TÁO BÓN BỊ CHẢY MÁU PHẢI LÀM SAO? CHUYÊN GIA CHIA SẺ

Táo bón bị chảy máu là hiện tượng ai cũng có thể mắc phải, không phân biệt độ tuổi, giới tính. Táo bón là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới các bệnh lý vùng hậu môn – trực tràng. Vậy, táo bón bị chảy máu phải làm sao? Bài viết sau đây, các bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa An Giang sẽ cung cấp tới bạn đọc thông tin cần thiết về vấn đề này.

Táo bón bị chảy máu có nguy hiểm không?

Táo bón là hiện tượng xảy ra khi người bệnh có chế độ ăn uống không hợp lý, khiến phân bị xơ cứng, khó khăn khi đi qua hậu môn. Táo bón là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý vùng hậu môn, do tâm lý của người bệnh thường sẽ rặn mạnh mỗi lần đi đại tiện, vô tình làm cho các tĩnh mạch hậu môn bị phình giãn, nứt, rách... Táo bón bị chảy máu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm, kéo theo đó là biến chứng nghiêm trọng, cụ thể:

    • Bệnh trĩ: Táo bón ra máu là hiện tượng đầu tiên của bệnh trĩ. Số lượng máu chảy ra nhiều hãy ít còn phụ thuộc vào mức độ bệnh của từng người. Bệnh trĩ nếu không được điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng như: Sa trực tràng, hoại tử hậu môn, ung thư đại trực tràng...

    • Nứt kẽ hậu môn: Táo bón là nguyên nhân hàng đầu gây nứt và rách hậu môn. Khi khối phân cứng to và xơ cứng đi qua hậu môn sẽ khiến niêm mạc da ống hậu môn bị nứt, rách, gây chảy máu hậu môn.

    • Polyp hậu môn: Polyp là một khối u lồi lành tính, xuất hiện ở bên trong ống hậu môn. Đại tiện ra máu là dấu hiệu duy nhất của bệnh.

Các bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa An Giang khuyên người bệnh: Khi thấy dấu hiệu táo bón bị chảy máu thì nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám, chữa bệnh ngay từ giai đoạn đầu để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Táo bón bị chảy máu phải làm sao?

Người bệnh khi bị táo bón chảy máu thì nên:

    • Uống nhiều nước: Người bệnh nên cung cấp đủ 2 lít nước mỗi ngày, nhất là nước ép trái cây, nước giúp làm mềm phân và giúp phân đi qua hậu môn dễ dàng hơn.

    • Cung cấp đủ chất xơ: Chất xơ giúp đường ruột hoạt động tốt hơn và hạn chế được tình trạng táo bón. Một số loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như: Rau cải, bông cải, bí...

    • Bổ sung thực phẩm nhuận tràng: Thực phẩm nhuận tràng làm phân đi qua hậu môn tốt hơn, sẽ giúp tình trạng táo bón được cải thiện đáng kể. Những thực phẩm giúp nhuận tràng tốt như: Rau lang, khoai lang, rau mồng tơi, rau dền...

    • Tập thói quen đi vệ sinh hàng ngày vào một khung giờ cố định, tốt nhất là nên đi đại tiện vào buổi sáng, tránh ngồi lâu trong nhà vệ sinh, và tránh rặn mạnh.

    • Người bệnh không nên tự ý mua thuốc về nhà điều trị, việc dùng bất cứ loại thuốc nào, liều dùng và cách dùng ra sao cần phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Trên đây là những tư vấn của các bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa An Giang về vấn đề “Táo bón bị chảy máu phải làm sao?”. Nếu bạn còn có những thắc mắc gì về đại tiện ra máu hay muốn đặt lịch hẹn thăm khám trực tiếp với các bác sĩ của chúng tôi, hãy nhấc máy lên và gọi ngay tới số điện thoại 0296 398 0000 để được các bác sĩ tư vấn chi tiết.