NỨT KẼ HẬU MÔN LÀ BỆNH GÌ? TÁC HẠI CỦA NỨT KẼ HẬU MÔN?

Chào bác sỹ! Một tuần nay, tôi thường xuyên bị đau rát hậu môn, nhất là khi đi đại tiện, cảm giác đau nhói như rách hậu môn khiến tôi rất mệt mỏi, không dám đi vệ sinh. Tôi có tìm hiểu trên mạng và biết được đây có thể là nứt kẽ hậu môn. Mong bác sỹ tư vấn kĩ hơn về căn bệnh này giúp tôi. Tôi cảm ơn!

(Hoàng Văn Triều, 50 tuổi, An Giang)

Trả lời:

Trước tiên, chúng tôi xin cảm ơn chú Triều đã tin tưởng và gửi thắc mắc tới Phòng Khám Đa Khoa An Giang. Để hiểu hơn về căn bệnh này, mời chú theo dõi những thông tin chia sẻ của các bác sỹ chuyên khoa hậu môn trực tràng của chúng tôi trong bài viết dưới đây.

Nứt kẽ hậu môn là bệnh gì?

Biểu hiện bệnh nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là căn bệnh phổ biến ở vùng hậu môn trực tràng, hình thành do niêm mạc da ống hậu môn bị viêm loét tạo thành vết nứt dài khoảng 0.5 – 1cm ở nếp gấp hậu môn, khó khép lại và gây đau nhức cho người bệnh.

Nứt kẽ hậu môn có thể xảy ra ở mọi đối tượng không phân biệt giới tính và độ tuổi. Tuy nhiên, tỷ lệ nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giới.

Dấu hiệu nhận biết nứt kẽ hậu môn

Người mắc bệnh nut ke hau mon thường có những dấu hiệu nhận biết dưới đây:

  • Hậu môn xuất hiện vết nứt, xung quanh vết nứt bị tấy đỏ.

  • Có cảm giác đau nhức, ngứa rát khi đại tiện, đặc biệt đau nhói như dao cắt khi phân ra ngoài.

  • Chảy máu hậu môn, lượng máu ít, có thể lẫn trong phân hoặc dính trên giấy vệ sinh.

  • Ở giai đoạn nặng tình trạng chảy máu nhiều hơn, hậu môn bị viêm nhiễm và tiết dịch nhầy.

Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn

Các bác sỹ tại Phòng Khám Đa Khoa An Giang cho biết: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nut ke hau mon, nhưng chủ yếu là do:

  • Chế độ ăn uống không hợp lý: Những người thường xuyên ăn đồ cay nóng, thực phẩm chứa nhiều Cholesterol, Lipit, sử dụng đồ uống có ga, chất kích thích,... dễ bị táo bón gây nứt kẽ hậu môn.

Thường xuyên ăn đồ cay nóng dễ bị nứt kẽ hậu môn

  • Táo bón, kiết lị: Đây là nguyên nhân chính gây nứt kẽ hậu môn. Khi bị táo bón hoặc kiết lị người bệnh thường dùng sức đề đẩy phân ra ngoài. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến ống hậu môn bị tổn thương gây nứt kẽ hậu môn.

  • Quan hệ tình dục bằng hậu môn: Hậu môn là bộ phận nhỏ, hẹp, tập trung nhiều tĩnh mạch và dây thần kinh cảm giác. Do đó, khi quan hệ bằng hậu môn liên tục và mạnh bạo sẽ khiến ống hậu môn bị rách và viêm loét, gây nứt kẽ hậu môn.

  • Phụ nữ mang thai: Khi mang thai, ổ bụng của người phụ nữ phải chịu một trọng lượng lớn, chúng chèn ép trực tiếp lên hậu môn khiến các tĩnh mạch hậu môn bị căng giãn, sưng phồng quá mức gây nứt kẽ hậu môn.

  • Một số nguyên nhân khác: Mắc bệnh Crohn, mang vác quá nặng, đứng ngồi trong thời gian dài, tiểu sử phẫu thuật các bệnh lý vùng hậu môn trực tràng.

Tác hại của nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn không nguy hiểm, nhưng nếu để lâu sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sinh hoạt và công việc của người bệnh. Cụ thể là:

  • Gây thiếu máu, suy giảm trí nhớ.

  • Viêm nhiễm hậu môn.

  • Giảm hiệu quả công việc.

  • Biến chứng thành một số bệnh lý khác vùng hậu môn trực tràng như: Bệnh apxe hậu môn, rò hậu môn, viêm trực tràng,…

>>> Lời khuyên: Theo như miêu tả của chú Triều thì tình trạng nứt kẽ hậu môn của chú đang ở giai đoạn nhẹ, quá trình điều trị rất đơn giản và chi phí thấp. Do đó, chú nên đến ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị sớm, tránh để lâu bệnh trở nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ của các bác sỹ tại Phòng Khám Đa Khoa An Giang về bệnh nứt kẽ hậu môn sẽ giúp chú Triều hiểu rõ về bệnh. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại 0296 398 0000 – 0296 398 0000 hoặc nhấp vào khung chát ở phía bên dưới, các bác sỹ của chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của chú.