09 - Trị Quốc

❾ Trị Quốc

Sửa Trị Đất Nước

所謂治國必先齊其家者, 其家不可教而能教人者, 無之。故君子不出家而成教於國:孝者, 所以事君也; 弟者, 所以事長也; 慈者, 所以使眾也。

Sở vị trị quốc tất tiên tề kì gia giả, kì gia bất khả giáo nhi năng giáo nhân giả, vô chi. Cố quân tử bất xuất gia nhi thành giáo ư quốc:hiếu giả, sở dĩ sự quân dã; đệ giả, sở dĩ sự trường dã; từ giả, sở dĩ sử chúng dã. 

Nói rằng trị lí quốc gia tất trước tiên phải sửa sang gia đình mình cho ngay ngắn tốt đẹp,  ấy là bởi vì người nhà mình không giáo dục nổi mà lại có thể giáo dục được người khác,  đó là điều không thể có. Bởi thế người quân tử không ra khỏi nhà mà có thể hoàn thành được việc giáo hóa cả nước: Đạo hiếu [đối với cha] cũng chính là để thờ vua,  đạo đễ [đối với anh],  cũng chính là để thờ bậc trưởng thượng,  đạo từ [đối với con] cũng chính là để sai khiến chúng dân vậy.

 

 

《康誥》曰:「如保赤子」, 心誠求之, 雖不中不遠矣。未有學養子而後嫁者也!

Khang cáo viết: “như bảo xích tử”, tâm thành cầu chi, tuy bất trung bất viễn hĩ. Vị hữu học dưỡng tử nhi hậu giá giả dã!

Thiên Khang cáo nói: "[yêu thương chăm lo cho dân chúng] giống như chăm sóc đứa con sơ sinh (con đỏ)". Miễn là thành tâm theo đuổi điều đó,  thì dẫu không hoàn toàn đúng như vậy,  thì cũng chẳng cách xa bao nhiêu. [Cũng giống như] chưa từng có người con gái nào học cách nuôi con trước rồi sau mới đi lấy chồng vậy.

 

一家仁, 一國興仁; 一家讓, 一國興讓; 一人貪戾, 一國作亂, 其機如此。此謂一言僨事, 一人定國。

Nhất gia nhân, nhất quốc hưng nhân; nhất gia nhượng, nhất quốc hưng nhượng; nhất nhân tham lệ, nhất quốc tác loạn. Kì cơ như thử, thử vị nhất ngôn phẫn sự, nhất nhân định quốc.

Cả nhà [của bậc quốc trưởng] làm điều nhân,  thì cả nước sẽ dấy lên phong khí nhân ái. Cả nhà [của bậc quốc trưởng] đều lễ nhượng,  thì cả nước sẽ dấy lên phong khí lễ nhượng. Còn nếu một người [quốc trưởng] tham lam tàn bạo,  thì cả nước sẽ làm loạn. Cái sự lí chính là như vậy. Đó gọi là chỉ một lời nói có thể làm hỏng cả đại sự,  chỉ một người có thể an định được quốc gia.

 

堯、舜率天下以仁, 而民從之; 桀、紂率天下以暴, 而民從之。其所令反其所好, 而民不從。是故君子有諸己而後求諸人, 無諸己而後非諸人。所藏乎身不恕, 而能喻諸人者, 未之有也. 故治國在齊其家。

Nghiêu, Thuấn suất thiên hạ dĩ nhân, nhi dân tùng chi; kiệt trụ suất thiên hạ dĩ bạo, nhi dân tùng chi. Kì sở lệnh phản kì sở hiếu, nhi dân bất tùng. Thị cố quân tử hữu chư kỷ nhi hậu cầu chư nhân, vô chư kỷ nhi hậu phi chư nhân. Sở tàng hồ thân bất thứ, nhi năng dụ chư nhân giả, vị chi hữu dã. Cố trị quốc tại tề kì gia. 

Nghiêu, Thuấn lấy nhân ái mà dẫn dắt thiên hạ,  nên dân chúng đi theo hai ông. Kiệt,  Trụ dùng bạo lực mà cai trị thiên hạ,  dân Nhưng mệnh lệnh ban ra ngược lại điều mong muốn của họ nên dân chúng không theo nữa.

Bởi thế người quân tử phải có [đức tốt] ở mình,  rồi sau mới đòi hỏi ở người khác;  phải không có [khuyết điểm] ở mình rồi sau mới phê phán được người khác. Cứ giữ ở nơi mình mà không suy ra cho người khác,  như vậy mà khuyên bảo cho người khác hiểu được,  thì đó là điều không thể có. Bởi thế cho nên trị quốc phải bắt đầu từ tề gia.

《詩》云:「桃之夭夭, 其葉蓁蓁; 之子于歸, 宜其家人 」宜其家人, 而後可以教國人。

《詩》云:「宜兄宜弟 」宜兄宜弟, 而後可以教國人。

《詩》云:「其儀不忒, 正是四國。」其為父子兄弟足法, 而後民法之也。 此謂治國在齊其家。

 

Thi vân: “đào chi yêu yêu, kì diệp trăn trăn; chi tử ư quy, nghi kì gia nhân.” Nghi kì gia nhân, nhi hậu khả dĩ giáo quốc nhân.  

Thi vân: “nghi huynh nghi đệ.” Nghi huynh nghi đệ, nhi hậu khả dĩ giáo quốc nhân.  

Thi vân: “kì nghi bất thải, chính thị tứ quốc.” Kì vi phụ tử huynh đệ túc pháp, nhi hậu dân pháp chi dã. Thử vị trị quốc tại tề kì gia.

Kinh Thi nói: "Cây đào tơ mơn mởn,  lá nó mọc xum xuê,  nàng ấy về nhà chồng,  ắt hoà thuận đề huề". Hoà thuận đề huề với mọi người trong nhà,  rồi sau mới có thể giáo hoá người trong nước. (Thi - Chu Nam. Đào yêu,  chương 3 câu 1-4).

Kinh Thi nói: "Hoà thuận với anh,  hoà thuận với em". Anh em hoà thuận,  rồi sau mới có thể giáo hoá người trong nước. (Thi,  Tiểu nhã. Lục tiêu,  chương 3,  câu 5)

Kinh Thi nói;  "Người ấy uy nghi đúng đắn không sai trái,  thì có thể sửa trị đúng đắn các nước khắp bốn phương. Bậc quốc trưởng chỉ có làm cho hành vi của cha con anh em trong nhà mình đủ trở thành mẫu mực,  thì sau đó dân chúng sẽ noi theo. Như vậy gọi là trị quốc trước hết ở tề kì gia (sửa sang trong nhà mình cho chỉnh tề tốt đẹp). (Thi. Tào phong. Thi cưu,  chương 3,  câu 5-6).