BỆNH GIANG MAI – BỆNH CỦA HÀNG NGÀN THẾ KỶ

Giang mai được biết đến là một trong những bệnh lý cực kỳ nguy hiểm bởi có tốc độ lây lan và những biến chứng khôn lường đối với toàn xã hội. Từng có thời điểm, giang mai trở thành đại dịch trên toàn thế giới. Tìm hiểu thêm những thông tin về bệnh giúp mỗi người biết cách phòng ngừa hiệu quả và có hướng can thiệp kịp thời, đúng hướng.

Bệnh giang mai là gì?

Giang mai có tên gọi khoa học là Syphilis, do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Bệnh chủ yếu lây truyền qua con đường quan hệ tình dục và không loại trừ bất cứ đối tượng nào, kể cả trẻ sơ sinh.

Giang mai là mối đe dọa nguy hiểm của toàn xã hội

Thực tế cho thấy, thời gian ủ bệnh của giang mai ở mỗi người là khác nhau. Nếu bệnh nhân có sức đề kháng yếu thì thời gian phát bệnh diễn ra sớm, khoảng 10 ngày; trong khi đó, nếu bệnh nhân có sức khỏe tốt thì ủ bệnh có thể kéo dài đến 90 ngày. Trung bình, thời gian để triệu chứng bệnh biểu hiện ra bên ngoài nằm trong khoảng từ 21 đến 35 ngày.

Theo các chuyên gia về bệnh xã hội, các vết loét do giang mai gây ra là căn nguyên đẩy bệnh nhân tiến gần hơn với đại dịch thế giới – HIV/AIDS. Do đó, mức độ nguy hiểm của căn bệnh này chỉ xếp sau HIV/AIDS.

Triệu chứng bệnh giang mai qua các giai đoạn phát triển

Theo bác sĩ chuyên khoa Bệnh xã hội tại Phòng khám đa khoa An Giang, bệnh giang mai phát triển qua 4 giai đoạn. Do đó, nhận biết bệnh giang mai thông qua các triệu chứng của từng cấp độ của bệnh:

Giai đoạn 1

Bệnh giang mai nếu được phát hiện và tiến hành điều trị ngay từ giai đoạn này sẽ mang lại kết quả tích cực.

Khoảng 3 - 90 ngày sau khi tiếp xúc với mầm bệnh, cơ thể bắt đầu xuất hiện tổn thương da tại những điểm tiếp xúc với xoắn khuẩn và thường là ở bộ phận sinh dục như: môi lớn, môi bé, âm đạo, cổ tử cung, quy đầu, dương vật hoặc cũng có thể ở lưỡi, khoang miệng nếu quan hệ tình dục bằng miệng.

Những tổn thương ở giai đoạn 1 được gọi là săng giang mai với đặc điểm: viêm loét dạng nông, hình tròn hay bầu dục kích thước 0,3 - 3 cm, bờ nhẵn, màu đỏ hay hồng nhạt, không ngứa, không đau, không có mủ; đáy vết loét bị thâm nhiễm cứng và kèm theo nổi hạch bẹn, sờ vào có cảm giác cứng và không gây đau.

Săng giang mai xuất hiện trên cơ thể ở dạng vết loét nông

Khoảng 3 – 6 tuần kể từ khi các săng giang mai xuất hiện, ngay cả khi không tiến hành điều trị thì các tổn thương tự động biến mất, vi khuẩn lúc này đã ăn vào máu, chuẩn bị cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Khi này, người bệnh lầm tưởng là bệnh đã khỏi nên chủ quan, không đi thăm khám.

Giai đoạn 2

Từ 4 đến 10 tuần sau giai đoạn 1, giai đoạn 2 có những dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai như: toàn thân (thông thường ở mạng sườn, ngực, bụng) hoặc tứ chi có các nốt ban đối xứng, màu hồng hoặc hồng tím như hoa đào (còn gọi là đào ban), không ngứa, khi ấn vào thì mất, không nổi cao trên mặt da và không bong vảy. Các đào ban xuất hiện từ từ trong vòng 1 đến 2 tuần, tồn tại thêm khoảng 1 - 3 tuần, sau đó nhạt màu dần rồi mất đi.

Giang mai giai đoạn 2 có thể xuất hiện các mảng sẩn, nốt phỏng nước, vết loét ở da và niêm mạc với nhiều kích thước khác nhau: bằng hạt đỗ, đinh gim.

Ranh giới của các mảng sẩn hay nốt phỏng nước rõ ràng, màu đỏ như quả dâu, có viền da xung quanh, không liên kết với nhau, dễ bong vảy. Các sẩn mảng ở kẽ da nếu bị cọ sát có thể bị trợt ra, chảy nước chứa nhiều xoắn khuẩn dễ lây nếu tiếp xúc.

Cơ thể mọc đầy những vết ban đỏ là dấu hiệu của bệnh giang mai

So với các loại sẩn hay đào ban thì sẩn mủ ít gặp hơn cả, chủ yếu ở những người nghiện rượu, giống như viêm da mủ nông và sâu. Tại bộ phận sinh dục, chủ yếu là âm hộ và bìu, do ẩm ướt nên phát ban bằng phẳng, rộng, có màu trắng hoặc các tổn thương dạng giống mụn cóc.

Người bệnh giang mai còn có biểu hiện sốt cao, đau họng, cơ thể mệt mỏi, sụt cân liên tục, đau đầu, nổi hạch nhiều; một số trường hợp có triệu chứng viêm gan, viêm thận, viêm khớp, viêm màng xương, viêm dây thần kinh hoặc viêm giác mạc kẽ… và cũng tự động biến mất sau 3 – 6 tuần.

Giai đoạn 3

Giai đoạn 3 còn được gọi là giang mai kín bởi thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh, chỉ được phát hiện thông qua làm các xét nghiệm chuyên môn.

Giang mai giai đoạn 3 được chia thành 2 loại:

- Thời gian tiềm ẩn ngắn (dưới 1 năm): Có thể có một vài triệu chứng để nhận biết bệnh, tốc độ lây bệnh nhanh.

- Thời gian tiềm ẩn kéo dài (trên 1 năm): Không có triệu chứng và tốc độ lây không bằng giang mai tiềm ẩn ngắn.

Giai đoạn tiềm ẩn của giang mai thường không xuất hiện triệu chứng

Giai đoạn 4

Đây là giai đoạn cuối cùng của bệnh giang mai, xảy ra khoảng 3 – 15 năm sau triệu chứng của giai đoạn 1 với 3 hình thức khác nhau là:

Củ giang mai: Xuất hiện trong khoảng 1 đến 46 năm sau khi nhiễm bệnh, thời gian trung bình là 15 năm, có hình cầu hoặc mặt phẳng không đối xứng, màu đỏ hơi ngả tím, nhỏ, mật độ dày, có ranh giới rõ ràng.

Tất cả các củ giang mai đều tiến triển ác tính, gây hoại tử hoặc hoại tử teo hoặc tạo loét, thường để lại sẹo sau khi lành với thời gian khá lâu, ít lây. Nếu bệnh đến giai đoạn này mà không tiến hành chữa trị sẽ đe dọa mạng sống.

Giang mai thần kinh: Là tình trạng phát triển của bệnh có liên quan đến hệ thần kinh trung ương, có thể không có triệu chứng hoặc biểu hiện lâm sàng dưới dạng viêm màng não, hay sự phân ly giữa biến đổi dịch não nếu xảy ra sớm; trường hợp xảy ra muộn sẽ gây tổn thương ngoài viêm màng não, mạch máu não, làm tổn thương não khu trú hoặc làm thoái hóa ở não.

Giang mai thần kinh với các triệu chứng: rối loạn ý thức, động kinh, ảo giác...

Đối với giang mai thần kinh, bệnh thường có biểu hiện từ khoảng 4 đến 25 năm sau khi tiếp xúc mầm bệnh. Bên cạnh các triệu chứng vừa kể, người bệnh sẽ có hiện tượng suy nhược trầm cảm, rối loạn ý thức, động kinh, đột quỵ, thường xuyên xuất hiện ảo giác.

Giang mai tim mạch: Thường xảy ra từ khoảng 10 - 30 năm sau khi nhiễm bệnh. Tại thời điểm này, xoắn khuẩn đã xâm nhập vào hệ tim mạch và gây viêm thành động mạch chủ, phình và hở động mạch chủ.

Trường hợp đặc biệt, xoắn khuẩn giang mai có thể di chuyển vào tim, gây tổn thương và di chứng nghiêm trọng, không thể phục hồi, do đó, người bệnh khó tránh khỏi nguy cơ tử vong.

Chưa từng quan hệ tình dục thì có bị bệnh giang mai không?

Bệnh giang mai chủ yếu lây nhiễm qua việc quan hệ tình dục không an toàn, vậy, nếu chưa từng quan hệ tình dục thì có bị bệnh hay không? Giải đáp vấn đề này, bác sĩ chuyên khoa của Phòng khám đa khoa An Giang đã chỉ ra những con đường lây bệnh giang mai như sau:

Qua đường tình dục

Tương tự các bệnh xã hội khác như: sùi mào gà, lậu, bệnh giang mai cũng có con đường lây bệnh chủ yếu qua quan hệ tình dục.

Do da và niêm mạc của cơ quan sinh dục tương đối mỏng nên trong quá trình tiếp xúc không tránh khỏi tình trạng tổn thương, tạo cơ hội cho xoắn khuẩn tiếp xúc và xâm nhập vào cơ thể thông qua tiết dịch sinh dục của người mang mầm bệnh.

Tất cả các hình thức quan hệ, bao gồm cả quan hệ bằng đường miệng, hay chỉ là hành động vuốt ve đều không tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh nếu đối tác tình dục đang mang vi khuẩn Treponema pallidum.

Hơn 80% bệnh nhân mắc giang mai do quan hệ tình dục không an toàn

Vậy, khi không hành vi giao cấu thì giang mai được lây truyền qua các con đường khác nhau như:

Qua tiếp xúc gián tiếp

Xoắn khuẩn Treponema pallidum có thể lây nhiễm từ người này sang người khác nếu sử dụng chung đồ vật với người bị bệnh như: quần áo, nhất là đồ lót, chăn gối, bàn chải đánh răng, chỉ nha khoa đã qua sử dụng, nhà vệ sinh và khăn tắm…

Một số trường hợp, người khỏe mạnh chỉ cần có vết thương nhỏ mà tiếp xúc với vật dụng có dính mủ, chất dịch hoặc máu của người bệnh giang mai thì rất dễ bị lây nhiễm bệnh.

Qua đường máu

Xoắn khuẩn giang mai có thể tồn tại trong mạch máu người bệnh một thời gian dài. Do đó, các hoạt động như: tiêm thuốc, truyền máu, nhận máu, tiêm chích ma túy… đều có thể làm cho mầm bệnh nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể và phát bệnh.

Bệnh giang mai không chỉ lây truyền qua quan hệ tình dục!

Qua nhau thai và sinh nở

Trong thời gian mang thai, nếu thai phụ bị giang mai mà không được phát hiện và điều trị kịp thời hoặc điều trị không dứt điểm thì vi khuẩn Treponema pallidum có thể thông qua nhau thai xâm nhập vào bào thai làm cho thai nhi nhiễm bệnh giang mai bẩm sinh, thường ở giai đoạn đầu của thai kì.

Trong quá trình sinh nở, nếu thai nhi được sinh theo đường âm đạo của người mẹ nhiễm khuẩn giang mai thì vi khuẩn có thể truyền cho thai nhi, dẫn đến việc đứa trẻ bị nhiễm bệnh.

Hậu quả của bệnh giang mai

Bên cạnh có tốc độ lây lan chóng mặt thì hậu quả của bệnh giang mai đối với toàn xã hội khiến bệnh được xếp vào nhóm những bệnh cực kỳ nguy hiểm.

Khuẩn giang mai xâm nhập vào các cơ quan sinh dục – sinh sản ở nữ và nam giới: âm đạo, tử cung, vòi trứng, quy đầu, rãnh quy đầu… làm cho các bộ phận này mất đi chức năng sinh lý bình thường, ảnh hưởng đến kết quả thụ thai, là nguyên nhân gây vô sinh.

Giang mai làm suy giảm chức năng của các cơ quan sinh dục - sinh sản

Bệnh còn biểu hiện tại các cơ quan khác như: vòm họng, mắt, não bộ.., gây ra bệnh viêm giác mạc, viêm màng kết, viêm dây thần kinh thị giác, viêm võng mạc, viêm xương khớp, thậm chí nguy hiểm hơn là viêm màng não, u não...

Các bộ phận trên cơ thể bị nhiễm bệnh, biểu hiện ra bên ngoài làm bệnh nhân lo lắng, thiếu tự tin, mặc cảm bệnh tật với mọi người xung quanh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả công việc và sinh hoạt hàng ngày.

Phụ nữ mang thai nếu bị bệnh giang mai sẽ có những biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Khuẩn Treponema pallidum có thể khiến chị em bị sảy thai, thai chết lưu, sinh non, khiến thai nhi bị dị tật ngay khi còn trong bụng mẹ…

Giang mai làm ảnh hưởng đến thế hệ sau

Trẻ sơ sinh bị bệnh giang mai thường bị dị tật vĩnh viễn: ngắn xương hàm, vòm họng bị lên cao quá mức, điếc, răng biến dạng, tiêu hóa có vấn đề, nhiều trường hợp trẻ bị tử vong trước khi biết đi.

Bệnh giang mai ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh, gây những hệ lụy nguy hiểm cho thế hệ sau. Do đó, việc phát hiện sớm bệnh là yếu tố góp phần thành công vào hiệu quả chữa bệnh sau này.

Phát hiện giang mai qua những xét nghiệm nào?

Xét nghiệm để phát hiện sớm giang mai giúp người bệnh nhanh chóng tiến hành chữa trị, hạn chế thấp nhất những biến chứng nguy hiểm.

Xét nghiệm sàng lọc RPR

Xét nghiệm RPR được áp dụng với những người có các triệu chứng bệnh lây truyền qua đường tình dục, muốn biết chính xác có phải đã mắc giang mai hay không. Nếu RPR cho kết quả là âm tính (-) thì không bị giang mai, trường hợp RPR cho kết quả dương tính (+) thì có thể đã bị nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu hoặc giai đoạn giang mai kín, có thể kết quả RPR không được chính xác bởi không phải lúc nào cơ thể cũng tạo ra được các kháng thể đặc biệt phản ứng với vi khuẩn Treponema pallidum.

Xét nghiệm sáng lọc RPR để phát hiện sớm bệnh giang mai

Xét nghiệm phản ứng TPHA

Sau khi làm xét nghiệm RPR, nếu kết quả là âm tính (-) chứng tỏ người bệnh không mắc bệnh giang mai. Tuy nhiên, trường hợp dương tính (+) hoặc để kiểm tra chính xác hơn, bệnh nhân có thể làm thêm xét nghiệm định lượng hoặc phản ứng TPHA.

Xét nghiệm này nhằm phân biệt xoắn khuẩn giang mai với các khuẩn bệnh khác, đồng thời theo dõi được tình trạng bệnh trong quá trình hỗ trợ điều trị, đánh giá được phương pháp đang áp dụng có đạt hiệu quả như mong đợi hay không.

Soi trên kính hiển vi

Áp dụng hình thức soi phẩm bệnh được lấy từ vết loét nghi ngờ giang mai dưới kinh hiển vi để phát hiện sự tồn tại của vi khuẩn Treponema pallidum trong cơ thể.

Xét nghiệm dịch não tủy

Trường hợp đã xác định bệnh nhân mắc bệnh giang mai mà xoắn khuẩn đã xâm nhập vào bên trong hệ thần kinh trung ương, gây ra một loạt các biến chứng nguy hiểm thì có thể tiến hành xét nghiệm bệnh giang mai bằng phương pháp kiểm tra dịch não tủy.

Tuy nhiên, việc xét nghiệm hỗ trợ điều trị lúc này chỉ mang tính chất ngăn chặn tình trạng lan rộng của bệnh chứ không thể tiêu diệt hoàn toàn xoắn khuẩn.

Làm các kiểm tra cần thiết để phát hiện sớm mối đe dọa từ giang mai

Xét nghiệm nước ối

Xét nghiệm nước ối được áp dụng đối với những thai phụ mắc bệnh khi đang mang thai. Kiểm tra này nhằm xác định khuẩn giang mai từ mẹ đã truyền cho thai nhi chưa để có biện pháp phòng ngừa.

Khám, chữa bệnh giang mai ở đâu?

Phát hiện và tiến hành tiếp nhận hỗ trợ điều trị sớm bệnh giang mai là điều cần thiết, tuy nhiên, chọn lựa đúng cơ sở chuyên khoa về bệnh xã hội, đặc biệt là nơi hỗ trợ điều trị giang mai hiệu quả thì đó mới là điều cần thiết.

Bệnh nhân có nhu cầu kiểm tra phát hiện và chữa trị bệnh giang mai có thể liên hệ Phòng khám đa khoa An Giang tại địa chỉ 1502A, Trần Hưng Đạo, P. Mỹ Phước,TP. Long Xuyên, An Giang.

Vì sao nên chọn Phòng khám đa khoa An Giang để tiến hành khám, hỗ trợ chữa trị hiệu quả bệnh giang mai?

Đội ngũ bác sĩ: Các bác sĩ chuyên khoa Bệnh xã hội tại Đa Khoa An Giang có chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm trong khám, hỗ trợ điều trị bệnh giang mai hiệu quả.

Thiết bị y tế: Các máy móc phục vụ nhu cầu khám, xét nghiệm và hỗ trợ chữa bệnh xã hội nói chung tại phòng khám được nhập khẩu hoàn toàn từ nước ngoài, đảm bảo yếu tố an toàn, kết quả chính xác và tốt nhất.

Phương pháp điều trị: Tùy theo tình trạng bệnh lý mà bệnh nhân đang gặp phải, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phương pháp phù hợp:

- Điều trị nội khoa: Sử dụng các loại thuốc kháng sinh đặc trị cho giai đoạn đầu của bệnh, có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của xoắn khuẩn, phá hủy cấu trúc gen bệnh, giúp người bệnh dần đẩy lùi những biểu hiện bên ngoài.

Hỗ trợ điều trị giang mai tại Phòng Khám đa khoa An Giang

- Điều trị ngoại khoa: Phương pháp miễn dịch cân bằng đang được phòng khám áp dụng cho những trường hợp bệnh giang mai đã phát triển nặng, điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả như mong muốn.

Đây là quy trình hỗ trợ điều trị bệnh khép kín với các bước như: xét nghiệm, khống chế vi khuẩn, diệt khuẩn và miễn dịch nhằm hạn chế khả năng tái phát bệnh.

Cơ sở vật chất: Khám, chữa trị các bệnh xã hội nói chung cần tiến hành tại những cơ sở có các phòng chức năng kín đáo, đảm bảo an toàn, đầy đủ tiện nghi như ở Phòng Khám đa khoa An Giang, giúp bệnh nhân không còn e dè, thoải mái trao đổi cùng chuyên gia của phòng khám về tình trạng bệnh của mình.

Chi phí khám, chữa bệnh: Tùy thuộc vào tình trạng và phương pháp chữa trị mà mỗi bệnh nhân sẽ phải chi trả mức giá khác nhau. Nhìn chung, những ai từng thăm khám tại Phòng Khám đa khoa An Giang đều nhận xét mức giá của phòng khám phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình.

Bảo mật thông tin: Nhu cầu bảo mật thông tin cá nhân của bệnh nhân là rất cao, nhất là các bệnh xã hội, trong đó có giang mai. Vì vậy, phòng khám chúng tôi đảm bảo mọi dữ liệu cá nhân của bệnh nhân cung cấp không để lọt ra bên ngoài dưới mọi hình thức.

Những lưu ý khi điều trị giang mai tại Phòng Khám đa khoa An Giang

Để kết quả hỗ trợ chữa trị bệnh giang mai được tốt nhất, hạn chế thấp nhất khả năng tái phát có thể xảy đến, bệnh nhân khi tiếp nhận hỗ trợ chữa bệnh tại Đa Khoa An Giang nên lưu ý một số điểm sau:

Cung cấp thông tin đầy đủ và chi tiết

Bệnh nhân đến thăm khám và chữa trị bệnh tại Phòng Khám đa khoa An Giang không nên e ngại mà cần thành thật cung cấp những thông tin với bác sĩ về: bệnh sử, hành vi quan hệ tình dục không lành mạnh, quá trình dùng thuốc, bản thân dị ứng với những loại thuốc nào…để bác sĩ hiểu toàn diện về bệnh tình cũng như có cách điều trị phù hợp.

Cung cấp đầy đủ thông tin cho bác sĩ để có biện pháp hỗ trợ phù hợp

Tuân thủ nghiêm ngặt liệu trình điều trị

Trong quá trình tiếp nhận điều trị giang mai cho bệnh nhân, các bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ lây nhiễm, tình trạng miễn dịch của cơ thể bệnh nhân để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất.

Hỗ trợ điều trị giang mai cần tiến hành sớm và kiên trì, dùng thuốc đúng nguyên tắc và đủ liều; không tự ý bỏ ngang liệu trình vì sẽ làm khuẩn bệnh phát triển trở lại với mức độ nặng hơn, gây khó khăn cho chữa trị sau này.

Thông báo ngay với bác sĩ khi có bất thường

Quá trình điều trị dù bằng phương pháp nào thì bệnh nhân cũng có thể xuất hiện một vài phản ứng phụ như: sốt cao, đau đầu, toàn thân mệt mỏi… Dù là triệu chứng nhỏ nhất thì người bệnh cũng nên thông báo với bác sĩ để có can thiệp kịp thời.

Người bệnh giang mai không nên có thai

Vì mức độ lây nhiễm cũng như biến chứng nguy hiểm cho thai phụ và thai nhi trong quá trình mang thai khi mắc bệnh giang mai, nên các bác sĩ khuyên phụ nữ nếu nghi ngờ mắc bệnh hoặc đang điều trị bệnh thì không nên mang thai.

Kiêng quan hệ tình dục

Người bệnh giang mai giai đoạn đầu không nên quan hệ tình dục vì thời gian này xoắn khuẩn rất dễ xâm nhập vào đối tác tình dục. Tuy nhiên, người bệnh từ 2 năm trở lên cũng cần cố gắng kiêng quan hệ, hoặc có sử dụng biện pháp an toàn và tốt nhất là điều trị dứt điểm bệnh rồi mới kết hôn.

Trong thời gian điều trị không nên quan hệ tình dục, hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho bạn tình

Bắt buộc tái khám định kỳ

Sau khi được bác sĩ chuyên khoa xác nhận khuẩn bệnh không còn phát triển, các xét nghiệm cho kết quả âm tính (-) thì bệnh nhân vẫn nên quay lại Phòng khám đa khoa An Giang để tái khám đúng hẹn nhằm phát hiện những xoắn khuẩn gây bệnh có thể quay lại.

Trên đây là những thông tin tổng quan về bệnh giang mai – mối nguy hiểm của toàn thể xã hội. Nếu nghi ngờ mắc bệnh hay có những băn khoăn cần được giải đáp miễn phí, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số {so} hoặc {nhapvao}