TRĨ NGOẠI CÓ TỰ HẾT KHÔNG? CHUYÊN GIA CHIA SẺ

“Chào bác sĩ, cháu năm nay 20 tuổi, đang còn là sinh viên. Cháu muốn hỏi bác sĩ là trĩ ngoại có tự hết không ạ? Trong một tuần trở lại đây, khi đi cầu cháu thấy hậu môn của mình thường xuyên đau rát, ngứa ngáy và lại còn có chút máu dính trên giấy vệ sinh. Qua tìm hiểu trên mạng cháu biết đây là dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại. Vì cháu là con gái nên rất e ngại đến phòng khám hay bệnh viện. Vậy mong bác sĩ tư vấn và cho cháu lời khuyên. Cháu xin cảm ơn ạ!”

(Bạn Liên_20 tuổi_Sinh viên ĐH Luật).

Chào Liên, Cảm ơn Liên đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Phòng Khám Đa Khoa An Giang. Chúng tôi rất hiểu tâm lý của bạn hiện giờ. Để bạn khỏi lo lắng và băn khoăn nữa, sau đây các bác sĩ tại phòng khám sẽ chia sẻ đôi điều về căn bệnh này.

Trĩ ngoại có tự hết không?

Trĩ ngoại là một trong 3 loại của bệnh trĩ (trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp). Trĩ ngoại xuất hiện ở phía bên dưới đường lược và bên ngoài hậu môn do sự giãn nở quá mức của các tĩnh mạch. Lâu dần sẽ hình thành nên các búi thịt thừa, hay còn gọi là búi trĩ ngoại.

Hiện nay, bệnh trĩ nói chung và trĩ ngoại nói riêng đang ngày càng phổ biến ở mọi lứa tuổi. Không chỉ riêng bạn Liên mà có rất nhiều người đều tỏ ra băn khoăn không biết trĩ ngoại có tự khỏi không. Với thắc mắc này, các chuyên gia hậu môn – trực tràng khẳng định rằng, trĩ ngoại cũng như các bệnh về hậu môn – trực tràng nếu không có phương pháp điều trị phù hợp thì không thể tự khỏi được.

Nếu bệnh để lâu, không chỉ khiến người bệnh phải chịu nhiều đau đớn mà còn làm cho tình trạng bệnh thêm nặng hơn, có nguy cơ hoại tử hậu môn. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị mất máu nhiều do tình trạng chảy máu khi đi đại tiện, khiến cơ thể luôn mệt mỏi, suy giảm trí nhớ và thể lực, ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và cuộc sống hàng ngày.

Như vậy, mặc dù trĩ ngoại không gây tử vong nhưng nếu không chữa trị sớm lại gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, khi mắc phải trĩ ngoại bạn không nên chủ quan, chờ đợi trĩ ngoại tự hết mà hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và có phương pháp điều trị hiệu quả.

Trĩ ngoại cần phải điều trị như thế nào?

Theo các bác sĩ chuyên khoa hậu môn – trực tràng, để chữa trĩ ngoại hiệu quả thì cần phải căn cứ vào nguyên nhân cũng như mức độ tình trạng của bệnh.

Đối với bệnh trĩ ngoại ở giai đoạn đầu thì việc điều trị khá đơn giản. Bạn có thể chữa bệnh trĩ ngoại bằng thuốc nam hoặc sử dụng thuốc kháng sinh. Các loại thuốc kháng sinh có thể là thuốc uống hoặc thuốc bôi, tuy nhiên khi bệnh nhân sử dụng thuốc phải có sự chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ, tránh những trường hợp xấu xảy ra.

Còn đối với trĩ ngoại ở mức độ nặng thì cách tốt nhất là bệnh nhân nên tiến hành phẫu thuật cắt trĩ. Trước đây, việc cắt trĩ còn nhiều hạn chế như gây đau, để lại sẹo, có nguy cơ tái phát…Nhưng với sự tiến bộ của nền y học hiện nay thì phương pháp HCPT đã ra đời và mang lại hiệu quả vượt trội. Với kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, phương pháp này đã có những ưu thế sau: thời gian phẫu thuật ngắn, không gây đau đớn, mức tổn thương nhỏ, không làm ảnh hưởng đến các bộ phận xung quanh, vết thương phục hồi nhanh và đặc biệt tránh tái phát trở lại. Từ khi áp dụng HCPT vào điều trị trĩ ngoại, Phòng Khám Đa Khoa An Giang đã giúp đông đảo bệnh nhân thoát khỏi căn bệnh phiền toái này.

Bạn Liên thân mến, bệnh trĩ không thể tự khỏi được. Vì thế, để tránh những nguy hại mà bệnh có thể gây ra bạn nên chủ động đến các cơ sở y tế tin cậy để chữa trị bệnh. Chúng tôi khuyên bạn nên đến Phòng Khám Đa Khoa An Giang để điều trị bệnh. Bởi đây là nơi hội tụ đội ngũ y bác sỹ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp bạn chẩn đoán cũng như điều trị bệnh chính xác, hiệu quả nhất. Hơn hết, với mô hình 1 bác sĩ – 1 bệnh nhân, bạn hoàn toàn được bảo mật thông tin cá nhân, giải quyết tâm lý e ngại của bạn.

Trên đây là những giải đáp của các bác sỹ tại Phòng Khám Đa Khoa An Giangđến bạn Liên cũng như toàn thể bạn đọc về vấn đề “trĩ ngoại có tự hết không”. Nếu bạn muốn đặt lịch hẹn thăm khám trực tiếp, hãy gọi ngay đến số điện thoại 0296 398 0000 hoặc chat với các bác sỹ của chúng tôi để được tư vấn chi tiết.