Đi ngoài ra máu tươi kéo dài là bệnh gì?

Đi ngoài ra máu tươi kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh bởi nó không chỉ đau rát mà còn gây ra nhiều bất tiện. Vậy, đi ngoài ra máu tươi kéo dài là bệnh gì? Bạn đọc hãy tham khảo bài viết sau đây của các bác sĩ chuyên khoa hậu môn – trực tràng để có được những thông tin hữu ích nhất.

Đi ngoài ra máu tươi là gì?

Đi ngoài ra máu tươi là hiện tượng máu chảy ra sau mỗi lần đi đại tiện xong. Lượng máu chảy ra ít hay nhiều phụ thuộc vào sức khỏe và mức độ bệnh của từng người khác nhau. Lúc đầu, máu chảy ra rất ít, người bệnh chỉ có thể thấy những vệt máu nhỏ dính trên giấy vệ sinh. Về sau, lượng máu tăng lên rất nhiều, có thể nhỏ giọt hoặc bắn thành tia.

Đi ngoài ra máu tươi kéo dài là bệnh gì?

Theo các bác sĩ chuyên khoa hậu môn – trực tràng chia sẻ: Đi ngoài ra máu tươi kéo dài là một dấu hiệu chính của các bệnh lý vùng hậu môn – trực tràng. Khi thấy hiện tượng đi ngoài ra máu tươi kéo dài thì người bệnh nên đề phòng với một số bệnh lý nguy hiểm sau:

  • Táo bón: Táo bón cũng là một trong những nguyên nhân gây đi ngoài ra máu. Máu có thể chảy ít hoặc nhiều tùy vào những tổn thương mà táo bón gây ra.

  • Bệnh trĩ: Máu tươi chảy ra nhiều, kéo dài trong nhiều ngày là một trong các biểu hiện của bệnh trĩ. Lúc đầu, máu chỉ lẫn trong phân hay có các vệt máu nhỏ ở giấy vệ sinh. Nhưng về sau, lượng máu sẽ tăng lên, nhỏ giọt hay thành tia, đứng hay ngồi cũng đều chảy máu hậu môn.

  • Viêm đại trực tràng: Viêm loét đại trực tràng cũng có biểu hiện đi ngoài ra máu. Nhưng lượng máu không đáng kể. Lúc mới mắc bệnh, người bệnh thường cảm thấy mót rặn, đi ngoài tiêu chảy nhiều lần, kèm theo đó là chất nhầy lẫn máu,… Nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách có thể gây biến chứng hẹp đại tràng, áp xe hậu môn, viêm da mủ hoại thư…

  • Nứt kẽ hậu môn: Nếu bạn bị táo bón trong một thời gian dài thì nguy cơ bị nứt kẽ hậu môn là rất lớn. Khi bị táo bón, người bệnh thường cố rặn mạnh để tống khối phân ra ngoài, điều đó làm cho hậu môn bị trầy xước, rách niêm mạc hậu môn, đau rát, đi đại tiện kèm theo máu tươi…

  • Polyp đại trực tràng: Bệnh nhân sẽ thấy đi cầu ra máu, tùy mức độ bệnh mà lượng máu chảy ra nhiều hay ít. Ngoài biểu hiện này thì bệnh thường không có bất kỳ dấu hiệu nào khác. Do đó, rất khó phát hiện ra bệnh và khiến cho người bệnh chủ quan, coi thường bệnh. Song, nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra ung thư đại trực tràng, có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Phải làm gì khi bị đi ngoài ra máu tươi kéo dài?

Các bác sĩ chuyên khoa khuyên bạn: Khi bị đi ngoài ra máu kéo dài thì nên đi thăm khám bệnh ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, chất lượng. Tại đây, tùy vào mức độ bệnh, nguyên nhân gây bệnh và sức khỏe của mỗi người mà các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách chữa trị tốt nhất.

Nếu đi ngoài ra máu là do bạn mắc phải các bệnh lý ở hậu môn – trực tràng thì cần có sự can thiệp, xử lý của các phương pháp ngoại khoa. Hiện tại, Phòng Khám Đa Khoa An Giang đang áp dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT vào điều trị các bệnh lý gây ra hiện tượng đi ngoài ra máu. HCPT xâm lấn theo công nghệ cao, trực tiếp tiếp cận vùng bệnh bằng sóng điện cao tần, chữa lành các tổn thương mà không gây ra bất kì biến chứng nào.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên điều chỉnh chế độ ăn uống, tập một số thói quen sống lành mạnh để cải thiện sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất.

Trên đây là những thông tin bạn cần biết về “đi ngoài ra máu tươi kéo dài là bệnh gì?” mà các chuyên gia hậu môn – trực tràng chia sẻ, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình chữa trị bệnh. Nếu bạn muốn tư vấn kỹ hơn về bệnh hoặc muốn đặt lịch thăm khám thì hãy liên hệ ngay đến số điện thoại 0296 398 0000 (Miễn Phí Cước Gọi), hay nhấp chuột vào “tư vấn trực tuyến cùng bác sĩ” các bác sĩ tại phòng khám luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn.