Phải làm gì khi bị nứt kẽ hậu môn?

Nứt kẽ hậu môn luôn khiến người bệnh cảm thấy đau đớn khi đi lại, vận động, đặc biệt là lúc đi đại tiện. Vậy phải làm gì khi bị bệnh nứt kẽ hậu môn? Bạn đọc hãy theo dõi bài viết sau để có được những thông tin hữu ích nhất cho mình.

Nứt kẽ hậu môn là gì?

Nứt kẽ hậu môn là hiện tượng ở niêm mạc da ống hậu môn xuất hiện ổ viêm loét khiến vùng nếp nhăn ở hậu môn bị nứt ra, vết nứt dài khoảng 0,5 – 1cm, khó khép lại. Bệnh thường gặp ở người trung tuổi và ở nam giới nhiều hơn so với nữ giới.

Nguyên nhân gây ra bệnh nứt kẽ hậu môn chủ yếu là do chứng táo bón, ngồi đại tiện không đúng cách, thời gian đại tiện kéo dài, dùng hết sức để rặn phân ra ngoài, do những tổn thương hậu phẫu ở vùng hậu môn, sinh đẻ…

Triệu chứng bệnh nứt kẽ hậu môn

Những người mắc bệnh nứt kẽ hậu môn thường có các triệu chứng bệnh như:

  • Đau rát hậu môn: Người bị nứt kẽ hậu môn sẽ thấy đau rát vùng hậu môn nhiều. Đó là do hậu môn bị sưng phồng, rất dễ rách khi đi đại tiện và gây nên sự đau đớn cho người bệnh.

  • Ngứa ngáy hậu môn: Những vết nứt ở hậu môn ẩm ướt, ngứa ngáy tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại xâm nhập và phát triển khiến bệnh trở nên nặng hơn.

  • Chảy máu: Khi bị nứt kẽ hậu môn người bệnh sẽ có hiện tượng đi đại tiện ra máu. Lượng máu ít hay nhiều tùy thuộc vào độ nông và sâu của vết nứt, các vết nứt càng sâu thì lượng máu chảy ra càng nhiều.

>>Xem thêm: Không nên coi thường những triệu chứng nứt kẽ hậu môn

Phải làm gì khi bị nứt kẽ hậu môn?

Các chuyên gia hậu môn – trực tràng cho biết: Khi nghi ngờ mình mắc bệnh hoặc thấy những dấu hiệu đầu tiên của bệnh nứt kẽ hậu môn, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và làm các xét nghiệm chẩn đoán. Sau đó, các bác sĩ sẽ cho bạn biết nguyên nhân gây bệnh và tư vấn phương pháp điều trị bệnh thích hợp nhất.

Bên cạnh đó, để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đạt kết quả cao nhất, người bệnh cũng nên thay đổi lại chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt cho khoa học, hợp lý, cụ thể là:

  • Có chế độ ăn uống hợp lí, nên bổ sung nhiều chất xơ, các loại rau tốt cho hệ tiêu hoá.

  • Bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, Mỗi ngày nên uống 2 lít nước.

  • Tránh dùng những loại thực phẩm nóng như đồ nướng, chua, cay…

  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như nước ngọt có ga, bia, rượu, thuốc lá, cà phê… để không làm ảnh hưởng đến chức năng của nhu động ruột.

  • Chế độ sinh hoạt phù hợp. Không thức quá khuya.

  • Không được để cơ thể áp lực, căng thẳng.

  • Vệ sinh sạch sẽ hậu môn thường xuyên, mặc các loại đồ lót chất liệu thoáng mát.

  • Không được ngồi lâu, rặn mạnh… khi đi đại tiện.

>>Xem thêm: Tổng hợp các phương pháp điều trị nứt kẽ hậu môn

Hy vọng những thông tin về “phải làm gì khi bị nứt kẽ hậu môn?” mà các bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa An Giang chia sẻ ở trên giúp ích cho bạn đọc. Nếu bạn còn thắc mắc hay muốn tư vấn thêm về bệnh hãy gọi ngay đến số điện thoại 0296 398 0000 để được các chuyên gia hậu môn – trực tràng tư vấn chi tiết.(TR)