9 NGUYÊN NHÂN GÂY TRĨ NỘI VÀ CÁC THÔNG TIN BẠN CẦN BIẾT!

Nguyên nhân gây trĩ nội tương tự trĩ ngoại như chế độ ăn thiếu chất xơ, uống ít nước, phụ nữ mang thai,… Điểm khác biệt là các triệu chứng trĩ nội giai đoạn đầu khó nhận biết hơn trĩ ngoại. Điều này khiến bệnh nhân phát hiện muộn khi trĩ nội đã ở giai đoạn nặng. Chính vì thế, nắm rõ “thủ phạm” gây bệnh cũng như biểu hiện trĩ nội giúp bạn chủ động trong việc thăm khám và điều trị kịp thời.

9 nguyên nhân gây trĩ nội phổ biến nhất

Tác nhân hình thành bệnh trĩ nội nào phổ biến nhất là điều người bệnh quan tâm rất nhiều. Trĩ nội hình thành từ các đám rối tĩnh mạch bên trong trực tràng bị sa giãn quá mức. Hiện tượng này được chẩn đoán do 9 tác nhân chính dưới đây.

1. Nguyên nhân gây bệnh trĩ nội – Chơi thể thao quá sức

Thực tế, tập luyện thể dục thể thao mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, thực hiện không đúng cách, chơi quá sức… lại phản tác dụng. Dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe như xương khớp, bệnh trĩ…

Chơi thể thao quá sức

2. Nguyên nhân của bệnh trĩ nội – Chế độ ăn thiếu chất xơ

Chế độ ăn thiếu chất xơ có thể khiến bạn táo bón. Táo bón góp phần gây ra bệnh trĩ, trong đó có trĩ nội theo 2 cách:

  • Thứ nhất: Thúc đẩy căng thẳng, gia tăng áp lực lên hậu môn – trực tràng khi đại tiện

  • Thứ hai: Phân khô cứng, khiến niêm mạc hậu môn tổn thương, kích thích tĩnh mạch trĩ sưng lên.

3. Nguyên nhân bị bệnh trĩ nội – Thường xuyên nhịn đại tiện

Thường xuyên trì hoãn đại tiện khiến bạn bị trĩ, trong đó có trĩ nội. Lý do: phân bị giữ lâu trong ruột già trở lên khô cứng vì bị hút ngược nước trở lại. Quá trình này làm tăng áp lực và căng thẳng khi đại tiện, nguy cơ mắc bệnh trĩ rất cao.

4. Nguyên nhân gây ra trĩ nội – Uống ít nước

Nước có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là sức khỏe hệ tiêu hóa. Nước làm mềm phân, bôi trơn đường ruột cho thức ăn di chuyển dễ dàng, giữ cho hoạt động tuần hoàn máu thông suốt.

Nếu không uống đủ 1.5 – 2 lít nước/ngày, hoạt động hệ bài tiết chất thải bị trì trệ, tăng nguy cơ trĩ, trong đó có trĩ nội.

Uống ít nước

5. Nguyên nhân gây trĩ nội – Mang thai

Nguyên nhân: Giai đoạn mang thai, sự thay đổi hormone cùng áp lực đè nén từ tử cung và thai nhi khiến mạch máu ở hậu môn suy yếu, phình giãn. Đặc biệt, chị em mang thai 3 tháng giữa và 3 tháng cuối có nguy cơ mắc trĩ cao nhất.

6. Nguyên nhân bệnh trĩ nội – Do thói quen xấu khi đại tiện

Những thói quen xấu lúc đại tiện mọi người nên bỏ để tránh mắc bệnh trĩ, trong đó có trĩ nội:

  • Ngồi quá lâu khi đi đại tiện

  • Thường xuyên rặn mạnh

  • Tranh thủ thời gian đại tiện để lướt web, đọc sách, đọc báo, chơi game…

  • Sử dụng giấy vệ sinh chất lượng kém để lau chùi hậu môn…

7. Nguyên nhân dẫn đến trĩ nội – Do ít vận động

Ngồi nhiều, đứng lâu một chỗ… thường gặp ở nhân viên văn phòng, công nhân may, nhân viên bán hàng… Khiến hoạt động lưu thông máu ở hậu môn – trực tràng bị cản trở. Cơ hậu môn ít được máu nuôi dưỡng sẽ suy yếu, dẫn tới bệnh trĩ, trong đó có trĩ nội.

Ít vận động

8. Nguyên nhân bị trĩ nội – Người cao tuổi

Ở người cao tuổi, chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa và các cơ, tĩnh mạch dọc theo ống hậu môn yếu dần. Do ảnh hưởng của quá trình lão hóa. Từ đó, bệnh trĩ nội có cơ hội bùng phát.

9. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nội khác

Ngoài những tác nhân kể trên, bệnh trĩ nội hình thành còn liên quan đến một số yếu tố khác:

  • Táo bón mạn tính

  • Tiêu chảy kéo dài

  • Bệnh viêm đại tràng co thắt

  • Bệnh Crohn…

Triệu chứng và giai đoạn phát triển của bệnh trĩ nội

Như vậy, 9 nguyên nhân gây trĩ nội đã có lời giải đáp. Vậy đâu là triệu chứng nhận biết bệnh trĩ nội để chủ động thăm khám, điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Chảy máu hậu môn

  • Đau hậu môn: Cơn đau xuất hiện trong và sau khi đại tiện

  • Chảy máu hậu môn: Bệnh trĩ nội càng nặng thì số lượng máu ra càng nhiều. Giai đoạn nhẹ, chỉ vài giọt máu và phát hiện khi thấm giấy vệ sinh. Giai đoạn nặng, máu bắn thành tia.

  • Cửa hậu môn xuất hiện khối thịt mềm: Xuất hiện khi búi trĩ nội sưng to, sa ra ngoài.

  • Bệnh nhân có cảm giác xót phân dù vừa đại tiện xong

  • Búi trĩ tiết dịch khiến xung quanh hậu môn ẩm ướt, kích ứng, ngứa đỏ và rát

Trên đây là những triệu chứng nhận biết bệnh trĩ nội. Để bệnh nhân hiểu rõ hơn nữa căn bệnh này, xin liệt kê các giai đoạn phát triển của bệnh.

  • Giai đoạn 1: Chảy máu hậu môn là dấu hiệu chính. Ngoài ra, niêm mạc hậu môn xuất hiện vết sưng, viêm nhưng khó nhận thấy.

  • Giai đoạn 2: Búi trĩ phát triển to, có thể bị đẩy ra ngoài sau khi đại tiện và có thể thụt lên được. Một số trường hợp cảm thấy vướng víu, đau khi đại tiện. Máu vẫn chảy, số lượng tăng dần.

  • Giai đoạn 3: Triệu chứng trĩ nội đã khá rõ ràng. Búi trĩ sa ra ngoài thường xuyên, phải dùng tay mới đẩy lên được. Dịch tiết nhiều gây ngứa, kích ứng búi trĩ.

  • Giai đoạn 4: Búi trĩ có kích thước lớn, sa hẳn xuống, nằm thường trực bên ngoài hậu môn. Búi trĩ có thể bị tắc nghẽn, thành cục máu đông bên trong và bị nhiễm trùng, lở loét…

Bệnh trĩ nội nguy hiểm hơn bạn tưởng!

Không chỉ quan tâm nguyên nhân gây trĩ nội, người bệnh còn băn khoăn trĩ nội nguy hiểm như thế nào? Lý do căn bệnh này được cảnh báo mức độ nguy hiểm cao vì triệu chứng khó được nhận biết từ giai đoạn đầu. Đến khi bệnh nặng, xuất hiện biến chứng thì việc điều trị đã muộn. Dưới đây là các biến chứng điển hình:

Thiếu máu

  • Thiếu máu: Búi trĩ sa ra khỏi hậu môn khiến hậu môn bị tổn thương, chảy nhiều máu tươi… Nếu bệnh nhân không can thiệp kịp thời sẽ khiến cơ thể mất máu nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khỏe.

  • Rối loạn chức năng thần kinh: Bệnh kéo dài mãi không khỏi khiến người bệnh luôn căng thẳng, lo âu. Từ đó làm tổn thương hệ thần kinh, suy giảm trí nhớ, thậm chí rối loạn hệ thần kinh trung ương

  • Nhiễm trùng: Búi trĩ sa ra ngoài, việc đại tiện khó khăn. Các loại vi khuẩn từ bên trong tấn công gây nhiễm trùng búi trĩ. Nghiêm trọng nhất là nhiễm trùng máu.

  • Nghẹt búi trĩ: Búi trĩ sưng to, tắc nghẽn đường hậu môn hình thành nên cục máu đông. Người bệnh cảm thấy đau nhức, khó chịu. Bệnh không được điều trị sớm khiến hậu môn nhiễm khuẩn, hoại tử…

  • Ung thư trực tràng: Thực tế, trĩ không trực tiếp gây chết người. Tuy nhiên, việc chủ quan thăm khám bác sĩ để điều trị có thể gián tiếp hình thành ung thư, nguy cơ tử vong rất cao.

Điều trị bệnh trĩ nội bằng những phương pháp nào?

Có thể nói, nguyên nhân gây trĩ nội và phương pháp điều trị hiệu quả là những vấn đề được bệnh nhân quan tâm hàng đầu. Dưới đây là những cách chữa bệnh trĩ nội được nhiều bệnh nhân thực hiện, được bác sĩ chỉ định sử dụng, bạn có thể tham khảo.

1. Chữa bệnh trĩ nội tại nhà bằng thuốc dân gian

Bệnh trĩ nói chung, trĩ nội nói riêng xuất hiện ở khu vực “nhạy cảm”. Chính điều này khiến người bệnh lựa chọn cách chữa tại nhà thay vì đi thăm khám bác sĩ. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian chữa trĩ nội bệnh nhân có thể tham khảo.

  • Rau diếp cá: Bệnh nhân có thể ăn sống hoặc xay ra thành nước để uống. Ngoài ra, đun lá diếp cá với nước để xông hơi hậu môn.

  • Cây lá bỏng: Vì tác dụng thanh nhiệt, cầm máu… Người bệnh trĩ có thể lấy lá cây bỏng giã nhuyễn, đắp vào búi trĩ trước khi ngủ.

  • Phèn chua: Người bệnh lấy phèn chua cho vào chậu nước, đợi phèn tan hoàn toàn. Sau đó, rửa sạch hậu môn bằng nước phèn chua và lau khô bằng khăn sạch.

2. Sử dụng thuốc tây y chữa bệnh trĩ nội

Thuốc tây y được nhiều bệnh nhân áp dụng vì tính hiệu quả nhanh. Tuy nhiên, bệnh nhân cần nhớ, chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Hầu hết thuốc tây y đều để lại tác dụng phụ nên bệnh nhân không tự tiện dùng thuốc hoặc ngừng thuốc. Một số loại thuốc có thể sử dụng:

Thuốc tây y chữa bệnh trĩ nội (Hình ảnh minh họa)

  • Thuốc điều hòa nhu động ruột

Ưu điểm: Ngăn ngừa tiêu chảy và táo bón, giảm áp lực và ngăn chặn sự phát triển của búi trĩ.

Nhược điểm: Lạm dụng thuốc có thể gây mất nước, mất cân bằng điện giải, ảnh hưởng nhu động tự nhiên của ống tiêu hóa.

  • Thuốc làm bền thành mạch

Tác dụng: Làm bền mao mạch, hỗ trợ co búi trĩ, hạn chế chảy máu khi đại tiện…

  • Thuốc co mạch

Tác dụng: Co mạch, giảm lưu lượng máu tuần hoàn ở vùng trực tràng – hậu môn.

Hạn chế: Thuốc chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị trĩ nội giai đoạn 1 và 2. Từ giai đoạn 3 trở đi, thuốc hầu như không còn tác dụng.

3. Điều trị bệnh trĩ nội bằng phương pháp ngoại khoa

Một thực tế phũ phàng rằng, hầu hết bệnh nhân mắc bệnh trĩ nói chung, trĩ nội nói riêng chỉ đi thăm khám khi bệnh đã nặng. Chính điều này khiến việc điều trị mất thời gian, tốn kém chi phí… Đặc biệt, chỉ có thể áp dụng phương pháp ngoại khoa mới hy vọng bệnh được chữa khỏi triệt để.

Cho đến nay, Phòng Khám Đa Khoa An Giang đã và đang áp dụng thành công phương pháp điều trị bệnh trĩ. Nhận được phản hồi tích cực từ phía bệnh nhân. Cụ thể: Đông – tây y kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II

Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II

Ưu điểm:

  • Hạn chế tình trạng chảy máu và đau đớn

  • Kỹ thuật xâm lấn nhỏ, vết thương không lớn, thời gian hồi phục nhanh

  • Tỷ lệ biến chứng và tái phát thấp

  • Thuốc đông y có tác dụng tăng cường sức đề kháng, nhuận tràng, tiêu viêm, thanh lọc cơ thể, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y…

Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết 9 nguyên nhân gây trĩ nội cũng như triệu chứng nhận biết, tác hại và cách điều trị. Để hiểu thêm về ưu điểm của phương pháp xâm lấn tối thiểu HCPT II, vui lòng liên hệ đường dây nóng 0296 398 0000 để được giải đáp miễn phí.