ĐI VỆ SINH RA MÁU TƯƠI LÀ BỆNH GÌ? CHUYÊN GIA CHIA SẺ

“Chào bác sỹ, dạo gần đây tôi bị đi vệ sinh ra máu, có màu đỏ tươi. Ban đầu máu chỉ dính 1 ít trên giấy vệ sinh nhưng càng lúc càng nhiều, kèm theo cảm giác sưng đau và nặng nề ở hậu môn. Vậy bác sỹ cho tôi hỏi đi vệ sinh ra máu tươi là bệnh gì? Mong nhận được hồi âm sớm của bác sỹ. Tôi xin cảm ơn!”

( Anh Quang – Tiền Giang)

“Chào Anh Quang, trước tiên chúng tôi xin cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Phòng Khám Đa Khoa An Giang. Với thắc mắc của anh, các bác sỹ sẽ giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.”

Đi vệ sinh ra máu là như thế nào?

Hiện tượng đi vệ sinh ra máu là tình trạng máu thoát ra khỏi dòng mạch và chảy ra khỏi hậu môn theo đường bài tiết của phân. Đi vệ sinh ra máu được chia thành 3 cấp độ như sau:

  • Cấp độ nhẹ: Máu chảy ra với lượng khá ít, người bệnh có thể thấy máu lẫn theo phân hoặc dính theo giấy vệ sinh. Đa số người bệnh đều chủ quan về cấp độ này, nhưng thực chất đây là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm.

  • Cấp độ trung bình: Ở cấp độ này, máu chảy nhỏ hoặc phun trào thành từng tia lớn khi đi vệ sinh.

  • Cấp độ nghiêm trọng: Đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh, máu tụ lại thành từng cục lớn, sậm màu và chảy ra với số lượng lớn.

Đi vệ sinh ra máu tươi là bệnh gì?

Khi đi vệ sinh, thấy có hiện tượng ra máu ở hậu môn, nhiều người thường nghĩ ngay đến bệnh trĩ. Tuy nhiên, không chỉ bệnh trĩ mà còn có một số bệnh lý về hậu môn – trực tràng khác cũng có triệu chứng đi vệ sinh ra máu, cụ thể như sau:

  1. Bệnh viêm, nứt kẽ hậu môn

Bệnh viêm, nứt kẽ hậu môn hay gặp ở những người bị táo bón lâu ngày. Khi bị táo bón, người bệnh phải cố gắng rặn, ống hậu môn vô tình bị tổn thương, lớp niêm mạc bị phù nề, sưng tấy, gây chảy máu hậu môn. Máu có lẫn trong phân và nhiều giọt nhỏ.

  1. Polyp đại trực tràng

Tình trạng tăng sinh quá mức chính là nguyên nhân hình thành khác khối thịt, khối u bên trong của đại tràng và trực tràng. Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh sẽ có biểu hiện đi vệ sinh ra máu tươi. Biểu hiện này có thể xảy ra thường xuyên, ngay cả khi bạn không bị táo bón. Máu thường chảy ra rất nhiều, bệnh nhân có thể bị mất máu, thiếu máu.

  1. Ung thư hậu môn – trực tràng

Người bệnh sẽ thấy máu chảy ra toàn máu tươi, nhỏ giọt, phủ lên phân. Ở thời kỳ cuối, người bệnh sẽ thấy hậu môn – trực tràng sa xuống, toàn thân gầy gò, số lần đại tiện tăng lên. Kèm theo là tình trạng táo bón hoặc đi ngoài.

Cho dù là triệu chứng của bệnh gì đi nữa thì hậu quả của việc đi vệ sinh ra máu đều khá nghiêm trọng. Nó có thể khiến người bệnh bị thiếu máu cục bộ, cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, da dẻ xanh xao, nhịp tim nhanh, dễ bị tụt huyết áp, ngất xỉu…Vì vậy, chúng tôi khuyên anh Quang nên đến các cơ sở y tế uy tín hoặc phòng khám chuyên khoa để thăm khám và chữa trị, tránh những trường hợp xấu xảy ra.

Chữa đi vệ sinh ra máu ở đâu?

Phòng Khám Đa Khoa An Giang tự hào là cơ sở y tế điều trị chứng đi vệ sinh ra máu chất lượng và uy tín bởi các yếu tố sau:

  • Có sự đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại.

  • Có đầy đủ các phòng khoa chuyên môn: khoa trĩ, khoa táo bón, khoa rò hậu môn…

  • Các bác sỹ giỏi, có nhiều kinh nghiệm.

  • Thái độ nhân viên phục vụ tận tình, thân thiện, nhiệt tình.

  • Chi phí hợp lý, đã được Sở y tế niêm yết giá.

  • Thời gian làm việc linh hoạt, phù hợp với tất cả bệnh nhân.

Với những yếu tố trên, chúng tôi tin rằng Phòng Khám Đa Khoa An Giang sẽ là địa chỉ khám chữa bệnh lý tưởng dành cho các bệnh nhân đang mắc phải hiện tượng đi vệ sinh ra máu.

Trên đây là những tư vấn của các bác sỹ tại Phòng Khám Đa Khoa An Giang về vấn đề “Đi vệ sinh ra máu tươi là bệnh gì” cho anh Quang cũng như toàn thể bạn đọc. Nếu bạn còn thắc mắc gì, hãy gọi ngay đến số điện thoại 0296 398 0000 để được các bác sỹ tư vấn chi tiết.