HIỆN TƯỢNG ĐI CẦU RA MÁU TƯƠI LÀ BỆNH GÌ?

Đi cầu ra máu tươi là hiện tượng phổ biến ở Việt Nam, tuy nhiên không phải ai cũng biết được mối nguy hiểm tiềm ẩn đằng sau nó. Hiện tượng đi cầu ra máu tươi có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý vùng hậu môn trực tràng vô cùng nguy hiểm, đe dọa tới tính mạng người bệnh. Vậy hiện tượng đi cầu ra máu tươi là bệnh gì?

Hiện tượng đi cầu ra máu tươi là bệnh gì?

Hiện tượng đi cầu ra máu tươi là bị bệnh gì? Các bác sỹ tại Phòng Khám Đa Khoa An Giang cho biết: Người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan với hiện tượng đi cầu ra máu tươi. Bởi vì, đây có thể là triệu chứng của một số bệnh lý ở hậu môn trực tràng như:

  • Bệnh trĩ: Bệnh trĩ là tình trạng các đám tính mạch hậu môn bị căng giãn quá mức, xung huyết tạo thành các búi trĩ. Khi các búi trĩ phát triển, gây đau đớn, ngứa rát và chảy máu hậu môn. Ban đầu, máu chảy kín đáo, có màu đỏ tươi, máu chảy theo phân hoặc dính trên giấy vệ sinh. Sau một thời gian, tình trạng chảy máu hậu môn trầm trọng hơn, máu chảy thành giọt hoặc phun thành tia. Nếu không chữa trị sớm, bệnh trở nặng, búi trĩ sa ra ngoài hậu môn, gây ra tình trạng chảy máu không kiểm soát mỗi khi người bệnh đi lại, ngồi xuống, đại tiện.

  • Nứt kẽ hậu môn: Tình trạng nứt kẽ hậu môn thường hình thành do táo bón, đại tiện khó, quan hệ tình dục bằng hậu môn,… gây chèn ép lên niêm mạc ống hậu môn, dẫn đến tình trạng nứt kẽ hậu môn. Khi bị nứt kẽ hậu môn, người bệnh sẽ có hiện tượng đi cầu ra máu tươi và có cảm giác đau nhói như dao cắt mỗi khi phân ra ngoài.

  • Polyp hậu môn: Hình thành do sự phát triển quá mức của niêm mạc hậu môn, tạo thành các khối u có hình tròn hoặc hình elip nằm trong ống hậu môn hoặc đường ruột. Khi các khối polyp phát triển, kích thước lớn hơn sẽ gây chảy máu mỗi khi đại tiện. Tuy nhiên, người mắc bệnh polyp, tình trạng chảy máu ít hơn so với bệnh trĩ.

  • Viêm đại trực tràng: Viêm đại trực tràng là bệnh hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm, có thể gây tử vong cho người bệnh. Khi bị viêm đại trực tràng, người bệnh luôn cảm thấy đau hạ vị, đại tiện nhiều lần, phân kèm máu tươi và dịch nhầy.

Phòng tránh đi cầu ra máu tươi

- Tăng cường tập thể dục thể thao thường xuyên: Mỗi ngày bạn nên dành 30 phút để tập những bài thể dục nhẹ nhàng có lợi cho hệ thống tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch.

- Chế độ ăn uống khoa học: Bữa ăn phải đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây tươi và uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

- Tạo thói quen đi cầu vào buổi sáng mỗi ngày. Khi đi cầu, bạn không nên đọc sách báo, sử dụng điện thoại,…

- Không nên ngồi đứng trong thời gian quá dài, mang vác nặng thường xuyên.

Điều trị đi cầu ra máu tươi hiệu quả

Để điều trị bệnh hiệu quả, trước tiên bạn cần đến cơ sở y tế uy tín thăm khám, các bác sỹ sẽ nội soi, siêu âm để tìm ra nguyên nhân gây ra hiện tượng đi cầu ra máu tươi là bệnh gì và tình trạng bệnh ở giai đoạn nào. Sau đó, các bác sỹ sẽ điều trị bằng phương pháp HCPT. Đây là phương pháp xâm lấn tối thiểu hiện đại nhất, nhập khẩu từ Mỹ. HCPT sử dụng sóng điện cao tần để sản sinh nhiệt độ từ 80 – 900°C, làm đông và thắt nút các mạch máu nhanh chóng, giúp loại bỏ tác nhân gây bệnh. Hơn nữa, HCPT khắc phục được tất cả những khuyết điểm của các phương pháp trước đó như: Thời gian điều trị ngắn (15 – 20 phút), độ chính xác cao, an toàn, ít đau, không chảy máu, không tổn thương vùng xung quanh, khả năng hồi phục nhanh và độ thẩm mỹ cao, không để lại sẹo.

Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn biết được hiện tượng đi cầu ra máu tươi là bệnh gì. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay theo số điện thoại 0296 398 0000 , các bác sỹ tại Phòng Khám Đa Khoa An Giang luôn sẵn sàng giải đáp mọi băn khoăn, thắc mắc giúp bạn.