LÀM GÌ KHI BỊ NỨT KẼ HẬU MÔN?

Làm gì khi bị nứt kẽ hậu môn? Chắc chắn là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm khi mà bệnh nứt kẽ hậu môn đang ngày càng trở nên phổ biến. Nứt kẽ hậu môn nếu như không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Vậy, làm gì khi bị nứt kẽ hậu môn? Chúng ta hãy cùnhau tìm hiểu thông tin về vấn đề này ngay trong bài viết sau đây.

Nứt kẽ hậu môn là bệnh gì?

Nứt kẽ hậu môn (Anal fissure) là một vết rách nhỏ ở niêm mạc của ống hậu môn và gây ra rất nhiều đau đớn khó chịu cho người bệnh. Nứt kẽ hậu môn là tình trạng niêm mạc da ống hậu môn xuất hiện vết nứt dài khoảng 0,5 – 1 cm, khó khép lại, hay tái phát và có thể rỉ máu. Nguyên nhân của căn bệnh này chủ yếu là do chứng táo bón. Khi bị táo bón, người bệnh thường có xu hướng rặn mạnh để đẩy khố phân to và khô cứng ra ngoài. Hành động này khiến cho cơ vòng hậu môn phải chịu một áp lực lớn dẫn đến căng dây chằng hậu môn đột ngột và làm rách phần niêm mạc ống hậu môn.

Nứt kẽ hậu môn một khi đã chuyển sang giai đoạn mãn tính sẽ rất khó chữa trị và hay tái phát và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Thiếu máu trầm trọng, nhiễm trùng máu, viêm nhiễm hậu môn, hoại tử và ung thư hậu môn...

Làm gì khi bị nứt kẽ hậu môn?

Làm gì khi bị nứt kẽ hậu môn? Các bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa An Giang cho biết, khi bị nứt kẽ hậu môn, người bệnh nên chú ý đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, vệ sinh hậu môn sạch sẽ và quan trọng hơn là nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám và chữa trị kịp thời. Cụ thể:

1. Điều chỉnh chế độ ăn uống và luyện tập

  • Bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ từ rau, củ, quả tươi vào khẩu phần ăn. Chất xơ có tác dụng nhuận tràng, giúp bạn đi đại tiện dễ dàng hơn và không gây táo bón.

  • Uống nhiều nước, ít nhất là 2 lít mỗi ngày và bổ sung thêm nhiều sữa chua trong khẩu phần ăn hàng ngày. Những vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ kích thích tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.

  • Hạn chế sử dụng thực phẩm nhiều dầu mỡ, gây nóng trong và thức ăn nhanh.

  • Tập luyện thể dục, thể thao nhẹ nhàng đều đặn hàng ngày như: Đi bộ, yoga, bơi lội...

  • Tập thói quen đi đại tiện hàng ngày vào một khung giờ cố định, tránh rặn mạnh.

2.Giữ gìn vệ sinh

  • Duy trì vùng hậu môn sạch sẽ và rửa bằng nước ấm mỗi khi đi vệ sinh xong, việc này sẽ giúp hậu môn bớt đau, bớt ngứa.

  • Người bệnh không nên sử dụng giấy vệ sinh khô ráp vì sẽ khiến hậu môn bị tổn thương, cũng không nên sử dụng giấy ướt có mùi quá nồng vì nó có thể gây sự mẫn cảm cho hậu môn.

  • Người bệnh có thể sử dụng thêm một số loại thảo dược từ tự nhiên như: Lá diếp cá, hoa hòe, nha đam...

3.Thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín

Bên cạnh việc chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh sạch sẽ thì điều quan trọng bạn cần làm đó là đến cơ sở y tế uy tín để gặp bác sĩ để thăm khám. Dựa vào tình trạng bệnh và độ rộng của vết nứt mà bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân và khuyên bạn nên dùng phương pháp nào trị bệnh tốt.

Trên đây là những tư vấn của các bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa An Giang về vấn đề “Làm gì khi bị nứt kẽ hậu môn?”. Nếu muốn đặt lịch hẹn thăm khám trực tiếp với các bác sĩ của chúng tôi, hãy nhấc máy lên và gọi ngay tới số điện thoại 0296 398 0000 để được tư vấn chi tiết.