TỔNG HỢP TẤT CẢ THÔNG TIN VỀ BỆNH TRĨ NGOẠI

Bệnh trĩ ngoại là bệnh lý phổ biến thuộc khu vực hậu môn – trực tràng. Khác trĩ nội, trĩ ngoại có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường ngay từ giai đoạn mới phát. Có thể không nguy hiểm tính mạng nhưng trĩ ngoại ảnh hưởng cuộc sống, công việc, nhịp sinh hoạt bệnh nhân… Dựa vào mức độ và khả năng đáp ứng, bệnh lý này có thể được điều trị bằng biện pháp nội khoa hoặc ngoại khoa.

Bệnh trĩ ngoại là như thế nào? Các cấp độ bệnh

Bệnh trĩ ngoại là tình trạng phình giãn đám rối tĩnh mạch ở dưới đường lược, gây ra hiện tượng ứ huyết và hình thành búi trĩ (nằm ngoài ống hậu môn). Trong khi trĩ nội – tình trạng phình giãn tĩnh mạch xảy ra ở trên đường lược (nằm sâu trong ống hậu môn).

Khi quan sát búi trĩ ngoại bằng mắt thường, bệnh nhân có thể dễ dàng nhìn thấy tĩnh mạch trĩ rất nhỏ, mảnh, chồng chéo lên nhau.

Trĩ ngoại

Trĩ ngoại chứa dây thần kinh cảm giác.Vì vậy, người bệnh luôn có cảm giác khó chịu, vướng víu, ngứa, không thoải mái… ở hậu môn. Bệnh không được điều trị sớm và dứt điểm có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm như thiếu máu mạn tính, viêm nhiễm hậu môn, giảm ham muốn tình dục, giảm trí nhớ, ung thư đại trực tràng…

1. Bệnh trĩ ngoại giai đoạn đầu

Trĩ ngoại giai đoạn đầu là cấp độ nhẹ nhất của bệnh. Dấu hiệu chưa có nhiều, búi trĩ mới hình thành, chủ yếu là đau và ra máu khi đại tiện… Tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan. Trĩ độ 1 không được chữa trị sớm sẽ chuyển sang trĩ độ 2, 3, 4 rất nguy hiểm.

2. Bệnh trĩ ngoại cấp độ 2

Trĩ ngoại độ 2 là giai đoạn kế tiếp, cũng là giai đoạn phát triển của trĩ ngoại độ 1. Giai đoạn này, búi trĩ sa ra ngoài ống hậu môn khi rặn, có thể tự co lại mà không cần sử dụng tay. Bệnh nhân thấy dấu hiệu vướng víu ở hậu môn, hậu môn tiết dịch hôi tanh, đại tiện ra máu…

Trĩ ngoại độ 2 nếu không điều trị sớm sẽ thấy đau nhức hậu môn hơn nhiều so với trĩ nội độ 2, vì búi trĩ nằm bên ngoài hậu môn.

Các cấp độ trĩ ngoại

3. Bệnh trĩ ngoại độ 3

Trĩ ngoại độ 3 được xem là giai đoạn nặng và nguy hiểm của trĩ ngoại. Giai đoạn này, búi trĩ sa ra khi rặn đại tiện và ngồi xổm nhưng không tự co được mà phải dùng tay đẩy vào.

Ngoài ra, bệnh nhân ngứa, đau rát, thậm chí có mùi hôi và chảy nhiều máu khi đại tiện. Mùi hôi do bên trong búi trĩ ngoại chứa dịch mủ.

4. Bệnh trĩ ngoại cấp độ 4

Trĩ ngoại độ 4 là giai đoạn nặng nhất của bệnh. Lúc này, búi trĩ sa thường xuyên ngay cả khi đi bộ và vận động, không thể co vào ống hậu môn ngay cả khi dùng tay. Giai đoạn này, nguy cơ biến chứng tới sức khỏe như hoại tử, áp-xe hậu môn, viêm hậu môn, ung thư đại trực tràng…

Đi tìm nguyên nhân bị bệnh trĩ ngoại

Nguyên nhân dẫn tới bệnh trĩ ngoại là do hệ tĩnh mạch của trực tràng thường xuyên phải chịu áp lực, bị tụ máu hoặc viêm dẫn tới sưng phồng. Tình trạng này được hình thành là do những yếu tố:

  • Táo bón kéo dài: Táo bón mạn tính làm tăng áp lực và ma sát lên tĩnh mạch khiến cơ quan này bị giãn, ứ huyết và hình thành cấu trúc dạng búi.

  • Ngồi nhiều: Theo thống kê, trĩ nói chung, trĩ ngoại nói riêng xảy ra ở người ngồi trong thời gian dài (nhân viên văn phòng). Tư thế này làm tăng áp lực lên vùng thắt lưng và hậu môn, từ đó gây ra các vấn đề như thoái hóa cột sống, bệnh trĩ, táo bón,…

  • Do chế độ ăn uống: Nhiều chất béo, gia vị, ít chất xơ, ăn uống quá mức, dung nạp nhiều cà phê, cồn… dẫn tới táo bón.

  • Vận động nặng trong thời gian dài: Lao động nặng nhọc hoặc luyện tập quá mức khiến cơ thắt và tĩnh mạch hậu môn bị đè nén quá mức và có nguy cơ phình giãn cao.

  • Tác nhân khác: Trĩ ngoại khởi phát còn do yếu tố chủng tộc, di truyền, mắc bệnh chuyển hóa (tiểu đường, gút), do mang thai, hành kinh, rối loạn nội tiết…

Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không là mối lo lắng của nhiều bệnh nhân. Tương tự như nhiều loại trĩ khác, trĩ ngoại ban đầu không có gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc chủ quan không thăm khám và điều trị sớm có thể mang đến cho bệnh nhân nhiều biến chứng rủi ro.

  • Trĩ ngoại tắc mạch: Biến chứng xảy ra khi mạch máu trong búi trĩ bị vỡ, chảy máu và hình thành cục máu đông. Máu đông làm cản trở quá trình tuần hoàn khiến búi trĩ bị viêm, sưng, phù nề và gây đau dữ dội.

  • Thiếu máu mãn tính: Ngoài triệu chứng chảy máu khi đại tiện, tình trạng này còn diễn ra do ma sát với quần áo. Chảy máu búi trĩ kéo dài không chỉ gây đau đớn, tăng nguy cơ viêm nhiễm mà còn gây ra chứng thiếu máu mãn tính.

  • Nghẹt búi trĩ: Biến chứng này thường xảy ra ở trường hợp trĩ ngoại độ 4. Búi trĩ sa ra ngoài lâu ngày có thể khiến cơ thắt hậu môn co thắt mạnh, gây nghẽn mạch máu, dẫn đến hiện tượng phù nề và đau đớn.

  • Hoại tử búi trĩ: Hoại tử búi trĩ là biến chứng do nghẹt búi trĩ và trĩ ngoại tắc mạch không được điều trị triệt để. Búi trĩ hoại tử thường gây đau đớn dữ dội và ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe bệnh nhân.

Bệnh trĩ ngoại có tự khỏi được không?

Bệnh trĩ ngoại có tự khỏi được không là vấn đề nhiều bệnh nhân quan tâm. Với tâm lý ngại đi khám chữa vì bệnh nằm ở khu vực “nhạy cảm”. Thực tế, trĩ ngoại hình thành do yếu tố thói quen sinh hoạt, làm việc, ăn uống thiếu khoa học…

Nếu ở giai đoạn mới khởi phát, bệnh nhân bị trĩ ngoại chịu khó điều chỉnh lối sống tích cực, chế độ ăn uống lành mạnh… thì bệnh có thể tự lành.

Tuy nhiên, hầu hết bệnh được phát hiện khi đã vào giai đoạn 2, 3 nên không thể tự khỏi. Các tĩnh mạch vùng hậu môn lúc này đã bị xơ hóa. Hoàn toàn không thể trở lại như bình thường được nữa. Vì vậy, giải pháp hữu hiệu chỉ có thể điều trị bằng chuyên khoa mới ổn định.

Đặc biệt, bệnh trĩ nói chung, trĩ ngoại nói riêng chắc chắn được chữa khỏi triệt để và không gây biến chứng nếu khám chữa kịp thời. Điều quan trọng là bệnh nhân phải lựa chọn địa chỉ chuyên khoa uy tín, chất lượng, đội ngũ bác sĩ lành nghề, nhiều năm kinh nghiệm…

Cách chữa bệnh trĩ ngoại hiệu quả

Hiện nay, có nhiều cách điều trị trĩ ngoại được áp dụng. Trước khi tiến hành thực hiện bất cứ phương pháp nào, người bệnh cần phải trải qua một quá trình thăm khám, nội soi trực tràng – hậu môn, xét nghiệm kỹ để tìm hiểu tác nhân, xác định mức độ bệnh. Từ đó lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.

1. Chữa bệnh trĩ ngoại bằng phương pháp dân gian

Cách chữa bệnh trĩ dân gian nhận được sự quan tâm của không ít bệnh nhân khi có nhu cầu điều trị tại nhà. Hầu hết bài thuốc dân gian lành tính, an toàn với người sử dụng, đặc biệt tiết kiệm chi phí...

Trị bệnh trĩ ngoại bằng rau diếp cá

Cách thực hiện: Lá diếp cá rửa sạch, đun sôi rồi dùng xông hậu môn. Phần bã dùng để đắp trực tiếp lên hậu môn. Có thể sử dụng rau diếp cá tươi rửa sạch, giã nhỏ cùng ít muối sạch, đắp lên hậu môn và dùng băng cố định lại.

Rau diếp cá chữa trĩ ngoại

Chữa bệnh trĩ ngoại bằng dầu dừa

Cách thực hiện: Dầu dừa vô cùng đơn giản, người bệnh có thể uống dầu dừa trực tiếp. Hoặc sử dụng dầu dừa thoa lên vùng hậu môn đã được vệ sinh sạch sẽ hoặc dùng dầu dừa trong chế biến món ăn. Dù áp dụng theo cách nào, bạn cũng cần lưu ý, hãy chọn loại dầu dừa nguyên chất, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không bị lẫn tạp chất.

Chữa bệnh trĩ ngoại bằng lá trầu không

Cách chữa trĩ ngoại tại nhà với lá trầu không:

  • Cách 1: Dùng lá trầu không rửa sạch, đun sôi, để nguội bớt rồi ngâm hậu môn trực tiếp vào nước này.

  • Cách 2: Lá trầu không mang rửa sạch, vò nát đun sôi, cho thêm ít muối và dùng để xông trực tiếp thành hậu môn.

Chú ý: Chữa trĩ ngoại bằng phương pháp dân gian là phương pháp chữa bệnh trĩ ngoại không cần phẫu thuật, đòi hỏi sự kiên trì của người sử dụng. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ hiệu quả với những trường hợp trĩ độ 1 (trĩ nhẹ). Với những trường hợp sử dụng không hiệu quả hoặc trĩ ở giai đoạn nặng, bệnh nhân cần sử dụng phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa.

2. Bệnh trĩ ngoại uống thuốc có hết không?

Điều trị bệnh trĩ ngoại bằng thuốc phổ biến với 2 loại tây y và đông y. Thực tế, hầu hết các loại thuốc điều trị bệnh trĩ nói chung được chỉ định và sử dụng khi trĩ ở mức độ nhẹ, trĩ mới xuất hiện. Chẳng hạn như trĩ độ 1, độ 2, trĩ ngoại giai đoạn đầu, triệu chứng chưa nghiêm trọng.

Thông thường, các loại thuốc tây y cho tác dụng khá nhanh, hiệu quả cao, giảm triệu chứng tốt... Tuy nhiên, thuốc tây y thường để lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Khi ngưng sử dụng thuốc thì bệnh có nguy cơ tái phát trở lại.

Tuy nhiên, thuốc đông y thường cho hiệu quả muộn, tác dụng về lâu về dài, đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì sử dụng thuốc. Người bệnh phải dùng thuốc trong thời gian dài và liên tục. Nếu dừng giữa chừng có thể phải bắt đầu lại đợt mới.

3. Cách chữa bệnh trĩ ngoại hiệu quả nhất bằng phương pháp ngoại khoa

Phương pháp ngoại khoa áp dụng trong điều trị trĩ ngoại độ 3, độ 4. Khi các phương pháp nội khoa không mang lại tác dụng tích cực. Hiện nay, Phòng Khám Đa Khoa An Giang đang áp dụng phương pháp ngoại khoa đông – tây y kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II nhận được phản hồi tốt từ phía bệnh nhân, sự đánh giá cao từ giới chuyên môn.

Phương pháp chữa bệnh trĩ ngoại HCPT II

Phương pháp này có nhiều ưu điểm vượt trội so với phương pháp truyền thống:

  • Giảm thiểu tình trạng đau đớn và chảy máu

  • Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, vết thương nhỏ, thời gian hồi phục vết thương nhanh chóng

  • Tỷ lệ biến chứng và tái phát gần như bằng 0

  • Thuốc đông y có tác dụng tăng cường sức đề kháng, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y, nhuận tràng, phòng tránh táo bón, tiêu viêm, thanh lọc cơ thể...

Bệnh trĩ ngoại nên kiêng ăn gì?

Bệnh trĩ ngoại nên kiêng ăn gì là điều bệnh nhân quan tâm rất nhiều. Bên cạnh những thực phẩm tốt cho cơ thể con người. Vẫn còn đó những thực phẩm mà bệnh nhân trĩ cần tránh xa. Dưới đây là những thực phẩm bệnh nhân trĩ cần kiêng.

  • Rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích như cà phê, trà đặc...

  • Đồ ăn cay nóng, đồ chiên dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn. Khiến niêm mạc dạ dày bị kích thích, khiến tình trạng táo bón nặng hơn

  • Kiêng đồ uống chứa gas, vì nó làm tăng áp lực trong thành ruột, khiến bệnh nhân khó chịu trong bụng

  • Đồ ngọt, ngũ cốc tinh chế. Những thực phẩm này gây ngứa hậu môn, dẫn tới táo bón,...

  • Thức ăn khô, cứng

Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết bệnh trĩ ngoại là gì, nguyên nhân, tác hại cũng như phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Để biết thêm về kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II, vui lòng liên hệ đường dây nóng 0296 398 0000 để được bác sĩ chuyên khoa giải đáp miễn phí.