ĐI NGOÀI RA MÁU TƯƠI NHƯNG KHÔNG ĐAU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau là một trong những bệnh về đường tiêu hóa rất thường gặp ở nhiều người. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới đi ngoài ra máu tươi, tuy nhiên, tùy theo từng nguyên nhân mà người bệnh có những biểu hiện đi kèm khác. Vậy, bệnh có nguy hiểm không? Bài viết sau đây, các bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa An Giang sẽ cung cấp tới bạn đọc những thông tin cần thiết về vấn đề này.

Đi cầu ra máu tươi bị bệnh gì?

Đi cầu ra máu tươi (đi ngoài ra máu tươi) là hiện tượng người bệnh khi đi đại tiện phát hiện ra máu bám ở phân hoặc dính trên giấy vệ sinh. Số lượng máu chảy ra nhiều hay ít, màu sắc của máu đỏ thẫm hay đỏ tươi còn phụ thuộc vào mức độ bệnh cũng như bệnh lý mắc phải của từng người. Hiện tượng này có thể là dấu hiệu cảnh báo người bệnh đang mắc phải bệnh lý vùng hậu môn trực tràng.

Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau

Đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt

Đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt là tình trạng không hiếm gặp, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, cảnh báo nhiều dấu hiệu nguy hiểm:

  • Bệnh trĩ: Căn bệnh phổ biến trong các bệnh hậu môn trực tràng với những biểu hiện như: máu tươi lẫn trong phân hay nhỏ giọt, ngứa ngáy, đau nhức hậu môn.

  • Polyp đại tràng, trực tràng: Polyp là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh bị xuất huyết, máu tươi chảy thành giọt. Polyp thường hình thành ở phía trong nên người bệnh rất khó nhận biết, đến khi bệnh tiến triển, ra máu mới thăm khám và chữa trị.

  • Nứt kẽ hậu môn: Một trong những nguyên nhân khiến nứt kẽ hậu môn là táo bón. Táo bón làm cho người bệnh phải dùng hết sức để tống phân ra ngoài khiến các cơ quanh hậu môn bị căng giãn quá mức, khiến máu lẫn vào phân tạo thành những vết rách.

  • Viêm loét đại trực tràng: Biểu hiện của bệnh là chảy máu khi đi đại tiện, có cảm giác muốn đi ngoài nhiều lần. Bệnh không được thăm khám và điều trị sớm sẽ khiến hẹp đại tràng, áp xe hậu môn…

Vì vậy, đối với các bệnh hậu môn- trực tràng, bệnh nhân cần lưu ý thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt, tránh biến chứng khiến bệnh trở nên khó chữa.

Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau có nguy hiểm không?

Các bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa An Giang cho biết: Thông thường, khi đi đại tiện ra máu người bệnh thường không có cảm giác đau đớn, nên thường chủ quan mà không tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, khi bệnh lý vùng hậu môn ở giai đoạn đầu chỉ có dấu hiệu đại tiện ra máu mà không gây đau đớn, người bệnh chỉ đi thăm khám và điều trị bệnh khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng. Khi bị đi ngoài ra máu nhưng không đau đồng nghĩ với việc người bệnh phải đối mặt với những nguy hiểm sau:

  • Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau là dấu hiệu bệnh trĩ: Một trong những dấu hiệu đầu tiện của bệnh trĩ là tình trạng đại tiện ra máu. Ban đầu, lượng máu có thể rất ít, người bệnh chỉ vô tình phát hiện máu dính ở giấy vệ sinh hoặc dính trên phân sau khi đi đại tiện. Tuy nhiên, về sau lượng máu sẽ chảy ra với số lượng nhiều hơn, kèm theo cảm giác đau rát, ngứa ngáy hậu môn khó chịu.

  • Polyp hậu môn: Polyp hậu môn là tình trạng tăng sinh quá mức của niêm mạc hậu môn và trực tràng dẫn tới việc hình thành khối u trong lòng hậu môn. Biểu hiện ban đầu của bệnh polyp hậu môn là tình trạng đại tiện ra máu. Tình trạng này sẽ liên tục kéo dài và ngày càng nặng nề hơn. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của bệnh polyp hậu môn, người bệnh sẽ không có cảm giác đau đớn và khó chịu. Những cảm giác này chỉ xuất hiện chủ yếu khi bệnh polyp đã phát triển mạnh và các khối polyp bị nhiễm trùng, sưng tấy…

  • Nứt kẽ hậu môn: Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh nứt kẽ hậu môn là đại tiện ra máu, cảm giác đau đớn, sưng tấy tại hậu môn. Cơn đau kéo dài khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính.

  • Táo bón: Biểu hiện của hầu hết người bị táo bón là phân rất khô và cứng, người bệnh phải rặn mạnh mới đẩy được khối phân ra ngoài, kèm theo táo bón ra máu… Táo bón nếu không được khắc phục và điều trị kịp thời, có thể dẫn tới nhiều bệnh khác nhau như: Bệnh trĩ, polyp hậu môn, nứt kẽ hậu môn, viêm hậu môn, ung thư đại trực tràng…

  • Thiếu máu: Thiếu máu là hiện tượng thường gặp của hầu hết người bị đại tiện ra máu. Nếu tình trạng thiếu máu kéo dài và không có biện pháp điều trị triệt để, có thể dẫn tới rất nhiều hệ lụy nguy hiểm như: Choáng, ngất, đau đầu, cơ thể mệt mỏi…

Vì thế, khi thấy dấu hiệu đại tiện ra máu, bệnh nhân nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán đúng bệnh lý đang mắc phải để có phương hướng điều trị kịp thời.

Cách chữa đi đại tiện ra máu

Để chữa đại tiện ra máu, đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau hiệu quả, người bệnh cần kết hợp điều trị theo chỉ định của bác sĩ kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý:

Ăn nhiều rau củ quả

  • Ăn nhiều rau xanh, củ, quả, thức ăn làm mềm phân

  • Tránh làm các công việc nặng, tránh ngồi lâu, đứng nhiều

  • Hạn chế uống rượu bia, thức ăn nóng, đồ ăn khô

  • Đi vệ sinh đều đặn, vệ sinh giữ sạch vùng hậu môn. Khi đi đại tiện không nên ngồi lâu hoặc rặn mạnh.

  • Luyện tập thể dục thể thao đều đặn, ngủ đủ giấc

Đi ngoài ra máu tươi uống thuốc gì tốt nhất?

Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng cho biết: Muốn biết được đi ngoài ra máu tươi uống thuốc gì tốt nhất thì người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám. Việc thăm khám sẽ giúp các bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, kê đơn thuốc điều trị đi ngoài ra máu hiệu quả nhất. Nhưng, thực tế cho thấy, việc sử dụng thuốc chỉ áp dụng với những trường hợp nhẹ, những trường hợp nặng thì cần phải nhờ đến sự trợ giúp của các phương pháp ngoại khoa. Do đó, người bệnh cần đi thăm khám sớm để điều trị kịp thời, hạn chế những tác hại nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng.

Trên đây là những tư vấn của các bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa An Giang về vấn đề “Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau". Nếu bạn còn có những thắc mắc gì về đại tiện ra máu hay muốn đặt lịch hẹn thăm khám trực tiếp với các bác sĩ của chúng tôi, hãy nhấc máy lên và gọi ngay tới số điện thoại 0296 398 0000 để được các bác sĩ tư vấn chi tiết.