lòng thành trước sau. 

Phải người vợ kính lâu nên trễ, 

Thử lấy kim châm kẽ ngón tay, 

Bỗng đâu giọt máu chảy ngay, 

Ai hay tượng gỗ lâu ngày thiêng sao? 

Khi đến bữa, chồng vào đặt lễ, 

Mắt tượng rơi hàng lệ chứa chan, 

Xét xem mới biết nguồn cơn, 

Nổi bùng lá giận, dứt tan dây tình, 

Há phải nhẫn, mà đành phụ nghĩa, 

Hiếu với tình nặng nhẹ phải cân, 

Cho hay thành hẳn nên thần, 

Há rằng u hiển, mà phân vong tồn. 

Lý Văn Phức