TỔNG HỢP TẤT CẢ KIẾN THỨC VỀ BỆNH TRĨ NỘI
Bệnh trĩ nội là gì? Trĩ nội có mấy cấp độ? Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng có thể xảy ra và cách điều trị hiệu quả trĩ nội... Đây là băn khoăn nhận được sự quan tâm lớn của bệnh nhân đang có triệu chứng nghi ngờ mắc căn bệnh này. Cùng bác sĩ chuyên khoa Phòng Khám Đa Khoa An Giang tìm lời giải đáp trong nội dung dưới đây.
Tìm hiểu về bệnh trĩ nội
Trĩ nội là một dạng phổ biến của bệnh trĩ. Trĩ nội giai đoạn đầu thường không gây cảm giác đau đớn như trĩ ngoại vì nó phát triển trong ống hậu môn. Có nhiều tác nhân dẫn tới căn bệnh này như mang thai, ngồi nhiều, ít vận động, táo bón kéo dài...
Hình ảnh trĩ nội
Bệnh trĩ nội là gì?
Bệnh trĩ nội là tình trạng tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng phình to, giãn quá mức. Giai đoạn đầu, trĩ nội là một khối thịt nhỏ nằm phía dưới đường lược. Khi bệnh nặng thì khối thịt thừa này to dần, có hiện tượng lồi ra ngoài.
Trĩ nội được phân biệt với trĩ ngoại ở vị trí mọc búi trĩ nằm trong ống hậu môn. Ban đầu chưa nhìn thấy búi trĩ, chỉ thấy triệu chứng: chảy máu khi đại tiện, cảm giác nặng hậu môn, đau rát, chảy dịch... Sau đó thấy sa búi trĩ, không đau do không có thần kinh cảm giác.
Bệnh trĩ nội có mấy cấp độ?
Thực tế, dựa vào mức độ nặng nhẹ, trĩ nội được phân thành 4 cấp độ: Trĩ nội độ 1, trĩ nội độ 2, trĩ nội độ 3 và trĩ nội độ 4.
1. Bệnh trĩ nội 1
Trĩ nội độ 1 là giai đoạn khởi đầu của bệnh trĩ. Giai đoạn này, búi trĩ rất nhỏ, kích thước không quá to, chưa sa ra ngoài hậu môn. Người bệnh thường nhầm trĩ nội với táo bón.
Hình ảnh bệnh trĩ nội độ 1
2. Bệnh trĩ nội độ 2
Trĩ nội độ 2 là cấp độ chuyển tiếp của trĩ nội độ 1. Giai đoạn này, búi trĩ ở bên trong hậu môn lòi nhẹ ra ngoài, có thể tự co lên sau khi đi vệ sinh.
Trĩ nội độ 2 chưa gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng, nhưng không vì thế bệnh nhân chủ quan. Không chữa trị sớm bệnh sẽ phát triển sang cấp độ phức tạp hơn.
3. Bệnh trĩ nội độ 3
Trĩ nội độ 3 là giai đoạn gần cuối của bệnh. Giai đoạn này, tĩnh mạch hậu môn trên và dưới giãn nở quá mức khiến người bệnh cảm thấy khó chịu.
Bệnh nhân xuất hiện triệu chứng đại tiện ra máu, viêm nhiễm hậu môn, máu chảy thành giọt, thành tia…
Trĩ nội độ 3
4. Bệnh trĩ nội độ 4
Trĩ nội độ 4 là tình trạng nặng nhất của trĩ nội. Búi trĩ phình to, sa ra bên ngoài hậu môn. Không có khả năng tự co vào ngay cả khi dùng tay tác động. Bệnh nhân gặp phải cơn đau kéo dài kèm nhiễm trùng.
Nhận biết triệu chứng bệnh trĩ nội điển hình
Thực tế, trĩ nội có các triệu chứng khó nhận biết, vì búi trĩ nằm trong ống hậu môn. Ngoài triệu chứng búi trĩ lòi ra theo các cấp độ, thì bệnh nhân có thể nhận biết bệnh trĩ qua biểu hiện dưới đây:
Táo bón lâu ngày: Người bệnh đại tiện khó khăn, phân cứng vón cục như phân dê. Quá trình đào thải phân gặp khó khăn. Thậm chí, người bệnh có thể mất hàng giờ ngồi trong nhà vệ sinh.
Chảy máu hậu môn: Sự cọ sát phân và các búi trĩ gây chảy máu. Lượng máu nhiều hay ít tùy tình trạng bệnh. Ban đầu, máu chỉ lẫn trong phân hoặc giấy vệ sinh. Về sau máu chảy nhỏ giọt hoặc phun thành tia.
Ngứa và đau rát hậu môn: Triệu chứng phổ biến là đau rát và ngứa hậu môn. Do tổn thương búi trĩ sau mỗi lần đại tiện.
Lòi búi trĩ ra ngoài: Sa búi trĩ thường gặp ở trĩ nội độ 4. Kích thước có thể khác nhau, khi lòi ra ngoài có thể có màu đen, tím hoặc màu sẫm.
Hậu quả của bệnh trĩ nội với sức khỏe bệnh nhân
Bệnh trĩ nội có nguy hiểm không? Trĩ nội giai đoạn đầu chưa gây nguy hại đến sức khỏe bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu bệnh phát triển đến giai đoạn sau do không được điều trị kịp thời, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Sa nghẹt búi trĩ: Búi trĩ phình to mắc ở cửa hậu môn, chèn ép lên cơ vùng hậu môn, cản trở lưu thông máu, đại tiện khó khăn, tắc tĩnh mạch.
Viêm nhiễm: Hậu môn tổn thương cộng với búi trĩ thường xuyên nằm ngoài hậu môn, khiến vi khuẩn xâm nhập. Tình trạng nhiễm trùng có thể dẫn tới hoại tử.
Thiếu máu: Bệnh chuyển sang cấp độ nặng, bình thường búi trĩ cũng chảy máu chứ không phải mỗi lúc đi vệ sinh. Máu có thể bắn thành tia hoặc chảy giọt khi đại tiện. Người bệnh thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, tụt huyết áp,…
Ung thư trực tràng: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của trĩ nội, đe dọa trực tiếp tính mạng bệnh nhân.
Bệnh trĩ nội có lây không?
Giải đáp vấn đề này, Tiến sĩ. Bác sĩ CKII Ngoại tiêu hóa Trịnh Tùng thuộc Phòng Khám Đa Khoa An Giang cho biết:
“Trĩ nói chung, trĩ nội nói riêng không có khả năng lây nhiễm. Tác nhân chính gây bệnh là do thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống chưa khoa học, chưa lành mạnh. Ngoài ra do ảnh hưởng của tình trạng sinh lý như mang thai, rối loạn nội tiết, hành kinh… Mặc dù không có khả năng lây nhiễm, bệnh trĩ rất dễ khởi phát nếu không chủ động phòng ngừa”.
Bệnh trĩ nội có đau không?
Một vấn đề bệnh nhân quan tâm và cũng là để phân biệt với bệnh trĩ ngoại là thắc mắc: Trĩ nội có đau không? Tiến sĩ. Bác sĩ CKII Ngoại tiêu hóa Trịnh Tùng thuộc Phòng Khám Đa Khoa An Giang lý giải:
“Thực tế, trĩ nội không có dây thần kinh cảm giác, nên ít gây ra triệu chứng đau đớn cho bệnh nhân. Tuy nhiên, tương tự trĩ ngoại, trĩ nội cũng phát triển qua 4 giai đoạn với cấp độ tương ứng khác nhau. Sang giai đoạn 4 bệnh nhân mới cảm nhận đau nhiều hơn”.
Bệnh trĩ nội có chữa được không?
Trĩ nội có thể chữa khỏi nếu phát hiện và điều trị sớm. Nguyên nhân trĩ nói chung, trĩ nội nói riêng đa phần do tăng áp lực ổ bụng: ho mạn tính, táo bón kinh niên, thường xuyên tiêu chảy, ngồi và đứng quá lâu…
Bệnh nhân có nhiều yếu tố nguy cơ kể trên, dù chưa có triệu chứng trĩ nội cũng nên đi tầm soát để phát hiện kịp thời và điều trị đúng phương pháp.
Những bệnh nhân có biểu hiện nghi ngờ bị trĩ nội hoặc bệnh trĩ đã được phát hiện. Cần chủ động khám và điều trị ngay lập tức. Nếu để lâu sẽ khó trị khỏi hoàn toàn. Bệnh tái phát lại hoặc xuất hiện biến chứng. Như vậy, tầm soát sớm, điều trị kịp thời đúng phương pháp, trĩ nội có thể trị khỏi triệt để.
Bệnh trĩ nội khi nào cần phẫu thuật?
Đối với vấn đề này, Phó Giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm – Chủ tịch Hội hậu môn trực tràng học Việt Nam cho biết: “Phẫu thuật cắt búi trĩ nội là phương án cuối cùng, khi các phương án điều trị trước đó không có hiệu quả”. Cụ thể:
Phẫu thuật bệnh trĩ (Hình ảnh minh họa)
Tùy thuộc giai đoạn, mức độ bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị thích hợp.
Trường hợp bệnh nhân mắc trĩ nội độ 1, độ 2 bác sĩ sẽ điều chỉnh bằng thuốc bôi hoặc thuốc uống cùng cách điều chỉnh chế độ sinh hoạt.
Trường hợp trĩ nội độ 3, độ 4 búi trĩ sa ra ngoài. Muốn điều trị triệt để, cần triệt tiêu hoàn toàn búi trĩ bằng thủ thuật hoặc phẫu thuật.
Tuy nhiên, đối với bệnh trĩ nói chung, trĩ nội nói riêng, phẫu thuật hay thủ thuật không phải là phương pháp cuối cùng, chỉ là mắt xích trong phác đồ tổng thể. Vì sau đó, bệnh nhân cần phục hồi chức năng hậu môn, ngăn chặn nguy cơ tái phát.
Các phương pháp điều trị bệnh trĩ nội phổ biến nhất
Đối với bệnh trĩ nội, tùy thuộc mức độ bệnh mà biện pháp điều trị có sự thay đổi để phù hợp với từng bệnh nhân. Bệnh trĩ có thể điều trị bằng cách dùng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa. Bên cạnh đó, lối sống cũng góp phần không nhỏ cải thiện triệu chứng, tránh trĩ nội nặng thêm.
1. Cách chữa bệnh trĩ nội tại nhà đơn giản
Cách trị bệnh trĩ nội tại nhà đơn giản hiện nay là bệnh nhân có thể thay đổi chế độ ăn uống. Biết nên ăn thực phẩm gì và kiêng ăn gì. Ngoài ra, biết các loại thuốc tây chữa trĩ nội mang lại hiệu quả cao.
Bệnh trĩ nội ăn gì tốt nhất?
Khi nói đến bệnh trĩ nội nên ăn gì tốt nhất, người bệnh nên nhớ: Không phải thích ăn gì là ăn. Điều này chỉ khiến triệu chứng nặng thêm. Do đó, hãy nhớ chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý dưới đây:
Thực phẩm giàu sắt: Mận, hạt hướng dương, hạt điều, mơ khô, nho khô, hạnh nhân, mè, khoai tây luộc, dưa đỏ, rau cần, gan gà, cá ngừ, rau bó xôi, bông cải xanh nấu chín, mộc nhĩ đen, mè đen,…
Thực phẩm giàu chất xơ: Đậu phụ, chuối măng, quả mơ, cam, quýt, dâu tây, ngũ cốc xay, cà rốt, súp lơ, các loại rau màu xanh đậm,…
Thực phẩm nhuận tràng: Rau mồng tơi, rau đay, rau khoai lang, rau diếp cá, rau dền, chuối, đu đủ, khoai lang.
Thực phẩm giàu magie: Cá bơn, rau chân vịt, bơ lạc, quả bơ, nho khô không hạt, bột yến mạch, quả hạnh sấy khô, hạt điều sấy khô, đậu nành,…
Bệnh trĩ nội kiêng ăn gì để giảm triệu chứng bệnh
Ngoài những thực phẩm nên ăn, chắc chắn có những món ăn, đồ uống mà bệnh nhân bị trĩ nội nên kiêng, nên tránh xa tuyệt đối:
Kiêng gia vị cay nóng
Kiêng gia vị cay nóng như ớt, tiêu, hành… kích thích niêm mạc dạ dày và ruột
Hạn chế ăn muối, cà phê, rượu, bia... Muối có khuynh hướng giữ nước trong cơ thể, khiến mạch máu căng ra.
Tránh nước ngọt có gas, tăng áp lực trong khung ruột
Bánh ngọt, socola… dẫn tới táo bón, tăng phản ứng ngứa hậu môn
Tránh đồ ăn chứa chất béo, dầu mỡ…
Chữa bệnh trĩ nội độ 1 bằng mẹo dễ thực hiện
Để cải thiện triệu chứng bệnh trĩ nội tại nhà, người bệnh có thể thực hiện những mẹo đơn giản sau:
Tắm nước ấm
Ngâm mình trong bồn nước ấm hoặc tắm dưới vòi sen giúp giảm sưng, làm dịu cơn đau do trĩ.
Thoa dầu dừa vào hậu môn
Tác dụng: kháng khuẩn, giảm viêm ngứa hậu môn
Cách thực hiện: Lấy dầu dừa thoa vào búi trĩ, để 5 – 10 phút rồi rửa lại.
Chườm đá lạnh
Áp túi đá lạnh vào búi trĩ khoảng 15 phút. Tác dụng giảm đau, giảm sưng.
Bệnh trĩ nội uống thuốc gì để cải thiện bệnh?
Thuốc tây y điều trị trĩ nội chủ yếu có tác dụng kiểm soát triệu chứng. Người bệnh có thể sử dụng thuốc uống, thuốc điều trị tại chỗ dạng đặt, bôi:
Thuốc giảm đau, kháng viêm đường uống: Acetaminophen, Aspirin hay Ibuprofen. Tác dụng giảm đau nhanh. Tuy nhiên sử dụng lâu dài có thể gây loãng máu, tổn thương gan, thận, dạ dày...
Thuốc điều trị tại chỗ: Thuốc đặt (Avenoc, Witch Hazel, Proctolog...) thuốc bôi hậu môn (Zinc oxide, Co Tripro, Titanoreine...). Giảm đau, kháng viêm, giảm ngứa, làm bền thành mạch...
2. Chữa bệnh trĩ nội bằng thuốc nam
Có khá nhiều phương pháp được áp dụng điều trị bệnh trĩ nội. Trong đó, cây thuốc nam chữa bệnh trĩ nội là một trong những phương pháp phổ biến. Dưới đây là một số bài thuốc được nhiều bệnh nhân áp dụng.
Chữa bệnh trĩ nội bằng lá trầu không
Tác dụng: Cầm máu, sát khuẩn, se búi trĩ...
Cách thực hiện: Lấy khoảng 2 – 3 lá trầu không, hơ nóng trên ngọn lửa. Lấy khăn sạch bọc chúng lại để đắp lên hậu môn. Giữ nguyên 10 – 15 phút.
Lá trầu không
Cách chữa bệnh trĩ nội bằng rau diếp cá
Tác dụng: Tiêu viêm, sát trùng, thanh lọc cơ thể, trị táo bón.
Cách thực hiện: Lấy 1 lượng vừa đủ rau diếp cá, rửa sạch để ăn sống. Có thể dùng thân, rễ cây đem xay sinh tố để uống.
3. Thuốc đông y trị bệnh trĩ nội có tốt không?
Hiện nay, rất nhiều người sử dụng bài thuốc đông y chữa bệnh trĩ nội vì độ an toàn, lành tính, tiết kiệm chi phí. Có 3 dạng thuốc đông y là dạng uống, dạng bôi, dạng ngâm rửa hậu môn...
Bài thuốc dạng uống:
Bài thuốc 1. Chuẩn bị 50g nụ hòe, 40g chỉ thực, 40g thiên thảo, 40g tam lăng, 10g tam thất. Tất cả sắc lên uống với nước.
Bài thuốc 2. 20g sinh địa, 12g địa du, 12g hòe hoa, 12g hoàng cầm, 12g kinh giới. Tất cả sắc với nước để uống.
Bài thuốc dạng bôi
Nguyên liệu: 10g binh lang, 30g tô mộc, 20g lá móng, 20g hoàng bá, 20g sa sàng đem giã nhuyễn. Dùng chúng để thoa trực tiếp lên búi trĩ hàng ngày để đạt được tác dụng tốt nhất.
Bài thuốc ngâm rửa
Nguyên liệu: 30g huyền minh phấn, 30g minh phàn, 20g đại hoàng. Đun sôi để xông hậu môn, khi nước nguội dùng nước này để rửa.
Khuyến cáo: Hầu hết những bài thuốc chữa trĩ nội tại nhà chỉ áp dụng trong trường hợp bệnh nhẹ. Chỉ hỗ trợ giảm triệu chứng, hoàn toàn không có tác dụng trị dứt điểm bệnh trĩ. Cách tốt nhất là bệnh nhân chủ động đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa tại một địa chỉ y tế uy tín.
4. Chữa bệnh trĩ nội ra máu – Bệnh trĩ An Giang số 1 – Phòng Khám Đa Khoa An Giang
Nếu không biết bệnh trĩ nội khám ở đâu uy tín, chất lượng, người bệnh An Giang và các tỉnh, thành lân cận có thể tham khảo Phòng Khám Đa Khoa An Giang- Địa chỉ y tế chuyên khoa hậu môn – trực tràng nhận được phản hồi tốt từ phía bệnh nhân, sự đánh giá cao từ giới chuyên môn.
Chữa bệnh trĩ ở An Giang- Phòng Khám Đa Khoa An Giang
Trường hợp trĩ nhẹ độ 1, bệnh nhân có thể tự chữa tại nhà bằng các phương pháp dân gian. Tuy nhiên, đối với các trường hợp nặng hơn thì phương pháp đó không còn hiệu quả hoặc hiệu quả rất chậm. Vì vậy, để có kết quả điều trị nhanh, hiệu quả thì chữa bệnh trĩ nội độ 2, độ 3, độ 4 bằng phương pháp ngoại khoa được ưu tiên hơn. Trong đó có 1 phương pháp hiệu quả nhất mà Đa Khoa An Giang đang áp dụng: Đông – tây y kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II
Ưu điểm:
Hạn chế đau đớn và chảy máu
Kỹ thuật xâm lấn nhỏ, không ảnh hưởng mô lành tính, vết thương không sâu nên thời gian hồi phục vết thương nhanh chóng
Tỷ lệ biến chứng và tái phát thấp
Thuốc đông y có tác dụng tăng cường sức đề kháng, nhuận tràng, thải độc gan, tiêu viêm, hạn chế tác dụng phụ của tây y...
Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết bệnh trĩ nội là gì, triệu chứng nhận biết và cách khắc phục triệt để. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ đường dây nóng 0296 398 0000 để được bác sĩ chuyên khoa giải đáp miễn phí.