BỆNH LẬU:NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ CÁCH CHỮA TRỊ AN TOÀN

Từ lâu, các bệnh xã hội luôn khiến chúng ta phải dè chừng bởi mức độ nguy hiểm cũng như tốc độ lây lan của nó. Trong số các bệnh lý nguy hiểm ấy, không thể không kể đến bệnh lậu. Có được đầy đủ những thông tin cần thiết về bệnh lậu giúp chúng ta chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

Bệnh lậu là gì?

Bệnh lậu hay còn gọi là lậu mủ là bệnh nhiễm khuẩn, do song cầu khuẩn - một loại trực khuẩn gram âm, có tên khoa học là Neisseria Gonorrhoeae gây nên. Bệnh là một trong năm bệnh hoa liễu cổ điển gồm: giang mai, hạ cam mềm, hột xoài và u hạt bẹn.

Quan sát dưới kính hiển vi, lậu khuẩn có các đặc điểm như sau:

- Hình dạng giống hạt cà phê, sắp xếp thành từng cặp.

- Bắt màu gram âm nằm trong bạch cầu đa nhân.

- Chiều dài khoảng 1,6µm, chiều rộng là 0,8µm và khoảng cách giữa hai vi khuẩn ước lượng 0,1µm.

- Gram âm phát triển nhanh khi nuôi cấy trong môi trường thạch máu hoặc nước báng.

- Vi khuẩn lậu cầu chỉ tồn tại được vài giờ đồng hồ sau khi rời khỏi cơ thể.

Vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae gây lậu mủ còn có thể lây truyền qua tiếp xúc gián tiếp. Do đó, mọi người cần chú ý, không nên chủ quan để tránh là nạn nhân bất đắc dĩ của bệnh.

Các giai đoạn của bệnh lậu gồm có: bệnh lậu cấp tính và bệnh lậu mãn tính. Lậu mủ nếu sớm phát hiện và có biện pháp hỗ trợ điều trị kịp thời, đúng hướng thì khả năng đẩy lùi dần triệu chứng bệnh là điều có thể.

Nguyên nhân mắc bệnh lậu

Lậu mủ có thể xảy ra ở bất kì đối tượng, lứa tuổi nào, không phân biệt giới tính. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra bệnh lậu ở nam giới và nữ giới đều xuất phát từ những lí do dưới đây:

Quan hệ tình dục không an toàn

Đây là nguyên nhân bị bệnh lậu thường gặp nhất, chiếm 95% với các hình thức như: quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp bảo vệ an toàn, quan hệ với nhiều đối tượng, quan hệ đồng giới. Bệnh lậu lây qua đường miệng và đường hậu môn với tỉ lệ nhiễm bệnh cao.

Thống kê cho thấy, nếu quan hệ tình dục với người mắc lậu mủ thì 20% nam giới sẽ bị nhiễm bệnh ngay từ lần giao hợp đầu tiên, trong khi đó nữ giới chiếm đến 80%. Bởi lẽ, trong quá trình giao hợp sẽ không tránh khỏi những cọ xát, làm tổn thương vùng kín khiến các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.

Quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân gây bệnh lậu

Khả năng miễn dịch suy giảm

Nguyên nhân gây ra bệnh lậu còn xuất phát từ lí do hệ miễn dịch yếu. Những người có hệ miễn dịch kém thường dễ mắc các bệnh nhiễm trùng khác nhau, bao gồm cả lậu. Ngược lại, những người mắc lậu mủ cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh nguy hiểm, trong đó có HIV/AIDS.

Thông qua các vết thương hở

Vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua đường máu. Nếu dùng chung các dụng cụ y tế có dính máu hoặc dịch cơ thể như: bơm kim tiêm, dao cạo râu, bàn chải đánh răng… thì khả năng cao mắc lậu mủ là không tránh khỏi.

Vi khuẩn lậu thường không tồn tại lâu bên ngoài cơ thể, do đó chúng có thể sẽ không lây lan qua các hình thức bắt tay, ôm hôn thông thường.

Truyền bệnh theo đường từ mẹ sang con

Nếu trong thời gian mang thai, người mẹ bị lậu mủ mà không phát hiện cũng như tiến hành hỗ trợ điều trị kịp thời và đúng hướng có thể lây bệnh cho trẻ trong quá trình sinh nở hoặc do bú sữa mẹ; nhiễm trùng nước ối khi còn trong bào thai…

Bệnh lậu có thể truyền từ mẹ sang thai nhi

Thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản, giáo dục giới tính

Việc thiếu kiến thức chăm sóc sức khỏe không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lậu mà cũng đồng nghĩa với khả năng mắc các bệnh xã hội cao hơn.

Dấu hiệu nhận biết bệnh lậu

Các triệu chứng bị bệnh lậu ở nam và nữ rất khác nhau. Thông thường, dấu hiệu nhận biết bệnh lậu ở nam giới rất dễ thấy, trong khi đó hiện tượng của bệnh lậu ở chị em phụ nữ có triệu chứng nhưng không rõ ràng, thậm chí không có triệu chứng.

Lậu mủ có thời gian ủ bệnh đến khi xuất hiện triệu chứng khá ngắn, khoảng 1 tháng. Dấu hiệu để nhận biết lậu mủ bao gồm: không triệu chứng, triệu chứng tại chỗ, biến chứng tại chỗ và nhiễm trùng toàn thân.

Dấu hiệu nhận biết bệnh lậu ở nam giới

Bệnh lậu cấp tính:

Triệu chứng ban đầu của bệnh lậu ở nam giới thường gặp nhất là viêm niệu đạo trước với các biểu hiện: khó chịu, đau khi đi tiểu, tiểu nhiều lần và có mủ, kèm theo đó là hiện tượng phù nề và miệng sáo bị đỏ.

Niệu đạo chảy mủ là triệu chứng điển hình của bệnh nhân bị nhiễm khuẩn lậu. Khi bị nhiễm bệnh, dương vật chảy mủ sẽ có màu xanh, vàng xanh, ra nhiều khiến nam giới lo lắng, hoang mang.

Chảy mủ dương vật là triệu chứng bệnh lậu điển hình ở nam giới

Bên cạnh đó, các mày râu khi bị mắc lậu mủ sẽ dễ dàng phát hiện bệnh khi buổi sáng thấy chảy nhầy dương vật khi ngủ dậy, tiểu buốt và ra mủ. Có thể nam giới sẽ chủ quan cho rằng đây là hiện tượng bình thường nhưng thực chất, chảy nhờn dương vật khi ngủ dậy lại là một trong những triệu chứng bệnh lậu cấp tính điển hình.

Ngoài ra, nếu như nam giới quan hệ tình dục qua đường miệng và đã bị nhiễm khuẩn lậu thông qua vết trầy xước trên da và niêm mạc thì sẽ có triệu chứng bệnh lậu ở miệng như: miệng và họng bị sưng đỏ, đau rát; bên trong miệng xuất hiện mủ vàng hoặc trắng, kèm theo vết lở loét; cổ họng bị sưng hạch bạch huyết

Bệnh lậu mãn tính:

Lậu mủ cấp tính nếu không kịp thời chữa trị cũng như có hướng điều trị thích hợp thì sẽ nhanh chóng chuyển sang mãn tính.

Biểu hiện lậu mãn tính thường là: tiểu buốt nhẹ, tiểu khó và kèm theo những cơn đau lưng; nam giới mất cảm giác ở bộ phận sinh dục; có hiện tượng xuất tinh về đêm; thậm chí tinh dịch có lẫn máu; dương vật chảy mủ nhiều và thường xuyên hơn.

Triệu chứng bệnh lậu ở cổ họng và miệng nếu không sớm điều trị sẽ làm khuẩn lậu ăn sâu vào máu, tim, não. Đặc biệt, lậu sẽ lan xuống phần dưới, gây viêm tinh hoàn, viêm ống dẫn tinh, viêm mào tinh hoàn, viêm bao quy đầu....

Dấu hiệu nhận biết lậu mủ ở nữ giới

Nếu như triệu chứng bị lậu ở nam giới xuất hiện đầu tiên thường ở niệu đạo thì lậu mủ ở nữ giới lại có biểu hiện là viêm cổ tử cung và niệu đạo (khoảng 70 - 90%).

Nữ giới khi bị lậu mủ thường không có biểu hiện điển hình, thường là: khí hư ra nhiều, rong kinh, ra máu giữa kì kinh, một số chị em có triệu chứng đi tiểu ra mủ, tiểu buốt, tiểu khó, đau khi quan hệ.

Vùng kín có mủ là biểu hiện bệnh lậu ở nữ giới

Khi thăm khám phụ khoa, biểu hiện bệnh lậu ở tử cung có thể không nhận thấy rõ, nếu có sẽ là: cổ tử cung sưng đỏ, chảy mủ và chất nhầy, khi chạm vào chỗ phù nề ở vùng ngoài cổ tử cung sẽ thấy chảy máu.

Triệu chứng của bệnh lậu ở nữ giới thường không rầm rộ và thường xuyên, do đó, chị em chủ quan, đến khi bệnh phát triển nặng mới tiến hành điều trị khiến quá trình hỗ trợ chữa bệnh gặp khó khăn.

Tác hại nghiêm trọng của bệnh lậu

Ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày

Lậu mủ gây sưng tấy họng (trường hợp bị lậu ở miệng), sưng và ngứa ngáy bộ phận sinh dục, tiểu buốt, tiểu khó…, làm cho người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống, tiểu tiện… Chất lượng cuộc sống giảm sút.

Gây vô sinh

Tác hại của bệnh lậu ở nam giới dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như: viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn, viêm túi tinh, viêm ống dẫn tinh…Đối với nữ giới, nếu bị mắc bệnh lậu mà không được điều trị kịp thời, các khuẩn lậu sẽ nhanh chóng gây viêm nhiễm âm đạo, viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung, viêm ống dẫn trứng, làm tắc vòi trứng…

Hậu quả của lậu mủ gây nên nhiều biến chứng khôn lường. Chỉ cần một cơ quan sinh dục bị nhiễm khuẩn lậu, thì đều có khả năng đe dọa đến chức năng sinh sản của 2 giới.

Bệnh lậu chậm trễ trong phát hiện và điều trị sẽ gây vô sinh

Ảnh hưởng đời sống tình dục

Các triệu chứng khi bị nhiễm khuẩn lậu như: cơ quan sinh dục chảy mủ, tiết nhiều dịch mùi hôi, khó khăn khi giao hợp, người mệt mỏi… khiến cho người bệnh không thấy hứng thú trong chuyện “yêu”, mất tự tin, lâu dần sẽ tác động đến đời sống chăn gối.

Gây mù lòa

Khuẩn lậu tại mắt sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như: viêm giác mạc, viêm kết mạc, viêm mí mắt… Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới suy giảm thị lực, thậm chí mù lòa.

Viêm nhiễm các cơ quan khác

Khuẩn Neisseria Gonorrhoeae thông qua niệu đạo có thể gây bệnh ở các cơ quan khác trong hệ thống tiết niệu như: viêm bàng quang, viêm bể thận, viêm thận.

Vi khuẩn lậu có thể lây lan đến các bộ phận khác, gây viêm nhiễm nặng

Nguy cơ mắc các bệnh xã hội cao

Những bệnh nhân mắc bệnh lậu sẽ có sức đề kháng suy giảm dần, từ đó dễ bị lây nhiễm các bệnh xã hội khác nhau, nhất là nguy cơ mắc bệnh HIV/AIDS.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai bị nhiễm lậu mà không hỗ trợ điều trị trước khi sinh thì khi em bé ra bằng đường âm đạo cũng dễ bị khuẩn lậu vào mắt gây loét, thủng giác mạc dẫn đến mù lòa. Hoặc trẻ có thể hít phải dịch âm đạo nhiễm lậu của mẹ, ảnh hưởng đến đường hô hấp sau này.

Phòng tránh mắc bệnh lậu bằng những cách nào?

Quá trình hỗ trợ chữa trị lậu mủ diễn ra rất phức tạp và khó khăn, do đó, vấn đề phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh là vô cùng quan trọng. Dưới đây là những cách phòng tránh bệnh lậu cơ bản mà mọi người cần trang bị cho mình:

Cập nhật thông tin về bệnh lậu: Việc bổ sung thêm nhiều kiến thức chăm sóc sức khỏe, nhất là những thông tin về lậu mủ giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả cũng như sớm nhận biết bệnh khi thấy có dấu hiệu bất thường.

Quan hệ tình dục an toàn: Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy không những bảo vệ hạnh phúc gia đình mà còn là cách phòng tránh bệnh lậu hiệu quả.

Quan hệ tình dục an toàn để ngăn ngừa nguy cơ bệnh lậu

Không dùng chung đồ cá nhân: Các vật dụng cá nhân của người khác như: quần lót, khăn mặt, bàn chải đánh răng… không nên dùng chung để ngăn ngừa bị nhiễm bệnh lậu và các bệnh lây truyền khác.

Điều trị dứt điểm bệnh: Khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường nghi ngờ mắc lậu mủ, cần đến những địa chỉ chuyên khoa uy tín như Đa Khoa An Giang để được làm các kiểm tra, xét nghiệm bệnh lậu.

Nếu chẳng may mắc bệnh, cần tiến hành điều trị ngay, tránh để bệnh biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, cần điều trị song song cho cả vợ/chồng hoặc bạn tình.

Chế độ sinh hoạt khoa học: Mọi người cần có khẩu phần ăn hàng ngày đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao đều đặn để tăng cường sức đề kháng; cân đối giữa làm việc và nghỉ ngơi.

Tăng cường luyện tập thể dục thể thao để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh lậu

Điều trị bệnh lậu bằng cách nào?

Tùy theo tình trạng sức khỏe và mức độ viêm nhiễm của bệnh nhân mà bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phương pháp chữa trị bệnh lậu thích hợp.

Phương pháp nội khoa

Phương pháp nội khoa là dùng thuốc kháng sinh chữa bệnh lậu. Đó là những loại thuốc có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn, khống chế sự phát triển của bệnh.

Bác sĩ kê đơn thuốc chữa bệnh lậu cho bệnh nhân về nhà uống, sau khi hết thuốc thì quay lại tái khám để kiểm tra tình trạng bệnh.

Do điều trị bằng thuốc nên thời gian điều trị bệnh lậu sẽ kéo dài hơn so với cách trị bệnh lậu có sử dụng thiết bị ngoại khoa.

Hỗ trợ điều trị bệnh lậu bằng thuốc kháng sinh đặc hiệu

Phương pháp ngoại khoa

Đây là phương pháp được áp dụng chữa trị bệnh lậu khi phương pháp nội khoa không đạt kết quả như mong muốn hoặc bệnh đã tiến triển nặng hơn với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Phương pháp điều trị bệnh lậu theo công nghệ DHA là cách trị bệnh lậu ở nam giới và nữ giới an toàn, được đánh giá cao về hiệu quả. Khi được bác sĩ chuyên khoa chỉ định áp dụng phương pháp này, các khuẩn lậu sẽ nhanh chóng bị ngăn chặn, nâng cao khả năng phục hồi các cơ quan bị viêm nhiễm, làm cho bệnh không thể tái phát.

Vì sao bệnh lậu thường tái phát?

Liên quan đến bệnh lậu, một thắc mắc khiến nhiều người lưu tâm đó là: vì sao bệnh lậu thường tái phát? Lí giải cho tình trạng này, bác sĩ chuyên khoa Bệnh xã hội tại 1502A, Trần Hưng Đạo, P. Mỹ Phước,TP. Long Xuyên, An Giang cho biết:

Không điều trị lậu cho bạn tình

Lậu mủ lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục. Do đó, nếu chữa trị bệnh lậu mà không tiến hành đồng thời cho cả vợ/chồng thì nguy cơ tái phát bệnh là điều không thể tránh khỏi.

Bỏ dở liệu trình

Việc hỗ trợ chữa trị bệnh chỉ đạt hiệu quả cũng như hạn chế thấp nhất khả năng bệnh tái phát nếu như người bệnh tuân thủ phác đồ điều trị nghiêm ngặt, không bỏ thuốc, không tự ý bỏ dở liệu trình cũng như không tự mua thuốc kháng sinh về uống vì sẽ hình thành các vi khuẩn kháng thuốc.

Bỏ dở liệu trình chữa trị khiến bệnh lậu nhanh chóng tái phát

Áp dụng sai phương pháp hỗ trợ điều trị

Nếu người bệnh lựa chọn nhầm địa chỉ hỗ trợ trị bệnh khiến cách trị bệnh lậu không phù hợp với tình trạng bệnh cũng là một trong những nguyên nhân khiến lậu mủ nhanh tái phát.

Ngoài ra, không điều trị triệt để các bệnh viêm nhiễm nam khoa, phụ khoa khác; ý thức vệ sinh kém; chế độ dinh dưỡng, làm việc không cân đối… cũng là nhân tố tác động cho mắc bệnh lậu mủ trở lại.

Chi phí điều trị bệnh lậu hiện nay là bao nhiêu?

Để đưa ra được một con số cụ thể, chính xác cho tổng chi phí điều trị bệnh lậu, bệnh nhân và người nhà cần căn cứ vào các yếu tố sau đây:

Phí kiểm tra, xét nghiệm bệnh lậu: Đây là phần tiền người bệnh cần thanh toán chi trả cho cơ sở điều trị. Kiểm tra ban đầu và các xét nghiệm cần thiết giúp bác sĩ xác định được mức độ bệnh, từ đó có phương pháp hỗ trợ cần thiết.

Kiểm tra ban đầu giúp bác sĩ xác định được mức độ bệnh

Tình trạng bệnh: Những bệnh nhân mới ở giai đoạn đầu của lậu mủ sẽ có chi phí điều trị thấp và ngược lại, bệnh càng nặng thì chi phí chữa trị càng cao.

Phương pháp hỗ trợ điều trị: Nếu bệnh nhân được chỉ định áp dụng phương pháp ngoại khoa sẽ có chi phí chữa bệnh lậu cao hơn, tất nhiên sẽ đảm bảo nhanh thấy được hiệu quả, tiết kiệm thời gian.

Như vậy, chi phí chữa bệnh lậu mủ cao hay thấp, một phần tùy thuộc vào thời gian tiếp nhận điều trị, phần còn lại chịu tác động từ cơ sở điều trị bệnh nói chung.

Bệnh nhân có nhu cầu khám và chữa bệnh lậu ở Kiên Giang có thể đến Đa Khoa An Giang tại địa chỉ 1502A, Trần Hưng Đạo, P. Mỹ Phước,TP. Long Xuyên, An Giang.

Với đội ngũ bác sĩ ưu tú, nhiều kinh nghiệm; thiết bị hiện đại; phương pháp hỗ trợ điều trị lậu an toàn, hiệu quả; cơ sở vật chất hiện đại cùng chi phí chữa bệnh hợp lí…, chắc chắn Phòng khám đa khoa An Giang sẽ làm bệnh nhân và người nhà hoàn toàn yên tâm và hài lòng.

Trên đây là những giới thiệu cơ bản về bệnh lậu hay lậu mủ. Hi vọng với những thông tin có được, mọi người sẽ biết cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của mình và người thân tốt hơn.

Để được tư vấn chữa bệnh lậu hoặc có những thắc mắc liên quan, vui lòng gọi cho chúng tôi theo số {so} hoặc {nhapvao}