PHÂN BIỆT NỨT KẼ HẬU MÔN VÀ TRĨ

Nứt kẽ hậu môn và trĩ là những bệnh khá phổ biến, đứng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn trực tràng. Hai bệnh này có các triệu chứng khá giống nhau như đại tiện ra máu, ngứa ngáy, đau rát hậu môn,…nên rất dễ nhầm lẫn dẫn đến chẩn đoán sai bệnh và điều trị sai phương pháp, khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Vậy làm thế nào để phân biệt nứt kẽ hậu môn và trĩ?

Tìm hiểu về nứt kẽ hậu môn và trĩ

Nứt kẽ hậu môn và trĩ đều là những bệnh lý vùng hậu môn trực tràng, có thể mắc riêng rẽ hoặc có thể xảy ra trên cùng một người bệnh. Cách chữa nứt kẽ hậu môn và trĩ cũng khác nhau.

Hiện nay, tỷ lệ người Việt Nam mắc bệnh trĩ chiếm tới 65%. Bệnh trĩ hình thành do các đám rối tĩnh mạch phía dưới đường lược bị căng giãn, sưng phồng quá mức, xung huyết tạo thành các búi trĩ gây ngứa rát, đau nhức, vướng víu ở hậu môn, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Bệnh trĩ được chia thành 3 loại: Trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp.

Nứt kẽ hậu môn là hiện tượng niêm mạc hậu môn bị viêm loét tạo thành các vết nứt dài khoảng 0.5 – 1cm ở vùng nếp gấp hậu môn, khó khép miệng và gây đau đớn mỗi khi đại tiện. Nứt kẽ hậu môn thường gặp ở người trung tuổi nhiều hơn.

Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn và trĩ khá giống nhau, chủ yếu là do: Táo bón, kiết lị lâu ngày, đứng ngồi quá lâu, mang vác nặng, phụ nữ mang thai, chế độ ăn uống không khoa học, quan hệ tình dục bằng hậu môn, áp lực lên hậu môn,…

Cách phân biệt nứt kẽ hậu môn và trĩ

Để phân biệt nứt kẽ hậu môn và trĩ, người bệnh có thể dựa vào những biểu hiện đặc trưng qua các giai đoạn phát triển của bệnh dưới đây:

1. Nứt kẽ hậu môn

Biểu hiện bệnh nứt kẽ hậu môn

- Giai đoạn 1: Hậu môn bị tổn thương, xuất hiện vết nứt gây ngứa, sót khi đại tiểu tiện.

- Giai đoạn 2: Vết nứt lớn hơn và bắt đầu loét gây đại tiện khó khăn, người bệnh có cảm giác đau đớn, nhức nhối.

- Giai đoạn 3: Các vết nứt sưng phồng, lở loét và viêm nhiễm. Hậu môn chảy máu, ban đầu lượng máu ít, có thể kèm theo phân hoặc dính trên giấy vệ sinh. Lâu dần, máu chảy thành giọt, khi đại tiện có cảm giác đau nhói như dao cắt. Ở giai đoạn này, hậu môn bắt đầu tiết dịch nhầy gây ẩm ướt, ngứa rát khiến bệnh viêm nhiễm nặng hơn.

2. Bệnh trĩ

Biểu hiện bệnh trĩ

- Giai đoạn 1: Búi trĩ đã hình thành nhưng chưa rõ rệt. Khi đại tiện, người bệnh sẽ thấy máu kèm theo phân hoặc dính trên giấy vệ sinh.

- Giai đoạn 2: Các búi trĩ đã lớn bằng hạt đậu xanh, có màu sẫm hoặc hồng nhạt. Khi đại tiện, người bệnh sẽ thấy búi trĩ sa ra ngoài và tự co lại khi đại tiện xong. Giai đoạn này, máu đã chảy thành giọt và gây đau nhức, ngứa rát và có dịch nhầy ở hậu môn.

- Giai đoạn 3: Búi trĩ sa hẳn ra ngoài hậu môn, đại tiện xong không tự co lại được, người bệnh phải dùng tay đẩy vào trong hậu môn. Bên cạnh đó, hiện tượng đau nhức, ngứa rát ở hậu môn trầm trọng hơn, máu đã phun thành tia.

- Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh, các búi trĩ phát triển lớn, mưng mủ, nằm ngoằn ngoèo bên ngoài hậu môn. Lúc này, người bệnh không thể đẩy các búi trĩ vào trong hậu môn. Tình trạng chảy máu không kiểm soát, máu có thể chảy khi ngồi xổm, khi đi lại, đứng ngồi,... đặc biệt là khi đại tiện.

>>> Lời khuyên: Nứt kẽ hậu môn và trĩ đều có thể tái phát nhiều lần và trở nặng hơn nếu không điều trị sớm và đúng phương pháp. Do đó, khi có các triệu chứng bệnh, bạn nên đến ngay cơ sở y tế uy tín thăm khám để các bác sỹ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.

Trên đây là những thông tin cung cấp từ các bác sỹ tại Phòng Khám Đa Khoa An Giang về cách phân biệt nứt kẽ hậu môn và trĩ. Nếu bạn còn vấn đề gì thắc mắc hoặc muốn được tư vấn trực tiếp, hãy liên hệ ngay qua số điện thoại 0296 398 0000 – 0296 398 0000 hoặc nhấp vào khung chát ở phía bên dưới, các bác sỹ của chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc giúp bạn.