CÁCH TRỊ MÓT RẶN ĐẠI TIỆN HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN HIỆN NAY

Cách trị mót rặn đại tiện như thế nào cho hiệu quả và triệt để? Cảm giác mỏi đại tiện nhưng không đi được khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Lo sợ không biết hiện tượng này nguy hiểm như thế nào và làm sao để khắc phục triệt để. Cùng tìm hiểu câu trả lời trong nội dung bài viết dưới đây.

Nguyên nhân mót rặn hậu môn nhưng không đại tiện được

Trị mót rặn đại tiện muốn đạt kết quả tốt cần nắm rõ nguyên nhân. Đau bụng mỏi đại tiện là hoạt động sinh lý của con người, giúp cơ thể đào thải chất cặn bã ra ngoài, mỗi ngày đại tiện một lần được coi là bình thường. Tuy nhiên, cảm giác mót đại tiện dù trong ruột đã rỗng phân là triệu chứng bất thường, đáng được quan tâm.

    • Nguyên nhân do táo bón

Táo bón là một trong những nguyên nhân chính khiến người bệnh muốn đại tiện nhưng khó khăn. Tình trạng này thường gặp ở người ăn uống không hợp lý, chế độ ăn quá ít chất xơ, nhiều chất đạm, nhiều đồ cay nóng, uống ít nước, ít vận động,...

Táo bón

Phân ứ đọng lâu ngày trong đại tràng bị khô cứng, đại tiện khó khăn. Buồn đại tiện nhưng khó rặn, thậm chí không thể rặn phân ra ngoài. Táo bón kéo dài khiến hậu môn – trực tràng bị tổn thương gây chảy máu và phát triển thành bệnh trĩ.

  • Bệnh lý hậu môn – trực tràng

Một số bệnh lý khu vực hậu môn – trực tràng có thể gây ra cảm giác buồn đại tiện nhưng không đi được kèm chảy máu và dịch nhầy trong phân là bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, polyp hậu môn, ung thư đại trực tràng,...

  • Tác dụng phụ của thuốc

Những bệnh nhân đang điều trị bệnh bằng một số loại thuốc như trầm cảm, bệnh về thần kinh,... các thuốc có thành phần như sắt, canxi,... cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến chứng đại tiện khó khăn.

3 cách chữa mót rặn đại tiện nhưng không đi được

Trị mót rặn đại tiện như thế nào cho hiệu quả? Khi xuất hiện triệu chứng mỏi rặn đại tiện, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám. Xác định cụ thể nguyên nhân cũng như tình trạng bệnh, từ đó bác sĩ chỉ định liệu pháp thích hợp.

>>Có thể bạn quan tâm: Cảm giác nặng ở hậu môn- Dấu hiệu ung thư hậu môn hoặc trĩ!

1. Hội chứng ruột kích thích nên uống thuốc gì?

Tình trạng mót rặn nhưng không đi được chính là biểu hiện của hội chứng ruột kích thích. Tùy thuộc triệu chứng, mức độ bệnh, bác sĩ chỉ định loại thuốc giảm đau, chống táo bón, giảm co thắt đường ruột, cầm tiêu chảy, chống xì hơi,...

Thuốc điều trị tiêu chảy:

Thuốc điều trị tiêu chảy Imodium

  • Thuốc chống tiêu chảy: Imodium, Diarsed, Questran

  • Thuốc bảo vệ niêm mạc ruột: Actapulgite, Smecta, Bismuth

  • Kháng sinh Rifaximin

  • Vi khuẩn thay thế: Antibio, Lacteol, Enterogermina

Thuốc trị táo bón:

  • Thuốc trị táo bón tạo khối: Thuốc chứa chất xơ, chất sợi từ hạt củ, quả, chất nhầy như rau câu, cám lúa mì,...

  • Thuốc trị táo bón thẩm thấu: Tác dụng kéo nước vào lòng ruột, giữ nước, làm mềm phân: Forlax, Lactulose, Sorbitol,...

  • Thuốc kích thích chức năng vận động bài tiết của ruột: Lô hội, muồng trâu, picosulfat,...

  • Thuốc Lubiprostone, Linaclotide,...

Khuyến cáo: Đây là những loại thuốc giúp giảm nhanh triệu chứng mót rặn. Tuy nhiên, sử dụng lâu dài có thể ảnh hưởng tới chức năng gan, thận, dạ dày,... Bệnh nhân không nên tự ý sử dụng thuốc tây y. Cần trao đổi với bác sĩ khi gặp tác dụng phụ để đổi thuốc cho phù hợp.

2. Mẹo chữa hội chứng ruột kích thích bằng bài thuốc dân gian

Sử dụng các loại thảo dược lành tính “cây nhà lá vườn” là phương pháp trị mót rặn đại tiện được nhiều bệnh nhân áp dụng. Một số bài thuốc dân gian phổ biến an toàn, dễ tìm kiếm, lành tính như:

  • Cây lược vàng

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Mỹ và Canada, dịch ép từ cây lược vàng giàu chất kích thích sinh học, có tác dụng an thần, giảm đau, giảm co thắt, chữa lành vết loét,...

Cây lược vàng

Cách thực hiện đơn giản: Nhai sống lá lược vàng trước bữa ăn, ngày 3 lần. Hoặc cắt nhỏ lá lược vàng cho vào bình thủy tinh, đổ 1 ít nước sôi hãm trong 12 tiếng. Uống nhiều lần trong ngày.

  • Hoa chuối

Hoa chuối có tác dụng làm dịu hệ thống tiêu hóa, có thể ngăn ngừa tình trạng đau bụng, đầy hơi do axit. Thành phần chất xơ trong hoa chuối có tác dụng cải thiện nhu động ruột, giảm táo bón, ngăn ngừa bệnh trĩ,...

Cách 1. Sử dụng hoa chuối, sắc lấy nước, để nguội, khi uống hòa với 1 chén rượu trắng.

Cách 2. 10g hoa chuối, 30g gạo, nấu với 1 quả tim lợn, ăn trong 10 ngày liên tiếp.

  • Củ riềng

Riềng có tác dụng làm ấm tỳ vị, tăng cường chức năng tỳ thổ, giảm triệu chứng đau bụng, tiêu chảy.

Cách 1. Chuẩn bị 50g rễ và vỏ củ riềng kết hợp 6g gừng khô. Đun sôi kỹ lấy nước, uống 2 lần trong ngày.

Cách 2. 20g riềng tươi, 20g lá lốt, sắc lấy nước uống trong ngày thay nước lọc.

3. Chữa mót rặn đại tiện bằng phương pháp ngoại khoa

Tình trạng mót rặn nếu do nguyên nhân bệnh lý liên quan đến khu vực hậu môn – trực tràng như trĩ, nứt kẽ, polyp hậu môn,... bệnh nhân cần đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa.

Hiện nay, Phòng Khám Đa Khoa An Giang đang áp dụng phương pháp ngoại khoa nhận được phản hồi tích cực từ phía bệnh nhân là đông – tây y kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II.

Phương pháp HCPT

Ưu điểm:

  • Hạn chế chảy máu và đau đớn

  • Không tái phát, không biến chứng, không để lại sẹo xấu

  • Thời gian hồi phục nhanh

  • Thuốc đông y giúp giảm thiểu tác dụng phụ của tây y, tăng cường sức đề kháng, nhuận tràng,...

Ngoài phương pháp điều trị hiện đại, tân tiến, Phòng Khám Đa Khoa An Giang còn có đội ngũ bác sĩ lành nghề, nhiều năm kinh nghiệm, trình độ kỹ thuật cao,...

  • Phó Giáo sư. Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm: Chủ tịch hội hậu môn trực tràng học Việt Nam. Chuyên gia đầu ngành trong tư vấn, khám và điều trị bệnh trĩ, nứt kẽ, rò, polyp hậu môn,...

  • Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng: Nguyên Phó giám đốc phụ trách chuyên môn bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương. Bác sĩ Nội trú tại cộng hòa Pháp,...

Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì và kiêng gì?

Trị mót rặn đại tiện nên ăn gì và kiêng gì? Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng để phòng tránh, hỗ trợ điều trị các vấn đề ở hệ tiêu hóa nói chung. Do đó, bệnh nhân nên lưu ý những thực phẩm nên ăn và nên kiêng dưới đây:

1. Những thực phẩm nên ăn khi bị mót rặn

Người bệnh cần tuân thủ một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh như sau:

  • Lựa chọn thực phẩm sạch, an toàn, không chứa hóa chất và chất bảo quản

  • Tăng cường bổ sung món ăn chứa chất xơ như rau xanh, củ quả, bột bắp, cám gạo,... vào chế độ ăn hàng ngày. Chất xơ có tác dụng làm mềm phân, cải thiện táo bón ở người bị đại tràng

  • Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, ít chất béo như mì ống, gạo, bánh mì, ngũ cốc nguyên cám,...

  • Chia nhỏ từng bữa ăn, ăn đúng bữa, vừa đủ để hệ tiêu hóa dễ dàng hấp thu

  • Thực hiện chế độ ăn chậm, nhai kỹ, để giảm tình trạng đầy bụng, chướng bụng cũng như sự căng thẳng của ống tiêu hóa. Từ đó cải thiện tình trạng co bóp ruột, giảm số lần đại tiện,...

2. Thực phẩm kiêng ăn khi bị mót rặn

Tránh ăn đồ chiên xào, cay nóng

  • Thực phẩm chưa được chế biến kỹ như rau sống, tiết canh, gỏi cá,...

  • Trái cây khô, đồ đóng hộp, vì chúng có hàm lượng đường cao, dễ gây táo bón, tiêu chảy, đầy hơi,...

  • Thức ăn có hàm lượng dầu mỡ cao như món chiên, xào, gà rán, pizza,... khiến ruột co thắt nhiều hơn, gây đau, khó chịu vùng bụng

  • Hạn chế các chế phẩm từ sữa vì đường lactose dẫn đến khó tiêu, gây tiêu chảy, đau quặn bụng

  • Nếu mót rặn do tiêu chảy, người bệnh nên tránh toàn bộ thực phẩm chứa chất xơ dạng không tan như cellulose để không cọ xát vào thành ruột

  • Không ăn quá no hay dung nạp thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng vào buổi tối, vì khiến hệ tiêu hóa hoạt động quá tải, gây đau bụng.

Như vậy, bệnh nhân đã nắm được thông tin về cách trị mót rặn như thế nào cho hiệu quả. Khi nhận thấy hệ tiêu hóa có triệu chứng bất thường, cần chủ động đến địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán bệnh chính xác. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ đường dây nóng 0296 398 0000 để được giải đáp miễn phí.