NHẬN BIẾT DẤU HIỆU BAN ĐẦU CỦA BỆNH GIANG MAI

Bản thân giang mai đã là một mối nguy hiểm cho toàn xã hội bởi mức độ lây nhiễm và biến chứng khôn lường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thế hệ mai sau. Do vậy, nhận biết dấu hiệu ban đầu của bệnh giang mai giúp người bệnh nhanh chóng tiến hành thăm khám, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều trị được diễn ra dễ dàng.

Dấu hiệu bệnh giang mai

Bệnh giang mai trải qua 4 giai đoạn phát triển, trong đó giai đoạn 3 thường không có triệu chứng rõ ràng. Do đó, chỉ phát hiện được dấu hiệu bệnh giang mai qua 3 cấp độ còn lại và kết quả hỗ trợ đạt hiệu quả tối ưu nên là từ những giai đoạn đầu.

✥ Dấu hiệu bệnh giang mai giai đoạn 1

Sau thời gian ủ bệnh, giang mai sẽ bắt đầu với sự xuất hiện của các vết loét tại những nơi tiếp xúc với xoắn khuẩn, thông thường là ở bộ phận sinh dục như: môi lớn, môi bé, âm đạo, cổ tử cung của nữ giới và ở quy đầu, dương vật của nam giới; có khi dấu hiệu bệnh giang mai xuất hiện ở lưỡi, miệng, vòm họng nếu nhiễm bệnh do quan hệ tình dục bằng đường miệng.

Tổn thương do giang mai xuất hiện tại vị trí tiếp xúc trực tiếp xoắn khuẩn

Tổn thương do bệnh giai đoạn đầu có hình tròn hoặc bầu dục, kích thước 0,3 - 3cm, bờ nhẵn, màu đỏ, không ngứa, không đau và không có mủ. Người nhiễm khuẩn Treponema pallidum có thể bị nổi hạch ở vùng bẹn, cứng và cũng không đau.

Nhìn chung, biểu hiện ban đầu của bệnh sẽ tự động biến mất trong khoảng 3 – 6 tuần để chuẩn bị bước sang giai đoạn tiếp theo. Bệnh nếu được phát hiện ngay từ giai đoạn này sẽ có thể giúp người bệnh tránh được những hậu quả khôn lường do bệnh gây ra.

Nguồn tham khảo: ĐAU VÙNG CHẬU LÀ DẤU HIỆU CỦA BỆNH GÌ?

✥ Dấu hiệu bệnh giang mai giai đoạn 2

Nhận biết được dấu hiệu bệnh giang mai khi bệnh bước vào giai đoạn thứ 2 cũng có thể giúp bác sĩ ức chế sự phát triển của xoắn khuẩn, giảm thiểu phần nào biến chứng mà bệnh sẽ gây ra cho bệnh nhân.

Bước sang giai đoạn này, cơ thể bệnh nhân xuất hiện một số vết nổi mẩn trên lòng bàn tay và lòng bàn chân, vùng bụng, ngực, có màu đỏ, không gây đau và ngứa.

Một dấu hiệu khác của bệnh giang mai ở thời kì này là: thường xuyên căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi kéo dài, đau cơ, sốt cao, đau họng, đau đầu, nổi hạch, rụng tóc và giảm cân liên tục mà không rõ nguyên nhân…

Giang mai giai đoạn 2 với các ban đào mọc khắp cơ thể

✥ Dấu hiệu bệnh giang mai giai đoạn 4

Bệnh giang mai giai đoạn 4 là cấp độ phát triển cuối cùng của bệnh với các loại: giang mai thần kinh, giang mai tim mạch, củ giang mai. Đây đều là những biến chứng cực kì nguy hại, đe dọa tính mạng của người bệnh.

Nhìn chung, nhận biết dấu hiệu ban đầu của bệnh giang mai để việc chữa bệnh đạt hiệu quả cao nên từ giai đoạn 1 bởi lúc này xoắn khuẩn Treponema pallidum còn chưa xâm nhập vào máu, việc phá hủy nội tạng chưa diễn ra.

Hoặc, bệnh nhân có thể nhận biết chậm hơn biểu hiện của bệnh là ở giai đoạn 2. Mặc dù không đảm bảo được kết quả tốt nhất nhưng việc ức chế sự phát triển của bệnh giúp biến chứng của bệnh chậm phát tác, thậm chí giúp cho việc hỗ trợ điều trị bệnh đạt được kết quả tương đối nếu người bệnh tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Hỗ trợ điều trị giang mai tại Phòng Khám Đa Khoa An Giang

Ngay khi thấy xuất hiện những biểu hiện bất thường trên cơ thể nghi ngờ là hình ảnh bệnh giang mai giai đoạn 1, người bệnh cần đến ngay những cơ sở chuyên khoa uy tín như Phòng khám đa khoa An Giang để được hỗ trợ sớm nhất.

Tham Khảo Thêm: ĐAU VÙNG KÍN KHI CÓ KINH NGUYỆT, DẤU HIỆU BỆNH NGUY HIỂM

Tại đây, các bác sĩ sẽ trực tiếp thăm khám và thực hiện xét nghiệm giang mai để xác định chính xác có phải bạn đang mắc bệnh hay không.

Thăm khám, tiếp nhận tư vấn cùng bác sĩ chuyên khoa tại Phòng Khám Đa Khoa An Giang

Nếu kết quả kiểm tra là dương tính (+), bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh để đưa ra phác đồ trị liệu phù hợp. Đối với bệnh nhân đang có dấu hiệu bệnh giang mai giai đoạn 1, thông thường được chỉ định chữa trị bằng kháng sinh đặc hiệu nhằm khống chế khuẩn bệnh, ngăn cản sự phát triển và phá hủy dần cấu trúc gen, bệnh được đẩy lùi từ từ.

Đây là cách chữa giang mai cho những bệnh nhân đang ở giai đoạn đầu của bệnh. Đối với trường hợp nặng, phương pháp miễn dịch cân bằng được áp dụng để khống chế, diệt khuẩn và miễn dịch với xoắn khuẩn gây bệnh.

Ngoài ra, khi tiếp nhận hỗ trợ điều trị tại Phòng khám đa khoa An Giang, bệnh nhân sẽ được trải nghiệm quy trình thăm khám chuẩn quốc tế, hiện đại; thiết bị chuyên dụng tối tân, an toàn do được nhập từ các nước có nền y học tiên tiến trên thế giới; cơ sở vật chất hiện đại, kín đáo; chi phí hợp lý và bảo mật thông tin là tuyệt đối.

Quy trình thăm khám hiện đại, chuyên nghiệp tại Phòng Khám Đa Khoa An Giang

Lời khuyên từ chuyên gia: Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh giang mai, đừng e ngại mà cần đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán chính xác nhất. Bên cạnh đó, lối sống lành mạnh, khoa học; ý thức cao trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cũng giúp ích cho việc đề phòng và chữa trị bệnh sau này.

Trên đây là những thông tin của bác sĩ chuyên khoa chỉ ra cách nhận biết dấu hiệu ban đầu của bệnh giang mai, nếu có bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp ngay, hãy liên hệ cho chúng tôi qua số {so} hoặc {nhapvao}