NGUYÊN NHÂN KHÓ ĐI NGOÀI Ở NGƯỜI LỚN

Khó đi ngoài ở người lớn không phải là vấn đề quá xa lạ, hiện tượng này có thể xuất hiện ở bất cứ ai kể cả trẻ nhỏ. Đây không chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường mà là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy, nguyên nhân khó đi ngoài ở người lớn là gì? Bài viết sau đây, các bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa An Giang sẽ cung cấp tới bạn đọc thông tin cần thiết về vấn đề này.

Nguyên nhân khó đi ngoài ở người lớn

Khó đi ngoài ở người lớn là hiện tượng phổ biến trong danh sách những bất thường về đường tiêu hóa và hệ bài tiết. Người bệnh thường có biểu hiện là số lần đi đại tiện không giảm nhưng mỗi lần đi thường phân không ra hoặc ra rất ít phân, đau tức bụng dưới, đại tiện ra máu đau rát hậu môn, có lúc rất buồn đi vệ sinh, phải chạy gấp vào nhà vệ sinh nhưng lại không thể đi được... Triệu chứng này trong y khoa gọi là hội chứng lỵ hoặc hội chứng trực tràng chứ không đơn giản chỉ là táo bón. Sau đây là một số nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng khó đi ngoài ở người lớn:

  • Nhu động ruột vận động kém: Đối với những người ít vận động, thường ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu, chức năng co bóp của nhu động ruột giảm; giờ giấc sinh hoạt không quy củ; nhịn đi đại tiện lâu nên cơ thể mẫn cảm với phân, nước bị hấp thụ ngược lại dẫn tới không đi đại tiện được, đại tiện khó.

  • Do ảnh hưởng của một số bệnh lý vùng hậu môn – trực tràng: Bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, polyp hậu môn hoặc các bệnh lý đường ruột như: Dính ruột, các chứng viêm, u xơ đường ruột... cũng là nguyên nhân gây khó đi ngoài ở người lớn.

  • Do tác dụng phụ của một số loại thuốc: Trong thành phần của thuốc có chứa nhiều nhôm và canxi, việc sử dụng thuốc chống trầm cảm, thuốc thần kinh hay một số loại thuốc kháng sinh đều có thể làm hệ tiêu hóa hoạt động kém, phân bị khô, cứng, khó tiêu và gây ra triệu chứng táo bón không đi đại tiện được.

  • Thiếu kích thích khi đi đại tiện: Do cơ địa của người bệnh yếu, đặc biệt là các cơ quan tổ chức tạo ra cảm giác kích thích buồn đi đại tiện bao gồm: Ruột cơ thẳng, cơ trơn bụng và cơ bụng. Chứng dính ruột, co thắt quá mức hoặc do phản ứng quá chậm, thậm chí là không có của cơ trơn ruột cũng làm người bệnh mất đi cảm giác muốn đi cầu.

Khó đi ngoài ở người lớn phải làm sao?

Các bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa An Giang khuyên người bệnh, khi có dấu hiệu khó đi ngoài thì nên:

  • Nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán đúng nguyên nhân gây ra chứng khó đi ngoài để có phương pháp điều trị phù hợp.

  • Đối với nguyên nhân do các bệnh lý vùng hậu môn – trực tràng gây ra thì người bệnh nên đến Phòng Khám Đa Khoa An Giang để tiến hành thăm khám và điều trị. Hiện nay, phòng khám chúng tôi đang áp dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT trong việc điều trị các bệnh lý vùng hậu môn, chấm dứt chứng khó đi ngoài ở người lớn. Phương pháp này hạn chế được nhược điểm của các phương pháp điều trị truyền thống và có nhiều ưu điểm vượt trội như: Thời gian điều trị ngắn, không đau, ít biến chứng, tránh tái phát...

  • Thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, uống nhiều nước...

Trên đây là những tư vấn của các bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa An Giang về vấn đề “Nguyên nhân khó đi ngoài ở người lớn”. Nếu bạn còn có những thắc mắc gì về đại tiện khó hay muốn đặt lịch hẹn thăm khám trực tiếp với các bác sĩ của chúng tôi, hãy nhấc máy lên và gọi ngay tới số điện thoại 0296 398 0000 để được các bác sĩ tư vấn chi tiết.