ĐI ĐẠI TIỆN KHÓ PHẢI LÀM SAO? CHUYÊN GIA CHIA SẺ

Không ít người bị đại tiện khó nhưng thường chủ quan, không nghĩ đây là một căn bệnh, điều này vô tình đã khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn, gây ra nhiều nguy hại đến sức khỏe. Để hiểu rõ hơn về chứng bệnh này, mời bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết của các bác sỹ tại Phòng Khám Đa Khoa An Giang sau đây.

Đại tiện khó là gì?

Đại tiện khó được định nghĩa là những bất thường trong quá trình tiêu hóa, khiến phân khô cứng và khó đẩy ra ngoài. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra nhiều tác hại nguy hiểm như: gây khó khăn trong việc đại tiện, tạo điều kiện cho các bệnh về hậu môn – trực tràng phát triển, ảnh hưởng xấu đến tinh thần và sắc thái bệnh nhân…khiến cuộc sống của người bệnh bị xáo trộn.

Khi bị đại tiện khó, người bệnh thường có những biểu hiện sau:

  • Mỗi lần đại tiện phải dùng nhiều sức để đẩy phân ra ngoài.

  • Tần xuất đi đại tiện không tăng cũng không giảm.

  • Căng thẳng khi đi đại tiện.

  • Đau rát và có thể chảy máu sau mỗi lần đại tiện.

  • Hay căng tức bụng dưới, căng tức hậu môn, buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi….

Tại sao lại bị đại tiện khó?

Theo các bác sỹ Phòng Khám Đa Khoa An Giang, có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng đại tiện khó, điển hình như:

  • Hệ thống tiêu hóa gặp trở ngại: Các bệnh về đường ruột như u đường ruột, hẹp đường ruột, dính ruột…. gây áp lực lên đường ruột làm hẹp và cản trở quá trình di chuyển của chất thải, khiến chất thải tích tụ ở ruột, lâu ngày gây ra đại tiện khó.

  • Tâm lý bất ổn: Khi tinh thần của người bệnh bị kích thích mạnh, thường xuyên lo lắng, căng thẳng, phiền muộn hoặc áp lực công việc quá cao sẽ làm cho hệ thần kinh mất cảm giác buồn vệ sinh, từ đó dẫn đến đại tiện khó.

  • Chế độ ăn uống không hợp lý: Ăn ít chất xơ, uống ít nước, ăn nhiều đồ cay nóng…là nguyên nhân khiến chất thải không được cung cấp đủ độ ẩm và bị lưu lại trong đường ruột, khiến phân đông cứng lại, gây trở lại đến quá trình đại tiện.

  • Thói quen nhịn đại tiện: Nhịn đại tiện sẽ khiến chất thải không được đào thải ra ngoài theo đúng chu kì, làm khô chất thải, điều này là yếu tố chính hình thành nên hiện tượng đại tiện khó.

Đại tiện khó rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác ở vùng hậu môn – trực tràng. Do vậy, để xác định đúng bệnh và điều trị đúng phương pháp thì bạn nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để các bác sỹ khám chữa kịp thời.

Cách phòng ngừa và điều trị đại tiện khó

Để không phải đối mặt với hiện tượng đại tiện khó, bạn cần tạo cho mình chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày khoa học, hợp lý:

  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như các loại rau xanh, cam, quýt, khoai lang…

  • Uống nhiều nước mỗi ngày.

  • Không ngồi hoặc đứng lâu một chỗ.

  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.

  • Tập thói quen đi đại tiện vào một khung giờ nhất định, không nhịn đại tiện.

  • Giữ cho tinh thần luôn được thoải mái, tránh căng thẳng hay suy nghĩ quá nhiều.

  • Với những trường hợp bị đại tiện khó do mắc các bệnh về đại tràng thì nên chữa trị dứt điểm các bệnh này.

Nếu có dấu hiệu của đại tiện khó, người bệnh hãy đến ngay với Phòng Khám Đa Khoa An Giang để điều trị. Tại đây, các bác sỹ sẽ tiến hành làm các xét nghiệm kiểm tra, tìm ra nguyên nhân gây bệnh và dựa vào bệnh án của từng người để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất. Người bệnh không nên được tự ý mua thuốc hay sử dụng thuốc khi chưa có sự hướng dẫn chỉ định của bác sỹ chuyên khoa. Bởi thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn, khiến bệnh chuyển biến nặng hơn và gây khó khăn cho quá trình điều trị về sau.

Trên đây là những tư vấn của các bác sỹ tại

1502, Trần Hưng Đạo, P. Mỹ Phước, Tp. Long Xuyên, An Giang- Phòng Khám Đa Khoa An Giang về vấn đề “Đại tiện khó”. Nếu bạn còn có những thắc mắc gì về hiện tượng này, hay muốn đặt lịch hẹn thăm khám trực tiếp với các bác sỹ của chúng tôi, hãy nhấc máy lên và gọi ngay tới số điện thoại 0296 398 0000 để được các bác sỹ tư vấn cụ thể và chi tiết nhất.